1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vị trí địa lí, kinh tế xã hội , lịch sử văn hoá, thắng cảnh du lịch , con người Hưng Yên

Chủ đề trong 'Hưng Yên' bởi hoangthuylinh, 28/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangthuylinh

    hoangthuylinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2004
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    0
    Vị trí địa lí, kinh tế xã hội , lịch sử văn hoá, thắng cảnh du lịch , con người Hưng Yên

    Vùng đất Hưng Yên

    Vùng đất Hưng Yên có con người cư trú từ sớm, theo quá trình bồi tụ của sông Hồng?
    [​IMG]
    Nhãn ***g...

    Thời Hùng Vương, Hưng Yên thuộc bộ Giao Chỉ, huyện Chu Diên. Thời Ngô gọi là Đằng châu. Thời Tiền Lê đổi làm phủ Thái Bình. Đời Lý gọi là Đằng châu, Khoái châu. Sang thời nhà Trần đặt là lộ Long Hưng và lộ Khoái. Thời Hậu Lê thuộc trấn Sơn Nam, sau lại chia làm hai lộ là Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ.
    [​IMG]
    .....và sen từ lâu đã là biểu tượng về Hưng Yên

    Thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) thi hành cải cách hành chính bỏ các trấn lập ra tỉnh, tách 5 huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ thuộc phủ Khoái Châu của trấn Sơn Nam thượng và 3 huyện Thần Khê, Duyên Hà, Hưng Nhân thuộc phủ Tiên Hưng của trấn Nam Định, trấn Sơn Nam hạ đặt làm tỉnh Hưng Yên. Tỉnh lỵ lúc đầu đóng ở hai xã An Vũ và Lương Điền, sau chuyển về bãi Nhị Tân xã Xích Đằng (thị xã Hưng Yên ngày nay). Nơi đây giao thông thủy lợi thuận tiện, thôn làng bến chợ tiếp nhau, việc mua bán ngày thêm phồn thịnh. ?oQuang cảnh phố phường đông vui, xe thuyền tấp nập, cái dáng dấp của Phố Hiến đất Sơn Nam xưa, nay lại được thấy ở nơi đất này? (trích Hưng Yên tỉnh nhất thống chí).
    Địa danh Hưng Yên từ 1831 được chính thức có tên trong danh bạ đất nước. Như vậy trước khi Pháp xâm lược Việt Nam, Hưng Yên là một tỉnh nằm ở cả hai phía sông Luộc. Sau thành lập tỉnh, địa giới của tỉnh cũng đã nhiều lần thay đổi.
    [​IMG]
    Bán Nguyệt hồ

    Ngày 27/3/1883 quân Pháp do trung tá hải quân Hăng-ri Ri-vi-e (Henri Rivière) chỉ huy, từ Hà Nội theo sông Hồng hạ thành Nam Định rồi cho viên thiếu uý thủy quân Đờ Trăng-ti-ni-an (De Trentinian) đưa một toán quân tới đánh thành Hưng Yên. Chiếm được thành, một mặt chúng ra sức củng cố chính quyền tay sai, đặt nhiều đồn binh, một mặt xúc tiến việc đo đạc lập địa đồ để nắm sâu vào các làng xóm, nhưng gặp khó khăn vì vấp phải sự chống trả của nghĩa quân Bãi Sậy. Năm 1890 Pháp thành lập đạo Bãi Sậy gồm bốn huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm và Cẩm Lương, để tiện đánh dẹp. Sau khởi nghĩa Bãi Sậy tan rã chúng sáp nhập ba huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào vào tỉnh Hưng Yên, còn huyện Cẩm Lương (phần thuộc Cầm Giàng ngày nay) trả về tỉnh Hải Dương.
    [​IMG]
    Đêm hội pháo hoa

    Cũng trong năm 1890 Pháp cắt huyện Thần Khê thuộc phủ Tiên Hưng của Hưng Yên cùng phủ Thái Bình và phủ Kiến Xương của Nam Định lập tỉnh mới là tỉnh Thái Bình. Sau đó lại cắt 2 huyện Hưng Nhân, Duyên Hà và chuyển huyện Tiên Lữ trước thuộc phủ Tiên Hưng nay về phủ Khoái Châu. Kể từ đây sông Luộc trở thành ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên và Thái Bình. Giai đoạn này kéo dài suốt thời kỳ thống trị của thực dân Pháp cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
    Thực dân Pháp trở lại xâm lược đánh chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ. Để tiện việc chỉ đạo kháng chiến, tháng 10 năm 1947, Trung ương đã giao huyện Văn Lâm về với tỉnh Bắc Ninh, đồng thời cũng chuyển huyện Văn Giang của tỉnh Bắc Ninh về Hưng Yên, thời gian sau việc chỉ đạo đánh phá đường xe lửa có khó khăn nên huyện Văn Lâm lại được Bắc Ninh trao trả lại.
    [​IMG]
    Hưng Yên ngày nay

    Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình được lập lại trên miền Bắc, các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh vẫn được giữ nguyên chỉ thay đổi địa danh hành chính của một số phường, xã.
    Ngày 26/1/1968 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Sau đó lần lượt hợp nhất các huyện Văn Giang với Yên Mỹ thành huyện Văn Yên. Huyện Tiên Lữ với Phù Cừ thành huyện Phù Tiên. Huyện Văn Lâm với Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ. Huyện Kim Động với Ân Thi thành huyện Kim Thi. Huyện Văn Yên với huyện Văn Mỹ thành Mỹ Văn. Huyện Khoái Châu với một phần của Văn Giang thành huyện Châu Giang.
    Ngày 6/11/1996 Quốc hội đã phê chuẩn việc tách tỉnh Hải Hưng thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Tiếp đó các huyện hợp nhất trước kia được tách ra theo địa giới hành chính cũ.
    Hiện nay Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, thị: thị xã Hưng Yên, các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, với 161 xã, phường, thị trấn.

    Mọi người có thể vào đây tìm hiểu thêm về Hưng Yên :

    http://www.hungyen.gov.vn/index.asp?language=tiengviet







    Được hoangthuylinh sửa chữa / chuyển vào 00:11 ngày 13/04/2006
  2. hoangthuylinh

    hoangthuylinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2004
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    0
    Tên gọi Hưng Yên qua các thời kỳ lịch sử

    I. Thời Hùng Vương (2879 TCN - 258 TCN)
    Nước ta chia làm 15 bộ. Vùng Hưng Yên thuộc bộ Giao Chỉ.
    II. Thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ (207 TCN - 939 SCN)
    Nhà Tần (214 TCN - 204 TCN):
    Trong nước chia làm 2 quận. Vùng Hưng Yên thuộc Tượng quận.
    Nhà Triệu (207 TCN - 111 TCN): Trong nước chia làm 2 quận. Vùng Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ.
    Thời Đông Hán (111 trước CN - 39 sau CN): Nước ta chia làm 9 quận. Vùng Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ.
    Thời thuộc Đông Ngô (226 - 265): Nhà Ngô tách đất Giao Châu làm Quảng Châu và Giao Châu. Vùng Hưng Yên thuộc quận Giao Châu.
    Thời thuộc Tùy, Đường (603 - 939): Nhà Tùy chia đất Giao Châu thành 3 quận. Vùng Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ. Nhà Đường, năm 679 chia đất Giao Châu thành 12 châu, 59 huyện và gọi nước ta là An Nam đô hộ phủ. Vùng Hưng Yên thuộc huyện Vũ Bình, châu Giao Châu.
    III. Nhà Ngô (939 - 965)
    Vùng Hưng Yên gọi là Đằng Châu
    IV. Nhà Đinh (968 - 980)
    Nhà Đinh chia trong nước ra làm 10 đạo. Vùng Hưng Yên thuộc Đằng đạo
    V. Nhà Tiền Lê (980-1009)

    Năm 1002 đổi 10 đạo trong nước làm lộ, phủ và châu. Hưng Yên thuộc Đằng Châu.
    Năm 1005 đổi Đằng Châu ra làm phủ Thái Bình.
    VI. Nhà Lý (1010-1225)
    Năm 1010, đổi 10 đạo ra làm 24 lộ
    Năm 1222, chia trong nước làm 24 lộ.
    Vùng Hưng Yên thuộc lộ Khoái Châu (Khoái lộ)
    VII. Nhà Trần (1225-1400)
    Năm 1249, chia trong nước làm 12 lộ. Hưng Yên thuộc Khoái lộ.
    Tháng 4 năm 1397 đổi gọi các lộ, phủ là trấn. Hưng Yên thuộc Thiên Trường Phủ lộ.
    VIII. Nhà hậu Trần (kháng chiến chống quân Minh) (1407-1414)
    Tháng 6 năm 1407, nhà Minh đổi An Nam thành Giao Chỉ, lập phủ huyện, có 17 phủ. Hưng Yên thuộc phủ Kiến Xương và Trấn Nam (nay thuộc Thái Bình).
    IX. Thời kỳ đấu tranh chống nhà Minh đô hộ (1414-1427)
    Năm 1426 Lê Thái Tổ (Lê Lợi) chia Đông Đô làm 4 đạo. Hưng Yên thuộc Nam đạo.
    Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) lại chia làm 5 đạo. Hưng Yên vẫn thuộc Nam đạo.
    X. Thời Lê sơ (1428-1527)
    Tháng 6, năm Quang Thuận thứ 7 (1466) trong nước chia làm 12 đạo thừa tuyên. Hưng Yên thuộc Thừa tuyên Thiên Trường.
    Tháng 3, năm Quang Thuận thứ 10 (1469), năm đầu tiên nước nhà định bản đồ. Thừa tuyên Thiên Trường đổi gọi là Sơn Nam, quản lĩnh 11 phủ 42 huyện. Phủ Khoái Châu quản lĩnh 5 huyện: Đông Yên, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Dung, Thiên Thi. Phủ Tiên Hưng quản lĩnh 4 huyện: Ngự Thiên, Duyên Hà, Trần Khê và Thanh Lan (Bắc Giang đổi làm Kinh Bắc, quản lĩnh 4 phủ, 19 huyện. Huyện Văn Giang thuộc phủ Thuận An. Nam Sách đổi làm Hải Dương, quản lĩnh 4 phủ, 18 huyện. Huyện Đường Hào, sau đổi gọi là Mỹ Hào, thuộc phủ Thượng Hồng).
    Năm Hồng Đức thứ 21(1490), tháng 4, chia trong nước làm 13 xứ. Hưng Yên thuộc xứ Sơn Nam.
    XI. Thời Mạc (1527-1533)
    Năm 1527, tháng 6, nhà Mạc (Đăng Dung) đặt Hải Dương làm Dương Kinh, đem các lộ Thái Bình, Kiến Xương, Long Hưng, Khoái Châu lệ thuộc vào Hải Dương.
    XII. Nhà Hậu Lê (Lê Trung Hưng hay thời Lê - Trịnh, 1533 - 1788)
    Đầu niên hiệu Quang Hưng (1578-1599): Đổi lại như cũ. Hưng Yên lại thuộc xứ Sơn Nam.
    Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), tháng Giêng, chia Sơn Nam thành 2 lộ: Thượng và Hạ. Phủ Khoái Châu thuộc về lộ Sơn Nam Thượng, phủ Tiên Hưng thuộc về Sơn Nam Hạ.
    XIII. Nhà Tây Sơn (1778-1802)
    Đổi lại làm 2 trấn: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ.
    XIV. Nhà Nguyễn
    Năm Gia Long thứ nhất (1802): Lấy 2 trấn Thượng và Hạ lệ thuộc vào Bắc Thành (Sơn Nam Thượng, Hạ, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương là 5 nội trấn của Bắc Thành).
    Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822): Trấn Sơn Nam thượng đổi gọi là trấn Sơn Nam Định.
    Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tháng 10: Chia đặt địa hạt các tỉnh, tất cả có 18 tỉnh.
    Hưng Yên thống trị 2 phủ gồm 8 huyện. Tỉnh Hưng Yên lấy phủ Khoái Châu (gồm 5 huyện: Đông An, Kim Động, Thiên Thi, Phù Dung, Tiên Lữ) trước thuộc Sơn Nam và phủ Tiên Hưng (gồm 3 huyện: Hưng Nhân, Thần Khê, Duyên Hà) trước thuộc Nam Định đặt riêng làm tỉnh.
    XV. Thời kỳ Pháp đô hộ (1883-1945)
    Năm 1890, tháng 3: Cắt huyện Thần Khê về tỉnh Thái Bình.
    Tháng 2, năm 1890: Thành lập đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện: Văn Lâm, Cẩm Lương, Yên Mỹ, Mỹ Hào.
    Tháng 4 năm 1891: Bãi bỏ đạo Bãi Sậy, đưa các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào nhập vào tỉnh Hưng Yên.
    28 tháng 11 năm 1894: Cắt nốt 2 huyện Hưng Nhân và Duyên Hà về Thái Bình.
    XVI. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và CHXHCN Việt Nam
    Năm 1945: Tỉnh Hưng Yên gồm có các phủ, huyện: Khoái Châu, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Văn Lâm, Yên Mỹ.
    Đầu năm 1946: Chính quyền cách mạng bỏ phủ, tống, thành lập xã, thôn. Tỉnh Hưng Yên có 8 huyện gồm 116 xã (Ân Thi: 16 xã, Tiên Lữ: 12 xã, Phù Cừ: 12 xã, Yên Mỹ: 15 xã, Khoái Châu: 22 xã, Kim Động: 14 xã, Văn Lâm: 11 xã, Mỹ Hào: 14 xã).
    Năm 1946, tháng 8: Thành lập thị xã Hưng Yên gồm 2 khu phố Đẩu Lĩnh và Đằng Giang.
    Năm 1947: Sau khi nhập huyện Văn Giang về thì Hưng Yên có 10 huyện, thị như ngày nay.
    Ngày 26/1/1968: UBTV Quốc hội ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng.
    Ngày 6/11/1996: Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn việc chia tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
    Ngày 1/1/1997: Tỉnh Hưng Yên được tái lập, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: Thị xã Hưng Yên, huyện Mỹ Văn, Châu Giang, Ân Thi, Kim Động, Phù Tiên, với 160 xã, phường, thị trấn.
    Ngày 24/2/1997: Chính phủ ra Nghị định số 17/CP chia huyện Phù Tiên thành huyện Phù Cừ và Tiên Lữ.
    Ngày 24/7/1999: Chính phủ phê duyệt cho 2 huyện Châu Giang và Mỹ Văn chia tách thành 5 huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ.
    Hiện nay tỉnh Hưng Yên có 10 huyện, thị gồm: Thị xã Hưng Yên, các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Yên Mỹ.
  3. vulh_bk

    vulh_bk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0

    Nhãn là quà tặng của trời cho đất Phố Hiến. Hưng Yên nổi danh khắp nước cũng nhờ có nhãn. Kỳ lạ thay, cũng là đất bãi sông Hồng mà chỉ có nhãn Phố Hiến mới được coi là vua của loài nhãn. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: ?omỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho?. Những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn có hương vị đặc biệt khác hẳn cây nhãn ở những vùng đất khác? Chưa ai khám phá ra điều bí ẩn đó nhưng mời bạn thử đến Phố Hiến vào mùa nhãn nếm thử. Cùi nhãn trong như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng. Ấy là thứ nhãn nước, loại nhãn đại trà của xứ nhãn, chứ ở đây còn có nhãn ***g, nhãn đường phèn mới thực quý.
    Nhãn được trồng nhiều ở ven đê từ Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa sông Luộc. Rễ nhãn bám chắc vào đất. Trồng mấy cây nhãn quanh nhà, bóng xum xuê tỏa mát và khi có gió bão nó cản gió rất khoẻ. Gỗ nhãn rắn chắc, đỏ hồng, đóng đồ gia dụng bền chắc. Than đốt rất đượm, sắc thuốc phải dùng đến nó vừa nhàn lại vừa chóng, có nước cốt, chất thuốc không lạc vị. Đó là thứ cây hiến cho đời tất cả cái gì mình có. Mùa nhãn ra hoa đúng vào mùa mưa xuân, có ngày giá lạnh. Nếu trời đất âm u kéo dài, hoa rụng đầy sân. Thảng hoặc được vài ngày trời trong, nắng ấm thì cả bầu trời dậy lên tiếng ong, hương thơm tỏa nhẹ ngây ngất lòng người.
    [​IMG]
    Mùa quả chín vào tháng sáu âm lịch. Ca dao có câu ?oTháng sáu buôn nhãn bán trăm?. Một túm nhãn khoảng trăm quả, kèm thêm vài cành lá tươi đặt trên ban thờ, thắp nén hương khấn ông bà ông vải về chứng giám cũng là một nét đẹp văn hoá. Nhãn thóc chỉ dùng cho trẻ ăn chơi, nhãn nước sấy khô làm long nhãn, còn nhãn ***g quả to, da láng, cùi dày, dòn thơm để tiếp khách, làm quà biếu. Ăn một quả nhãn đường phèn, nước ngọt thấm từ đầu lưỡi đến chân răng rồi lan khắp cơ thể. Tinh hoa của đất trời thu góp lại hiến dâng cho người trồng nó. Quả nhãn phơi khô cả cành, ngày Tết thêm mấy cành lá xanh sẽ là niềm vui bất ngờ cho người chơi sành điệu. Long nhãn là vị thuốc bổ âm, ngâm với rượu, mỗi ngày uống một vài chén, ăn sẽ ngon hơn, ngủ sâu hơn, tính tình điềm đạm hơn.

    Một vùng đất bạt ngàn nhãn, ong, thiên nhiên đã ưu đãi Phố Hiến thứ làm rung động trái tim người tha hương khi nghĩ tới quê mình trong chiều sâu văn hóa.
    Khách về Hưng Yên, thường đến thăm cây nhãn tiến (thường quen gọi là nhãn Tổ), có tuổi mấy trăm năm ở trước cửa chùa Hiến.
  4. hoangthuylinh

    hoangthuylinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2004
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    0
    Cụm di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến - thị xã Hưng Yên
    [​IMG]
    Phố Hiến
    Bao gồm các di tích ở thị xã Hưng Yên và một phần các huyện Tiên Lữ, Kim Động. Cụm di tích này nằm bên bờ sông Hồng, nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Hưng Yên xưa và nay. Với cảnh quan đẹp, sự đa dạng của các di tích, lịch sử văn hóa Phố Hiến được hình thành bởi sự phong phú về phong tục tập quán của người Hoa, người Nhật và người Châu Âu. Phố Hiến xưa đã cổ nay lại càng nổi tiếng hơn khi nhắc đến Văn Miếu, chùa Phố, chùa Chuông, đền Trần, đền Mẫu và đền Mây. Tiêu biểu của kiến trúc đình chùa trong cụm di tích Phố Hiến có thể nhắc đến các chùa:
    Chùa Hiến (thời Trần): Tại chùa có cây nhãn tổ, truyền rằng ngày xưa quả của cây nhãn này được hái để dâng Đức Phật, cúng Thần hoàng và để quan lại mang tiến vua chúa, nó cũng được xem như là biểu tượng của đất Hưng Yên.
    [​IMG]
    Toàn cảnh chùa Chuông
    Chùa Chuông: Nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên. Di vật đặc biệt của chùa phải kể đến tấm bia đá cao 165cm, rộng 110cm dựng vào năm Tân Mão, được trang trí hình rồng chầu mặt trời
    Đền Mẫu: Được coi là một danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến, trước đền là hồ Bán Nguyệt cây xanh râm mát, một bên là phố Nguyệt Hồ, một bên là đê Đại Hà không gian thoáng đãng, nó nổi tiếng bởi có cây sanh, si, đa cổ thụ có tuổi thọ ngót 800 năm ở phía trước cửa đền, nơi đây hàng năm thu hút hàng vạn khách tới thăm
    [​IMG]
    Văn Miếu Xích Đằng
    Văn Miếu: Là Văn Miếu hàng tỉnh và còn gọi là Văn Miếu Xích Đằng, toạ trên một khu đất cao, rộng gần 4000m2 thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn. Hiện vật quý nhất của Văn Miếu là 9 tấm bia có ghi danh các nhà khoa bảng. Văn Miếu là di tích minh chứng cho truyền thồng hiếu học của người Hưng Yên.
    Trải qua những thăng trầm, biến đổi, Phố Hiến xưa chỉ còn lại trong lưu truyền và một số những di tích. Nếu Phố Hiến được đầu tư, tôn tạo thì nơi đây sẽ trở thành khu du lịch văn hóa lịch sử có sức cuốn hút mạnh mẽ trong và ngoài nước theo các tour du lịch cả bằng đường bộ, đường thủy để tham quan, dự lễ hội và nghiên cứu...
  5. vulh_bk

    vulh_bk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Tương Bần
    "Anh đi anh nhớ quê nhà
    Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương "

    Câu ca dao xưa đi vào lòng người gợi nhớ tới đồng quê, biển lúa. Dân ta có câu ?otương cà gia bản?, chỉ cần một ao rau muống, một chum tương với một vại cà thì yên chí cả năm không phải lo đến việc ăn uống thường nhật.
    [​IMG]
    Tương ngon phải kể đến tương Bần, tương Phố Hiến. Tương ở đây sánh vàng, thơm ngậy, hạt đỗ được xay nhỏ, nước tương màu cánh gián. Nó được chế biến bằng gạo nếp cái với đỗ tương ta, hạt nhỏ chứa nhiều đạm. Rang đỗ là một nghệ thuật của tài củi lửa. Đỗ phải rang với cát, tay đảo đều, lửa đượm, hạt đỗ chín đều lên màu vàng bốc mùi thơm. Ủ mốc người ta dùng lá khoai, lá sen. Khi mốc lên hoa hòe, cầm nắm mốc xốp nhẹ là được.
    Ngả tương là một ngày trọng đại. Chum tương đã được ngâm nước vài lần, cọ rửa sạch sẽ. Nước ngâm đỗ phải là nước giếng đất hoặc giếng xây đá tổ ong, không dùng nước máy. Nước ngâm đỗ có váng bọt vớt bỏ ra ngoài. Vào một buổi sáng mát lành, liều lượng đã thuộc, thì ngả tương cho đến khi mặt trời lên cao nắng nóng thì nghỉ. Sau đó cứ sáng ra người ta lấy gậy khuấy đều rồi đậy bằng chậu sành, tránh nắng chứ không tránh nóng. Tương ngấu càng để lâu càng ngon, người ta san ra hũ, ra chai ăn dần.
    [​IMG]
    Người ta gọi tương ngọt không phải ngọt như nước đường, mà vì có độ đạm cao, chế biến tinh khiết, nguyên liệu chọn lọc, để lâu không hỏng. Nhìn mâm cơm có bát tương gừng, người ta nghĩ đến đĩa thịt luộc, hoặc bát thịt bò tái với cút rượu Trương Xá. Cái béo ngậy của thịt, đậm ngọt của tương, thơm cay của gừng thêm nhánh rau thơm, mấy thứ ấy bổ sung cho nhau bữa ăn có thể nói là nhớ đời.
    Tương là món ăn mang ý nghĩa cộng đồng. Trong mâm cơm mọi thứ rau dưa, thịt cá đều chấm vào đó, mới nổi hương vị. Nó đằm thắm mà khiêm tốn, không xốc nổi, sắc sảo như các thứ nước mắm miền biển, được coi là gia bản, xứng đáng được người Hưng Yên ưa chuộng.
  6. hoangthuylinh

    hoangthuylinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2004
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    0
    MỘT VÀI MÓN ĂN NỔI TIẾNG Ở HƯNG YÊN
    Bánh dày làng Gầu: Từ bao đời nay bánh dày làng Gầu (xã Cửu Cao, huyện Văn Giang) đã nổi tiếng như rượu Trương Xá, tương Bần. Bánh dày được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, được vo kỹ và ngâm nước sạch rồi đồ chín đem giã cho thật mịn, nhân bánh được làm bằng đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín đánh nhuyễn nắm thành nắm nhỏ, nếu làm bánh mặn thì làm nhân thịt nạc, bánh ngọt thì trộn đỗ xanh với đường. Cái đặc sắc của bánh dày làng Gầu là gạo nếp phải được gieo trồng trên đất làng Gầu, ngâm nước giếng làng Gầu và được chính bàn tay khéo léo của các cô gái làng Gầu nặn mới thành tấm bánh xinh xắn, thơm ngon. Bánh dày làng Gầu được khách xa gần đến đặt mua với số lượng lớn để phục vụ cho hội nghị, tiệc cưới... Tết đến xuân về, bánh dày được bày trang trọng trên bàn thờ để cúng ông bà tổ tiên, đây cũng là nét đẹp văn hóa của quê hương.
    Chả gà Tiểu Quan: Ở thôn Tiểu Quan, xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu có món chả gà nổi tiếng một vùng. Làm chả gà rất công phu, lấy thịt nạc, bỏ hết gân, xương rồi chặt nhỏ cho vào cối giã, khi gần được trộn với lòng đỏ trứng gà, nước mắm ngon, hạt tiêu, gừng, mỡ lợn thái hạt lựu rồi giã tiếp, giã xong lấy mo cau xúc và phết thịt lên phên tre để nướng, việc phết thịt cũng không phải dễ dàng, nếu mỏng quá thịt cháy và chảy sệ xuống lò, nếu dày quá thịt không chín đều, nướng chả phải bằng than hoa, nếu là than nhãn thì càng tốt, đặc biệt nếu có quả thông khô cho vào thì càng đượm, càng thơm. Ăn chả gà đúng hơn là thưởng thức một món ăn độc đáo, không ăn bỗ bã như những thứ khác. Vào dịp Tết trời se lạnh bạn hữu quây quần nâng chén rượu Trương Xá với chả gà, chiều xuân vào tối lúc nào không hay.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Sư Cụ chùa Hiến chắc đã viên tịch từ lâu rồi .
    Sau đây là một vài điều tưởng nhớ lại về cụ:
    Sư cụ rất giỏi chữ Hán và chữ Nôm .
    Cụ có nhiều bài thơ Nôm tự tay viết bằng bút lông kiểu
    chữ chân rất đẹp . Tài hoa của cụ truyền lại cho con trai
    là hoạ sỹ Duy Nhất cũng có tiếng ở Hà Nội. Hoạ sỹ này
    nếu còn sống, thì cũng già lắm rồi.
    Các bạn có lạ không, sư cụ mà có con?
    Đúng thế . Cụ đã từng về nhà để tóc, cưới vợ và có con,
    rồi lại trở lại làm sư .
    Ngày xưa khi tôi học cấp hai, nhà trường không có lớp học,
    phải học nhờ trong chùa của cụ 2 năm trời.
    Khi lớn lên, những năm Johnson ném bom leo thang,
    tôi làm thợ bánh mì phố Hiến hơn 1 năm trời, có đến thăm
    sư cụ và đọc thơ, vì tôi đã lọ mọ biết đọc chữ Hán và Nôm .
    Lúc ấy cụ có con chó mực loang trắng rất đẹp và dữ nữa.
    Bây giờ nhớ lại mới tiếc, mình không chép lại các bài thơ
    ấy, hay xin, hay mua lại bản chính làm kỷ niệm, thì cũng là
    những di vật vô giá, không bao giờ có sư cụ chùa Hiến nào
    có thể làm được những bài thơ đó nữa.
  8. losavn

    losavn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Hay thật, tôi cũng là ngưòi Hưng Yên, sinh ra và lớn lên tại vùng đất Khoái Châu lịch sử. Nhưng lại ko biết tí tẹo gì về lịch sử quên mình, thật là xấu hổ quá. Nhân đây, cũng xin các bác tiếp tục post nhiều những bài viết lên để cho anh em học tập chứ.
    Gracias por informaciones de la historia de Hungyen
  9. nguoitimviec2003

    nguoitimviec2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Chử Đồng Từ-Tiên Dung (Tích xưa kể lại)
    Đa Hoà là tên làng, xưa thuộc Tổng Mễ Sở huyện Đông An tỉnh Hưng Yên, nay thuộc xã Bình Minh huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Du khách đến đây không những được chiêm ngưỡng sự đổi thay của một làng quê vùng nông thôn Hưng Yên mà còn được sống lại với một truyền thuyết về thiên tình sử Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
    Từ Thị xã Hưng Yên, đi dọc đê sông Hồng về hướng bắc chừng 30km là tới địa phận xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, nơi có đền Đa Hoà, thờ đức thánh Chử Đồng Tử, người đã được nhân dân bao đời nay tôn là một trong "Tứ bất tử" của thần linh Việt cùng nhị vị phu nhân là Tiên Dung công chúa, con gái Vua Hùng Vương thứ 18, được phong tặng là Thượng tôn thần đẳng thiên tôn thần và Tây Sa công chúa, được phong là Nội trạch Tây cung công chúa huyền diệu tôn thần. Đức thánh Chử Đồng tử và Tiên Dung công chúa được thờ phụng ở nhiều nơi trên địa bàn vùng đồng bằng và trung du bắc bộ. Nhưng một trong những nơi thờ tự chính, nổi tiếng sầm uất là Đa Hoà, trông thẳng ra bãi Tự Nhiên, nơi đã diễn ra cuộc gặp gỡ và nảy sinh mối tình nên thơ giưa chàng trai đánh cá nghèo không mảnh khố che thân Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung lá ngọc cành vàng vừa độ 18 trăng tròn.
    Truyền ngôn kể lại rằng: Vua Hùng vương thứ 18 có người con gái tên là Tiên Dung. Năm 18 tuổi, nhan sắc tuyệt trần nhưng nàng lại không có ý định lấy chồng, chỉ thích du ngoạn những nơi danh lam thắng cảnh của đất nước, vua cha chiều con, để cho nàng thoả chí. Bấy giờ tại làng Chử Xá (nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội) có ông Chử Cù Vân, vợ là Bùi Thị Gia sinh hạ được một người con trai đặt tên là Chử Đồng Tử. Người vợ chẳng may mất sớm, để lại cảnh "gà trống nuôi con". Một ngày nọ, hoả hoạn thiêu cháy toàn bộ gia sản, hai cha con chỉ còn độc một chiếc khố vải, vì thế, chỉ khi ai đi đâu mới dùng khố. Một ngày kia, người cha ốm nặng, trước khi chết dặn con rằng: "Khi nào cha chết, con cứ chôn mình trần, giữ cái khố mà mặc". Người cha qua đời, Chử Đồng Tử không đành để cha thân trần, lây khố quấn cho cha trước khi chôn, còn mình đành chịu rét . Hàng ngày, chàng ra bờ sông, cho nước ngập tới nửa người để che phần dưới trần trụi, đợi các thuyền buôn qua lại để xin bố thí hoặc bán vài con cá mà chàng bắt được. Một hôm, công chúa Tiên Dung du ngoạn tới bến sông nơi Chử Đồng Tử đang sinh sống. Chử Đồng Tử thấy đoàn thuyền với cờ lọng rợp trời, tuỳ tùng đông đảo, sợ quá chạy trốn vào một bãi cát lúp xúp những bụi cây. Chàng bới một cái hố, vùi mình xuống cát. Nàng công chúa dừng lại chính ở đó, thấy cảnh tươi đẹp, trên đầu có một vầng mây ngũ sắc, cảm thấy là nơi sạch sẽ, nàng quyết định tắm mát. Thế là màn được che lên bốn phía, trút bỏ xiêm y, nàng dội nươc lên tấm thân ngọc ngà. Nước chảy làm trôi cát, thân hình Chử Đồng Tử dần lộ ra. Công chúa bàng hoàng xấu hổ, lo sợ hỏi rằng: "Người là ai, sao lại ở chốn này?".

    Dâng hương tưởng nhớ đức thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân
    Chử Đồng Tử kể lại về cuộc đời khổ cực của mình, nghe xong công chúa cảm động mà rằng: "Ta nguyện không lấy chồng, nhưng nay cơ sự thế này, chắc là Nguyệt Lão muốn xe duyên cho chúng ta". Nói xong nàng sai người lấy quần áo rồi mời chàng lên thuyền mở tiệc vui. Đồng Tử không dám chấp nhận cuộc hôn nhân, Tiên Dung bảo "Chúng ta gặp nhau như thế là do ý trời, sao dám cưỡng lại?", chàng đành phải thuận. Chuyện đến tai vua, Hùng Vương nổi cơn thịnh nộ: "Tiên Dung không biết trọng danh giá, nó đi lang thang để lấy một thằng cùng đinh, còn mặt mũi nào để nhìn thấy ta nữa". Tiên Dung sợ, không dám trở về, ở lại cùng chồng mở một hiệu buôn, vùng đó ngày càng thịnh vượng, dân cư tập trung đông đúc, dần dần trở thành một cái chợ lớn là chợ Thám hay chợ Hà Lương (nay là chợ Đa Hoà). Khách buôn ngoại quốc đều xem nàng như người đứng đầu trong vùng. Có một nhà buôn khuyên Chử Đồng Tử nên đi các vùng biển xa làm ăn buôn bán, Đồng Tử đi theo. Tới vùng Quỳnh Lăng, chàng trèo lên ngắm cảnh và vào thăm chiếc am sơ sài dựng tít trên đỉnh núi, thấy Đồng Tử có dáng người tiên cốt, nhà sư bèn truyền cho đạo pháp. Chử Đồng Tử nhận ở lại học đạo, sau 1 năm mới trở về nhà. Phật Quang (có tài liệu ghi là Ngưỡng Quang) cho chàng một cái gậy, một cái nón và dặn: "Những quyền phép mầu nhiệm ở cả trong gậy và nón này". Đồng Tử về nhà, truyền đạo cho vợ, Tiên Dung bỏ nghề buôn bán, hai vợ chồng lại cùng nhau đi học đạo. Một ngày kia, đang giữa chặng đường xa , không nhà cửa thì trời tối, Đồng Tử đành cắm chiếc gậy, chụp nón lên để trú tạm. Nào ngờ, vào khoảng canh ba thấy hiện lên thành quách, lâu đài bằng đá quý dát châu báu, giường chạm trổ, cùng tướng sĩ, thị vệ văn võ bá quan như một triều đình riêng. Sớm sau, dân trong vùng thấy sự lạ kính cẩn đua nhau mang lễ vật dâng cho cả hai vợ chồng Chử Đồng Tử.
    Tin đồng về kinh đô, vua Hùng cho rằng vợ chồng chử Đồng Tử là những kẻ phản loạn, sai đem binh mã đến hỏi tội. Những người thân cận khuyên công chúa cho quân ra chống cự, Tiên Dung mỉm cười, nói: "Ta có gây nên cơ sự này đâu, mọi việc đều do ý trời cả, ta sống hay chết cũng nhờ trời, làm sao ta dám chống lại vua cha. Nếu cha ta phán quyết, ta cũng cam chịu". Khi binh lính của nhà vua kéo gần tới nơi thì trời tối, đành hạ trại đóng quân. Vào lúc nửa đêm bỗng nổi lên một trận cuồng phong, chỉ trong khoảnh khắc, cả toà thành cùng người, vật đều bay lên trời. Hôm sau người ta thấy một giải cát trơ trọi giữa đầm lầy mênh mông. Người đời sau gọi nơi này là bãi Tự Nhiên (nay thuộc địa phận xã Tự Nhiên huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây) và đầm lầy ấy là đầm Nhất Dạ (đàm được hình thành trong một đêm), hay là đầm Dạ Trạch.
  10. nguoitimviec2003

    nguoitimviec2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung một vài món ăn của Hưng Yên cái:
    1. SenĐặc sản của Hưng Yên là nhãn và sen. Nếu như nhãn được tôn vinh là vương giả chi quả thì sen cũng là vương hậu chi hoa. Dọc ven đê sông Hồng từ Văn Giang đến cửa sông Luộc xuống đến tận La Tiến - Phù Cừ, đầm sen bát ngát chạy dài, hương sen lan toả khắp không gian. Cổ nhân ta coi uống trà ướp hương sen là thú vui tao nhã.
    Sen không chỉ là một loại hoa đẹp mà tất cả các bộ phận của cây sen đều là thuốc chữa bệnh. Hạt sen chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ. Tâm sen tức có vị đắng chữa tim hồi hộp, an thần. Gương sen phơi khô sắc uống có tác dụng cầm máu trong đại tiểu tiện hay băng huyết. Nhị của hoa sen phơi khô sắc uống chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, Ngay lá sen tươi sắc uống chữa nôn ra máu, chảy máu cam. Còn ngó sen, mọc trong bùn dùng làm thức ăn giải nhiệt, là thuốc cầm máu. Ngõ sen nấu nước tắm sẽ làm cho da thịt mịn màng, cơ thể sảng khoái. Hạt gạo trong hoa sen dùng để ướp chè. Có người muốn chọn món quà tặng bạn bè xa xứ đã phải bỏ ra hơn một triệu đồng để có một cân chè ướp sen thiên nhiên. Với hạt sen, đỗ xanh, đường cát, bột gạo và một vài gia vi khác người nội trợ có thể tạo nên những bát chè sen long nhãn thơm hương đồng nội, ngọt vị phù sa. Dịp tết trung thu những cô gái Hưng Yên thường làm ít mứt sen bày bán trong cửa hàng với ngụ ý kén chồng.
    2- Bún thang.
    Những người Hưng Yên xa xứ mỗi khi về thăm quê hương thường đến Gốc Sanh ăn một bát bún thang cua của nhà hàng Thế Kỷ.
    Cửa hàng của bà vốn không có biểu hiện. Khách ăn quen gọi cửa hàng bằng tên của bà và cũng ngụ ý món ăn này tồn tại ít ra cũng một trăm năm. Nhà hàng ngày trước rộng rãi thoáng mát, trước cửa có cây to rủ bóng, treo mành. Quầy thức ăn căng lưới, từng bát lươn, giò lụa, trứng rán gà luộc thái chỉ tẩm nghệ sào vàng ươm. Khách đến bà dắp bón, xúc nhân nhanh thoăn thoắt và loáng cái , bát bún thang đã là một tác phẩm đầy mầu sắc: cái trắng của bún Vân Tiêu làm nền, cái vàng của nhân lươn, nhân gà được tôn lên bởi đám rau răm xanh rờn. Thêm thìa mắm tôm và muôi nước dùng bốc khói, bát bún như ân cần mời mọc.
    Bún thang làm không khó, nhưng làm được ngon không phải dễ. Thời trước không có mì chính thì nước dùng được hầm với xương lợn, xương gà, cua đồng, tôm he và sá sùng. Váng nước được hớt di, còn lại là lượng nước trong béo ngậy. Bí quyết của nhà hàng là mọi thứ nguyên liệu được chế biến đủ độ chín tới, liều lượng cân đối không non tay cũng không già lửa.
    3. Ếch om Phượng Tường.Đi thì nhớ vợ cùng con
    Về nhà lại nhớ ếch om Phượng Tường
    Làng Phượng Tường thuộc huyện Tiên Lữ. Câu ca dao trên lưu truyền từ lâu đời chứng tỏ nó là món ăn tuy dân dã nhưng đã được nâng lên tới mức nghệ thuật trong khoa ẩm thực.
    Trước hết là khâu chọn ếch. Chỉ có ếch từ tháng 9, tháng 10 trở đi con nào con nấy đều béo mẫm do tích nhiều mỡ, chui vào hang nghỉ đông thì thịt mới ngon.. Có được ếch ngon thì việc ?olàm lông? cũng phải công phu. Phải dùng lá tre, nước vôi, muối xát kỹ và rửa bằng nước dấm cho sạch hết nhớt. Ếch được chế biến thành hai món.
    Nếu làm món ếch mọc thì phải lột sạch da cho thật khéo, từ miệng xuống chân, nguyên vẹn, không để cho da bị thủng rách. Thịt ếch đem băm nhỏ lẫn với vỏ quít khô, mộc nhĩ, nấm hương, thịt ba chỉ, trứng gà thêm gia vị tiêu, ớt, bột ngọt rồi cho vào cối giã mịn như giã giò. Sau đó nhồi lại vào da thành hình con ếch. Phải nhớ nhồi nom như ếch đói để khi chín nở ra là vừa. Đặt ếch lên điã để ngồi như ếch còn sống, ta cho vào nồi hấp. Lúc sắp bắc ra lấy trứng gà hoặc trứng vịt đánh nhuyễn dội lên mình ếch cho chảy xuống thành hình hoa mướp. Khi ăn dùng dao cắt ra từng miếng chấm với nước mắm hạt tiêu. Ai đã một lần thưởng thức tưởng không thể quên hương vị của thứ đặc sản này.
    Còn món ếch om thì khi "làm lông" sạch, mổ bụng bỏ hết ruột gan, chỉ bóc lấy lại mỡ áo tơi, đặt ếch lên thớt dùng gọng dao dần kỹ cho nhuyễn xương, nhưng khi cầm lên vẫn phải nguyên là con ếch. Muốn thế gọng dao phải tròn, dần thật khéo, sau đó đem ướp gia vị gồm mẻ, vỏ quýt khô, mộc nhĩ, hạt tiêu, mắm tép, nước mỡ khoảng nửa giờ cho ngấm. Đoạn lấy lạt bó lại cho vào nồi nấu với măng, thịt ba chỉ. Nhớ đun nhỏ lửa cho sôi kỹ rồi bắc xuống om cạnh bếp, sao cho khi chín ếch và nước chỉ vừa một bát. Khi múc ra ếch phải nhừ, nước om phải có màu vàng đậm, sóng sánh như mật ong, toả mùi thơm quyến rũ.

Chia sẻ trang này