1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao vn chưa có 1 nhà máy đóng tàu chiến

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chinook178, 20/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    _____________________________________
    Cái tật nói phét không chừa.
    Có là một chuyện, có xài không là một chuyện, xài có hiệu quả không là một chuyện. chỉ sợ ra cứu nạn lại đòi tiền người ta như bọn mất dạy kia thôi.
  2. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Đặc tính của loại tầu này là mớm nước rất sâu nên nhìn không cân đối, do phần thân rất lớn so với phần tháp. Một phần là tại chúng ta đã quen nhìn tầu dưới nước rồi nên thấy hơi dị.
    Các sọc mầu đen ở mạn tầu là đệm cao su chống va, đến khi đem ra sử dụng sẽ còn cột thêm mấy cái lốp xe cũ nữa mới đủ bộ.
  3. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Ko bác ov10, tôi thấy ngược lại, nó mớm nước có tý tẹo, còn cái phần nổi thù lù trên nuwóc hơi bị cao ... ... nên mới mất cân đối ... chắc nó lắc dữ lắm nhĩ ...
  4. farnell

    farnell Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Hàn tự động vỏ tàu trong không gian đa chiều
    --------------------------------------------------------------------------------
    Lần đầu tiên ở Việt Nam, Viện nghiên cứu cơ khí (Bộ Công nghiệp) đã nghiên cứu thành công và làm chủ công nghệ hàn tự động trong không gian đa chiều có điều khiển theo chương trình số phục vụ hàn vỏ tàu. Thành công này đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hàn vỏ tàu và hiện đại hoá khâu hàn ngành đóng tàu Việt Nam.
    Bằng công nghệ dò đường hàn tự động có gắn đầu dò camera laser, các mối hàn, mối nối phức tạp trong không gian đa chiều, mối hàn đường cong, hàn thẳng đứng trên vỏ và thân tàu sẽ được định vị chính xác. Việc này từ trước tới nay trong các Nhà máy đóng tàu Việt Nam vẫn phải thực hiện thủ công, tốn nhân công lao động.
    Trong các ngành công nghiệp quan trọng sử dụng công nghệ cao, cơ khí chế tạo và trong các nhà máy đóng tàu, việc sử dụng công nghệ hàn, cắt tự động trên mặt bằng đã được triển khai ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, hàn tự động trên không gian thẳng đứng đa chiều với những đường cong, mối nối phức tạp vẫn còn là vấn đề hạn chế và khó khăn không chỉ với ngành đóng tàu trong nước mà cả thế giới. Việc dò đường hàn bằng đầu dò gắn camera laser để có thể định vị chính xác vị trí hàn mới chủ yếu được triển khai ứng dụng mạnh mẽ trong ngành công nghiệp sản xuất ô-tô, hàn các đường thẳng vỏ tàu ở các nước công nghiệp phát triển như Canada, Nhật Bản, Thuỷ Điển...
    Theo TS Hoàng Văn Châu - Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm hàn và xử lý bề mặt - Viện nghiên cứu cơ khí, năng lực ngành đóng tàu Việt Nam đã có thể đóng được những tàu biển trọng tải lớn tới hàng trăm nghìn tấn. Việc hàn ở mặt bằng không mấy phức tạp nhưng với những mối hàn, mối nối dài theo phương thẳng đứng, kết cấu phức tạp thì còn là một thách thức lớn. Bằng công nghệ này, đầu dò laser sẽ xác định các mối hàn, mối nối thông qua bộ vi xử lý và phần mềm điều khiển xác định chế độ hàn và cung cấp chính xác dòng hàn, điện áp hàn, tốc độ hàn và tốc độ cấp dây hàn để các mối hàn, mối nối bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn của đăng kiểm tàu thuỷ.
    Không chỉ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ vi xử lý hệ thống điều khiển tự động trong quá trình hàn, hàn tự động đòi hỏi phải có đồ gá tự động hoá áp dụng cho các vị trí hàn khác nhau trong không gian đa chiều. Điều này sẽ góp phần quyết định công nghệ hàn tự động có thể thực hiện được những mối nối phức tạp.
    TS Châu cho rằng đây được coi khâu quan trọng trong ngành đóng tàu, nhất là trong lắp ghép tổng đoạn khi đóng những tàu lớn bởi việc đóng tàu sẽ được chia ra từng phân đoạn trong nhà máy và tiến hành hàn, nối, lắp ghép sau cùng.
    Hàn tự động mà đặc biệt là hàn nối những đường phức tạp, thẳng đứng không chỉ tăng 3-4 lần hiệu suất so với hàn hồ quang tay, nâng cao chất lượng mối hàn mà sẽ giải phóng lượng lớn sức lao động, giảm thiểu độc hại. Cùng với việc hiện đại hoá, chủ động hơn trong sản xuất, hàn tự động trong không gian đa chiều sẽ góp phần dần nội địa hoá trong lĩnh vực công nghệ cao, hàn chế chi phí nhập khẩu công nghệ, thiết bị. Hiện tại, chi phí giá thành đầu tư cho công nghệ này khoảng 150- 180.000 USD thấp hơn so vấn giá thành nhập ngoại. Tuy nhiên, hàn bằng công nghệ tự động với đầu dò định vị laser sẽ có những hạn chế đòi hỏi khâu lắp ráp các mối hàn, mối nối phải nghiêm ngặt hơn, chính xác hơn hàn thủ công với yêu cầu dung sai cho phép không quá (±2 mm).
    Công nghệ đã được ứng dụng thử nghiệm vào thực hiện hàn, mối nối không gian phức tạp trong đóng mới tàu thuỷ 4.000 tấn của Nhà máy đóng tàu Sông Cấm - Hải Phòng. Quy trình công nghệ và các thiết bị đã đuốc Công ty đóng tàu Sông Cấm, Phà Rừng và một số cơ sở đóng tàu Việt Nam chấp nhận. Nhưng để có thể trở thành một sản phẩm thương mại ứng dụng triển khai rộng trong sản xuất. Theo TS Châu, cần phải cải tiến thiết bị cơ cấu chấp hành từ lấy tín hiệu laser đến xử lý hàn và vấn đề kết nối tích hợp hệ thống điện tử, vi mạch điều khiển cho phù hợp.
    Ngành đóng tàu Việt Nam đã và đang phát triển lớn mạnh, hợp đồng đóng được những loại tàu có trọng tải lớn hàn trăm ngàn tấn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Để hiện đại hoá ngành đóng tàu hơn nữa, trong tương lai, việc ứng dụng công nghệ hàn tự động đầu dò laser để thực hiện những mối hàn nối phúc tạp sẽ là một công việc rất quan trọng và cấp thiết.

  5. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Sao mấy bác chê VN kinh thế ? Thực ra với thực trạng nền công nghiệp đóng tàu , cơ khí của Vn hiện nay thì việc đóng được những con tàu như vậy là điều đáng quí lắm rồi . Hy vọng từ những con tàu đó nghành công nghiệp đóng tàu Vn sẽ đóng được những con tàu to hơn , đẹp hơn , hiện đại hơn và cả những chiếc tàu chiến hiện đại mà các bác và tôi vẫn đang mơ ước
  6. Rockerfeller_III

    Rockerfeller_III Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2004
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    31
    [​IMG]
    Góc nhìn này cho ta thấy rõ hơn về con tàu mới.
  7. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Chuyện có hay chưa có nhà máy đóng tàu chiến thì không cần bàn nữa nhé. Còn chuyện này thì nói chơi cho vui thôi:
    Đóng tàu chiến, cái phần vỏ tàu là cái phần dễ nhất. Còn máy móc đồ chơi lắp ở trên tàu thì phải đi mua, là cái chuyện khỏi phải bàn. Cái phần dễ nhất là đóng cái vỏ tàu ấy, để tự túc được, thì cần cái ngành công nghiệp nặng cơ bản nhất là ngành luyện kim. Chẳng phải là cứ thép thì mang xuống đóng thành tàu được. Cỡ tàu, mục đích sử dụng tàu, thì yêu cầu với tính chất của thép nó cũng khác nhau. Mà công nghiệp luyện kim của Việt Nam thì ... ôi thôi ai tai . Đỉnh nhất của luyện kim nội địa là Gang Thép Thái Nguyên , giờ làm phôi sắt và sắt xây dựng còn chưa dám ngửng mặt vì mấy thằng hàng tàu. Các nhà máy cán thép mọc lên ầm ầm, cũng chỉ là đi mua phôi về cán thành thép xây dựng, họp lại thành hiệp hội, cùng nhau làm giá để kiếm tiền.
    Đến như cái container chở hàng, nó cũng ghi rõ là muốn sửa hay vá thì phải dùng corten steel. Mà đem hỏi mấy anh ở Gang Thép Thái Nguyên rằng cái corten steel nó là cái loại thép gì thì chưa chắc các anh ấy đã biết (tớ thì dứt khoát chẳng thèm biết), nói gì đến luyện ra nó.
    Thế cái ngành cơ bản đầu tiên để tạo ra nguyên liệu làm khung với vỏ đã chẳng ra hồn, thì tự đóng được cái tàu từ đầu tới đuôi còn là chuyện mơ về ngày mai xa lắm. Dưng mà cứ đi mua về đóng đại xài tạm khi phải thế thì cũng tốt thôi, miễn là đừng trích % nhiều quá.
  8. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Nhìn mấy cái ảnh bé thì còn hơi thắc mắc chứ sau khi nhìn cái ảnh to của ông Dốc-cơ-fiêu-lơ 3 đưa lên thì em thấy cũng bình thường như mấy con SAR của TT cứu hộ hàng hải VN thôi. Các bác thử lấy gì che cái phần sơn đậm hơn mà xem cũng chẳng cao hơn là mấy
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Cần so sánh phần mạn phía đuôi tàu, phần nổi chỉ bằng khoảng 1/3 mớm nước. Phần mạn trước so với mớm nước thì khoảng 50/50. Đặc tính của tàu phải hoạt động trong sóng lớn nên mạn trước phải thật cao để khi cắt sóng mũi tàu mới không bị chúi xuống.
  10. lam3d

    lam3d Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Trích từ báo Tuổi Trẻ :
    '''' ... để thực hiện quyền được biết rất hiệu quả là tìm thông tin trên trang web của các DNNN. Đáng ngạc nhiên là khi vào trang web của hàng loạt tập đoàn và tổng công ty lớn, ta cũng chỉ thấy toàn là thành tích, huân chương, huy chương mà không thấy bất cứ số liệu và thuyết minh nào về báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
    Chẳng hạn như người dân muốn quan tâm đến việc tiền thuế của mình được sử dụng ra sao nhân ?okỷ niệm? một năm ngày Vinashin nhận 750 triệu USD trái phiếu quốc tế từ Chính phủ, cách duy nhất chỉ là truy cập vào trang web của Vinashin (do không còn kênh thông tin nào khác). Ta thấy ngay một tiêu điểm rất hot là ?ohoạt động tài chính?, nhưng cũng chỉ được vài dòng với các thông tin ?othúc đẩy?, ?omở rộng?, ?ocố gắng? mà không có bất kỳ số liệu nào về kết quả tài chính.
    Chỉ có các yếu tố định tính mơ hồ, hoàn toàn vắng bóng các định lượng kết quả tài chính. Trong khi thực tế thì điều mâu thuẫn là: bất chấp các thông tin liên tục về việc Vinashin nhận được hợp đồng này hợp đồng nọ, tỉ suất lợi nhuận trước thuế chỉ là 0,42% và số tiền còn thiếu nợ ngân sách nhà nước gần 70 tỉ đồng. Điều mà người dân quan tâm là với một kết quả tài chính quá yếu kém như thế, liệu việc sử dụng 750 triệu USD, việc trả nợ và tương lai sắp tới là như thế nào thì hoàn toàn không được thể hiện...''''
    Kiểm toán nhà nước thì tuyên bố ''pó tay'', không đủ sức thanh tra kỹ hàng ngàn DNNN. Nhiều khi theo ''chuẩn'' kế toán của VN thì có chút ít lợi nhuận, theo tiêu chuẩn quốc tế thì DNNN lỗ nặng.

Chia sẻ trang này