1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vị trí của truyện kiếm hiệp trong văn học Trung Hoa TK20

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Phicanh, 31/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tieudongta

    tieudongta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bạn Royce, trong tất cả các tác phẩm KH thì tôi thích nhất là quyển TNGH đấy.

    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Sắc bất ba đào dị nghịch nhân
  2. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Lại "khai quật" một topic cổ lên, hic hic...
    Nói về các tác phẩm được chọn trong danh sách 100 tác phẩm đó, thì không chỉ hay là đủ đâu. Nếu nói về hay, có khi các tác phẩm văn học ngày nay hơn đứt những truyện ngày xưa. Thế thì sao còn nhắc mãi đến Cầu nhiêm khách truyện, Hội chân ký làm chi?
    Xạ điêu anh hùng truyện, Lộc đỉnh ký, Bạch phát ma nữ truyện là những truyện kiếm hiệp tiêu biểu, có tính cách tiên phong, khai phá những con đường mới. Xạ điêu anh hùng truyện có ảnh hưởng lo lớn lên các tác phẩm về sau. Ngay cả Thần điêu hiệp lữ cũng chịu ảnh hưởng của Xạ điêu anh hùng truyện mà thôi. Cái hay cái đẹp của Xạ điêu anh hùng truyện chính là ở sự kỳ vĩ to lớn trong quy mô của tác phẩm. Những sai sót nhỏ nhặt trong tác phẩm là rất đáng tiếc, nhưng cũng không thể làm mất đi sự vĩ đại của Xạ điêu anh hùng truyện. Để mình đưa ra một minh họa cho việc này: nếu như Xạ điêu anh hùng truyện là một đỉnh núi cao ngất trời, sẽ có hai cách để thưởng lãm: hoặc là vào trong núi ngắm rừng xanh nước thẳm, đá biếc khe trong; hoặc là đứng từ xa trăm dặm mà quan sát phong cảnh. Thử hỏi thưởng lãm bằng cách nào sẽ cảm nhận dễ dàng hơn sự hùng vĩ của đỉnh núi ấy? Cho nên nói rằng Xạ điêu anh hùng truyện cao hơn Thần điêu hiệp lữ và Tiếu ngạo giang hồ là vậy.
    Riêng Lộc đỉnh ký thì rõ là một cố gắng của Kim Dung nhằm xóa bỏ ảnh hưởng sâu đậm của phong thái "anh hùng xạ điêu" trong phong cách của mình. Cá nhân mình rất thích tác phẩm này. Tác phẩm này giống như là một bức tranh lớn, muôn màu muôn vẻ, vẽ thật nhiều nhân vật, chim muông, hoa lá, nhà cửa, thật là phong phú rực rỡ vô cùng. Ngược lại, Xạ điêu anh hùng truyện giống như một ngọn núi trong bức tranh thủy mặc, chỉ có vài nét mà gửi gắm cả một sự to lớn hùng vĩ. --> Xạ điêu anh hùng truyện và Lộc đỉnh ký đúng thực là hai kiệt tác của Kim Dung, nhưng Xạ điêu anh hùng truyện vẫn vĩ đại hơn.
    Bạch phát ma nữ truyện của Lương Vũ Sinh lại tiêu biểu cho một phong cách kiếm hiệp khác, chính thống hơn là của Kim Dung, và chắc chắn là ngược hẳn với Cổ Long. Ảnh hưởng của Bạch phát ma nữ truyện cũng khá mạnh. Chính Kim Dung cũng thừa nhận ông đã chịu nhiều ảnh hưởng của Lương Vũ Sinh.
    Đương thì nhược ái Hàn công tử
    Mai cốt thành khôi hận vị hưu.
    Được Liv sửa chữa / chuyển vào 06:01 ngày 30/05/2003
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    So sánh giữa các bộ truyện rất khó nói, vì mỗi bộ có một giá trị văn học nghệ thuật nhất định nào đấy.
    Thần điêu hiệp lữ (TĐHL) nổi bật ở sự chung thủy trong tình yêu, ở quyết tâm vượt qua mọi ràng buộc trong lễ giáo phong kiến để tiến tới tình yêu vĩnh hẵng giữa sư phụ Tiểu Long Nữ và đệ tử Dương Qua. Giá trị khác của tác phẩm chính là đã đả phá vào quan niệm cổ hủ về chữ "trinh" của người con gái. Chưa có một tác phẩm kiếm hiệp chính thống nào mà nhân vật nữ chính lại bị mất trinh như thế. Tiểu Long Nữ, một phần nào giống như nàng Kiều, chính là biểu tượng của sự trong trắng nơi tâm hồn của người phụ nữ. Có thể họ không là xử nữ, nhưng tâm hồn của họ vẫn băng thanh ngọc khiết. Một giá trị nữa của TĐHL chính là phong thái cuồng ngạo của Tây Cuồng Dương Qua, một người thích làm gì thì làm, mặc cho lễ giáo, nhưng vẫn giữ được bản sắc anh hùng, vẫn không thẹn là một nam nhi thời loạn.
    Ngược lại với đề tài tình yêu trong TĐHL, Xạ điêu anh hùng truyện (AHXĐ) đề cao đến những phẩm chất của một người quân tử, một người hết lòng vì dân vì nước, không nề hà hiểm nguy, cũng chẳng tham công danh phú quí - Quách Tĩnh. Tác phẩm này có quy mô của những sự kiện lịch sử, với người anh hùng đại mạc Thiết Mộc Chân được khắc học khá sinh động. Ngoài quy mô lịch sử ra, AHXĐ có vẻ gần như các tác phẩm kiếm hiệp chính thống. Điều khác biệt rõ rệt là nhân vật nam chính lại không đẹp trai và thông minh.
    Nếu như đọc TĐHL để cảm thán trước mối tình si của DQ-TLN, đọc TNGH để thấy cái không khí bàng bạc tiêu dao của Lão Trang, thì đọc AHXĐ có thể cảm cái hào khí của những bậc trượng phu vì nghĩa quên mình, vị quốc vong thân. Mỗi tác phẩm đều đem đến những giá trị khác nhau, khó có thể nói tác phẩm này hay hơn tác phẩm kia và ngược lại.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  4. PhamDao

    PhamDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Nói thật với Kiều bang chủ, lão gàn cũng mê kiếm hiệp nhưng không tin lắm vào việc chúng đem lại kiến thức nhiều đâu. Đúng là có nhiều vấn đề về văn hoá Trung Hoa, nhưng chúng ở dạng rất phổ thông và chung chung. Cả vấn đề triết học cũng thế.
    Nhưng công nhân, đọc chưởng xong mình thấy yêu con người Khựa, lịch sử Khựa và văn hoá Khựa thế không biết. Có khi đấy là thành công lớn nhất của Kim lão gia đấy.
    Có lần lão gàn được đọc một cuốn chuyên luận về văn học Khựa đã xuất bản lâu rồi. Tác giả Khựa thì phải.Trong đấy có nói rằng đoạn Bi tráng Nhạn môn quan và đoạn Lệnh Hồ- Nghi Lâm ở ruộng dưa là những đoạn đã đạt đến độ xuất thân về tính bi tráng và trữ tình , những đoạn mà các dòng văn học khác phải ghen tị
    Lão gàn thấy Bi tráng Nhạn môn quan thì hùng tráng thật, chứ quả ở ruộng dưa thì cũng bình thường thôi, nhỉ?

    Chong đèn khuya đọc Kim Dung
    Dưới trăng Vô Kỵ trùng phùng Triệu Minh
    Tiểu Siêu về nước một mình
    Trời xa giọt lệ ân tình buồn thênh...
  5. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Phạm hữu sứ nói đúng! Cái hay của Kim Dung chính là ở chỗ Kim tiên sinh đã thổi vào tác phẩm của mình những hơi thở vô cùng sinh động, khiến cho độc giả có cảm tưởng như mình đang ở trong bộ truyện, và điều đó đã khiến họ say mê. Đọc Thủy Hử, Tam Quốc cũng thế. Đấy cũng là điều mà các tác phẩm văn học lịch sử của Việt Nam vẫn chưa làm được. Thật đáng tiếc là tác phẩm 12 sứ quân tại hạ chưa có dịp đọc để có thể nhận xét về mức độ ảnh hưởng của các tác giả Việt Nam.
    Nói lạc đề một chút, các bộ phim lịch sử cũng vậy. Phim Trung Quốc hoành tráng, những chi tiết đều được chăm sóc kĩ lưỡng, cho nên khi xem rất kích thích. Nó khiến cho người xem không thể bỏ được. Ngược lại, phim lịch sử Việt Nam thì rặt những lỗi, phim truyện nhạt như nước ốc, chỉ xem vài phút là muốn tắt máy đi ngủ (Hoàng Lê Nhất thống chí là VD tiêu biểu). Nhiều lúc ngẫm lại cũng thấy buồn thay!
    Đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung tiên sinh nếu chắt lọc ra vẫn có những điều hay. Tỉ như Quách Tĩnh bàn về người anh hùng với Thánh Cát Tư Hãn, Tiêu Phong vạch ra âm mưu của Mộ Dung Bác nơi Thiếu Lâm Tự. Thật ra những vấn đề đấy không mới, người am hiểu lịch sử đều biết. Các bậc tiền bối nước mình như Hưng Đạo Vương, Ức Trai tiên sinh cũng có những câu nói súc tích tương tự. Khổ 1 nỗi VN mình chẳng có 1 ông Kim Dung để có thể đưa những điều ấy đến độc giả!
    Riêng về đoạn giữa Nghi Lâm - Lệnh Hồ Xung thì đúng là cũng thường thật. Chưa so sánh với các tác phẩm khác, ngay trong Tiếu ngạo giang hồ vẫn có những đoạn trữ tình hơn, tỉ như Lệnh Hồ Xung - Nhạc Linh San đấu kiếm tranh chức chưởng môn Ngũ Nhạc phái. Bi tráng Nhạn Môn Quan thì đúng là hay rồi. Thiên long bát bộ có 3 huynh đệ kết nghĩa nơi Thiếu Lâm Tự là hùng tráng, tuẫn tiết tại Nhạn Môn Quan là bi tráng.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  6. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    hihi , cả Phạm huynh lẫn Kiều đệ đều chỉ để ý đến khung cảnh , tình tiết mà quên đi nhân vật , đoạn ở trong ruộng dưa nếu đặt Linh San hay Doanh Doanh vào thì thường thật , nhưng đây lại là Nghi Lâm , một tiểu ni cô !! Cái đặc biệt trữ tình nó nằm ở chổ đó . Dõi theo những chuyển biến tâm trạng của tiểu ni cô lần đầu tiên kề cận một gã trai lơ , đến nổi phải động lòng trần , lại phạm vào bao điều giới quy nhà Phật , mới thấy thật thú vị và lãng mạn làm sao !!!
    Xử thế nhược đại mộng ​
    Hồ vi lao kỳ sinh ?​
  7. prankster

    prankster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    0
    Đọc đến đoạn Nghi Lâm chỉ vì một trái dưa mà cuống cuồng cả lên, hết xin tội đến cầu trời khẩn phật có mấy ai không cười vị tiểu ni cô hiền lành chân chất này. Cười vì y quá khờ, ngốc chỉ có một trái dưa thì đã là bao ngay cả bản thân người đọc như chúng ta cũng thấy đúng là chuyện thường ngày ở huyện (hihì... chắc có lẽ quen với cảnh các anh hùng cướp giàu giúp nghèo săn tiện lấy luôn 1 mớ xài đỡ) thế mà vị tiểu ni cô lại thể hiện một cách quá mức bình thường.
    Cảnh Triệu Minh đi loanh quanh vào quán xưa gặp mặt Trương Vô Kỵ theo tại hạ nghĩ cũng là một trong những cảnh lãng mạn nhất vậy

    ?oKim Phong ngọc lộ nhứt tương phùng
    Tiện thắng khước nhân gian vô số !?

Chia sẻ trang này