1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vị trí địa lí, kinh tế xã hội , lịch sử văn hoá, thắng cảnh du lịch , con người Hưng Yên

Chủ đề trong 'Hưng Yên' bởi hoangthuylinh, 28/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo..
    Từ lúc họa xâm lăng của giặc Mông Cổ trở thành không thể tránh được, Hưng Đạo Vương ngày quên ăn đêm quên ngủ, lo trù mưu kế, rèn luyện quân sĩ để chống giặc. Rồi lại được nhà vua giao cho chức Quốc công Tiết chế, thống lĩnh các quân, thì trách nhiệm của vương với dân với nước lại càng nặng. Ba mươi năm trước đây, giặc Mông Cổ tràn sang, quân dân ta đã đánh cho chúng đại bại, nay chúng lại kéo sang... Vị quốc công thống lĩnh toàn quân quyết tâm phải đánh bật chúng ra khỏi bờ cõi, để không hổ thẹn với tiền nhân, làm rạng danh cho đất nước, giữ lấy non sông gấm vóc truyền lại cho con cháu muôn đời. Hưng Đạo Vương hài lòng với lực lượng quân đội đã có trong tay. Từ chính binh của triều đình, gia binh của các vương hầu đến dân binh ở các lộ, tuy không đông lắm nhưng tinh nhuệ và ai cũng quyết tâm diệt giặc. Duy chỉ còn đội quân cấm vệ chưa tìm được người tài năng để giao phó. Sự thực trong số các gia tướng của vương hậu, Hưng Đạo Vương đã chú ý đến Phạm Ngũ Lão. Đã nhiều lần Vương tiến cửa người con trai có đủ tài trí ấy cầm quân cấm vệ, nhưng đều có kẻ bài bác. Phạm Ngũ Lão không thuộc dòng dõi lệnh tộc, nhung so về tài đức, trong đám vương hầu ít ai bì kịp. Nếu không cất nhắc con người này thì thiệt thòi lới cho ba quân mà không khícxh lệ được người có tài đem hết tâm trí để lo việc nước. Hưng Đạo Vương băn khoăn, dạo bước trên hành lang.
    Trong lặng lẽ của đêm kinh thành, tiếng ngâm thơ của quân chúa Anh Nguyên, con gái nuôi của Vương, từ phòng bên đưa lại nghe rõ mồn một. Hưng Đạo Vương chú ý lắng nghe. Một giọng ngâm thơ trong trẻo theo ánh sáng lọt qua song cửa thư phòng:
    ''"Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu
    Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu
    Nam Nhi vị liễu công danh trái
    Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"
    Nghe hết bài thơ, vương rất đỗi ngạc nhiên. Sao lại có bải thơ lời lẽ lưu loát, khí phách hùng hồn đến như thế? Khẽ nhẩm lại hai câu cuối:
    Nam Nhi vị liễu công danh trái
    Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"
    Hưng Đạo Vương đi về phía thư phòng của con. Nghe tiếng chân người, Anh Nguyên quận chúa ngoảnh nhìn ra cửa. Vừa thấy cha, người con gái dịu dàng vừa đến tuổi mười tám vội rời án thư, đứng dậy vòng tay cúi đầu:
    - Thưa vương phụ, đêm đã khuya, vương phụ còn chưa đi nghỉ.
    Như bị cuốn hút bởi bài thơ hay, Hưng Đạo Vương hỏi:
    - Ta vừa nghe con ngân bài thơ lạ. Thơ của ai mà ta chưa từng biết?
    Tay vân vê tà áo, Anh Nguyên quận chúa nhìn cha dè dặt:
    - Thưa vương phụ, đó là bài thơ được truyền tụng trong quân sĩ, nữ tỳ của con nghe được, thấy hay hay con sai chép lại đọc cho vui.
    Hưng Đạo Vương xem bài thơ rồi hỏi:
    - Con có biết ai làm ra bài thơi này không?
    Anh Nguyên quận chúa, má ửng hồng, rụt rè, trả lời nhỏ nhẹ:
    - Thưa vương phụ, con nghe đâu bài thơ này của một người dưới quyền của vương phụ tên là Phạm Ngũ Lão thì phải.
    Hưng Đạo Vương gật đầu. Một niều vui thầm kín thoáng hiện trên khuôn mặt của vị Quốc Công. Vương lại càng hài lòng thấy mình không nhầm khi tiến cửa người con trai có tài văn võ này. Từ lâu, vương đã có ý chọn Phạm Ngũ Lão làm con rể. Lúc này nghĩ đến tương lai hạnh phúc của con gái yêu, vương thấy vui vui. Nhưng nước nhà hữu sự, mọi việc riêng tư hãy xếp lại, còn nhiều việc phải lo lắng hơn nhiều. Hưng Đạo Vương nói với con:
    - Ngoài Phạm Ngũ Lão ra, không ai có thể làm bài thơ lập chí đạt đến mức này được.
    Anh Nguyên quận chúa lúng túng, e lệ khác thường khi nghe cha khen bài thơ hay và nhắc đến tên Phạm ngũ Lão.
    Từ hôm có tin triều đình mở khoa thi võ để chọn người cầm quân cấm vệ, sân trường Giảng Võ ngày đêm rầm rập bóng người luyện tập. Riêng Phạm Ngũ Lão lại đến gặp Hưng Đạo Vương xin phép được về quê để sửa soạn dự thi võ của triều đình. Biết Phạm Ngũ Lão là người tài trí hơn người, Hưng Đạo Vương liền cấp cho tiền gạo và ngựa về quê và hẹn ngày trở lại dự thi. Cũng từ ngày ấy Phạm ngũ Lão cỡi ngựa về, làng Phù Ủng bừng lên một niềm kiêu hãnh. Dân làng rủ nhau đêm tiền gạo giúp Phạm ngũ lão rèn luyện để phò vua giúp nước.
    Sáng sớm tinh mơ cho đến khuya, trên bãi cỏ ven làng không mấy lúc vắng mặt Phạm Ngũ Lão. Từ môn cỡi ngựa bắn cung đến côn, quyền, roi, kiếm, Phạm Ngũ Lão đều thành thạo, điêu luyện. Chỉ còn môn cắp giáo nhảy qua tường hào, Phạm Ngũ Lão luyện mãi vẫn chưa vừa lòng. Mấy hôm sau, được các bạn trẻ giúp sức, Phạm ngũ Lão đắp một cái gò đất ở ven làng để tập nhảy. Riêng việc đắp cái cũng là dịp để Phạm ngũ Lão tập mang nặng, Cứ ba sọt đất đầy ắm ắp, Phạm ngũ Lão nhấc bổng lên vai bước thoăn thoắt từ thùng đầu lên đỉnh gò, trong lúc các bạn khác, người khỏe nhất chỉ mang được hai sọt. Vài ngày sau, một gò đất lớn đã nổi lên lù lù ở ven làng. Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm, Phạm Ngũ Lão đã có mặt ở chân gò, từ xa chạy lên đỉnh rồi lại nhảy xuống, hoặc chống sào nhảy qua. Sau mấy ngày luyện tập, Phạm ngũ Lão đã nhảy được một cách dễ dàng. Nhưng không thể dừng lại ở đây, Phạm Ngũ Lão quyết tâm vượt xa hơn nữa. Phạm Ngũ Lão mặc quần dài rồi cho đất vào ống quần, buộc túm lại để tập nhảy. Trong mấy ngày đầu, đôi chân của Phạm Ngũ Lão như bị cắm chặt xuống đất. Thật khó khăn mới nhấc bổng được đôi chân. Mồ hôi ướt đầm, chân tay rời rã, nhưng gian khổ không đẩy lùi quyết tâm của Phạm ngũ Lão. Từ bỡ ngỡ, khó khăn đến quen thuộc, lượng đất tăng dần cho đến ngày hai ống quần căng đầy, và khi đó gò đất cũng mòn lở vì gót chân của Phạm ngũ Lão. Đến khi bỏ đất ra, Phạm ngũ Lão cảm thấy người lâng lâng, nhẹ nhàng nhảy qua gò như con phượng hoàng lướt qua đỉnh núi. Lúc này, bức tường thành sừng sững trong sân trường Giảng Võ không có gì đáng sợ với Phạm Ngũ Lão nữa.
    Và ngày thi đã tới. Dân làng bảo nhau đem xôi, rượu, thịt đến tiễn chân chàng trai lên đường. Phạm Ngũ Lão mang tặng phẩm ra thiết đãi các bạn trẻ lúc chia tay.
    Từ biệt mẹ già, Phạm ngũ Lão nói với mẹ:
    - Mẹ ạ, hiện nay vận nước đang bị đe dọa. Xin mẹ, con đi. Việc quân bận rộn, chưa biết bao giờ con mới trở về thăm mẹ được. Mẹ đừng mong.
    Bà mẹ lặng lẽ nhìn con, mắt sáng ngời kiêu hãnh. Đã mấy chục năm trời tần tảo nuôi con, cuộc đời nghèo khổ của bà chỉ có đứa con là niềm hạnh phúc duy nhất. Nay đã lớn khôn, nó đi lo việc nước, làm rạng rỡ cho xóm làng, làm vẻ vang mặt mày cho bà. Tuổi đã già bà có chết đi cũng vui lòng. Đôi tay già yếu khẳng khiu của bà run run buộc lại tay nải cho con. Cùng với xóm giềng, bà tiễn con đến đầu làng và đứng nhìn con cho đến khi bóng con khuất sau lùm cây bên đường ngoặt.
    Và từ hôm ấy, đêm đêm hình ảnh đứa con trai thân yêu ung dung trên lưng ngựa đi thẳng không ngoái đầu nhìn lại như còn in rõ trong đáy mắt của bà.
    Trên các ngả đường vào kinh đô Thăng Long, quân trẩy rầm rập. Các đội dân binh từ các lộ, gia binh của vương hầi từ các trang trại xa xôi để về kinh đô rồi lại được lệnh vượt sông đi về mạn Bắc. Giặc Mông Cổ như bầy thú dữ đang tiến đến gần biên thùy nước ta.
    Từ khi đỗ đầu kỳ thi võ rồi được triều đình giao cho cầm quân cấm vệ, chuyên bảo vệ nhà vua và kinh thành, Phạm Ngũ Lão càng thêm bận rộn. Là người chỉ huy trẻ tuổi, nắm trong tay mấy ngàn tinh binh, làm thế nào để tròn trách nhiệm đối với dân với nước trong lúc nước nhà có giặc? Luyện quân rồi lại luyện quân. Phạm Ngũ Lão không có thì giờ để nghĩ đến cuộc sống riêng tư của mình nữa; mặc dù ở quê hương, Phạm Ngũ Lão còn có mẹ già ngày đêm mong đợi và trong dinh Hưng Đạo Vương, có người con gái mến thương vẫn đợi chờ. Theo Phạm ngũ Lão, cái lớn lao và gấp gáp hơn vẫn là chuyện mất còn của đất nuớc. Nước còn, còn tất cả, nước mất, mọi thứ, cả đến hạnh phúc riêng tư cũng tiêu tan. Phạm Ngũ Lão dồn tâm trí dùi mài binh thư binh pháp và không ngày nào ngừng rèn luyện quân sĩ, chỉnh đốn cờ ngũ.
    Rồi có một hôm, sau buổi tập trận trên sông, Hưng Đạo Vương truyền cho Phạm Ngũ Lão được lệnh về quê thăm nhà và trở lại kinh thành để điều quân đi trấn giữ vùng ải Bắc.
    Trời xế chiều, ngựa đã sắp sẵn yên cương. Phạm Ngũ Lão đang sửa soạn về quê, người nữ tỳ của Anh Nguyên quận chúa đem lại phong thư và một gói nhỏ. Phạm Ngũ Lão vui mừng trân trọng mở ra xem. Quận chúa gửi lụa về biếu mẹ già
    Mặt trời vãn chiều lao xuống mỗi lúc một nhanh. Con ngựa hồng của Phạm Ngũ Lão thở phì phì, phi nước đại trên đường về làng Phù Ủng. Ngồi trên lưng ngựa, Phạm ngũ Lão băn khoăn không hiểu mẹ mình bây giờ đang làm gì? Chắc đã già yếu đi nhiều. Mẹ già hẳn sẽ sung sướng biết bao khi nhận được món quà của con dâu chưa cưới gửi cho. Rồi quê hương, làng mạc, các bạn trả lần lượt hiện ra trong trí Phạm Ngũ Lão với hàng trăm câu hỏi và phỏng đoán.
    ....
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    ..Kết...
    Khi Phạm Ngũ Lão đừng ngựa trước sân nhà thì trời đã tối mịt. Túp lều tranh le lói ánh đèn. Một người nho nhỏ đang nằm trên chõng tre, nghe có tiếng động, ngồi nhõm dậy. Phạm Ngũ Lão chạy đến trước mặt mẹ reo lên:
    - Mẹ ơi! Mẹ!
    Bà mẹ cầm đèn soi đi soi lại. Sắc phục võ tướng của đứa con trai đã làm cho bà ngỡ ngàng. Đúng con trai của bà rồi, Trông nó oai vệ quá, không phải là Ngũ Lão rách mướt, đan sọt khi xưa nữa. Đôi vai to rộng, khuôn mặt vuông vuông, cặp mắt sáng như sao, tiếng nói oang oang của nó thì bà không nhầm vào đâu được. Con trai ra đi, bà vẫn thăm hỏi tin tức hàng ngày, không ngờ nó lại về thăm bà giữa lúc này. Nghe nói quân giặc đã đến gần biên ải. Bà vẫn tưởng lúc này con bà còn mãi chinh chiến ở nơi xa và vẫn thầm cầu trời khấn phật cho nó được chân cứng đá mềm. Thế mà con bà lại trở về ư? Vui mừng và bỡ ngỡ, bà hỏi:
    - Sao lại về hở con?
    - Thưa mẹ, con về thăm mẹ.
    Nghe con nói, bà yên lòng thở dài. Thấy mẹ không vui, Phạm Ngũ Lão thầm đoán ở nhà đang có chuyện chẳng lành và lo lắng hỏi lại:
    - Nhà có chuyện gì thế hở mẹ?
    - Không, mẹ vẫn khỏe, xóm làng vẫn vui, năm nay được mùa lại càng vui con ạ.
    Phạm Ngũ Lão băn khoăn, chưa kịp cất lời thì bà mẹ đã tiếp:
    - Xóm làng vẫn mừng cho mẹ có đứa con làm nên sự nghiệp đang cầm quân đuổi giặc để giữ cho mọi nhà được yên vui. Mẹ nghèo nhưng vẫn vui khỏe vì con. Mẹ còn sống mãi đến ngày tan giặc, chờ con về với mẹ. Thế mà nay con lại đã về. Có phải vì còn chút mẹ già làm cho con không yên tâm lo việc nước hay không? Nếu vậy thì mẹ chết quách cho cho khỏi vướng bận, sao nhãng việc quân cơ, làm lỡ việc nước, con ạ.
    Nói xong bà cầm đèn đi vào nhà.
    Lúc này Phạm Ngũ Lão mới hiểu nổi lòng của mẹ. Mẹ đã hiểu lầm con rồi! Phạm Ngũ Lão vội chạy lại cầm tay mẹ.
    - Mẹ ơi! Con về thăm nhà một đêm sáng mai đi ngay. Chỉ nhìn thấy mặt mẹ một lát con đã vui rồi.
    Nói đến đây, Phạm Ngũ Lão rút từ trong tay nải gói lụa trao cho mẹ.
    - Thưa mẹ, đây là chút quà của con gái Hưng Đạo Vương gửi về biếu mẹ.
    Nét mặt hân hoan, bà vặn to đèn nhìn con, trìu mến. Đêm hôm đó, nằm trên chõng ôm gói lụa vào lòng, bà ngủ ngon lành. Nụ cười hiền hòa còn đọng trên khuôn mặt già nua và phúc hậu của người mẹ nghèo đáng kính.
    Sáng hôm sau, Phạm Ngũ Lão từ giã mẹ, phi ngựa trở về Thăng Long. Trên đầu, trời cao ***g lộng, một vài ngôi sao mai còn nhấp nháy ở chân trời phía tây. Hai bên đường, cây cối đồng ruộng nhảy múa lùi lại. Phạm Ngũ Lão đặt chân đến đất Thăng Long vào lúc nắng sớm đã trải khắp kinh thành. Người con trai làng Phù Ủng thấy người khoan khoái nhẹ nhõm như không khí trong lành, mát dịu của một ngày mới
    Sưu tầm,
    Truyện về Phạm Ngũ Lão
  3. chuotbach72

    chuotbach72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0

    Một người con Rất ưu tú của Hưng Yên. Đồng chí NVL
    [​IMG]
    Đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc, sinh ngày 1-7-1915 trong một gia đình công chức tại xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.
    Từ năm l929, đồng chí đã tham gia Học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Ngày 1-5-1930, khi rải truyền đơn chống đế quốc, đồng chí bị địch bắt, kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, do thắng lơi của Mặt trận Bình dân Pháp, đồng chí được trả tự do, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia hoạt đòng trong công nhân lao động ở Hải Phòng, Hà Nội. Đồng chí đã xây dựng cơ sở đảng, thành lập nhiều chi bộ và Thành uỷ lâm thời Hải Phòng.
    Năm 1939, Đảng điều động vào công tác ở Sài Gòn, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố. Cuối năm 1939, được phân công tham gia lập lại Xứ uỷ Trung kỳ.
    Đầu năm 1941, đồng chí bị địch bắt ở Vinh, chúng đưa về Sài Gòn xử án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo lần thứ hai. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí được đón về Nam Bộ hoạt động ở miền Tây, sau đó lên Sài Gòn - Chợ Lớn trực tiếp lãnh đạo kháng chiến với các chức vụ Bí thư Thành uỷ, Bí thư Đặc khu uỷ Sài Gòn - Gia Định.
    Năm 1947, đồng chí được bầu vào Xứ uỷ Nam Bộ; năm l949, đồng chí tham gia Thường vụ Xứ uỷ Nam Bộ.
    Từ năm 1957 đến năm l960, đồng chí là quyền Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ.
    Năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương chỉ định làm Bí thư Trung ương Cục và sau đó là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.
    Năm 1976, đồng chí là Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
    Tháng 12-1976, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, được phân công giữ các chức vụ Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của Trung ương, Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến năm 1980. Sau đó, được phân công theo dõi thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ ở các tỉnh miền Nam.
    Tháng 12-1981, đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
    Tháng 3-1982, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6-1985, tại Hội nghị Trung ương 8, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị, làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
    Tháng 6-1986, chí được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, và được phân công Thường trực Ban Bí thư.
    Tháng 12-1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được Trung ương bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương **********************.
    Năm 1987, đồng chí kiêm chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương.
    Tháng 6-1987, đồng chí được bầu làm Đại biểu Quốc hội khoá VIII.
    Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991), đồng chí được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
    Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996), đồng chí được cử lại làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
    Đồng chí từ trần ngày 27-4-1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh./.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này