1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vị trí địa lí, kinh tế xã hội , lịch sử văn hoá, thắng cảnh du lịch , con người Hưng Yên

Chủ đề trong 'Hưng Yên' bởi hoangthuylinh, 28/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoitimviec2003

    nguoitimviec2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Về Hưng Yên chơi hay du lịch và không nói tới Văn Miếu-Xích Đằng thì chẳng thể gọi là đã qua chơi.
    Giới thiệu luôn pà con biết về địa danh lịch sử nè cái:

    Nhà sử học Thân Nhân Trung đời nhà Lê, thế kỷ XV đã nói: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Cho nên các bậc thánh Đế, minh Vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun rồng nguyên khí làm việc đầu tiên..." (được ghi trong một tấm bia tại Văn Miếu - Hà Nội). Vì thế, Văn miếu không chỉ là nơi thờ các vị tiên hiền mà còn là nơi ghi nhận và tôn vinh những người học hành thành đạt.
    Văn Miếu Hưng Yên còn gọi là Văn miếu Xích Đằng (vì được xây dựng trên đất làng Xích Đằng), nguyên xưa là Văn Miếu của Trấn Sơn Nam (căn cứ vào Khánh, Chuông của di tích), nhưng đến năm 1831, tỉnh Hưng Yên được thành lập thì Văn miếu Hưng Yên thuộc hàng tỉnh. Văn miếu Hưng Yên được khởi dựng từ thế kỷ XVII và được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mệnh thứ 20 (1839), đời vua Nguyễn Thánh Tổ (1820 - 1840) trên nền của chùa làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên.
    Văn miếu Hưng Yên thờ Khổng Tử và các vị tiên hiền. Khổng Tử (551 - 479 trước công nguyên) một học giả vĩ đại , người khởi xướng học thuyết Nho giáo, quê ở Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Nho giáo gắn liền với giáo dục chính trị nên có sức sống lâu bền trong đời sống xã hội. Kể từ khi Nho giáo ra đời đến nay đã 25 thế kỷ, nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn chi phối trong đời sống tinh thần của nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Toàn bộ tư tưởng của Khổng Tử được thể hiện trong Kinh truyện, gồm có tứ thư: Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học, Trung dung, và Ngũ Kinh: Kinh thư, Kinh thi, Kinh dịch, Kinh lễ và Kinh xuân thu. về sau, ông được suy tôn là "Vạn thế sư biểu" (tiêu biểu cho đạo làm thầy muôn đời). Văn miếu Hưng Yên còn thờ nhà bác học lớn của Việt Nam Chu Văn An (1292 - 1370), quê huyện Thanh Trì (Hà Nội), là một nhà sư phạm lớn không chỉ ở dạy học mà còn thể hiện ở tư cách làm thầy, có thái độ cương nghị, nghiêm trang, là tấm gương đạo đức sáng ngời của nhà yêu nước, thương dân. Chính vì thế khi ông mất, triều đình (Nhà Trần) đã ban hiệu "Khang tiết tiên sinh", đưa về thờ ở Văn Miếu Hà Nội cùng với đức Khổng Tử và các nhà hiền triết xuất sắc của Nho giáo.
    Hiện tại, Văn miếu Hưng Yên còn lưu giữ 9 tấm bia đá (8 bia khắc năm 1888, 1 bia khắc năm 1943) ghi tên, tuổi, quê quán và chức danh của 138 vị đỗ đại khoa (trong tổng số 228 vị đại khoa của tỉnh nhà). Trong số đó, huyện Văn Giang có số người đỗ đạt cao nhất, 50 vị; huyện Ân Thi 41 vị; huyện Yên Mỹ 34 vị... Các danh nhân tiêu biểu được ghi tên ở Văn miếu Hưng Yên như: Trạng nguyên Nguyễn Kỳ, Dương Phúc Tư, Đỗ Tông; Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn; Tiến sĩ Lê Như Hổ, Đào Công Soạn, Hoàng Bình Chính, hai cha con Lê Trọng Thứ, Lê Quý Đôn... Ngày nay, Văn Miếu Hưng Yên còn có sổ vàng để lưu danh những người con Hưng Yên có thành tích xuất sắc về học vấn và hoạt động trí tuệ, có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước.
    Theo khảo tả di tích của Bảo tàng Hưng Yên, kiến trúc của Văn Miếu Hưng Yên khá đồng bộ, bao gồm các hạng mục công trình Cổng Tam quan, gác chuông Văn miếu Kim Chung (Chuông vàng văn Miếu), gác khánh Ngọc Khánh Văn Miếu (Khánh đá Văn Miếu), nhà tả vu, hữu vu và khu văn miếu chính (gồm có 3 toà: Tiền tế, Trung từ và Hậu cung), chỉ mất Đền khải Thánh, tường bao quan và một số đồ thờ trong Văn Miếu. Khu di tích Văn Miếu còn có đầm Vạc (phía Nam); đầm Dinh, đền thờ Lạc Long Quân và hồ Văn (phía Tây); phía Đông là hai tháp đá cổ của chùa Xích đằng cũ lưu lại, gồm: Tháp Minh Châu Hương Hải thiền sư 3 tầng) và tháp Phương Trượng (5 tầng), rồ giếng Khải, sinh từ Hoàng Cao Khải... tất cả tạo thành một quần thể di tích phong phú, độc đáo.
    Sau tái lập tỉnh, Bộ Văn hoá - Thông tin, Tỉnh Uỷ Hưng Yên, UBND tỉnh Hưng Yên đã quan tâm đầu tư lớn cho việc phục hồi, tôn tạo di tích Văn Miếu, nhằm phát huy tác dụng trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống văn hiến. Quanh năm nhân dân và khách thập phương đến chiêm bái, cầu hiền, cầu may, nhất là các dịp tổng kết năm học cũ và khai giảng năm học mới, thày trò các trường, từ Mầm non đến THPT, Cao đẳng Sư phạm, Trung tâm GDTX, Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, Sở GD&ĐT tỉnh đều về dâng hương, báo cáo thành tích năm học qua với các vị tiên hiền và hứa sẽ phấn đấu giành thành tích cao hơn trong năm học mới, xứng đáng là những người con của quê hương văn hiến. Đồng thời lưu lại văn Miếu những hình ảnh đẹp mà thầy, trò đã giành được. Trong 2 ngày mùng 4 và mùng 5 tết hàng năm, sau lễ dâng hương đã tổ chức thi viết Thư pháp, bình thơ, hát Chầu Văn... Các câu lạc bộ như: CLB Thư pháp UNESCO (Hà Nội); CLB thơ Đường của huyện Văn Giang; CLB hát Chầu Văn đền Đào Nương (huyện Tiên Lữ cũ) và Đoàn chèo Hưng Yên... đã nô nức về tham gia, làm cho ngày hội xuân của Văn Miếu thêm tưng bừng, trang trọng và ý nghĩa. Nhằm khôi phục hiện trạng ban đầu của Văn Miếu rộng gần 6ha, năm 2004 tỉnh đã có chủ trương trùng tu, tôn tạo các hạng mục công trình như vốn có của di tích.
    Mến yêu mảnh đất cách mạng và văn hiến Hưng Yên, nhiều cán bộ lãnh đạo các tỉnh, thành; các ngành; các nhà chuyên môn; các nhà nghiên cứu ở Trung ương, khách nước ngoài đã đến dâng hương các vị tiên hiền. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước về làm vệc ở Hưng Yên vẫn dành thời gian đến dâng hương, trồng cây lưu niệm và lưu bút sổ vàng ở Văn Miếu.
  2. viva6588

    viva6588 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Ngày 22/1, HĐND tỉnh Hưng Yên đã họp bất thường và bầu một số chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh.
    Các đại biểu HĐND tỉnh đã nhất trí để ông Phạm Đình Phú xin rút khỏi chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh, chuyển công tác khác; ông Cao Văn Cường thôi giữ chức Phó chủ tịch HĐND tỉnh; để ông Nguyễn Đình Phách rút khỏi chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh đồng thời bầu ông Phách giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh; bầu ông Trần Văn Quýnh, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Phó chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Cường, Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Thanh Quán, nguyên Chánh văn phòng Tỉnh ủy làm Phó chủ tịch UBND tỉnh.
    (Theo TTXVN)
  3. vuminhchau

    vuminhchau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Đặc sản và văn hóa ẩm thực: Thiên nhiên, đất đai sông nước đã ban tặng cho người Hưng Yên những sản vật quý giá, phong phú mang đậm bản sắc của địa phương, đó là các loại hoa quả và các món ăn độc đáo như:

    Nhãn ***g
    Nhãn ***g Phố Hiến: Nhãn là quà tặng trời cho đất Phố Hiến; Hưng Yên nổi danh khắp đất nước cũng nhờ có nhãn. Kỳ lạ thay cũng là đất bãi sông Hồng mà chỉ có nhãn Phố Hiến mới được coi là vua của loài nhãn, nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả ''''mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho...'''' những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn Phố Hiến có hương vị đặc biệt khác hẳn cây nhãn ở nơi khác? Nhãn được trồng nhiều ở ven đê từ Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa sông Luộc. Được mùa nhãn cả tỉnh ước thu được từ 150 - 200 tỷ đồng, hiện nay vùng thị xã Hưng Yên và vùng phụ cận có nhiều gia đình lập trang trại trồng toàn nhãn ghép và nhãn chiết giống quả, dưới vườn nhãn người ta nuôi ong mật, đây cũng là loại thuốc quý. Thiên nhiên đã ưu đãi nơi dây một vùng đất bạt ngàn nhãn, ong; khách về Hưng Yên thường đến thăm cây nhãn tiến (thường quen gọi nhãn Tổ) có mấy trăm năm tuổi ở trước cửa Chùa Hiến.
    Sen: Nếu nhãn được tôn vinh là vương giả chi quả thì sen cũng là vương hậu chi hoa. Sen được trồng dọc theo ven đê sông Hồng từ Văn Giang đến cửa sông Luộc xuống tận La Tiến, Phù Cừ. Sen không chỉ là loại hoa đẹp mà các bộ phận của cây sen đều là thuốc chữa bệnh: Hạt sen chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ; tâm sen có vị đắng chữa tim hồi hộp, an thần; gương sen phơi khô sắc uống có tác dụng cầm máu trong đại tiểu tiện băng huyết..., hạt gạo trong hoa sen dùng ướp chè; hạt sen dùng làm mứt sen. Trong các dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu những cô gái Hưng Yên thường làm ít mứt sen bày bán trong cửa hàng với ngụ ý kén chồng.
    Bún thang: Những người Hưng Yên xa xứ mỗi lần về thăm quê hương thường đến gốc cây sanh ăn một bát bún thang của nhà hàng Thế Kỷ. Cửa hàng không có biển hiệu, khách ăn quen gọi cửa hàng bằng tên của bà. Người dân Hưng Yên gọi bát bún thang của bà là một tác phẩm nghệ thuật đầy mầu sắc: Cái trắng của bún Vân Tiêu làm nền, cái vàng của nhân lươn, nhân gà, nó được tôn nên bởi một số gia vị rau răm, mắm tôm và đặc biệt là nước dùng. Bún thang làm không khó, nhưng cũng không phải dễ, nguyên liệu đều là sản phẩm của Hưng Yên, chế biến đủ độ chín, liều lượng không non tay cũng không già lửa. Lươn thui rồi mới mổ để không mất máu. Bún thang là món ăn nhiều đạm, bổ dưỡng, nó là nỗi nhớ của Hưng Yên.

    Tương Bần Tương Bần: ''''Tương cà gia bản'''', tương là món ăn mang ý nghĩa cộng đồng. Tương Bần nổi tiếng bởi nó được chế biến từ gạo nếp cái, đỗ tương ta hạt nhỏ, đặc biệt nước để làm tương Bần phải là nước giếng đất. Làng Bần có một cái giếng duy nhất dùng để lấy nước làm tương, không được dùng vào việc tắm, rửa khác. Làm tương là cả một nghệ thuật, từ việc rang đỗ thì phải rang với cát, đỗ chín vàng đều, ủ mốc phải dùng lá khoai, lá sen, khi mốc lên hoa hòe, cầm lắm mốc lên tay phải nhẹ xốp, chum đựng tương được cọ rửa sạch sẽ và ngâm nước vài lần, khi ngả tương phải chọn ngày nắng, sau đó cứ sáng ra người ta lấy gậy (loại gậy làm chuyên để khuấy tương) khuấy đều từ trên xuống vài lần rồi đậy lại bằng chậu sành, tránh nắng chứ không tránh nóng, tương để nâu càng ngấu, càng ngon.
    Ếch om Phượng Tường[/size=1]: ''''Đi thì nhớ vợ cùng con, về nhà lại nhớ ếch om Phượng Tường''''. Làng Phượng Tường ở huyện Tiên Lữ. Câu ca dao đó có từ lâu đời, chứng tỏ là món ăn tuy dân dã nhưng nó mang đậm tính quê hương và đã được nâng lên tới mức nghệ thuật trong khoa ẩm thực, và nó được chế biến nhiều món khác nhau:
    Ếch mọc: Trước tiên phải lột sạch da, phải khéo từ miệng xuống chân còn nguyên vẹn không để da bị thủng rách, thịt ếch đem băm nhỏ lẫn với vỏ quýt khô, mọc nhĩ, nấm hương, thịt ba chỉ, trứng gà và một số gia vị tiêu, ớt, bột ngọt rồi cho vào cối giã mịn, sau đó nhồi lại vào da thành hình con ếch đặt lên đĩa để ngồi như ếch còn sống. Khi nhồi thì phải nhồi non như ếch đói, cho vào nồi hấp để chín nở ra là vừa. Lúc sắp bắc ra lấy trứng gà hoặc trứng vịt đánh nhuyễn dội lên mình ếch cho chảy xuống thành hình hoa mướp. Khi đã ăn một lần thưởng thức tưởng không thể quên hương vị của thứ đặc sản này.
    Ếch om: Mổ bụng lấy hết ruột gan, chỉ bóc lấy lại mỡ áo tơi, đặt ếch lên thớt dùng gọng dao dần thật kỹ cho nhuyễn xương, nhưng khi cầm lên vẫn phải còn nguyên con ếch, sau đó ướp với gia vị gồm: mẻ, vỏ quýt khô, mộc nhĩ, hạt tiêu, mắm tép, ngâm nước mỡ khoảng nửa giờ cho ngấm, đoạn lấy lạt bó lại cho vào nồi nấu với măng, thịt ba chỉ, khi đun nhớ nhỏ lửa cho sôi kỹ bắc xuống om cạnh bếp sao cho khi ếch chín nước chỉ còn vừa một bát và có mầu vàng đậm, ếch phải nhừ, món này ăn với rau diếp, xà lách, ăn rồi nhớ mãi không thể nào quên.
    Bánh dày làng Gầu: Từ bao đời nay bánh dày làng Gầu (xã Cửu Cao, huyện Văn Giang) đã nổi tiếng như rượu Trương Xá, tương Bần. Bánh dày được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, được vo kỹ và ngâm nước sạch rồi đồ chín đem giã cho thật mịn, nhân bánh được làm bằng đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín đánh nhuyễn nắm thành nắm nhỏ, nếu làm bánh mặn thì làm nhân thịt nạc, bánh ngọt thì trộn đỗ xanh với đường. Cái đặc sắc của bánh dày làng Gầu là gạo nếp phải được gieo trồng trên đất làng Gầu, ngâm nước giếng làng Gầu và được chính bàn tay khéo léo của các cô gái làng Gầu nặn mới thành tấm bánh xinh xắn, thơm ngon. Bánh dày làng Gầu được khách xa gần đến đặt mua với số lượng lớn để phục vụ cho hội nghị, tiệc cưới... Tết đến xuân về, bánh dày được bày trang trọng trên bàn thờ để cúng ông bà tổ tiên, đây cũng là nét đẹp văn hóa của quê hương.
  4. bangktqd

    bangktqd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    3.193
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung thêm cái này từ http://www.hungyen.gov.vn:
    Đặc sản và văn hóa ẩm thực: Thiên nhiên, đất đai sông nước đã ban tặng cho người Hưng Yên những sản vật quý giá, phong phú mang đậm bản sắc của địa phương, đó là các loại hoa quả và các món ăn độc đáo như:
    *
    Nhãn ***g
    Nhãn ***g Phố Hiến: Nhãn là quà tặng trời cho đất Phố Hiến; Hưng Yên nổi danh khắp đất nước cũng nhờ có nhãn. Kỳ lạ thay cũng là đất bãi sông Hồng mà chỉ có nhãn Phố Hiến mới được coi là vua của loài nhãn, nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả ''''mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho...'''' những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn Phố Hiến có hương vị đặc biệt khác hẳn cây nhãn ở nơi khác? Nhãn được trồng nhiều ở ven đê từ Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa sông Luộc. Được mùa nhãn cả tỉnh ước thu được từ 150 - 200 tỷ đồng, hiện nay vùng thị xã Hưng Yên và vùng phụ cận có nhiều gia đình lập trang trại trồng toàn nhãn ghép và nhãn chiết giống quả, dưới vườn nhãn người ta nuôi ong mật, đây cũng là loại thuốc quý. Thiên nhiên đã ưu đãi nơi dây một vùng đất bạt ngàn nhãn, ong; khách về Hưng Yên thường đến thăm cây nhãn tiến (thường quen gọi nhãn Tổ) có mấy trăm năm tuổi ở trước cửa Chùa Hiến.
    * Sen: Nếu nhãn được tôn vinh là vương giả chi quả thì sen cũng là vương hậu chi hoa. Sen được trồng dọc theo ven đê sông Hồng từ Văn Giang đến cửa sông Luộc xuống tận La Tiến, Phù Cừ. Sen không chỉ là loại hoa đẹp mà các bộ phận của cây sen đều là thuốc chữa bệnh: Hạt sen chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ; tâm sen có vị đắng chữa tim hồi hộp, an thần; gương sen phơi khô sắc uống có tác dụng cầm máu trong đại tiểu tiện băng huyết..., hạt gạo trong hoa sen dùng ướp chè; hạt sen dùng làm mứt sen. Trong các dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu những cô gái Hưng Yên thường làm ít mứt sen bày bán trong cửa hàng với ngụ ý kén chồng.
    * Bún thang: Những người Hưng Yên xa xứ mỗi lần về thăm quê hương thường đến gốc cây sanh ăn một bát bún thang của nhà hàng Thế Kỷ. Cửa hàng không có biển hiệu, khách ăn quen gọi cửa hàng bằng tên của bà. Người dân Hưng Yên gọi bát bún thang của bà là một tác phẩm nghệ thuật đầy mầu sắc: Cái trắng của bún Vân Tiêu làm nền, cái vàng của nhân lươn, nhân gà, nó được tôn nên bởi một số gia vị rau răm, mắm tôm và đặc biệt là nước dùng. Bún thang làm không khó, nhưng cũng không phải dễ, nguyên liệu đều là sản phẩm của Hưng Yên, chế biến đủ độ chín, liều lượng không non tay cũng không già lửa. Lươn thui rồi mới mổ để không mất máu. Bún thang là món ăn nhiều đạm, bổ dưỡng, nó là nỗi nhớ của Hưng Yên.
    *
    Tương Bần
    Tương Bần: ''''Tương cà gia bản'''', tương là món ăn mang ý nghĩa cộng đồng. Tương Bần nổi tiếng bởi nó được chế biến từ gạo nếp cái, đỗ tương ta hạt nhỏ, đặc biệt nước để làm tương Bần phải là nước giếng đất. Làng Bần có một cái giếng duy nhất dùng để lấy nước làm tương, không được dùng vào việc tắm, rửa khác. Làm tương là cả một nghệ thuật, từ việc rang đỗ thì phải rang với cát, đỗ chín vàng đều, ủ mốc phải dùng lá khoai, lá sen, khi mốc lên hoa hòe, cầm lắm mốc lên tay phải nhẹ xốp, chum đựng tương được cọ rửa sạch sẽ và ngâm nước vài lần, khi ngả tương phải chọn ngày nắng, sau đó cứ sáng ra người ta lấy gậy (loại gậy làm chuyên để khuấy tương) khuấy đều từ trên xuống vài lần rồi đậy lại bằng chậu sành, tránh nắng chứ không tránh nóng, tương để nâu càng ngấu, càng ngon.
    * Ếch om Phượng Tường: ''''Đi thì nhớ vợ cùng con, về nhà lại nhớ ếch om Phượng Tường''''. Làng Phượng Tường ở huyện Tiên Lữ. Câu ca dao đó có từ lâu đời, chứng tỏ là món ăn tuy dân dã nhưng nó mang đậm tính quê hương và đã được nâng lên tới mức nghệ thuật trong khoa ẩm thực, và nó được chế biến nhiều món khác nhau:
    o Ếch mọc: Trước tiên phải lột sạch da, phải khéo từ miệng xuống chân còn nguyên vẹn không để da bị thủng rách, thịt ếch đem băm nhỏ lẫn với vỏ quýt khô, mọc nhĩ, nấm hương, thịt ba chỉ, trứng gà và một số gia vị tiêu, ớt, bột ngọt rồi cho vào cối giã mịn, sau đó nhồi lại vào da thành hình con ếch đặt lên đĩa để ngồi như ếch còn sống. Khi nhồi thì phải nhồi non như ếch đói, cho vào nồi hấp để chín nở ra là vừa. Lúc sắp bắc ra lấy trứng gà hoặc trứng vịt đánh nhuyễn dội lên mình ếch cho chảy xuống thành hình hoa mướp. Khi đã ăn một lần thưởng thức tưởng không thể quên hương vị của thứ đặc sản này.
    o Ếch om: Mổ bụng lấy hết ruột gan, chỉ bóc lấy lại mỡ áo tơi, đặt ếch lên thớt dùng gọng dao dần thật kỹ cho nhuyễn xương, nhưng khi cầm lên vẫn phải còn nguyên con ếch, sau đó ướp với gia vị gồm: mẻ, vỏ quýt khô, mộc nhĩ, hạt tiêu, mắm tép, ngâm nước mỡ khoảng nửa giờ cho ngấm, đoạn lấy lạt bó lại cho vào nồi nấu với măng, thịt ba chỉ, khi đun nhớ nhỏ lửa cho sôi kỹ bắc xuống om cạnh bếp sao cho khi ếch chín nước chỉ còn vừa một bát và có mầu vàng đậm, ếch phải nhừ, món này ăn với rau diếp, xà lách, ăn rồi nhớ mãi không thể nào quên.
    * Bánh dày làng Gầu: Từ bao đời nay bánh dày làng Gầu (xã Cửu Cao, huyện Văn Giang) đã nổi tiếng như rượu Trương Xá, tương Bần. Bánh dày được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, được vo kỹ và ngâm nước sạch rồi đồ chín đem giã cho thật mịn, nhân bánh được làm bằng đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín đánh nhuyễn nắm thành nắm nhỏ, nếu làm bánh mặn thì làm nhân thịt nạc, bánh ngọt thì trộn đỗ xanh với đường. Cái đặc sắc của bánh dày làng Gầu là gạo nếp phải được gieo trồng trên đất làng Gầu, ngâm nước giếng làng Gầu và được chính bàn tay khéo léo của các cô gái làng Gầu nặn mới thành tấm bánh xinh xắn, thơm ngon. Bánh dày làng Gầu được khách xa gần đến đặt mua với số lượng lớn để phục vụ cho hội nghị, tiệc cưới... Tết đến xuân về, bánh dày được bày trang trọng trên bàn thờ để cúng ông bà tổ tiên, đây cũng là nét đẹp văn hóa của quê hương.
    * Chả gà Tiểu Quan: Ở thôn Tiểu Quan, xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu có món chả gà nổi tiếng một vùng. Làm chả gà rất công phu, lấy thịt nạc, bỏ hết gân, xương rồi chặt nhỏ cho vào cối giã, khi gần được trộn với lòng đỏ trứng gà, nước mắm ngon, hạt tiêu, gừng, mỡ lợn thái hạt lựu rồi giã tiếp, giã xong lấy mo cau xúc và phết thịt lên phên tre để nướng, việc phết thịt cũng không phải dễ dàng, nếu mỏng quá thịt cháy và chảy sệ xuống lò, nếu dày quá thịt không chín đều, nướng chả phải bằng than hoa, nếu là than nhãn thì càng tốt, đặc biệt nếu có quả thông khô cho vào thì càng đượm, càng thơm. Ăn chả gà đúng hơn là thưởng thức một món ăn độc đáo, không ăn bỗ bã như những thứ khác. Vào dịp Tết trời se lạnh bạn hữu quây quần nâng chén rượu Trương Xá với chả gà, chiều xuân vào tối lúc nào không hay.
  5. oxa

    oxa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung

    Ðền còn gọi là đền Ða Hòa thờ Đức thánh Chử Ðồng Tử được tôn vinh là một trong Tứ Bất Tử của thần linh Việt cùng phu nhân là Tiên Dung Công chúa, con gái vua Hùng thứ 18. Ðền thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, cách Hà Nội khoảng 25 km theo đường đê sông Hồng.
    Ðền nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích 18.720 m2, mặt quay hướng chính tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên.
    Ngọ môn gồm 3 cửa. Cửa chính là tòa nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt (chỉ mở cửa vào đại lễ). Hai cửa bên để đón khách gần xa. Qua sân là đến Ðại tế, tòa Thiêu hương, cung Ðệ Nhị, cung Ðệ Tam và cuối cùng là Hậu cung. Tòa Thiêu hương có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Các đầu đao, bờ nóc chạm trổ tinh vi, đắp gọt tỉ mỉ, màu sắc rực rỡ cùng nhiều hình trang trí khác như rồng, sư tử. Cửa võng ở Cung Ðệ nhị đều được chạm hình chim phượng, hoa cúc mãn khai và các hoa quả được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Ðặc biệt các pho tượng đức thánh Chử Ðồng Tử và phu nhân được đúc bằng đồng rất đẹp.
    Bài giới thiệu về đền Chử Đồng Tử này em cop bên web Hưng Yên. Còn đây là những tấm hình em chụp trong chuyến picnic gần đây.
    Đền Chử Đồng Tử
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được oxa sửa chữa / chuyển vào 13:18 ngày 13/04/2006
  6. emtenmotloaihoa

    emtenmotloaihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn Hưng Yên!
    Tôi về Thái Bình, thấy quảng trường trung tâm thị xã các bạn cũng được nên post nên, hi vọng không phải là spam.
    [​IMG]
  7. quen_de_nho

    quen_de_nho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    hôm qua xem vượt qua thử thách có một câu hỏi: cái gì làm bằng một đốt tre dùng để rót tương, chả ai trả lời được cả, mọi người ở HY chắc bít? Nó được gọi là gì vậy ?( có đáp án trả lời nhưng đúng lúc đó lại quay đi buôn chuyên )
    Nó liên quan đến nghề làm tương -cũng là một nét văn hoá ở HY,nên post câu hỏi lên đây, nếu không đúng chủ đề mod xoá giúp.
  8. bitter_failure

    bitter_failure Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    XUÂN DỤC - MẢNH ĐẤT GIÀU TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG

    -- 09/05/2006 --

    Xã Xuân Dục nằm ven quốc lộ 5A, cách Hà Nội 34 km. Phía Bắc giáp xã Bạch Sam, phía Đông giáp xã Ngọc Lâm, Phía Tây giáp xã Phùng Chí Kiên, phía Nam giáp xã Hưng Long. Diện tích tự nhiên 424,2 ha. Dân số gần 4.000 khẩu, gồm 3 thôn: Xuân Đào, Xuân Bản và Xuân Nhân.
    Người dân và mảnh đất Xuân Dục tự hào có truyền thống đấu tranh cách mạng, là nơi sinh ra danh nhân Nguyễn Thiện Thuật từng lập nhiều chiến công lừng danh Bãi Sậy kiên cường năm xưa.
    Trước Cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã đã tuyên truyền và thành lập được đại đội vũ trang, xây dựng các tổ chức đoàn thể cứu quốc. Ngày 17/8/1945, quân và dân xã Xuân Dục cùng với lực lượng vũ trang của huyện nổi dậy cướp chính quyền tại 3 thôn trong xã và ngày 22/8/1945 lực lượng vũ trang xã đã làm chủ được địa bàn, giành chính quyền về tay nhân dân.

    Làng quê Xuân Dục hôm nay
    Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, địa bàn xã Xuân Dục được coi như 1"chảo lửa", thực dân Pháp xây dựng nhiều đồn bốt, càn quét, truy bắt cán bộ, chúng điên cuồng dùng xe ủi, xe tăng thiêu cháy nhà cửa, tra khảo dân lành, phá hoại sản xuất... hòng đè bẹp ý chí chiến đấu cách mạng của nhân dân trong xã. Song LLVT của xã sống trong lòng dân, bám trụ giữ đất, giữ làng, không lúc nào để cơ sở mất lực lượng vũ trang, mất dân. Chi bộ Đảng không ngừng lớn mạnh, từ 6 đồng chí đảng viên đã phát triển lên 61 đảng viên. Lực lượng vũ trang đấu tranh bằng nhiều hình thức: kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Trước sự đánh phá càn quét điên cuồng, tàn khốc của thực dân Pháp, lòng căm thù giặc ngoại xâm của người dân Xuân Dục lại tăng lên gấp bội. Quân và dân xã Xuân Dục đã khôn khéo đào nhiều giao thông hào, công sự nhất là các hào lớn để chống xe tăng của địch, rào làng chiến đấu... làm cho địch phải thất bại. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân xã Xuân Dục đã tham gia đánh và chống trả nhiều trận càn, điển hình là trận đêm 21/12/1952 lực lượng du kích địa phương phối hợp với Trung đoàn B42 bộ đội chủ lực đánh trận càn của giặc từ bốt Sặt lên phá tan 2 bốt Xuân Đào và Xuân Nhân, thu 1 máy thông tin liên lạc, bắt sống 15 tù binh, tiêu diệt 57 tên địch, thu 37 súng các loại, giải thoát 56 người dân bị địch giam giữ. Hoặc trận đánh ngày 16/12/1953, lực lượng vũ trang xã đã phối hợp với lực lượng vũ trang xã Dị Sử và bộ đội chủ lực thuộc quân khu tả ngạn đánh chiếm bốt Thứa, bắt sống 186 tên giặc trong đó có12 lính Âu Phi, tiêu diệt 90 tên, phá hủy 20 xe cơ giới, thu 553 súng các loại, giải thoát 50 người dân bị địch giam giữ...
    Tổng kết 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân xã Xuân Dục đã đánh và đẩy lùi gần 60 trận càn lớn nhỏ của địch, diệt 163 tên địch, bắt sống 205 tên, gọi hàng 62 tên, thu 576 súng các loại. Xã đã đóng góp cho cuộc kháng chiến 4.470 tấn thóc, 130 đồng chí vào bộ đội, 162 đồng chí vào du kích. Trong số đó, có 29 đồng chí là liệt sỹ, 1 Anh hùng LLVTND , 4 thương binh cống hiến máu thịt của mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, góp phần cùng dân tộc làm lên "vành hoa đỏ, lên thiên sử vàng". Ghi nhận thành tích lớn lao ấy, tại Quyết định số 636/QĐ-CTN ngày 24/6/2005 ************* Trần Đức Lương đã phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVTND cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
    Tiếp nối truyền thống ấy, trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ quân và dân xã Xuân Dục với tinh thần " Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người". Lực lượng vũ trang xã đã dũng cảm bám đất, giữ bầu trời tổ quốc, vừa sản xuất vừa chiến đấu, vững tay cầy chắc tay súng bảo vệ quê hương dưới làn bom đạn trong cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở niềm Bắc nước ta. Thi đua với tiền tuyến, quân và dân xã Xuân Dục đã đào 5.000m giao thông hào, 3.600 hố cá nhân, 2.000 hầm kèo tránh bom đạn giặc Mỹ và huy động 3.500 ngày công phục vụ chiến đấu. Các đoàn thể phát động các phong trào " thanh niên 3 sẵn sàng'' " Phụ nữ 3 đảm đang"... vừa tham gia chiến đấu vừa tích cực tăng gia sản xuất nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của hậu phương đối với tiền tuyến. Xã đã tiễn đưa 564 thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, đóng góp 3.200 tấn thóc, 200 tấn thực phẩm... Xã có 3/4 số hộ có con em tham gia bộ đội, nhiều gia đình có 3 thế hệ ( ông, cha, con) nhập ngũ, 72 gia đình có 3 con cùng chung trận tuyến. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Xuân Dục có 58 liệt sỹ, 20 thương binh, 3 bà mẹ VNAH và nhiều cá nhân được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại. Riêng xã Xuân Dục được ************* tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.
    Truyền thống trong 2 cuộc kháng chiến ấy đang được Đảng bộ và nhân dân Xuân Dục nhân lên trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.Đảng bộ và chính quyền xã Xuân Dục quyết tâm lãnh đạo nhân dân trong xã thực hiện thắng lợi Nghị quyết mà Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra, phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị, giữ vững về an ninh quốc phòng, luôn hoàn thành mọi chỉ tiêu đối với Nhà nước.
    Nhìn lại 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt. Từ 1 địa phương thuần nông nay đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Tốc độ tăng trưởng kinh tê hàng năm đạt 12%, sản lượng lương thực đạt hơn 11 tấn/ha, lương thực bình quân đầu người đạt 720kg/người/năm. Xã đã xóa xong nhà tranh vách đất, xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%( theo tiêu chí mới), tỷ lệ phát triển dân số còn 0,8%, 100% hộ dùng điện lưới quốc gia và nước sạch hợp vệ sinh, 100% các cháu trong độ tuổi được đến trường, trạm y tế xã có bác sỹ và và y sỹ thường xuyên phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Công tác chăm sóc người có công luôn được coi trọng, 100% hộ chính sách có mức sống trung bình khá trở lên. Xã có nhiều nhà cao tầng, xe cơ giới. Các công trình phúc lợi được đầu tư xây dựng nhiều như: xây dựng, nâng cấp nhà văn hóa thôn, trụ sở làm việc, đường giao thông trong làng, ngoài đồng phần lớn được bê tông hóa. Sự nghiệp giáo dục được coi trọng và phát triển, trường mầm non, trường tiểu học và trường trung học cơ sở hàng năm đều đạt danh hiệu trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. 2/3 thôn được công nhận làng văn hóa. Tình hình an ninh, chính trị, an ninh nông thôn được giữ vững, không có khiếu kiện. đảng bộ, chính quyền xã liên tục được công nhận là " trong sạch vững mạnh", các đoàn thể vững mạnh.
    Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy chính quyền địa phương. Gần 300 Đảng viên của Đảng bộ xã Xuân Dục thật sự là những tấm gương sáng trong lao động sản xuất, học tập và thực hiện nếp sống văn minh .
    Có thể nói: " Người dân Xuân Dục bất cứ ở giai đoạn cách mạng nào cũng giàu lòng yêu nước, trung thành với Đảng, với cách mạng, tận tụy xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp". Tinh thần ấy làm nòng cốt cho Đảng bộ và nhân dân Xuân Dục vững bước trên con đường cách mạng, phấn đấu trở thành đơn vị Anh hùng trong thời kỳ đổi mới của đất nước.

    [​IMG]
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Phạm Ngũ Lão
    Lần thứ ba, trên đất nước Đại Việt anh hùng, vó ngựa viễn chinh giặc Mông Cổ bị quật gẫy.
    Tháng ba, trời nắng đột ngột. Hơi lạnh như còn rơi rớt trong đám mây trắng lẩn quất trên ngọn núi. Từ ải Nội Bàng đến biên giời phía bắc, đường hiểm trở. Địa thế ở đây đối với tên tướng giặc Thoát Hoan trên đường chạy tháo thân, hiên ra như lưới trời khó thoát. Chuyện chết hụt, phải chui vào ống đồng cách đây ba năm về trước trên mảnh đất này Thoát Hoan còn nhớ rành rành. Lần này, hắn vẫn nhớ kỹ lời vua cha dặn trước khi xuất quân xâm lược Đại Việt: "Chớ thấy nước Giao Chỉ bé nhỏ mà khinh thường". Nắm trong tay ba mươi vạn quân, năm trăm chiến thuyền, Thoát Hoan chia hai đường thủy bộ tiến vào Đại Việt. Hùng hổ mà chật vật, hai tháng sai tên tướng giặc mới vào được kinh đô Thăng Long. Nhưng rồi sống nơm nớp trong một tòa thành trống rỗng, thiếu lương ăn, thuyền vận lương bị đánh đắm trên sông Bạch Đằng, lại bị uy hiếp bốn bề, cơ thất bại đã rành rành đối với hắn. Đất trời Đại Việt không dung tha quân cướp nước. Người dân Đại Việt quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược. Rất nhanh chóng, ba mươi mốt ngày sau. Thoát Hoan và quân tướng phải bỏ Thăng Long, vừa chống đỡ vừa chạy về Vạn Kiếp. Theo Thoát Hoan: "Ở đây nóng nực, ẩm thấp, lương hết, quân mệt", hắn kéo quân về. Nhưng làm thế nào để thoát chết trên đường rút chạy?
    Từ Vạn Kiếp, tên tướng chỉ huy thủy quân Ô Mã Nhi, tham tri chính sự Phàn Tiếp và Vạn Hộ thủy quân Trương Ngọc dẫn đoàn chu sư theo đường sông Bạch Đằng về nước. Thoát Hoan vẫn lo thủy quân rút lui không an toàn. Còn hắn cùng bè lũ Bình Chương Chinh Sự Áo lỗ xích, Hữu Thừa A bát xích, Tích đô nhi, Vạn Hộ Đáp lạt xích, Trương Quân, Lưu Thế Anh... Nát óc tìm đường bộ an toàn rút ra khỏi nước Đại Việt. Núi rừng trùng điệp. Để sang biên giới, đường lớn, đường tắt có nhiều, nhung không có đường cho chúng đi. Khắp các ngả đều có quân mai phục.
    Sau một chuỗi ngày lo lắng khiếp sợ đến mất ăn mất ngủ, Thoát Hoan vừa chớp mắt trong lều tướng. Cái nắng của một ngày cuối xuâu đầu hạ, lại thêm hơi ấm của núi rừng, càng làm cho Thoát Hoan rời rã. Tin cấp báo của tên do thám đem về khiến Thoát Hoan chồm dậy. Luôn luôn nắm chặt thanh kiếm tuốt trần để hộ thân, mặc dù sống giữa bầy vệ sĩ, vẫn là thói quen của Thoát Hoan từ khi hắn đặt chân trên đất Đại Việt. Bình Chương Chính Sự Áo lỗ xích bước vào. Thoát Hoan gượng cười, giữ bình tĩnh:
    - Trên đường quân ta đi liệu có gặp trở ngại không?
    - Tâu đại vương, tiền quân của Hữu Thừa A bát xích báo về: Trên đường phía tây về ải Hàm Sa có quân Giao Chỉ do điện tiền Phạm Ngũ Lão chỉ huy mai phục dày đặc.
    - Sao? Lại Điện tiền Phạm Ngũ Lão à?
    Thoát Hoan chột dạ. Viên tướng mang tên Phạm Ngũ Lão trước đây đã làm hắn chết hụt phải chui vào ống đồng nay lại xuất hiện ở đây ư? Thoát Hoan hỏi lại:
    - Có phải Phạm Ngũ Lão đã giao chiến với quân ta ở Chương Dương, phục kích quân ta ở sông Sách rồi truy kích quân ta trước đây không?
    - Tâu đại vương, viên hổ tướng ấy nay lại xuất hiện và rải quân tử Chi Lăng đến biên giới.
    Thoát Hoan trợn trừng đôi mắt. Một mưu toan nham hiểm vụt nảy ra trong đầu tên bại tướng quỷ quyệt. Hắn vội ra lệnh:
    - Giao cho Tích đô nhi dẫn một cách quân rút theo đường phía tây, còn ta dẫn đại quân theo đường phía đông, qua ải Nội Bàng, hẹn cùng gặp ở Tư Minh.
    Đẩy tay chân đi đường đầu với viên hổ tướng họ Phạm, Thoát Hoan hy vọng sẽ được an toàn rút về nước. Hắn đã nhầm!
    Trong lúc quân tướng, ngựa nghẽo của Thoát Hoan hốt hoảng ậm ạch trên đường rút về Tư Minh thì suốt một dải đất dài trăm dặm từ Nội Bàng, đến ái Nữ Nhi, Khâu cấp, cả các ngả đường tắt chạy sang biên giới, hàng chục vạn quân gồm chính binh, gia binh, dân binh dưới quyền chỉ huy của Phạm Ngũ Lão và các vương hầu đã chia nhau mai phục các nơi hiểu yếu để đợi chúng.
    Đại quân của Phạm Ngũ Lão phục ở vùng ải Nội Bàng. Trong những ngày đợi giặc, các trại quân vui như hội. Được lệnh của Phạm Ngũ Lão, khi chưa có giặc, quân lính tha hồ vui chơi tại chỗ, đến lúc gặp giặc phải quyết tâm sống mái với giặc đến cùng.
    Chẳng phải ở đây, mà ở đâu và lúc náo cũng thế, viên tướng trẻ ngoài ba mươi tuổi ấy ân ở với quân sĩ như anh em, trước và sau buổi lâm trận đều vui đùa với quân lính như bè bạn. Hôm nay, sau khi họp tướng lĩnh, Phạm Ngũ Lão trở về với đại quân của mình giữa lúc tiếng hát trống quân đang nhịp nhàng vang lên trong rừng rậm. Vừa thấy Phạm Ngũ Lão, mọi người chạy lại vây quanh chủ tướng reo lên:
    - Xin mới Phạm tướng quân hát.
    Phạm Ngũ Lão xuống ngựa, hăm hở.
    - Nào!
    Nhưng rồi cánh tay lực lưỡng đã từng múa giáp cả ngày không biết mỏi của Phạm Ngũ Lão giơ cao, bàn tay xua mềm mại:
    - Khoan! Ta còn có chuyện vui hơn hát trống quân nhiều.
    Ai nấy yên lặng.
    - Ta báo cho các ngươi biết tin thắng trận. Toàn bộ thủy quân của Ô Mã Nhi bị quân ta đánh tan tác trên sông Bạch Đằng. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp bị bắt sống, Trương Ngọc bị chết tại trận. Thoát Hoan sắp dẫn quân bộ qua đây. Hãy đình chỉ mọi cuộc vui đùa. Đánh tan quân Thoát Hoan, ta sẽ thi hát trống quân và đấu vật với các ngươi!
    Trong chốc lát từ những lùm cây rậm rạp hai bên sườn núi, nấp sau mỏm đá, cung tên lắp sẵn, gươm giáp sáng lòe hướng xuống con đường độc đạo ngoằn ngoèo. Từ vị trí chỉ huy, Phạam Ngũ Lão đứng nhìn bao quát chiến địa. Cỏ cây phủ kín đồi núi như một bức tranh xanh không điều màu. Những mỏm đá xám xịt, nhấp nhô trên sườn núi đã bắt đầu nhuộm nắng, Phạm Ngũ Lão chú ý quan sát mà không tài nào phát hiện được dấu vết của quân mai phục. Viên tướng trẻ rất hài lòng.
    Ba năm trước đây, trên chiến trường này, Phạm Ngũ Lão đã góp phần đánh cho Thoát Hoan không còn mảnh giáp. Uy danh của đội quân do Phạm Ngũ Lão chỉ huy đã làm cho quân thù khiếp sợ. Chúng sợ đến nỗi chỉ cần nghe nói quân của Điện Tiền Phạm Ngũ Lão là đã vội bỏ chạy. Biết rõ tài Phạm Ngũ Lão, lần này Hưng Đạo Vương lại giao cho ông chặn giặc ở ải Nội Bàng Thoát Hoan hoảng sợ tìm đường tránh viên hổ tướng họ Phạm. Nhưng hắn sẽ không ngờ, Phạm ngũ lão có mặt ở Nội Bàng chứ không ở mạn Chi Lăng như tin quân do thám của hắn nắm được. Và giờ đây tiền quân của Thoát Hoan đã đến Nội Bàng.
    Ngồi trên lưng ngựa, trước sau đều có vệ sĩ dũng mãnh che đỡ. Thoát Hoan âm ạch đi giữa đoàn quân. Bè lũ lâu la tướng tá chia quân đi tiền phong, tấp hậu nối nhau dài dằng đặc. Ải Nội Bàng vẫn yên tĩnh. Thoát Hoan thở phào nhẹ nhõm, thúc quân gấp rút vượt qua cửa ải.
    Khi cánh quân cuối cùng đã lọt vào đất Nội Bàng, một tiếng pháp lệnh xé trời. Từng loạt tên tẩm thuốc độc từ các lùm cây, hốc đá hai bên đường vun vút bay ra. Tiếp theo, quân lính gươm giáo tuốt trần ào ào xông tơ như vũ bão. Ngọc cờ đại mang chữ "Phạm" học của Điện tiền tướng quân Phạm Lão, phất phới tung hoành trên đất ải. Trong khoảnh khắc, đại quân của Thoát Hoan bị cắt ta làm nhiều đoạn. Không ngờ lại gặp viên tướng họ Phạm trên mảnh đất này, Thoát Hoan hối hoảng. Hắn muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy khốn. Nhưng không được, tiền quân đã bị đập nát. Ngựa chiến tiếp nhau sa xuống, hậu quân không tiến lên được. Giặc muốn rút nhanh, Phạm Ngũ Lão truyền cho quân sĩ phải kìm chúng lại để tiêu điệt. Thoát Hoan định trốn nợ, phải bắt hắn đền nợ máu. Bị chết hụt lần trước, Thoát Hoan chưa từ bỏ âm mưu thôn tính Đại Việt, lần này hẳn sẽ biết. Không thể dừng lại trên mảnh đất chết này được, Thoát Hoan truyền lệnh cho Vạn Hộ Đáp lạt xích và Lưu Thế Anh phải mở đường máu đưa quân thoát ra khỏi ải Nội Bàng. Vừa dẫn tàn quân ra khỏi ải đã nghe quân của Phạm Ngũ Lão đã đóng ở cửa ải Nữ Nhi và núi Khâu Cấp, Thoát Hoan vội hạ lệnh quay theo đường qua huyện Đơn Kỷ về Lộc Châu chạy tắt sang biên giới. Nhưng khắp các ngả, chúng đều bị chặn đánh. Quân bị tiêu diệt, tướng bị thương, tên Hữu Thừa A bát xích bị trúng tên độc, chết tại trận. Thoát Hoan phải trà trộn vào đắm tàn quân tan tác, tơi tả về nước để không dám đặt chân lên đất này nữa.
    Đây là lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng, đoàn quân viễn chinh của giặc Mông Cổ bị đánh bật ra khỏi đất Đại Việt.
    Sau hai lần tôi luyện trong khói lửa, tham gia chống giặc giữ nước, Phạm Ngũ Lão con người đã từng ngâm bài thơ lập chí bất tử:
    "Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu
    Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu
    Nam nhi vị liễu công danh trái
    Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

    (Múa giáo non sông trải mấy thâu
    Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
    Công danh nam tử còn vương nợ
    Luống thẹn tại nghe chuyện Vũ Hầu)
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo...
    Đã trở thành vị danh tướng.
    Những năm về sau, nhiều lần giặc ngoại xâm từ phương tây, phương Nam tới, Phạm Ngũ Lão lại có dịp đem tài sức để giữ gìn bờ cõi. Các năm Hưng Long thứ hai (1294), thứ năm (1297), Thứ chín (1201) triều Anh Tông, Phạm Ngũ Lão đã từng cự giặc phong kiến Ai Lao thắng lợi, được nhà vua ban cho kim phù, vân phù, quy phù. Năm Hưng Long thứ mười (1302) ông dẹp nội loạn được ban hổ phù. Đến năm Đại Khánh thứ năm (1318) trước khi mất hai năm, Phạm Ngũ Lão còn tham gia chống giặc phong kiến Chiêm Thành thắng lợi, được nhà vua ban cho binh phù hình phi ngư. Năm Đại Khánh thứ bảy (1320) triều Minh Tông, Phạm Ngũ Lão mất tại Thăng Long thọ sáu mươi sáu tuổi. Tên tuổi của ông mãi mãi ngời sáng cùng với chiến công oanh liệt của nhà dân Đại Việt trong cuộc đấi tranh giữ nước hồi cuối thế kỷ mười ba.
    Không đợi đến khi được triều đình giao cho cầm quân giết giặc, mà cuộc đời của vị danh tướng họ Phạm đã là những trang tuyệt đẹo từ khi còn là cậu bé mồ côi ở làng Phù Ủng.
    Ẩn mình sau lũy tre, làng Phù Ủng nổi lên giữa một dải đất quanh năm bốn bề ngập nước. Ngoài công việc đồng áng, người dân Phù Ủng còn thường xuyên làm nghề đánh cá, đan lát, và chợ búa. Cuộc sống ở đây gần như bình dị, thầm lặng.
    Từ mấy hôm nay, cái làng nho nhỏ gần quan lô mà xa kinh thành ấy bỗng rộn rịp hẳn lên. Người ta nô nức sửa soạn đón quan tân khoa Nguyễn Công Tiến vinh quy về làng. Rồi đó, quan tân khoa mũ áo, tàn quạt, võng lọng trở về. Người dân Phù Ủng và khắp vùng lân cận rủ nhau đến chúc mừng. Riêng làng Phù Ủng được lệnh ngừng lửa trong ba ngày. Quan tân khoa thết đãi tất cả già trẻ lớn bé. Trong ba ngày liền, nhà nào nhà nấy đều ngừng thổi cơm. Riêng ở đầu làng, có một ngôi nhà tranh lụp xụp vẫn đều đặn ngày hai bận đỏ lửa.
    Chủ ngôi nhà ấy là một người đàn bà góa và một cậu bé mười ba tuổi. Đó chính là Phàm Ngũ Lão, mồ côi cha từ lúc lên năm, đang sống với mẹ. Trong cô đơn và nghèo túng, hai mẹ con thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
    Hôm ấy đi chợ về thấy con đang đẽo củ chuối làm cầu, bà mẹ mắng yêu:
    - Suốt ngày con chỉ tập tành, hết tập võ lại chơi cầu chơi gụ thật vô tích sự.
    Nghe mẹ nói, Phạm Ngũ Lão chỉ cười. Cậu đứng dậy ôm quả cần bằng củ chuối ra tung thử trong sân nhỏ hẹp. Nhìn đứa con trai mơn mởn, tay chân vạm vỡ, lớn nhanh như thổi đang tung cầu, bà mẹ cảm thấy sung sướng. Bất giác bà nghĩ đến cảnh nhà neo túng, ngày hai buổi chợ không biết có kiếm đủ gạo để nuôi con béo khỏe mãi được không? Bà cất dọn quanh gánh, đem mấy bát gạo cất vào nhà. Từ ngoài sân, Phạm Ngũ Lão tay không rời quả cầu, chạy lại khoe với mẹ:
    - Mẹ, con kiếm được nhiều gạo lắm.
    Một niều vui vụt hiện ra trong ánh mắt của bà mẹ nghèo:
    - Gạo đâu thế hở con?
    - Con và mấy đứa bạn rủ nhau đi tát cá, bắt được nhiều lắm. Con đổi được hàng chục bát gạo, lại còn đủ cá để mẹ con ta ăn trong mấy ngày.
    Sực nhớ đến chuyện quan tân khoa, bà mẹ nói với con:
    - Từ mai làng cấm lửa, ai nấy đều đến phục dịch và được quan tân khoa thết đãi trong ba ngày. Mẹ con ta cũng phải đi chứ.
    Phạm Ngũ Lão lẳng lặng đứng dậy dọn cơm tối.
    Đã khuya Phạm Ngũ Lão còn nằm choài trên chõng tre, cạnh đèn dầu để học bài. Bà mẹ mải khâu mấy mụn áo rách cũng không thấy buồn ngủ. Thấy mẹ thức khuya hơn mọi ngày. Phạm Ngũ Lão giục mẹ:
    - Đi ngủ đi mẹ ạ. Mai ta chẳng phải đến nhà quan tân khoa làm gì.
    Bà mẹ rất đỗi ngạc nhiên. Phép vua cũng phải thua lệ làng. Làng đã cấm lửa, không nghe theo sao được. Bà bảo con:
    - Ta phải đến mừng quan tân khoa, không đi không được đâu con ạ.
    Không phải Phạm Ngũ Lão xem khinh quan tân khoa hoặc coi thường lệ làng mà với đầu óc tuy non nớt nhưng khá thông minh, tuổi nhỏ mà chí lớn, cậu đã suy nghĩ khác.
    - Mẹ ạ, cũng là con người, người ta làm nên công danh sự nghiệp vẻ vang cho làng xóm, còn con chưa làm nên công cán gì cho dân làng, làm vui lòng mẹ, đến nhà người ta con thẹn lắm. Ta đừng đến nữa mẹ ạ!
    Sợ phép làng nhưng lại chiều con, bà mẹ không nài ép. Phạm Ngũ Lão ngồi một mình cạnh ngọn đèn khuya với tập văn bài còn tươi roi rói màu son của thầy Huyền Du. Phạm Ngũ Lão xem lại cẩn thận và đọc kinh sách cho đến trang cuối cùng. Khi Phạm Ngũ Lão cất tiếng ngáy đều đều cũng là lúc gà giục sáng.
    Ba ngày liên tiếp, túp lều của mẹ con Phạm Ngũ Lão vẫn hàng ngày hai lần tỏa khói. Người ta bàn tán: Có nhà không theo phép làng. Nhưng xưa nay, mẹ con Phạm Ngũ lão có điều tiếng gì đối với làng đâu. Tuy sống nghèo nhưng mẹ con bà đều được mọi người mến thương. Người ta thương bà mẹ đức độ, siêng năng, chồng chết từ khi còn trẻ mà khéo tần tảo nuôi con. Người ta mến cậu bé Phạm Ngũ Lão thông minh, vui vẻ, láu lỉnh mà lễ độ, tuổi nhỏ mà chí lớn. Ngoài buổi học với thầy Huyền Du, về nhà cậu chịu khó đan lát, kiếm cá nuôi mẹ. Người ta còn mến Phạm Ngũ Lão, vì có cậu, cái làng phù Ủng hẻo lánh này cũng trở nên vui nhộn vì những trò tập võ, đấu vật, kép co, chơi cầu, chơi gụ, hát trống quân mà cậu thường hay cầm đấu lũ trẻ làng. Đặc biệt nết ăn ở của Phạm Ngũ Lão thì không chê trách vào đâu được. Tuy nhà nghèo nhưng rất khảng khái, Phạm Ngũ Lão không chịu phiền lụy ai, trái lại, ai có công việc gì nhờ vậy, cậu đều vui vẻ giúp đỡ coi như việc nhà mình. Dân nghèo cùng cảnh ngộ rất mến thương mẹ con Phạm Ngũ Lão, chẳng ai nói đến chuyện trong làng thì tìm cách hoạnh học, đặt điều, cho rằng mẹ con Phạm Ngũ Lão khinh quan tan khoa, coi thường phép nước lệ làng. Rồi câu chuyện lâu lâu cũng nhạt đi như bát nước ngóng nguội dần.
    Bỗng có một hôm Phạm Ngũ Lão nói với mẹ:
    - Mẹ à, nhà ta nghèo, mẹ thì ngày càng già yếu không lấy đâu mà nuôi con ăn học mãi được. Con phải đi kiếm công việc làm ăn.
    Mặc cho mẹ can ngăn, Phạm Ngũ Lão đến từ giã thầy học rồi từ biệt mẹ. Một tay nải, vài chiếc quần áo rách với tấm thân măng trẻ lực lưỡng, tin ở đôi tay của mình, Phạm Ngũ Lão đi lang thang khắp vùng tìm nơi cày thuê gặt mướn. Lúc rỗi rãi lại luyện tập võ nghệ và ngâm thơ, thỉnh thoảng Phạm Ngũ Lão đem tiền gạo về nuôi mẹ.
    Vào thời bấy giờ, theo lệnh của triều đình, từ kinh đô cho đến các lộ đều phải tuyển lựa hoàng nam, lập thành các đô ngũ để luyện tập, chuẩn bị chống giặc Mông Cổ. Khắp nơi đều rầm rập rèn gươm đao, luyện võ thi tài, sẵn sàng chờ lệnh của triều đình xông lên giữ nước. Người ta say sưa kể lại câu chuyện năm Nguyên Phong, quân Mông Cổ do tên tướng Ngột Lương Thai chỉ huy tràn sang cướp nước ta. Triều đình trói sứ giặc giam vào nhà ngục, tạm thời rút khỏi kinh thành để để rồi trở lại đem quân đánh bật chúng ra khỏi bờ cõi. Câu trả lời của Thái sư Trần Thủ Độ khi vua Trần Thái Tông hỏi về việc chống giặc: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo" được các cụ già kể lại cho con cháu. Trong khi đó ở Thăng Long, sứ giặc vẫn nghênh ngang đi về, hạch sách, đòi hỏi, hăm dọa. Chúng tìm cơ hội để sang cướp nước ta. Cả nước đang trong tình trạng gấp rút sửa soạn đối phó với giặc dữ. Mộng tưởng làm nên sự nghiệp để đẹp mặt làng nước, vui lòng mẹ già nảy nở trong lòng Phạm Ngũ Lão từ trước vẫn ngày đêm thôi thúc Phạm Ngũ Lão từ trước vẫn ngày đêm thôi thúc Phạm Ngũ Lão tự nhủ: Chẳng lẻ chỉ lang thang kiếm ăn ngày hai bữa để uổng phí tuổi trai trong lúc nước nhà hữu sự hay sao? Lúc này không lập nghiệp còn đợi đến bao giờ? Và còn có sự nghiệp nào đẹp hơn đem sức trai vùng vẫy trên chiến trường để cứu nước cứu nhà trong lúc tổ quốc lâm nguy?
    Nghe nói ở hương Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vẫn luyện tập quân sĩ, kén chọn người cầm quân giết giặc, Phạm Ngũ Lão tìm đến.
    Nhưng làm thế nào để gặp Hưng Đạo Vương? Phạm Ngũ Lão băn khoăn. Dịp may đã đến. Hôm ấy sau buổi tập, trên bãi Vạn Kiếp còn lại một chàng trai đang luyện cung. Cánh cung to khỏe lạ thường cong vút trong đôi tay người bạn trẻ. Chăm chú theo dõi mũi tên vun vút lao đi, Phạm Ngũ Lão reo to:
    - Trúng đích rồi!
    Chàng trai luyện cung kiêu hãnh quay nhìn người lạ mặt:
    Đã nghe tiếng Nguyễn Địa Lô, gia thần của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chưa?
    Nghe nói Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão mừng có cơ hội để bắt mối tìm vào ra mắt.
    - Tôi có nghe mà nay mới biết thực tài. Cây cung tốt quá, anh cho bắn thử.
    Nguyễn Địa Lô cười. Đây là loại cung nặng, ngoài mình ra còn có ai dùng nổi. Anh chàng này sức khỏe đến đâu mà dám đòi bắn thử? Nghĩ vậy, Địa Lô vẫn trao cung cho người bạn chưa quen biết. B8àng một động tác nhẹ nhàng và điêu luyện, Phạm Ngũ Lão giương cung, hướng mũi tên vào mục tiêu cắm sẵn phía trước. Nguyễn Địa Lô hết sức ngạc nhiên. Trong khi đó Phạm Ngũ Lão lại quay mũi tên về hướng ngọn cờ đại đang phất phới bay trên đỉnh cột nói với bạn:
    - Không bắn mục tiêu cắm sẵn, tôi bắn dải cờ đang bay.
    Vừa dứt lời, Phạm Ngũ Lão buông dây cung. Mũi tên rẽ gió vun vút lao đi. Dải cờ đứt đôi, cuồn cuộn sà xuống góc bãi tập. Nguyễn Địa Lô kinh ngạc nhìn Phạm Ngũ Lão. Lần đầu tiên Địa Lô gặp một người có sức khỏe và tài bắn cung hơn mình. Sau khi hỏi chuyện, biết rõ tâm sự của bạn, nguyễn Địa Lô tìm cách đưa Phạm ngũ Lão vào ra mắt chủ tướng.
    Nhưng khốn thay, tài bắn cung của Phạm Ngũ Lão vẫn không đưa cậu đến làm môn khách của Hưng Đạo Vương được. Rắc rối là chuyện bắn đứt dải cờ. Chưa được thấy mặt Hưng Đạo Vương, Phạm ngũ Lão đã bị các gia thần buộc tội dám bắn vào cờ của triều đình. Nhưng thấy Phạm Ngũ lão còn trẻ tuổi, họ tha tội chỉ đuổi về bản quán.
    Phạm Ngũ Lão đành khăn gói về nhà, tin tưởng sẽ có dịp trở lại.
    Tiếng hò reo luyện tập không mấy chiều im bặt trên bãi cỏ ven làng Pù Ủng. Phạm Ngũ Lão trở về giữa lúc quê nhà cũng như khắp nơi trên đất nước đang bừng bừng khí thế chống giặc. Trước mắt Phạm Ngũ Lão, lũy tre làng, đường ngõ quanh co, nhà tranh san sát hầu như không thay đổi. Chỉ có con người, người già già thêm, và trẻ nhỏ lớn bổng lên trông thấy. Các bạn trẻ chơi cầu, đấu vật, kéo co mấy năm trước bây giờ đã trở thành những chàng trai lực lưỡng. Họ nhìn nhau ngỡ ngàng lúc đầu gặp gỡ, rồi chưa kịp hàn huyên đã ôm nhau vật lộn trên bãi cỏ. Cho đến nay Phạm Ngũ Lão vẫn là chàng trai khỏe nhất làng, ấy là chưa kể đến những môn võ nghệ, Phạm Ngũ Lão đã học được trong những năm lưu lạc kiếm ăn xa. Bắt gặp lại Phạm Ngũ Lão, trai làng vui mừng như tìm được chủ súy.
    Phạm Ngũ Lão trở về túp lều tranh, sống cạnh mẹ già với hai bàn tay trắng. Cuộc sống đói nghèo có giày vò tấm thân trai trẻ đang độ sung sức của Phạm Ngũ Lão nhưng không làm giảm ý chí tiến thủ của người con trai có nghị lực phi thường ấy, Ngày lại ngày phải đan lát đổ mồ hôi trên đồng ruộng để đổi lấy bát cơm manh áo, Phạm ngũ Lão vẫn không rời đèn sách kiếm cung. Chiều chiều cùng các bạn trẻ luyện tập, tối về cạnh đèn sách và kiếm cung. Chiều chiều cùng các bạn trẻ luyện tập, tối về cạnh đèn khuya Phạm ngũ Lão vùi đầu đoàn quân xông lên cản giặc để bảo vệ xóm làng, quê hương thân yêu Phạm Ngũ Lão coi thường đói nghèo và gian khổ. Trong mộng tưởng của tuổi thanh niên phơi phới, một ngày mai xép lên xác giặc, đứng nhìn đất nước sạch bóng thù, ngắm non sông vững vàng như bàn thạch, hiện ra trước mắt Phạm ngũ Lão mới đẹp đẽ làm sao! Phạm Ngũ Lão quyết dốc hết sức trai để giành cho được ngày mai tươi đẹp ấy.
    Rồi có một hôm khắp vùng xôn xao chuyện Hưng Đạo Vương từ Vạn Kiếp sắp trẩy quân qua đây về Thăng Long. Phạm ngũ Lão trằn trọc suốt đêm không ngủ. Có phải đây là dịp cho mình tìm được chủ tướng hay không?
    Sáng hôm sau, Phạm Ngũ Lão dậy thật sớm, dẫn một cây tre to, vác dao ra đường cái quan đợi sẵn. Mặt trời vòi vọi trên đỉnh đầuy. Ánh nắng lọc qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường, nhảy múa trên tấm thân vạm vỡ của chàng trai ngồi đan sọt. Ngọn gió đông nam lùa hơi m1t từ cánh đồng nước đưa lên rười rượi. Trong tiếng lao xao của lá reo, có tiềng trống từ xa vọng lại. Phạm ngũ Lão đầu trần, một manh áo rách, vẫn ung dung ngồi vót nan đan sọt. Tiếng trồng mỗi lúc một gần. Từ xa, cờ xí hiện ra phất phới. Đoàn người tiến đến, dẫn đầu là đội quân đi dẹp đường. Phạm Ngũ Lão như không hề biết chuyện. Mặc cho quân lính quát tháo, Phạm ngũ Lão vẫn ung dung, thấy có người bướng bỉnh không chịu tránh đường, một người lính chạy lại váo cho Trần Quốc Tảng, con trai Hưng Đạo Vương, cỡi ngựa đi trước. Trần Quốc Tảng cho phép quân lính thẳng tay trừng trị. Được lệnh, lính dẹp đường dùng giáo đâm vào đùi Phạm Ngũ Lão. Người con trai ngồi đan sọt vẫn không hề thay đổi sắc mặt. Đến mũi giáo thứ ba, máu chảy lênh láng một bên đùi, Phạm ngũ Lão vẫn không nhúc nhích. Tên lính hoảng sợ buông giáo chạy lại tìm gặp Trần Quốc Tảng. Người con trai Trần Hưng Đạo đến gần quát hỏi:
    - Tại sao Đại vương ta đi qua, nhà ngươi lại không chịu đứng dậy tránh đường?
    Phạm Ngũ Lão nhìn chàng trai chầm chậm trả lời:
    - Kẻ nào đâm giáo vào đùi ta phải rút giáo ra, đừng hỏi lôi thôi.
    Đoàn người đi chầm chậm rồi dừng lại. Nghe chuyện lạ, Trần Hưng Đạo sai quân lính đưa mình đến gặp. Nhìn người con trai mặt mũi khôi ngôi, đùi loang lổ máu, vẫn ung dung ngồi đan sọt, Hưng Đạo Vương thầm đoán kẻ này chắc hẳn không phải là người thường, liền xuống kiệu, đến gần hỏi:
    - Kẻ kia ở đâu, sao lại cản đường ta đi?
    Phạm Ngũ Lão ngước nhìn. Một vị võ quan đã lớn tuổi, cằm vuông, mắt sáng, chòm râu đen nhánh đều đặn, cân đối càng làm tăng vẻ mặt hồng hào quắc thước mà hiền hậu của vị đại vương của triều đình. Biết đây là người mình cầm gặp, Phạm ngũ Lão buông dao sọt, đứng dậy vái chào:
    - Kính thưa Đại Vương, vì mải nghĩ đến một thế trận, tôi sơ ý không biết tránh đường, xin Đại Vương tha tội chết.
    - Người ở đây? Tên họ là gì?
    - Kính thưa, tôi họ Phạm tên Ngũ Lão, quê ở Phù Ủng.
    Sực nhớ đến câu chuyện thoáng qua do quân lính kể lại trước đây, Hưng Đạo Vương hỏi:
    - Có phải Ngũ Lão năm trước bắn đứt dãi cờ của triều đình là ngươi đó không?
    Phạm Ngũ Lão được dịp tỏ bày ý nguyện:
    - Tâu Đại Vương, tôi nhà nghèo, được mẹ già nuôi cho ăn học đôi chút chữ nghĩa và theo đòi võ nghệ. Nay giặc ngoài đang lăm le xâm phạm bờ cõi, tôi ước ao được đem sức mọn đền nợ nước cho phỉ chí làm trai. Năm xưa tôi sơ ý bắn đứt dải cờ nên không được may mắn cấp giáo đứng dưới trướng Đại Vương. Từ bấy đến nay tôi vẫn ân hậu chưa tìm được nơi nương tựa.
    Thấy Phạm ngũ Lão khôi ngô, dũng cảm khác thường, ứng đáp trôi chảy, lại là người chí lớn, Trần Hưng Đạo ra lệnh đem thuốc dấu rịt vết thương và cho được theo về kinh đô.
    Đêm Thăng Long, Tiếng trống cầm canh từ bốn cổng thành lần lượt dội về điện Giảng Võ. Đã sang canh hai. Hưng Đạo Vương gấp tập binh thư đang đọc dỡ, bước ra hàng lang, đứng nhìn về phía cửa Đoan môn. Gió đông nam quạt về lầu điện mát rượi. Hưng đạo Vương thấy khoan khoái dễ chịu.
    ......

Chia sẻ trang này