1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vị Trí của Lực Lượng Biên Phòng Trong Quân Đội ta

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cumga_H5N1, 08/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cumga_H5N1

    cumga_H5N1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Vị Trí của Lực Lượng Biên Phòng Trong Quân Đội ta

    - Ai cũng biết Ngày xưa Lực Lượng Biên Phòng thuộc Bộ công an gọi là Công An Vũ Trang
    -Hiện tại lực lượng này Thuộc Bộ Quốc phòng(gọi vui là lính xanh)
    -Vấn đề đặt ra là hiện nay lực lượng Biên Phòng kiêm nhiệm khá nhiều Công việc liên quan tới các bộ khác.vừa làm nhiệm vụ của Bộ quốc phòng, Bộcông an,An ninh.Hải quan chống buôn lậu..thậm chí kiêm luôn Kiểm lâm nữa
    Về biên chế Hiện nay trong Bộ quốc Phòng Bộ Tư lệnh Biên Phòng cũng chỉ tương Đương cấp quân chủng.
    iem có 3 ý kiến sau:
    1.Giữ nguyên như Hiện nay
    2.Sáp nhập lại bên công an
    3.Thành lập cơ quan tương đương cấp Bộ cho lực lượng Biên phòng
    -Ý Kiến Các Bác ?
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Hừm, đồng chí cúm gà này cứ như là Ban tổ chức TW ý nhẩy! [:P Nào thì nói về Công an vũ trang hay Bộ đội biên phòng nào.
    Chuyện kể về vị Tư lệnh kiêm Chính uỷ đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân vũ trang
    Những bước đi đầu tiên bao giờ cũng khó khăn, người mở đường luôn cần một bản lĩnh, sự dũng cảm và một chút mạo hiểm. Tôi luôn trân trọng và khâm phục những người tiên phong ở bất cứ lĩnh vực nào, dù thành công hay thất bại nhưng họ là những người dám nghĩ, dám làm, dám vượt lên để tìm ra hướng đi mới. Trong dòng suy nghĩ miên man ấy, khi lật giở cuốn Từ điển Bách khoa quân sự, mắt tôi chạm ngay vào dòng chữ nằm ở đoạn giữa những dòng chữ viết về Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ: ?oNăm, 1958 là Thứ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh kiệm chính uỷ đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân vũ trang?.
    Người khởi thảo đề án thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang
    Từ những cảm xúc vô hình về con người ông cứ thôi thúc tôi phải tìm bằng được những tư liệu về một vị tướng đặt nền móng cho cả một lực lượng với sứ mệnh thiêng liêng vì sự bình yên của Tổ quốc. Thế là lao vào tìm tài liệu mong tìm được tư liệu dày dặn về con người ông. May thay khi tìm đến Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, chúng tôi được các anh ở Phòng Tuyền huấn giới thiệu tới gặp ông Trịnh Trân-nguyên Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, người đã từng có thời gian làm việc dưới quyền Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ trong những ngày đầu tiên thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang.
    Trong dòng hồi ức về vị Tư lệnh mà theo ông luôn là người phải đảm nhiệm những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp trong bối cảnh phức tạp của vận mệnh đất nước, là những câu chuyện về biệt tài thuyết phục, đoàn kết cán bộ, chiến sĩ và hơn hết là sự chân tình của ông với những đồng sự cấp dưới.
    Đầu năm 1958, Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ được điều động giữ trọng trách Thứ trưởng Bộ Công an, chuyên trách khởi thảo đề án thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang trình Bộ Chính trị phê duyệt. Ông đã miệt mài nghiên cứu mô hình tổ chức của các nước bạn như Liên Xô (cũ) và Trung Quốc cùng với kinh nghiệm và vốn sống thực tế của một cán bộ trưởng thành từ phong trào đấu tranh cách mạng của 3 nước Đông Dương suốt trong thời gian làm Bí thư Liên tỉnh gồm Hà Nội, Sơn Tây, Hà Đông từ những năm 1939-1940, bị Pháp bắt giam kết án 27 năm tù khổ sai đày ra Côn Đảo (từ năm 1943) đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử tham gia Ban lãnh đạo Chi uỷ nhà tù, Trưởng đoàn phòng thủ Côn Đảo, cướp chính quyền tại Côn Đảo. Khi được cử về Nam Bộ công tác, ông đã từng là Chính uỷ kiêm Tư lệnh quân khu 7, khu 8, khu 9, là Xứ ủy viên Nam Bộ, hơn ai hết ông hiểu lực lượng vũ trang của chúng ta cần gì trong tình hình Mỹ bắt đầu can thiệp vào miền Nam, thực hiện mưu đồ diệt Cộng ở miền Nam, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Toàn bộ quân đội phải dốc lòng phục vụ tiền tuyến lớn, lực lượng Công an cần phải có lực lượng vũ trang để có thể thực hiện được nhiệm vụ vô cùng quan trọng là bảo vệ an ninh biên giới và vũ trang nội địa ở miền Bắc nhằm bảo vệ Đảng, Chính phủ và tài sản, tính mạng của nhân dân. Chính vì những yêu cầu cấp thiết đó, với sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ, bản đề án thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang do Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ khởi thảo đã nhanh chóng được Bộ Chính trị thông qua. Ngay sau đó, ngày 19-11-1958, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 58-NQ/TW về việc xây dựng lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên cương. Ngày 3-3-1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 100-TTg quy định rõ rằng ?oCông an nhân dân vũ trang được tổ chức theo các cấp: Ban chỉ huy Công an vũ trang Trung ương đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an và các cơ quan giúp việc: Cục Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Trinh sát, Cục Hậu cần??, tổ chức và lãnh đạo chỉ huy của Công an nhân dân vũ trang. Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ, Thứ trưởng Bộ Công an chính thức được bổ nhiệm làm Tư lệnh kiêm Chính uỷ lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Trong buổi lễ thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang tại CLB Quân nhân (Hà Nội), hơn 600 đại bêỉu thay mặt cho cán bộ, chiến sĩ đang công tác, chiến đấu trên các tuyến biên phòng và nội địa đã thực sự xúc động và vinh dự đón Bác đến thăm. Nhìn Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ trong bộ quân phục với quân hàm, quân hiệu mới, sáng ngời, Bác đã khen: ?oChú Tuệ đẹp lắm!? làm cho không khí của buổi lễ vui và bớt đi căng thẳng rất nhiều. Sau đó, bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, căn dặn: ?oThành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang là một thành công về đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa Bộ đội và Công an. Công an và Bộ đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản chuyên chính?. Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ đã được Bác tin tưởng, gửi gắm nièm tin nên những năm thực hiện sứ mệnh của một vị Tư lệnh, ông đã cùng các cán bộ, chiến sĩ của mình thực hiện nghiêm túc lời căn dặn của Người đối với lực lượng Công an nhân dân vũ trang: ?oĐoàn kết cảnh giác; Liêm chính kiệm cần; Hoàn thành nhiệm vụ; Khắc phục khó khăn; Dũng cảm trước địch; Vì nước quên thân; Trung thành với Đảng; Tận tuỵ với dân?.
  3. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Xin mạn phép trình bày chút ít vậy, vấn đề cấp vĩ mô lớn quá
    Riêng với tình hình nước ta, biên phòng trực thuộc BQP là hợp lý nhất. Chúng ta có đường biên giới dài, rộng, và phức tạp. Khi có chiến tranh, biên phòng là chốt chặn đầu tiên, thống nhất chỉ huy tác chiến giữa bộ đội chủ lực, địa phương, dân quân, biên phòng dưới một bộ chỉ huy chung là rất hợp lý. Nếu giả sử biên phòng ko thuộc bộ quốc phòng, chiến tranh xảy ra ai sẽ chỉ huy lực lượng toàn tuyến biên giới, lại phải lập một bộ chỉ huy hỗn hợp các bộ ngành, như vậy quả là phức tạp.
    Hai là Về trang thiết bị, Biên phòng thuộc BQP là hợp lý nhất. Ở trên bộ thì không nói, còn trên biển, Biên phòng phải sử dụng các loại tàu tuần tiễu đặc chủng của Hải quân, các trang thiết bị hạng nặng. Liệu còn ngành nào ở nước ta có đủ kinh nghiệm huấn luyện, trang bị, cung cấp, mua sắm tàu chiến như Quân đội không. Do vậy Biên phòng thuộc BQP là hợp lý trong hoàn cảnh Việt Nam.
  4. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Bộ Tư lệnh Biên phòng chỉ tương đương cấp Binh chủng thôi, không được là Quân chủng đâu!
    Biên phòng nhiệm vụ thời bình là đảm bảo sự ổn định của đường biên giới, thời chiến là lực lượng tác chiến đầu tiên để kìm giữ quân địch, tạo điều kiện để lực lượng chủ lực có thời gian tham chiến! Biên chế chủ yếu là cấp đồn với quân số không đông và ít trang bị hỏa lực hạng nặng! Dù lính biên phòng có tinh nhuệ, thiện chiến đến mấy cũng không phải là lực lượng cơ bản có tính quyết định trong lực lượng phòng thủ quốc gia, đưa lên cấp Bộ đâu có hợp lý hả bác
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Vị Tư lệnh thân tình và tài hoa
    [​IMG]
    Trọng trách nặng nề đặt lên vai vị Tư lệnh, làm thế nào để hoàn thiện bộ máy chính qui, thông suốt, làm thế nào để ổn định tinh thần anh em chiến sĩ, tạo được khối đoàn kết nội bộ và một thế trận lòng dân vững chắc. Đại đa số cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang ngày ấy đều từ quân đội chuyển sang. Bộ trưởng Bộ Công an lúc bấy giờ là đồng chí Trần Quốc Hoàn giao nhiệm vụ cho Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ phải nghiên cứu quân hàm, quân hiệu để chính quy hoá đội ngũ lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Trong con người Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ luôn ẩn chứa những bất ngờ thú vị. Những tưởng ông là vị tướng tài binh thao lược bận trăm công nghìn việc liên quan tới an ninh quốc gia, vậy mà trong cuộc đời, ông vẫn dành sự đam mê cho hội hoạ và nhiếp ảnh. Ông Trịnh Trân kể lại: Chính nhờ hai biệt tài này mà ông Tuệ đã trực tiếp chỉ đạop thành công việc sáng tác quân hàm, quân hiệu cho lực lượng Công an nhân dân vũ trang và được Bác Hồ khen đẹp và rất phù hợp với đặc thù công việc. Và điều đặc biệt nữa là mầu quân hiệu của ngành Công an bây giờ chính là mẫu do Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ đã gợi ý cho các hoạ sỹ sáng tác từ thời điểm đầu tiên đó.
    Giờ đây, ngồi nhắc lại những kỷ niệm về vị Tư lệnh đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân vũ trang, ông Trịnh Trân và người vợ hiền của ông đều thốt lên: ?oBác Tuệ trông phong độ lắm, ông có vẻ đẹp lịch lãm toát lên từ tâm hồn nữa?, Trong thời điểm đầu còn nhiều khó khăn, ông Tuệ chính là hạt nhân đoàn kết, thuyết phục mọi người tin tưởng và hoàn thành tốt nhiệm vụ mới. Ông luôn trăn trở: Vấn đề khó nhất không phải là súng đạn mà là sự đoàn kết trong nội bộ, các đơn vị quân đội phải đoàn kết với các đơn vị Công an để hỗ trợ nhau. Nhiều cán bộ, chiến sĩ ngày đó luôn trân trọng ông là vị tướng chỉ huy quyết đoán nhưng không sắc lạnh, ông quan tâm chú ý đến từng người, không phân biệt ranh giới giữa thủ trưởng và chiến sĩ. Ông rất quan tâm chú ý đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, chiến sĩ. Đi đến đâu ông cũng chú ý tới bếp ăn, chỗ ở của anh em. Ông còn chủ trương thành lập Đoàn văn công Công an nhân dân vũ trang được chiến sĩ và nhân dân mến mộ. Diễn viên của đoàn đẹp, trang phục phù hợp và đặc biệt có trình độ nghệ thuật cao, mang đậm bản sắc dân tộc. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng lời ca tiếng hát của Đoàn văn công Công an nhân dân vũ trang đã vương tới những vùng sâu, biên giới, hải đảo xa xôi kịp thời cổ vũng tinh thần chiến đấu của đồng bào và chiến sĩ. Ông còn thành lập cả một đội bóng đá, bóng chuyền mang tên ?oSao vàng? của Công an nhân dân vũ trang, tham gia thi đấu đạt nhiều thành tích cao. Ông cũng là một chân sút bóng xuất sắc và là một cổ động viên hết sức nhiệt tình của đội bóng. Mỗi lần đội bóng xuất trận, mọi người đều thấy Tư lệnh có mặt để động viên các cầu thủ. Ông Ngọc Châu-nguyên Cục trưởng Cục Chính trị Công an nhân dân vũ trang (sau là Bộ Tư lệnh, Bộ đội Biên phòng) vẫn nhớ nưh in bữa cơm thân mật do chính bà Thanh Xuân, phu nhân Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ trổ tài với món tiết canh kiểu Cần Thơ tại nhà riêng của vị Tư lệnh ngay sau lễ phong quân hàm. Chính trong bữa ăn vui vẻ, thân tình như thế, Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ tranh thủ bàn bạc công việc với anh em, chuẩn bị vào cuộc với nhiệm vụ mới.
    Vi phạm bản quyền của đồng chí Lẻ loi phát Này thì văn công Bộ đội biên phòng
    [​IMG]
  6. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Chắc chắn Biên phòng tương đương Quân chủng.
    Tư lệnh Biên phòng có quân hàm Trung tướng.
    Xe của Biên phòng có Biển QB, tương tự như hải quân QH và Phòng không không quân QA.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Và cuộc chiến cam go với thế lực *********
    Những người trong ngành Công an đều cảm phục vị tướng Tư lệnh đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân vũ trang, lực lượng có tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược chống lại âm mưu lật đổ chế độ dân chủ nhân dân ở miền Bắc của bọn đế quốc bên ngoài và bè lũ Mỹ-Diệm ở miền Nam. Chưa bao giờ bọn gián điệp, phản cách mạng lại hoạt động mạnh kích, động quần chúng rầm rộ, có qui mô tổ chức lớn như trong thời điểm này, gây nhiều bất an trong dân. Điển hình là vụ bạo loạn ở Đồng Văn-Hà Giang diễn ra năm 1959. Đây là vụ mà bọn ********* đã đóng Cổng Trời nổi dậy ở 15 xã của huyện, đuổi bắt cán bộ Công an đến công tác. Đi đến đâu chũng cũng bắt giết cán bộ, cướp hàng hoá, gạo, kho muối của Nhà nước, ép dân chúng theo chống lại chính quyền. Lúc này, Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ đã thể hiện một bản lĩnh thao lược đúng dắn, ông bình tĩnh quán triệt tư tưởng: Phải phân biệt được địch với quần chúng, không được định kiến với đồng bào Mông, phải cải thiện đời sống nhân dân, nhiệm vụ quan trọng là phải tìm ra kẻ cầm đầu. Chính vì sách lược đó, lực lượng Công an nhân dân vũ trang phối hợp với công tác chính trị, dưa cán bộ miền xuôi hoạt động cùng cán bộ người dân tộc thiểu số xây dựng được một số cơ sở, thu thập được nhiều tin tức có giá trị, nắm rõ kế hoạch của bọn *********. Hơn 1.000 tên ********* ở Đồng Văn, trong đó có 65 cán bộ xã và 188 tên ********* từ bên đã tắt ngấm hy vọng lật đổ chính quyền trước sự dũng cảm, mưu trí của lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Sau vụ bạo động ở Đồng Văn-Hà Giang, lực lượng Công an nhân dân vũ trang còn giải quyết thành công vụ bạo loạn ở Móng Cái-Quảng Ninh. Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ khẳng định: Bài học ở Đồng Văn cho thấy không thể thờ ơ với công tác dân vận. Cán bộ ở Móng Cái toàn là người Hoa, chúng ta phải đưa ngay cán bộ của ta vào. Tìm bằng được kẻ cầm đầu, tránh cán bộ, ta bắn nhầm đồng bào mình. Ông là vị tướng miệng nói tay làm, rất gắn bó với chiến sĩ. Bàn chân của ông đã đặt đến những miền xa xôi của Tổ quốc. Nơi nào khó khăn, gian khổ, ông đều tìm cách đến để động viên cán bộ, chiến sĩ. Đặc biệt là những ngày Tết cổ truyền, ông thường ăn Tết với anh em hết sức vui vẻ và chân tình.
    Chỉ gắn bó với lực lượng Công an nhân dân vũ trang chừng hơn 3 năm, nhưng Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ đã vạch ra bản đồ chiến thuật lâu dài và còn nguyên giá trị tới ngày hôm nay khi lực lượng này (sau chuyển sang Bộ đội Biên phòng) đã trải qua hơn 40 năm hoạt động. Hình như ông là người luôn tạo ra những sự mở đầu thì phải. Từ Thứ trưởng Bộ Công an ông được đề bạt sang làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, và lại mở đầu một kế hoạch táo bạo: Mở con đường mòn Hồ Chí Minh trong mưa bom bão đạn của kẻ thù.
    Hèm, tác giả của bài báo này là nhà báo Lưu Vinh-Phó tổng biên tập báo CAND
  8. daulauxuongcheo

    daulauxuongcheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Còn kiêm cả việc của bên giáo dục là xoá mù chữ và bên y tế là khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc nữa chứ
  9. tungcongtu

    tungcongtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Bộ đội biên phòng tương đương quân chủng là chính xác. Tôi không thấy lý do nào để thay đổi tổ chức quản lý của lực lượng biên phòng cả.
  10. hiepga20

    hiepga20 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2005
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Chị mỹ tâm nói hơi thiếu rôì . Ngày trước QK là không quân. QP là phòng không . Dạo này hình như " hết " biển nên " đẻ " ra QA thì phải . Không biết có đúng ko Dạo này ra đưòng gặp nhiều con Xe Ngon biển quân đội thật . Quân đội mình đánh giặc giỏi ," chơi " xe cũng ko kém . Hoan hô QDND Việt Lam

Chia sẻ trang này