1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao ? Vì thế này đây ... (mod nhẹ tay cho vì vấn đề rất cần thiết)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Half_life, 28/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Thóc lúc bấy giờ (khoảng 1935) chỉ có 7 hào/tạ thóc. Một gia đình Thái Bình là vùng nghèo đói,không nổi lấy 1 tấn thóc/năm (gia đình có 2 lao đọng chính). Tức là cả năm được khoảng 7 đồng cả ăn tiêu vào đấy. Mỗi tháng cả nhà giỏi lắm được 7,8 thùng thóc,tức là 80kgs thóc chưa kể đóng tô cho chủ đất. Thế mà thuế thân mất 1 đồng,tức trên 1 tạ gạo thì hỏi người nông dân lấy gì đóng ? Cần xem lại số liệu,vì cụ tôi có rất nhiều ruộng đất cho nông dân cấy rẽ,nên gia đình bây giờ còn rành giá cả thời đó. Cho nên có đất mà những năm không được mùa,cũng không thu được đồng nào,ngược lại phải xuất tiền cho người ta vay.
    Số liệu 75 đồng là sai. Nếu theo số liệu 4 xu/kg thóc thì nó là 18.75 tấn thóc. Đến nông dân Nam bộ ( trừ điền chủ ra) cũng chưa ai đạt số đó. Xem Hồ Biểu Chánh thì rõ.
    Thực chất ,lúc bấy gia đình nghèo làm gì có xu nào và gạo đâu. Vay suốt
    Chuyện chồng chị Dậu thiếu 1 đồng thuế là phổ biến. Tôi viết lại:
    Chỉ có thợ,cũng như nhất là công chức,sống được. Còn đại đa số là nông dân thì đói lắm,sưu thuế đủ chết
    Được BrodaRu sửa chữa / chuyển vào 05:17 ngày 29/11/2005
  2. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ Gmail đúng vì hồi đó một cái khố rách giá cũng hơn chục đồng bạc (tương đương với mấy chục dollars) rồi. Bần cố nông cả nhà 4 người một năm với thu nhâp $300 một năm thì làm sao đủ tiền mua cho mỗi người một cái khố rách để mặc. Cho nên dân An nam nhà ta mỗi nhà chỉ có một bộ quần áo dùng chung để tiếp khách cho sang mà thôi. Nghe nói hồi đó các cụ còn có câu "đánh đĩ không đủ tiền phấn sáp" - thu nhập của một con điếm tân thời thành thị chắc cao hơn một gia đình bần cố nông với mức $300 một năm là cái chắc. Như vậy giá sinh hoạt của An nam quê mình hồi đó cao thật. Có nhẽ cao hơn cả Thượng Hải và Hồng Kông đương thời... Đúng là nhờ ơn mẫu quốc khai sáng chứ không dân mình còn khổ nhẩy.
    Than ôi, có kẻ nhìn vào mông con bò mà cứ nghĩ rằng trí tuệ của mình sinh ra ở đó. Thiện tai, thiện tai....
    ATB,
  3. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.203
    Đã được thích:
    5.435
    Chắc cái bọn chết đói là do ki bo, kô chịu bỏ tiền mua gạo về ăn. Cứ ôm khư khư tiền nên chết ! Những kẻ chết đói ngu hay là ... ai ngu?
  4. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Trước đây tớ có đọc chuyện hình như của Tô Hoài kể lại rằng hồi nạn đói năm 45, có nhiều người giàu cũng chết đói vì có tiền nhưng không có gạo để mà mua.
  5. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    không thấy gmail có ý kiến gì, chắc chịu rồi, không đối đáp được nữa, anh em nghỉ ngơi thôi
  6. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bác Xú Dề mới hiểu lý do sâu xa tại sao VN mình chống tham nhũng chưa tích cực lắm. Chắc là để một thời gian nữa cho tham nhũng nhiều nhiều hơn, những cán bộ nào có dã tâm tham nhũng sẽ tham nhũng rồi lộ mặt luôn thể, thế là hốt trọn một mẻ lưới, cả đất nước mình sẽ trong sạch, tha hồ mà thích! Bây giờ thì cứ bắt mấy chú nho nhỏ hoặc mấy chú không thể không bắt để công an và thanh tra có việc làm. Các bác cố sống vài chục năm nữa để xem nhà nước mình sau khi điều tra kỹ càng sẽ làm trọn luôn một mẻ lớn!!!
    Theo bác ở nước mình giai cấp công nhân và nông dân (cùng với Đảng) phải là người lãnh đạo à? Họ đang lãnh đạo à? Tớ hơi nghi à nghen! Nếu đúng thế thì tớ hơi tủi thân vì không thuộc 2 giai cấp trên nên bị người ta lãnh đạo, buồn quá! Bác thuộc giai cấp nào? Chắc mấy bác hay vào box này cũng thuộc thành phần bị trị quá! Chia buồn với mấy bác nghen!
    Mừng quá, theo bác Xú Dề thì VN mình không nằm trong nhóm này!
  7. lyngocly

    lyngocly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Trích Half_life:
    - Chính quyền Cộng sản chuyên chính : đại diện cho đại đa số nhân dân lao động bởi một số nhỏ chọn ra từ trong họ . Xét về lý thuyết , đây là chính quyền khoa học nhất , vững mạnh nhất , không gì phá được . Xét về thực tế , số nhỏ này có thể biến chất hoặc lợi dụng vị trí lãnh đạo của mình nhằm trục lợi . Do đó mà đối với chủ nghĩa CS , kẻ thù nguy hiểm nhất chính từ bên trong : nạn cửa quyền , cơ hội , ô dù , bè phái , tham nhũng ... Một khi hạn chế về kinh tế , khoa học kỹ thuật , giáo dục khiến cho trình độ quản lý và pháp luật chưa đủ để triệt tiêu hoặc giảm thiểu những nạn này , thì chính quyền CS còn dễ bị lũng đoạn bởi số Đảng viên biến chất , "ngụy Cộng Sản" nói trên . Đây là sự thật khi nhìn vào ví dụ của Liên Xô , Đông Âu . Vì thế , một chiến lược lợi hại của Tư bản phương Tây khi đánh vào các nước có chính quyền CS là "diễn tiến hòa bình" , ngầm gây chia rẽ , tạo mầm loạn từ bên trong thông qua những cá nhân lãnh đạo biến chất .
    Bài học thực tế khác xa lý thuyết quá nhỉ. Hic ...
    Biết làm sao đây?
  8. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.203
    Đã được thích:
    5.435
    ờ, chuyện đấy là có thật đấy! Nhiều người giàu chết lắm, chết mà trên người còn mặc quần áo mới!
  9. nguyen13

    nguyen13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Tranh luận thêm với Half-Life
    Những lý do Half-life đưa ra không thuyết phục. Thực tế ở Việt Nam cho thấy những vụ tham nhũng nhỏ thông thường được đưa ra ánh sáng, những vụ tham nhũng lớn hơn, dính đến những cán bộ cao cấp hơn, thì thường chẳng đến đâu. Đã gọi là tham nhũng thì họ luôn tìm cách bịt đầu mối.Tuy vây, lực lượng điều tra nếu muốn vẫn có thể khui ra rất nhiều. Có thể không tìm thấy bằng chứng tử hình, nhưng cũng chắc chắn tìm ra bằng chứng để gỡ lịch. Lập luận những thế lực lâm vào đường cùng càng chứng tỏ rằng cần phải làm ngay , đừng để như cái vòi bạch tuộc thì đến lúc chống sẽ sập xã hội. Bóng đá Việt Nam là ví dụ. Bây giờ mà khui ra thì không biết xử ai, vì ai cũng dính hết. Xã hội Việt Nam tôi nghĩ đang đi vào trong tình thế đó. Nói thật, nếu kiên quyết chống thì không lo việc bảo vệ những người chống tham nhũng. Chính vì "chống tham nhũng có chỉ đạo" mới tạo ra mối nguy hiểm thường trực cho người chống tham nhũng. Diệt cỏ không diệt tận gốc là thế.
    Một ý tôi muốn nói thêm là sẽ khó trông chờ những người nắm quyền tích cực chống tham nhũng, thế chẳng khác nào tôi chống tôi. Hơn nữa với đồng lương hiện nay, chống tham nhũng tức là đập nồi cơm của mình. Chống tham nhũng phải đến từ nhân dân, những người không nằm trong bộ máy chính quyền, thường xuyên gây sức ép, tạo áp lực lên chính quyền. Báo chí chính là một trong những công cụ mạnh nhất. Quốc hội nữa. Quốc hội VN nên dẹp tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi. Các vị bên chính phủ không được tham gia vào quốc hội, quốc hội phải chuyên trách. Phải được cấp chi phí, thuê mướn luật sư phụ tá, quốc hội phải làm luật... Những biện hộ cho rằng chúng ta cần tiết kiệm nên không cấp chi phí cho đại biểu quốc hội, rồi vì VN ít người tài nên phải kiêm nhiệm v.v. tôi đọc trên báo mà thấy nực cười. Số tiền thất thoát lãng phí gây ra với hệ thống pháp luật yếu kém, với quốc hội không làm được vai trò giám sát còn gấp vạn lần. Về mặt quốc hội mà nói thì tôi công nhận quốc hội VNCH (qua hồi kí Lý Qúy Chung) làm tốt vai trò giám sát hơn quốc hội VN hiện nay. Các bác VNCH đừng tranh thủ nhé. Nhưng thôi không bàn chuyện trên trời nữa.
    Tôi không tin một chính quyền đại diện cho nhân dân lao động có thể thúc đẩy phát triển kinh tế tốt được. Chính quyền muốn phát triển kinh tế tốt phải bảo vệ quyền lợi của tư bản, bảo vệ quyền tư hữu. Ai cũng được làm giàu và tạo điều kiện làm giàu như nhau. Hệ thống chính sách thuế , pháp luật phải tạo điều kiện lớn nhất để nhà nhà làm giàu. Các chính quyền XHCN trước , vì bảo vệ quyền lợi của người lao động, mọi người đều như nhau nên kinh tế mới dần lụn bại, nền kinh tế không có sức cạnh tranh, thiếu sáng tao, không ai dám làm giàu. Vì nếu giàu quá sẽ bị đánh tư sản, tịch thu nhà... đó là quyền tư hữu bị xâm phạm. Các chính quyền XHCN này sụp từ bên trong. Đó là nguyên nhân quyết định. "Yếu tố bên ngoài là quan trọng, yếu tố bên trong là quyết định". Tất cả những lý do bên ngoài như cấm vận, đánh phá từ TBCN, Gobarchop phản bội... không thể là lý do quyết định.
    Chính quyền ta hiện nay đang đứng trước mâu thuẫn : một mặt tuyên bố la chính quyền của nhân dân lao động, do nhân dân lao động làm chủ; nhưng trong thực tế, quyền lợi của người lao động không hề được bảo vệ. Sa thải thoải mái, không có bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn chỉ là hình thức...Quyền lợi của người lao động ở các nước gọi là TBCN lại được bảo vệ tốt hơn, nhất là các nước châu âu. Chính quyền ta thật chất đang bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư bản trong nước và nước ngoài. Và điều có vẻ trái khoáy đó, thật ra là tốt cho phát triển kinh tế. Tất nhiên cái gì quá cũng có mặt trái mà các bạn hay nêu Mỹ ra làm dẫn chứng.
    Nên chăng chúng ta cứ thừa nhận chúng ta đang xây dựng mô hình kinh tế TBCN, dần dần hoàn thiện kinh tế thị trường, cơ bản là chịu sự chi phối của các doanh nhân và các nhà tư bản . Lập luận nhân dân lao động làm chủ không còn đúng trong thực tế nữa rồi. Thời kì nhân dân lao động làm chủ, tư sản bị đánh te tua cách đây 15,20 năm chắc chẳng ai trong diễn đàn này muốn quay lại.
  10. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ cách tính này của bạn là nhầm. 4xu/kg tương đương 25kg thóc/1 đồng = 100 xu. 75 đồng tương đương độ 1.7 tấn thóc.
    Trong sách đó cũng có con số về tổng số ruộng và số đầu đinh của 1 vài làng. Khi nào mình có thời gian sẽ đăng lại để bạn tham khảo.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này