1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sau còn nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chưa xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường.

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi ngthhuan, 29/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Vì sau còn nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chưa xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường.

    Vì sau còn nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chưa xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. ​

    Thực trạng : Theo quy định tại Thông tư số 490 ngày 29-4-1998 của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (KH-CN&MT), Sở KH-CN&MT Cần Thơ đã phân lập ra 3 cấp độ: đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô hoạt động dưới 500 triệu đồng phải làm thủ tục kê khai đăng ký đạt tiêu chuẩn vế môi trường, quy mô trên 500 triệu đồng phải xây dựng phương án xử lý ô nhiễm môi trường và quy mô trên 1 tỉ đồng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường để hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tham gia thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường. Nhưng theo số liệu thống kê của Phòng Quản lý Môi trường, Sở KH-CN&MT Cần Thơ, từ đầu năm đến nay chỉ có 59 cơ sở thực hiện kê khai đăng ký đạt tiêu chuẩn về môi trường tại phòng, nâng tổng số 315 cơ sở thực hiện thủ tục kê khai đăng ký về môi trường. Đối với các doanh nghiệp phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng chỉ có tổng số 128 doanh nghiệp thực hiện. Trong khi toàn tỉnh có khoảng 20.000 cơ sở sản xuất kinh doanh hộ gia đình và khoảng 2.400 doanh nghiệp đang hoạt động. Chỉ tính riêng ngành xay xát, chế biến lương thực thực phẩm còn khoảng 80-90% cơ sở chưa thực hiện thủ tục này. Tỷ lệ này ở các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp còn cao hơn.

    Việc phân cấp quản lý cho cấp huyện cũng không đem lại kết quả cao do thủ tục đăng ký về bảo vệ môi trường không được ràng buộc vào các thủ tục đăng ký kinh doanh. Chỉ có những dự án có quy mô tương đố lớn, mới buộc phải có phương án xử lý ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp "lọt lưới" do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản tý về môi trường và cơ quan xét duyệt cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Một số khác do quá trình phát triển, quy mô sản xuất đã mở rộng nhưng vấn đề đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường chưa được kiểm tra. Anh Việt Tiến Đức, cán bộ Phòng Công thương Môi trường huyện Thốt Nốt cho biết: "Toàn huyện hiện có mấy trăm cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ngành xay xát, chế biến lương thực thực phẩm phát triển rất mạnh với quy mô lớn nhưng chỉ có chưa tới 20 giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn về môi trường được cấp".

    Có nhiều chủ doanh nghiệp không hề biết các thủ tục này hay hiểu rất mô hồ về luật bảo vệ môi trưòng. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Chế biến Lương thực thực phẩm Huỳnh Lâm (huyện Thốt Nốt) bắt đầu hoạt động từ năm 1997, quy mô sản xuất từ 200 triệu đồng đã tăng lên 3,8 tỉ đồng, nhưng ông Huỳnh Văn Lâm, chủ doanh nghiệp chưa hề biết có một loại "giấy phép" về môi trường. Ông Huỳnh Văn Lâm nói: "Tôi rất ngỡ ngàng khi có Đoàn thanh tra về môi trường đến cơ sở thanh tra. Tôi không hề biết là có những quy định về bảo vệ môi trường". Còn ông Nguyễn Văn Lợi , chủ DNTN Tân Thành Công (TP Cần Thơ) chuyên ngành sản xuất cơ khí, sản xuất phụ tùng các loại máy, đúc chân vịt tàu sửa chữa tàu, thì cho biết: "Tôi đã từng xúc tiến công việc làm báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhưng hiện nay phần việc được các đơn vị tham mưu thực hiện đến công đoạn nào, đã được phê duyệt hay chưa thì tôi không biết được".

    Cơ chế cấp phép trước, kiếm tra sau cũng tạo ra một khoảng trống trong quản lý, dẫn đến tình trạng các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa chấp hành triệt để các quy định về bảo vệ môi trường. Thực tế có doanh nghiệp chỉ xây dựng phương án xử lý ô nhiễm trên giấy có nơi xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng vì tiết kiệm chi phí sản xuất đã không cho vận hành, hoặc xử lý không đúng quy trình. Đoàn Thanh tra vế môi trường khi tiến hành thanh tra tại cơ sở DNTN Chế biến thủy sản xuất khẩu Thanh Vệt (huyện Thốt Nốt) ngày 22-5- 2003, đã phát hiện doanh nghiệp này không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo phương án đề ra trong báo cáo đánh giá tác động về môi trường. Tại thời điểm thanh tra, trung bình một ngày trong hoạt động chế biến cá tra, cá ba sa xuất khẩu cơ sở thải ra 4 tấn chất thải rắn được xử lý bằng cách bán phụ phẩm. Riêng lượng nước thải khoảng 50-60m3/ngày được thải qua đường cống đến các hố ga để xử lý bằng cách thủ công là vớt bỏ mỡ cá, thịt vụn và xử lý nguồn nước thải bằng hóa chất (chlorine) rồi cho chảy trực tiếp ra sông. Trong khi theo phương án được phê duyệt, nguồn nước thải phải xử lý qua nhiều công đoạn; đầu tiên là gạn, lọc chất thải rắn trong một bể lắng lọc rồi đưa qua bể điều hòa để xử lý một phần chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí. Nước từ bể điều hòa này sẽ chảy qua bể xử lý sinh học, dùng các vi sinh vật hiếm khí để xử lý triệt để các chất hữu cơ còn lại, nước thải này lại tiếp tục được đưa qua một bể lắng thứ hai, bể lắng này có hệ thống bơm tuần hoàn để bơm bùn từ bể lắng qua bể phân hủy bùn và bơm nước đã tách bùn trở về bể xử lý sinh học và được khử trùng bằng chlorine trước khi thải ra sông. Ông Nguyễn Văn Quyền, chủ doanh nghiệp, cho biết: "Tổng chi phí dự toán cho hệ thống này lên đến 500-750 triệu đồng, trong khi tống vốn của doanh nghiệp hiện tại chỉ khoảng 10 tỉ đồng. Hiện tại, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về vốn và thị trường xuất khẩu cá tra và cá ba sa nên không thể đầu tư được.

    Anh Lê Quang Minh - Trưởng Phòng Quản lý Môi trường Sở KH-CN&MT tỉnh, nói: "Việc các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia bảo vệ môi trường đã có nhiều tiến bộ trong 2 năm gần đây, nhưng nhìn chung, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh còn thiếu kiến thức và ý thức về bảo vệ môi trường sống. Hầu như không có chủ cơ sở tự tìm đến Phòng quản lý Môi trường để được tư vấn xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Một số ít chủ doanh nghiệp tìm đến đây do có đơn thư khiếu nại của các hộ lân cận hoặc có khuyến cáo của cơ quan chức năng về tình hình ô nhiễm".

    Những vấn đề đặt ra: Theo anh Trương Vĩnh Lễ, chuyên viên Phòng Quản lý môi trường, Sở KH- CN&MTL ở Cần Thơ, hiện nay, tình hình nước thải và khí thải trực tiếp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc xử lý nước thải có thể dùng phương pháp sinh học để xử lý bằng vi sinh hoặc dùng phương pháp cơ học là sử dụng các bể lắng lọc và hóa chất đế xử lý nước. Nhưng đa số các cơ sở sản xuất chỉ xử lý nước thải bằng công đoạn lắng lọc, không đảm bảo quy trình nên không đạt tiêu chuẩn về môi trường. Đối với khí thải, việc xử lý mùi mới thực sự là vấn đế nan giải, có thể dùng phương pháp ô-xy hóa bằng ozone, hoặc hút khí rửa qua dung dịch sút. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có doanh nghiệp nào đầu tư quy trình xử lý mùi bằng ozone do phải tốn vài trăm triệu đồng. Còn phương pháp rửa khí qua dung dịch sút cũng chỉ mới có một vài doanh nghiệp thực hiện, do chi phí đầu tư rất lớn so với quy mô sản xuất kinh doanh của cơ sở. Ông Nguyễn Thanh Bình, chủ lò giết mổ gia súc tập trung ở thị trấn Cái Răng (huyện Châu Thành) nói: "Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải ở đây đều do Chi cục thú y tỉnh thiết kế, quy trình xử lý thì nhờ Phòng Công thương Môi trường huyện hướng dẫn". Hệ thống xử lý nước thải ở đây gồm 3 bể lắng, lọc, chứa nước thải, xử lý đồng thời bằng máy sục khí, lọc tự nhiên bằng hầm chứa cây lục bình và dẫn nước thải qua đường ống ra 4.000m2 đất ruộng cách cơ sở 400m . Việc vệ sinh chuồng trại được xử lý bằng phoọc-môn để xử lý mùi hôi. Chất thải rắn được các hộ dân gần cơ sở sử dụng làm túi ủ bioga và dùng bón cây. Ông Bình, than: "Vốn đăng ký kinh doanh của tôi chỉ 101 triệu đồng, nhưng theo mấy cái bể xử lý nước thải tôi đã tốn hơn 20 triệu đồng". Bằng hệ thống xử lý này ông Bình cũng chưa yên tâm nên tự tìm tòi học hỏi ở các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu và dùng hóa chất chlorine để xử lý nước. Nhưng, do chỉ "học lóm" nên cơ sở của ông sử dụng hóa chất sai quy trình, nên có tác dụng ngược. Thay vì sử dụng chlo-rine khử nước ở công đoạn cuối trước khi thải ra môi trường, cơ sở này đã sử dụng hóa chất ở cùng một công đoạn sử dụng máy sục khí nên hóa chất đã diệt luôn những vi sinh vật sinh ra trong quá trình sục khí có tác dụng xử lý các chất hữu cơ trong nước.
    Doanh nghiệp tư nhân Thanh Khôi (xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A) cũng từng lao đao một thời gian do những hộ dân xung quanh nhiều lần thưa kiện về ô nhiễm môi trường. Khi xây dựng nhà xưởng, doanh nghiệp đã được Phòng Công thương môi trường huyện hướng dẫn làm một ống khói cao 8m để xử lý khói và mùi hôi từ dây chuyền sấy nguyên liệu, đồng thời làm các bể lắng, gạn nước thải. Tuy nhiên khi đi vào hoạt động, hệ thống này lại không hiệu quả. Không khả năng đầu tư hệ thống xử lý mùi bằng ozone, chủ doanh nghiệp đã làm mọi cách theo sự hướng dẫn của Phòng Quản lý môi trường từ việc nâng cao ống khói lên 16m, lắp đặt hệ thống phun sương hạn chế mùi cũng không hiệu quả. Cuối cùng, doanh nghiệp phải "chịu phép, đầu tư trên 200 triệu đồng xây dựng quy trình sản xuất khép kín và bỏ luôn khâu sấy xác mắm nguyên liệu, tình hình ô nhiễm môi trường mới được cải thiện.

    Bên cạnh một số doanh nghiệp có ý thức chủ động xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp không quan tâm đầu tư mà sẳn sàng chấp nhận đóng tiền phạt theo quy định. Lý giải điều này, bà Trần Thu Phượng, Chánh thanh tra Sở KH-CN&MT tỉnh, nói: "Nguyên nhân là mức phạt hiện nay quá thấp. Đối với các cơ sở vi phạm nghiêm trọng, mức phạt cao nhất chỉ ở mức 5 triệu đồng. Muốn phạt cao hơn phải làm đề nghị trình UBND tỉnh ra quyết định. Việc kiểm tra cũng không thể thực hiện "giáp tay" ở tất cả các doanh nghiệp do thiếu nhân lực. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ cấp huyện vừa không có chuyên môn lại thiếu phương tiện kiểm định, đo đạc nên dù có phân cấp quản lý, cán bộ tuyến huyện cũng không thể kiểm tra hết các cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ yếu chỉ tiến hành kiểm tra. nhắc nhở, xử phạt chủ cơ sở khi có đơn thư khiếu nại của bà con".

    Tình hình trên cho thấy, để cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, rất cần có sự hướng dẫn chuyển giao công nghệ từ phía cơ quan chuyên trách, trong đó có một phần hỗ trợ chi phí đầu tư. Theo các doanh nghiệp, phần này có thể tính vào khoảng đóng góp trước thuế, như vậy mới có thể giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường theo đúng yêu cấu. Thêm vào đó chính quyến địa phương cũng cần chủ động phối hợp cùng với các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm cho doanh nghiệp.

    (Theo Báo CT)





    AI BIẾT ĐÂU NÈ !

Chia sẻ trang này