1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sự quý trọng nên cần sửa lại cho đúng

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi TCSKL, 11/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Vì sự quý trọng nên cần sửa lại cho đúng

    Vừa qua, anh Bửu Ý mua hộ tôi cuốn sách quý ?oTrịnh Công Sơn, một người thi ca một cõi đi về? do các anh Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha và Đoàn Tử Huyến sưu tầm và biên soạn (do NXB Âm nhạc và Trung tâm văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây Hà NộI, 5-2001). Trong nỗi thương tiếc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hơn tháng nay tôi có ý chờ cuốn sách này cho nên khi sách đến tay, tôi đọc ngay và hết sức thú vị.

    Cuốn sách được thực hiện tại Hà Nội, tôi không có cơ hội góp bài cho công trình của nhóm biên soạn. VớI tư cách là một người Huế biết chút đỉnh về thời trẻ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tôi xin làm ?othầy cò? hộ các anh (chứ không phải cho các tác giả) một số chi tiết được viết trong sách mà tôi cho là chưa thật chính xác sau đây:

    1. Một vài chú thích ảnh cần đính chính:

    Trịnh Công Sơn, một người thi ca một cõi đi về?..in một sưu tập ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gồm 8 trang rất có giá trị. Chỉ tiếc sách đăng ảnh ông Hồ Du Khuê gặp vua hề Charlot năm 1936 với chú thích nhầm là ?oTrịnh Công Sơn, vua hề Charlot, Huế 1959? (trang ảnh thứ ba). Trang ảnh thứ tư, tin ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vớI em gái Trịnh Vĩnh Thúy mà lại chú thích là ?oKhánh Ly - Trịnh Công Sơn, 1967?.

    2. Sáu mươi hai năm ?olàm kiếp con ngườI? của Trịnh Công Sơn rất rõ ràng:

    Mặc dù chưa ai công bố một tiểu sử đầy đủ nào của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng 62 năm ?olàm kiếp con người? của anh thì gia đình và bạn bè anh đều biết rất rõ. Cho nên nhiều bạn đọc ở Huế rất tiếc khi thấy trong sách Trịnh Công Sơn, một người thi ca một cõi đi về có đoạn viết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: ?oSinh??tại Ban Mê Thuột, nhưng lớn lên ở quê nhà, thành phố Huế, trong tĩnh lặng ngôi chùa Hiếu Quang, nơi gia đình ông vào vì nghèo và dường như nhìn thấy nơi bản thể ông căn nghiệp tu hành (trang 415). Ở Huế không có ngôi chùa nào mang tên Hiếu Quang cả. Chỉ có chùa Phổ Quang ở gần nhà thờ họ Trịnh tạI dốc Bến Ngự mà thôi. Gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều qui y theo Phật, nhưng suốt cuộc đờI nhạc sĩ chua bao giờ bị gửI vào chùa vì gia đình nghèo cả. Quý trọng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không nên gán cho những gì chưa từng xảy ra với anh.

    Tại trang 350 cuốn sách quý có viết: ?oTừ năm 1956 trở đi, trong vòng chừng 10 năm, Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ phản chiến duy nhất ở miền Nam?. Như chúng ta đã biết cho đến năm 1959 Trịnh Công Sơn mớI có bài hát đầu tiên ra đời mang tên Ướt Mi và sau đó là một loạt nhạc tình. Năm 1956 Trịnh Công Sơn đã là nhạc sĩ phản chiến ở miền Nam như thế là quá sớm. Có lẽ tác giả muốn viết từ năm 1966 trở đi chăng?

    Tại trang 418, sách viết: ?oBản nhạc đầu tiên năm 1957 là Thương một người và sau đó là Mưa hồng, là Diễm xưa viết sau mối tình đổ vỡ với Diễm, Hạ trắng là cho ngườI em gái của Diễm?? Như trên đã viết, bài hát đầu tiên là Ướt mi ra đời năm 1959, cho nên năm 1957 không thể có bài Thương một người. ĐốI vớI Bích Diễm, Trịnh Công Sơn (và nhiều chàng trai cùng lứa tuổi) rất mê và Bích Diễm cũng có tình cảm riêng Trịnh Công Sơn nhưng hai người chưa có một lờI hẹn biển thề non nào để rồI sau đó đổ vỡ. Không nên hư cấu những thông tin mang tính lịch sử của một nhân vật văn hóa. Thông tin đăng trên báo chưa chính xác còn phảI viết lại đúng. Thông tin trong sách sai mà không đính chính thì cái sai đó được nhân rộng và sẽ vô cùng tai hại về sau.

    3. Nên khai thác chuyện tình của các nghệ sĩ theo hướng nào?

    Trong cuốn sách quý có kể một Chuyện lạ trong tình sử Trịnh Công Sơn sau đây:

    ?oĐấy là một buổi tối đẹp trời, tiệc cưới đã được bày trên một cái bàn ở ngoài sân cỏ. Trên bàn thắp nến. Thanh Thúy mặc áo đầm trắng nhảy tung tăng trên thềm. Trịnh Công Sơn rất vui nói với Trịnh Cung và Đinh Cường: ?oNhí nhảnh như một con chim?. Tiệc đến nửa chừng thì nến tắt. Hai ngườI bạn nhắm mắt lại để Sơn đeo nhẫn cho cô dâu (đấy là chiếc nhẫn mà Trịnh Cung và Đinh Cường góp tiền mua chung để mừng lễ cưới của bạn). Một giọt nước nóng bỏng rơi xuống lưng bàn tay làm Sơn suýt co tay lại. Đấy chính là giọt lệ của Thanh Thúy?.Đêm hôm đó, Trịnh Cung và Đinh Cường đưa cô dâu chú rể về phòng tân hôn là phòng riêng của Thanh Thúy. Đến cửa phòng thì hai anh quay về. Nhưng đi được một quãng khá xa thì họ chợt nghe tiếng giày lóc cóc đuổI theo sau lưng mình. Hai ngườI ngoảnh lạI nhìn, hóa ra người đuổi theo lại chính là chú rể Trịnh Công Sơn! Sơn vừa thở hổn hển vừa thanh minh: ?oBỗng dưng ở lạI một mình với một ngườI đàn bà trước mặt, mình hoảng quá, không biết làm gì, đành bỏ chạy cho khỏe.? (Trang 62-63).Tôi được biết câu ?ochuyện lạ trong tình sử? này đã được đăng trên báo hồi sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vốn rất hiền từ, nhưng khi đọc ?ochuyện lạ? này anh rất giận. Anh dùng những lời lẽ ít khi dùng để tỏ sự bất bình đối với người kể và người viết chuyện ấy. Không ngờ sau khi anh qua đời nó lại ược ?otái bản? với tất cả tính ?okhám phá? mới. Nếu quả thật Trịnh Công Sơn có một đám cưới như thế thì cái ông nhạc sĩ này quá ba lơn trong việc hôn nhân. RồI từ ?osự thật? ấy người ta sẽ ?onghiên cứu? suy diễn ra bao nhiêu vấn đề phức tạp khác mà người viết không thể thấy hết được.

    Sự thật mốI quan hệ tình cảm giữa Trịnh Công Sơn với Thanh Thúy Tàu như thế nào, họa sĩ Đinh Cường là người trong cuộc đã viết rằng:

    ?oSơn có những cuộc tình kỳ lạ. Kỷ niệm si tình đáng nhớ nhất là không biết Sơn mua chiếc nhẫn bằng platine bạc lúc nào, đeo ở ngón tay. Đêm đó, sau khi nhảy xong - thường là đối với Dung và Thanh Thúy Tàu (vì cô lai Tàu và để phân biệt vớI ca sĩ Thanh Thúy). Sơn nói là có món quà muốn tặng, chốc nữa về mớI trao. Khi ra khỏi cửa phòng trà, giữa khuya, đi một đoạn đường Tự Do, thì Sơn nói Thanh Thúy nhắm mắt lại. Sơn lấy chiễc nhẫn đeo vào ngón tay đeo nhẫn cưới của Thanh Thúy, làm Thanh Thúy cảm động, bỏ chạy tớI trước, chiếc robe trắng tung bay trong phố khuya?.Đêm trên phố khuya ấy là một kỷ niệm đẹp.? (Đinh Cường-Tình bạn hồi sinh cơn hôn mê-trang 10).

    Từ chuyện si tình (rất bình thường đốI vớI các nghệ sĩ) tặng một chiếc nhẫn có sẵn diễn ra sau một buổI nhảy đầm, trên đường về giữa phố khuya dựng thành chuyện một đám cưới có tiệc cướI, có nến, có áo cưới, có cô dâu, có khách mời (Đinh Cường, Trịnh Cung), có quà cưới của bạn, có phòng cho đêm tân hôn?.Một chuyện đẹp sao lại biến thành một chuyện ba-lơn?

    Nhân đây tôi xin có ý kiến nhỏ: xưa nay, ở phương Đông cũng như phương Tây, các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ?.ngườI nào cũng có một khối chuyện tình. Nhưng ngườI ta thường nhắc đến những chuyện tình đã có ảnh hưởng đến các tác phẩm. Nhắc đến những chuyện tình đó để hiểu tác phẩm sâu sắc hơn chứ không có nghĩa để khai thác đời tư của các nghệ sĩ.

    Những chuyện tình dù lâm ly ác liệt đến đâu mà không liên quan gì đến tác phẩm thì ngườI ta vẫn phảI tránh. Cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng như nhà thơ Xuân Diệu trước đây ?oyêu rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu?. Trịnh Công Sơn dự định cưới vợ nhiều lần nhưng vì ?osố mệnh? anh chưa cưới ai. Vì thế không nên gán cho anh đã từng có một đám cưới, nghĩa là đã từng có vợ.

    Nguyễn Đắc Xuân

    Nguồn: "Trịnh Công Sơn có một thời như thế"


    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 22:02 ngày 11/04/2004

Chia sẻ trang này