1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vi Tiểu Bảo - Nhân vật thành công nhất trong các tác phẩm của KD - Nhận xét và bình luận

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi nghialong, 21/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mottemotte

    mottemotte Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    543
    Đã được thích:
    1
    Hì hì, có lẽ nói rằng VTB thành công nhất như tớ ở trên là hơi phiến diện. Tớ nhận xét rằng VTB thành công nhất ở mức độ là tất cả những điều hắn mong muốn hắn đều thực hiện được. VTB được sống đúng với con người mình và hầu như ko có điều gì để tiếc nuối.
    Thậm chí, nếu muốn so sánh về sự chọc trời khuấy nước, hay những đại sự quốc gia, rõ ràng VTB cũng đã tham gia ko ít. Có thể tạm coi như VTB đã đi sứ sang tận Nga, tham gia vào đảo chính ở Nga, lật đổ Sa Hoàng và Sa Lí Trát (?? có đúng ko nhỉ - quên rồi), rồi lại đàm phán về ranh giới lãnh thổ 2 nước Nga Trung. VTB đã tham gia đánh thổ phỉ (Thần Long Giáo), vây hãm, đánh thành v.v... Theo tớ nghĩ, những điều này còn đáng tự hào gấp nhiều lần so với những bố như Lệnh Hồ Xung hay Viên Thừa Chí.
    Nếu nói rằng phải tranh giành ngôi vua, trở thành võ lâm đệ nhất cao thủ, hay làm gì đó to tát tương tự mới là thành công thì cũng chỉ là phiến diện bởi lẽ đó ko phải là những mong muốn của VTB.
    Quay về với tác phẩm LĐK, phải nói đây là một bộ sách khác hẳn với các tác phẩm khác của KD. Ngay cái tựa đề của nó đã cho thấy ý nghĩa khác biệt. Các bộ khác như Tiếu Ngạo Giang Hồ, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Liên Thành Quyết... cũng chỉ dừng lại ở ân oán giang hồ và đưa vào chút ít chuyện chính trị quốc gia. Ở LĐK, chuyện "trục lộc" (đuổi hươu) và "vấn đỉnh" (hỏi đỉnh), ám chỉ việc tranh giành quyền lực chính trị, mới là cái xương sống của cả câu chuyện. So với tác phẩm có tương đối nhiều màu sắc chính trị như Thiên Long Bát Bộ, chắc chắn tính chất tranh giành quyết liệt, cũng như sự móc nối sâu xa, các âm mưu tính toán của Lộc Đỉnh Ký vẫn là vượt trội. Toàn bộ các sự kiện xảy ra trong Lộc Đỉnh Ký lại được KD kết nối rất tài tình bằng các cuộc phiêu lưu của VTB.
    Tuy nhiên, đây chỉ là tiểu thuyết, không thể tránh khỏi các tình tiết hư cấu thái quá cộng với sự ngô nghê trong tư duy chính trị
    Nhưng theo thiển ý của tớ, Lộc Đỉnh Ký vẫn xứng đáng là tác phẩm xuất sắc nhất của KD.
    Được mottemotte sửa chữa / chuyển vào 14:38 ngày 24/12/2007
  2. songokuna

    songokuna Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/12/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Cái tôi không đánh giá cao nhân vật này là cuộc đời là một sự may mắn.
    "Chủ nghĩa tự nhiên" mà Kim dung áp đặt vào nhân vật này một cách quá thô bạo vô tình làm cho nhân vật này chết.
    Các vị thử nghĩ xem :Một đứa trẻ là một đứa con của một kĩ nữ thì sao nhỉ ?
    Nuôi dưỡng trong cái môi trường ấy mà có những suy nghĩ của con nhà danh gia thế phiệt.
    Truyện thì tôi cho là hay nhất nhưng nhân vật VTB thì không thể như nhận định của quí vị được.
  3. cungbanvutang

    cungbanvutang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
    Bác đọc kỹ chưa, đã khi nào Vi có cách hành xử mất gốc đâu chứ nhỉ????
  4. nghialong

    nghialong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    Người ta không gọi là may mắn vớ vẩn mà gọi là kỳ ngộ trong đời. VTB chỉ gặp kỳ ngộ, còn cách tận dụng được nó mới thể hiện được mưu trí linh hoạt của hắn. Đó chính là cách để KD xây dựng nên nhân vật để đời này
  5. dieppphi

    dieppphi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm về ''thành công'' của tôi có khác với mọi người.
    Tiểu thuyết của KD đều lấy nhân vật làm trung tâm, câu chuyện xoay quanh nhân vật chính. Vì thế nói LĐK thành công chính là nói VTB thành công, tức là chinh phục được độc giả.
    Thành công của VTB là sự chế giễu dành cho mọi thể chế, hoạt động của xã hội (triều đinh - chính trị, giang hồ - xã hội) nên đây có vẻ là ''tự nhiên'', thật ra ko hoàn toàn là ''tự nhiên''. VTB là Don Quihote ko có lý tưởng, là AQ có nhiều điểm ko chân thực nên ko có tính giáo dục cao. Tôi cho rằng đây là giới hạn của tiểu thuyết võ hiệp và tục văn học nói chung, ko thể xem là thất bại của KD được.
    Điểm mạnh đáng kể nhất của VTB là khả năng nịnh hót. Khả năng này có được là nhờ bản năng sinh tồn mạnh mẽ để tồn tại ở môi trường ''kỹ viện''. Sau này khả năng trở nên đắc dụng ở mọi môi trường, kể cả đối với một ni cô thoát tục như Độc tý thần ni.
  6. VNKILLER

    VNKILLER Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Minh cũng như bạn Nghĩa Long, cứ lâu lâu lại lấy ra đọc lại 1 lần. Nói chung là mình thích VTB rất nhiều.
    Nhìn nick YM của mình là biết ngay à : vi_tieu_bao_1980@yahoo.com (Nick này có lâu rồi chứ không phải mới tạo nha )
  7. BradPit

    BradPit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    (Do nick Mottemotte đang bị lock, dùng tạm nick này nói tiếp.)
    Thực ra chuyện nịnh hót này gặp đầy rẫy ngoài đời. Tuy nhiên, nịnh hót cũng có vài kiểu. Có loại người chỉ nhờ nịnh hót giỏi, chẳng biết làm gì khác, lại gặp những người ưa nịnh mà lên được vị trí này, chức tước nọ hoặc được lợi về tiền tài... Loại nịnh hót giỏi như VTB lại khác. VTB biết đoán ý, nịnh hót cực giỏi, hắn còn tự nhận mình là "đại vương vỗ mông ngựa". Nhưng VTB không chỉ nịnh hót giỏi mà còn làm việc cực kỳ hiệu quả nữa. Ví dụ như đoạn VTB đi tìm "tướng quân râu xồm" về để dùng trong việc hành quân đánh trận cho thấy mắt nhìn người và khả năng xét đoán của VTB là cực tốt. Hắn biết loại người "đại vương vỗ mông ngựa" như mình ko thể dùng được trong các công việc thực tế, lại biết rằng những người tài nhất quyết ko chịu "vỗ mông ngựa". Hắn đã quyết định người có tính khí cương cường đi làm việc cho mình, và đã thành công mĩ mãn. Đây là cái tài dùng người mà không phải ai cũng có.
    Chưa kể bản thân VTB cũng có nhiều hành động rất dũng cảm. Cái đoạn VTB chìa đầu ra cho lạt ma Tây Tạng chém vào, thử hỏi được mấy người như hắn?
    Có thể cách nói năng và cách làm việc của VTB nặng mùi vô học, thô bỉ nhưng theo quan điểm của tôi, những người nói năng nho nhã, cứ cố giữ mình thanh cao mà suốt ngày chẳng làm gì có ích cho đời còn đáng khinh hơn. Xuất thân tầm thường, xấu xa, nhưng biết nhìn người, biết việc, có can đảm, dám nghĩ, dám làm, VTB còn hơn xa những kẻ gọi là xuất thân từ nhà danh gia thế phiệt (ví dụ như Trịnh Khắc Sảng).
    Có một đặc điểm nữa ở VTB là muốn gì thì sẽ thực hiện cho bằng được. Thử xem có ai như VTB, lấy bằng được các cô gái hắn muốn lấy. He he, xem phim Hàn Quốc Hàn Xẻng, hơi tí khó khăn trong tình yêu là lăn ra ung thư với tự tử, ko thì cũng phải phụt ra vài lít nước mắt, xem mà thấy ghê. Cách làm của hắn có vẻ vô luân, nhưng các cô gái cuối cùng có yêu hắn ko nào?
    Về cái đoạn vàng vàng ở trên, hi hi, "Độc tý thần ni" chẳng qua là công chúa Trường Bình của vua Sùng Trinh, chính là nhân vật A Cửu trong Bích Huyết Kiếm. Cửu Nạn (hay như bạn gọi là "Độc tý thần ni") thực ra là một người tâm còn nhiều sân, si. Trong chuyện, đoạn ở Sát quy đại hội, Cửu Nạn nhìn thấy Phùng Nan Địch bỗng nhớ chuyện xưa, nhớ ngay đến người iu cũ là Viên Thừa Chí. Đến chỗ ở của mình ngày xưa trong cung bà lại rơi lệ, đến chỗ Sùng Trinh thắt cổ tự tử thì khóc lóc thảm thiết. <== Như vậy không thể coi là ni cô thoát tục. Đặc biệt, người như Cửu Nạn, xuất thân gianh giá, ăn sung mặc sướng quen rồi, đi tu chẳng qua chỉ là để trốn tránh việc đời, cố quên Viên Thừa Chí thôi. Đến khi được VTB phục thị tử tế, ăn uống ngon lành mấy bữa là sướng. Thế thì làm sao thoát tục được?
  8. ngvohinh0709

    ngvohinh0709 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Công nhận Lộc Đỉnh Kí là tác phẩm hay. Theo ý kiến chủ quan của tôi thì đó là tác phẩm số 1của Kim Dung về mọi phương diện. Bối cảnh rất rộng từ kĩ viện đến hoàng cung, từ Bắc Kinh đến Mạc Tư Khoa. Kết cấu li kì, hấp dẫn với nhiều trường đoạn được miêu tả rất đạt. Văn phong mới lạ, độc đáo nhưng càng đọc càng thấy quen, đặc biệt ở những đoạn miêu tả tâm lý, suy nghĩ của Vi Tiểu Bảo.
    Còn bàn về họ Vi thì đó đúng là 1 thành công trong cách xây dựng nhân vật của Kim Dung. Vi Tiểu Bảo không phải là người anh hùng như các nhân vật chính trong mọi tiểu thuyết võ hiệp khác ( kể cả của Kim Dung ). Văn thì không nhận được tên mình nếu viết riêng. Võ thì khá hơn chút xíu nhưng chỉ là so sánh với những người không biết võ công. Vậy mà y lại rất thành công. Một mình đảm nhận bao nhiêu vai trò đối nghịch nhau và cuối cùng thì ung dung tự tại với 7 cô vợ và mấy trăm vạn lượng bạc ( lại còn kho báu ở Lộc Đỉnh Sơn nữa chứ ). Khang Hi cũng không làm gì được y, Thiên địa hội cũng vậy. Tất cả những điều đó tưởng chừng vô lý nhưng dưới ngòi bút của Kim Dung ta lại thấy rất hợp lý. Tóm lại đây xứng đáng là tác phẩm phong bút của Kim Dung.
    Tôi đã đọc nhiều tác phẩm của Kim Dung, có nhớ được nhiều đoạn hay nhưng Lộc Đỉnh Ký là tác phẩm tôi đọc nhiều nhất, hầu như tháng nào cũng xem lại, không phải cả bộ chỉ là một hai quyển thôi nhưng mỗi lần đọc lại là 1 lần thấy phục tác giả.
  9. bachdang07

    bachdang07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    tiểu bảo khi ta đọc thấy đúng là một hạ lưu đê tiện nhưng càng đọc ta lại thấy sâu trong hắn là một con người luôn biết hướng thiện
  10. mottemotte

    mottemotte Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    543
    Đã được thích:
    1
    Cái đoạn mà tớ nể phục nhất đối với VTB ko phải mấy đoạn dùng mưu mẹo thoát khỏi kĩ viện, dùng mưu đóng giả lạt ma cứu Thuận Trị thoát khỏi chùa Thanh Lương, hay đoạn chìa đầu ra cho bọn lạt ma chém...
    Đoạn mà mình cảm thấy nể phục nhân vật VTB chính là đoạn hắn đâm Đa Long, ngụy tạo tình huống thích khách vào giết mình để thoát ra ngoài cung cứu Thiên Địa Hội.
    Sau khi đâm Đa Long, VTB đã rưng rưng nước mắt. Quả thực ở đó còn ai khác đâu, chỉ còn mỗi VTB đứng đó (có 1 tiểu thái giám cũng đã bị hắn thịt), nên không thể nói đó là nước mắt cá sấu. Phải cân nhắc giữa tính mạng bao nhiêu anh hùng thiên địa hội, và tính mạng của Đa Long cùng tên thái giám, VTB đã quyết định rất nhanh. Xuống tay với một người mình quý mến để cứu bao nhiêu người khác, nhát trủy thủ ấy quả thực là một hành động cực kỳ khó khăn. Nhát dao ấy vừa có thể coi là bất nghĩa, mà vừa là đại nghĩa.
    Có thể sẽ có người phản đối cách phân tích này của mình. Đương nhiên, hành động này của VTB rất khó phán xét. KD đã đưa nhân vật của mình vào một tình thế cực kỳ khó giải quyết. VTB đã chọn phương án ít thương vong nhất, đem lại được nhiều ích lợi nhất (hoàn toàn không phải lợi ích cho bản thân hắn). Dĩ nhiên đây chỉ là ý kiến của cá nhân mình, xin mời mọi người luận tiếp.

Chia sẻ trang này