1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao vàng, bạc lại không bị gỉ ?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi sweetdays, 14/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sweetdays

    sweetdays Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Vì sao vàng, bạc lại không bị gỉ ?

    Vì sao vàng, bạc lại không bị gỉ ?

    Vào thời cổ đại người ta dùng ký hiệu mặt trời để chỉ vàng và mặt trăng để chỉ bạc, bởi vì vàng luôn lấp lánh như ánh mặt trời còn bạc lấp lánh như ánh mặt trăng.

    Vàng và bạc không hề bị gỉ. Nguyên nhân chủ yếu là bạc và vàng ít hoạt động hoá học, hầu như không tác động gì với nguyên tố khác để thành hợp chất, chúng rất ?ocô độc?. Với photpho trắng không cần dùng diêm để đốt cũng cháy rất mãnh liệt trong không khí, còn vàng và bạc cho dù đốt nóng lên hơn 1000 độ cũng không hề tác động với oxy.

    Chính vì vậy mà trong tự nhiên quặm vàng thường ở dạng vàng ròng, còn phần lớn bạc, bạc cũng ở dạng bạc ròng. Đến nay người ta tìm được những khối vàng rất lớn, nặng đến 112 kg, còn bạc thì cũng tìm thấy những khôi nặng 13,6 tấn. Hợp chất duy nhất của vàng trong tự nhiên là vàng telua. Các kim loại khác thường tồn tại ở dạng hợp chất như quặm sắt ôxyt, quặm thiếc có thiếc dioxyt.....

    Nhưng thật ra vàng và bạc không phải hoàn toàn không bị gỉ. Vàng hoà tan trong cường thuỷ. Cường thuỷ là hỗn hợp các axit mạnh gồm một phần axit nitric với 3 phần axit clohydric. Cường thuỷ tác dụng mạnh với vàng làm vàng biến thành vàng clorua.

    Bạc còn hoạt động mạnh hơn vàng nhiều, không chỉ có tác dụng với cường thuỷ mà ngay cả lưu huỳnh cũng làm bạc bị gỉ, và biến thành bạc sunfua màu đen. Chính vì thế nếu bôi lên các đồ dùng bằng bạc một lớp lưu huỳnh và xát mạnh, nó sẽ biến thành màu đen. Vì vậy các đồ cổ bằng bạc thường có màu đen, còn các đồ bằng vàng vẫn sáng lấp lánh.
    Vào thời cổ đại người ta dùng ký hiệu mặt trời để chỉ vàng và mặt trăng để chỉ bạc, bởi vì vàng luôn lấp lánh như ánh mặt trời còn bạc lấp lánh như ánh mặt trăng.

    Vàng và bạc không hề bị gỉ. Nguyên nhân chủ yếu là bạc và vàng ít hoạt động hoá học, hầu như không tác động gì với nguyên tố khác để thành hợp chất, chúng rất ?ocô độc?. Với photpho trắng không cần dùng diêm để đốt cũng cháy rất mãnh liệt trong không khí, còn vàng và bạc cho dù đốt nóng lên hơn 1000 độ cũng không hề tác động với oxy.

    Chính vì vậy mà trong tự nhiên quặm vàng thường ở dạng vàng ròng, còn phần lớn bạc, bạc cũng ở dạng bạc ròng. Đến nay người ta tìm được những khối vàng rất lớn, nặng đến 112 kg, còn bạc thì cũng tìm thấy những khôi nặng 13,6 tấn. Hợp chất duy nhất của vàng trong tự nhiên là vàng telua. Các kim loại khác thường tồn tại ở dạng hợp chất như quặm sắt ôxyt, quặm thiếc có thiếc dioxyt.....

    Nhưng thật ra vàng và bạc không phải hoàn toàn không bị gỉ. Vàng hoà tan trong cường thuỷ. Cường thuỷ là hỗn hợp các axit mạnh gồm một phần axit nitric với 3 phần axit clohydric. Cường thuỷ tác dụng mạnh với vàng làm vàng biến thành vàng clorua.

    Bạc còn hoạt động mạnh hơn vàng nhiều, không chỉ có tác dụng với cường thuỷ mà ngay cả lưu huỳnh cũng làm bạc bị gỉ, và biến thành bạc sunfua màu đen. Chính vì thế nếu bôi lên các đồ dùng bằng bạc một lớp lưu huỳnh và xát mạnh, nó sẽ biến thành màu đen. Vì vậy các đồ cổ bằng bạc thường có màu đen, còn các đồ bằng vàng vẫn sáng lấp lánh.
    VŨ ĐĂNG KHÁNH

Chia sẻ trang này