1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

vì sao vệ tinh trinh sát nhận biết được trang bị vũ khí nguỵ trang?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ducsnipper, 16/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    vì sao vệ tinh trinh sát nhận biết được trang bị vũ khí nguỵ trang?

    Thông thường trên VTTS chụp ảnh người ta lắp đặt: máy chụp ảnh hổng ngoại, máy chụp đa quang phỗ, máy chụp ảnh viba, chúng ta cùng tỉm hiểu lần lượt

    1. Máy chụp ảnh hồng ngoại cho thấy cây cối xanh tốt um tùm sẽ có màu.....đỏ tươi, còn sơn ngụy trang, vải nguỵ trang hay cành lá cây ngụy trang trận địa do có khả năng phản xạ tia hồng ngoại yếu nên trong ảnh sẽ hiện ra màu xanh hạt hoãc xanh sẫm, rất ư là lạy ông con ở bụi này.
    2. Phương pháp chụp ảnh quang phổ là đem phân chia sóng điện từ do mục tiêu phản xạ hay bức xạ thành từng dải hẹp, chụp riêng từng đoạn sẽ có một bộ ảnh của cùng một mục tiê. Nếu đem phim từng mẫu hồng ngoại,màu đỏ, màu xanh cùnh chiếu lên màn ãnh qua 3 đèn ảo đăng có màu hồng, màu xanh, màu lam sẽ có" ảnh màu giả tổng hợp". Trên đó cây cối xanh tưoi có màu đỏ, cành cây khô có màu lam sẫm, còn vật thể kim loại có màu đen. cá thứ như xe tăng, đai bác được cây cỏ, vải nguỵ trang sẽ lộ nguyên hình.
    3.Sóng vi ba có độ xuyên thấu mạnh hơn ánh sáng và tia hồng ngoại. Khác với máy chụp ảnh ánh sáng chỉ chụp được ban ngày, hay tia hồng ngoại sẽ bị ảnh hưởng bởi mây mù, hơi nước, khói thì chụp ảnh bằng viba có thể trinh sát 24/24 trong mọi điểu kiện thời tiết. Nếu chọn vi sóng thích hợp còn có thể thám trắc được dưới lòng đất, dưới lớp tuyết phủ với độ sâu nhất định. Nếu mặt đất hoàn toàn khô ráo, vi sóng có thễ thám trắc tới độ sâu lớn nhất là 30m, cho nên dù có giấu kín trang bị vũ khí dưới lòng đất thì cũng bị phát hiện

    Tuy nhiên đồng thời với việc không ngừng xúc tiến kỷ thuật trinh sát thì kỹ thuât chống trinh sát cũng phát triển không kém nhưn đó là điều mà phạm vi bài này không bàn đến.

    JUST BE COOL!
  2. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Bộ không ai có hứng thú chủ đề này hết hả các bác
    JUST BE COOL!
  3. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Vệ tinh quân sự giỏi quá, thảo nào trong chiến tranh Nam Tư họ chỉ mất có mười mấy xe tank, số còn lai toàn bắn trúng mục tiêu giả ..... Thế có đạt yêu cầu của U ko?
  4. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    U vô đây đọc thì tự thấy câu trả lời.
    http://www.ttvnol.com/forum/t_196625/?0.3123229
    JUST BE COOL!
  5. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Hic chẳng thấy câu trả lời đâu cả đùa tý, tuy nhiên VTQS chưa đạt đến độ chính xác như u viết ở đây đâu, tức là phân biệt được mục tiêu giả và thật.
  6. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Nói chung hiện nay vệ tinh trinh sát quân sự vẩn chưa đến mức thông minh như trong quảng cáo của phim ảnh Mỹ như phim Kẻ Thù Của Liên Bang (Enemy of the States) chẳng hạn có thể nhìn thấy rỏ từng người từng tầng trong 1 căn nhà và nhận ra được mặt của người đó .
    Vệ tinh quân sự ngày nay cùng lắm phân biệt được xe tải nhỏ với xe taxi là khá lắm rồi vì kích thước 2 thằng tương đương về diện tích trừ trên nhìn xuống (chỉ là 6-7 cái chấm trên màn hình )Còn con người thì chừng 1 chấm phân giải khá lắm củng đến 2 hay 3 chấm mà thôi nên đồ thật đồ giả cứ không tài nào phân biệt được .Trừ các khí tài trinh sát gần mặt đất dùng viba ,hồng ngoại thì may ra còn biết thật giả .Nhưng vỏ quít dày thì có móng tay nhọn mấy thứ như sóng viba,hồng ngoại đâu phải không có cách chặn ,đánh lừa ,chỉ cần chú trọng đến bảo mật về phòng chống thì an toàn ,còn phơi lưng ra cho thiên hạ xem thì bị bắn banh xác ráng mà chịu

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Vệ tinh, theo đánh giá riêng của em, có đường liên lạc và mức sử lý chưa thể cao được nên phân tích chi tiết trên diện rộng còn là một thách thức. Trong thời điểm hiện nay, hệ trinh sát đa kênh focus loại mục tiêu và khu vực hạn chế.
    Về ảnh chụp, hiện tai các nước mạnh nhất (châu Âu và Mỹ) chỉ có thể có ảnh độ phân giải cỡ met trong một ngày (toàn thế giới 1 ngày một lần). Còn chi tiết hơn chỉ khu vực.
    Radar, sóng cỡ dm, cm tuy mang về nhiều thông tin nhưng phân tích được các thông tin này thành ảnh mất hàng năm cho diện tích cả thế giới-được dùng vào thời tiết, bản đồ topo. Sóng dài hơn có thể được dùng diện rất rộng: phát hiện sớm vũ khí chiến lược-chủ yếu là máy bay tên lửa và tầu ngầm. Tuy nhiên, kết hợp hồng ngoại và vi sử lý phát hiện mục tiêu trên không và chuyển động (giống mắt và não cào cào), ảnh chụp phân giải cao cho phép phát hiện tất cả các vụ phóng tên lửa trên toàn thế giới. Nhưng việc Ấn Độ doạ cái là có tên lửa thử thành công ngay làm hệ thống này còn phải kiểm tra lại.
    Về hồng ngoại, đúng là có thể phân biệt được người trong cửa sổ hay của sổ rỗng. Nó dựa vào "màu" hồng ngoại (tỷ lệ các bước sóng), camera đo nhiệt độ từ xa. Việc kết hợp nó với phương tiện khác (ảnh, radar-cho việc focus) cho phép kiểm tra mục tiêu thật giả. Nhưng còn vấp phải khó khăn vi sử lý trên vệ tinh. Còn truyền về mặt đất phân tích thì không đủ bank.
    Phân tích quang phổ cho phép phát hiện đám cháy, vết dầu, mức độ che phủ rừng (xem cần rải da cam không), loại rừng cây, độ sâu nước.
    Nhân đây nói về vi sử lý. Chúng làm nhiệm vụ sử lý thông tin (lưu trữ, truyền) và phân tích thông tin (nhận ra những vết nghi ngờ->focus). Nhưng yêu cầu đầu tiên trên vệ tinh vấp phải khó khăn độ bền, do phải làm việc trong điều kiện phóng xạ và yêu cầu tuổi thọ, vi sử lý trên vệ tinh thường có đời công nghệ thấp (để các linh kiện to khoẻ). Yêu cầu thứ hai đòi hỏi cấu trúc và phần mềm tiên tiến-vẫn là thách thức của khoa học.
    Như vậy, hiện tại tầu bác đi trên biển, nhà ở và máy bay tên lửa có thể được phát hiện trên khu vực quan tâm. Còn các thứ khác thì còn đợi. Có thể quan tâm đến khu vực trận chiến cụ thể, kết hợp máy bay chỉ huy-trợ chiến có thể theo dõi xe cộ và binh lực đối phương, phát hiện hầm ngầm bằng radar máy bay. Nhưng để công dụng (theo dõi liên tục) thì cần rất nhiều vệ tinh thấp (tuổi thọ ngắn) cho một khu vực nhỏ.
  8. NguyenQuangHuyKorea

    NguyenQuangHuyKorea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    THảo nào mà có lần em đọc báo thấy người ta nói rằng cách đây không lâu, Mỹ sử dụng Vệ tinh do thám Achentina thế nào mà khi quét qua 1 sân bay Quân sự của nước này, Vệ tinh báo về là sân bay bị bỏ hoang và Đường băng bị hư hỏng nặng bởi có rất nhiều hố bom trên đường băng. Nhưng thực ra những "hố bom" ấy chỉ là những chiếc "chảo" khá lớn được đặt úp trên đường băng!!!
    CHANCE FAVORS THE PREPARED MIND!!!
  9. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Cách đây hai năm tôi có đọc 1 quyển sách của nhà xuất bản CAND giwói thiệu về lịch sử cơ quan mật vụ Tây Đức BND. Trong phần nói về bộ phận kỹ thuật, các chuyên gia Đức cho rằng : Vệ tinh KeyHole của Mỹ có thể chụcp đưọc biển số xe ô tô chỉ là 1 trò bịp bợm. Theo họ , chụp đưọc con số ghi trên tháp pháo xe tăng đã là điều cực kỳ khó khăn nếu không muốn nói là impossible. Không hiểu sao bọn Đức đánh giá rất cao ảnh vệ tinh của NGA. Thời kỳ chiến tranh vùng Vịnh lần 1, BND và Mossad còn tìm mua ảnh vệ tinh của NGA
    Kiên
  10. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Đây là cảng Jạngun Bắc Hàn
    [​IMG]
    Đây là Sydney
    [​IMG]
    Ảnh từ IKONOS
    Kiên

Chia sẻ trang này