1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vị Vua nào giỏi nhất trong chế độ Phong Kiến Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi boytk, 15/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boytk

    boytk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Vị Vua nào giỏi nhất trong chế độ Phong Kiến Việt Nam

    TextTextText
    Trong chế độ phong kiến Việt Nam đã xuất hiện nhiều vị vua nổi tiếng như: Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông,
    Quang Trung,..
    Có lẽ nếu so sánh các vị vua nay se rất khó bởi mỗi thời khác nhau.

    Nhung ngươi ma tôi biết dến giờ mà chưa có nhược điểm nao la: Quang Trung Trong khi các vị vua khác ngươi thi quá tôn thờ tôn giáo, Người thì thi hành đạo Nho cứng rắnkhông phì hợp với Việt Nam như Lê Thánh tông đã thế ông còn thi hành chính sách thô bạo voi dân Chăm.

    Vạy chỉ có Quang Trung khong co điểm chê
    Bạn có đông quan điểm với ý kiến trên khong?Text
  2. NguCong

    NguCong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì việc khẳng định Quang Trung là một nguyên soái kiệt xuất thì ổn rồi. Nhưng nếu xét theo khía cạch một ông vua thì chưa thể nói được gì bạn ạ, Quang Trung mất quá sớm, tài năng chính trị của ông chưa kịp phát huy tác dụng nhiều nên xếp ông là vị vua kiệt xuất nhất thì không ổn, đó là chưa kể đến việc các tướng lĩnh nhà Tây Sơn lập tức chia bè phái, đánh giết lẫn nhau ngay sau khi Quang Trung qua đời, liệu Quang Trung có phần nào sơ xuất trong việc quản lý thuộc hạ không ?
    Lê Thánh Tông là vị vua kiệt xuất, việc ông độc tôn Nho học là không thể chê trách vì nó phù hợp với tình hình đất nước ta tại thời điểm đó, bằng chứng cụ thể là thời Lê Thánh Tông luôn được coi là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền phong kiến Việt Nam,và chiến thắng + sáp nhập một phần ChamPa, theo tớ thì cũng là một thành tựu lớn tao nên sự rực rỡ đó.
    Việt Nam còn một ông vua rất đáng trân trọng là Minh Mạng, một nhà cải cách tài năng, không hiểu sao rất ít người nhắc đến. Có lẽ là do vấn đề về xu thế của lịch sử, một cuộc cải cách phong kiến vào thời điểm thế kỉ 18 có lẽ cũng chỉ góp phần kéo dài sự hấp hối của nó mà thôi. Tuy vậy, sau thời Minh Mạng, thì Việt Nam mới thực sự giữ vai trò như một " tiểu bá" ở Đông Nam Á này, nên công lao của Minh Mang cung không thể phủ nhận.
  3. tinvitxauxa

    tinvitxauxa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/10/2002
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Ha ha, anh NguCong nói hay quá. Có điều là em vẫn có gì thấy chưa ổn. Chuyện phong kiến tranh đoạt ngôi quyền ngày xưa đâu phải là chuyện lạ mà lại vu cho Quang Trung quản lý không tốt. Với lại, chuyện tranh cướp cũng chỉ xảy ra giữa một vài người thuộc hạ thôi, cái lớn hơn là của anh em họ kia. Sinh sau đẻ muộn, Nguyễn Huệ có cái phần thiệt thòi trong cái tài kiệt xuất....
    Nói Quang Trung tài như vậy là giỏi quân sự, chứ tài năng thì phải ở việc "kinh bang tế thế" cơ. CÓ lẽ anh biết thừa là các nhà sử học Việt Nam đã thừa nhận Lê Thánh Tông là vị vua sáng suốt nhất trong lịch sử nước nhà. Ấy thế mà ông cũng còn được lập nên từ một sự tranh cướp ngôi vị (có liên quan đến chuyện ông NGuyễn TRãi bị tru di). Một triều đại như thời Lê có một vị vua vong ơn bội nghĩa là Lê Lợi, có một triều thần vĩ đại nhất là Nguyễn Trãi, có một vụ án thảm khốc nhất là Lệ Chi Viên, có một vị vua tài năng bậc nhất trong Lịch sử là Lê Thánh Tông... Phong kiến là như vậy!
    tron trai ma ra
  4. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ đánh giá một con người nên thông qua đóng góp thực tế đối với xã hội ,không nên xét đến cách tiến hành hay một số các khiếm khuyết cá nhân của người đó. Lê Thánh Tông theo tôi là ông vua đóng góp nhiều nhất cho XHPK VN do đó được đánh giá cao nhất. Còn những người khác có thể tài năng không kém nhưng không thể hiện được thì phải bị đánh giá thấp hơn.
    VD như Nguyễn Ánh theo tôi là một người giỏi ,traỉ qua bao gian khổ ,từng bị quân Tây Sơn vây bắt ráo riết nhưng ông không gục ngã và cuối cùng chiến thắng nhà Tây Sơn lập nên triều đại mới .Nhưng tài năng và hành động của ông chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân mặc dù sau khi lên ngôi ông có thi hành một số các cải cách tiến bộ. Do đó mặc dù là vua sáng nghiệp ra một triều đại nhưng ko được các nhà sử học coi trọng.
    For the good of the game
  5. tinvitxauxa

    tinvitxauxa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/10/2002
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Nếu hành động phản quốc của Nguyễn Khúc Ánh mà thành công, trận Rạch Gầm Xoài Mút không diễn ra thì đất nước đã phải sẻ đất cho Thái Lan rồi không? Cậu pocoman này chẳng nghĩ đến dân tộc gì cả. Đấy cũng chính là lý do tại sao người ta không thich ca tụng Nguyễn Ánh vì ông ta cá nhân quá! Đấu tranh vì dân tộc chứ không phải đấu tranh vì quyền lợi của gia tộc, còn ông ta thì lại nhìn thấy quyền lợi cá nhân và gia tộc của ông ta trước chứ không phải là quyền lợi dân tộc trước.
    tron trai ma ra
  6. summoner131

    summoner131 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Vì sao Quang Trung lại chết trẻ thế, chỉ vì một sai lầm chính trị ?
    Khó có thể nói Quang Trung có tài chính trị được vì ông mất mạng vì nó .Đất Lưỡng Quảng liệu có cần thiết không?

    NOTHING LAST FOREVER EVEN COLD NOVEMBER RAIN ......
  7. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm khoa học nhìn nhận tầm cỡ của một ông vua không dựa trên những suy luận tư biện , mà trước hết là trên chính những thành tựu cai trị của ông ta đặt trong bối cảnh lịch sử , những chính sách , tư tưởng trong bối cảnh lịch sử . Về mặt thành tựu thì đúng như NguCong nói , thời Lê Thánh Tông là rực rỡ nhất .
    Minh Mạng đúng là một nhà cải cách tài năng , một nhà tổ chức tầm cỡ . Nhưng tầm nhìn của ông vẫn chưa vượt khỏi thời đại , chưa thấy cái gì là thích hợp với thời đại . Ông vẫn bó mình trong tư tưởng Nho gia , trong những chính sách chuyên chế đóng cửa , trong khi thời đại ấy đòi hỏi khác . Cho nên , dù tài năng , ông vẫn thua kém Lê Thánh Tông . Cái hơn của Lê Thánh Tông đúng là ở chỗ ông đề có tư tưởng phù hợp với tình hình đất nước .
    Về Quang Trung , tớ thấy khó có thể nói ông là vị vua kiệt xuất nhất được .
    -------
    Vậy thì con vật nào đã bay theo những đoá hoa triêu nhan của tôi ? Không biết nữa ...
  8. tinvitxauxa

    tinvitxauxa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/10/2002
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Hey, căn bản là Quang Trung chết trẻ quá thôi, nhưng trong sử sách cũng thấy có nói là ông ấy đang cải tổ đất nước đấy chứ! Có thêm đất như chất thêm nợ. Đòi lại Lưỡng Quảng được cái danh và đất canh tác nhưng chưa chắc là hưởng được cái chữ thái bình.
    Tuy vậy, vẫn phải hâm mộ tài quân sự của Quang Trung, đối với tôi thì còn có ấn tượng hơn cả Trần Hưng Đạo.
    tron trai ma ra
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Khó so sánh về tài năng quân sự giữa Quang Trung và Đức Thánh Trần lắm, vì mỗi ông có kiểu đánh khác nhau. Quang Trung dụng binh thần tốc, chủ động tấn công, hạ gục nhanh tiêu diệt gọn. Hưng Đạo Vương dụng binh kiên nhẫn, bình tĩnh chờ thời, lấy tịnh chế động, khác với Quang Trung luôn luôn là thế động. Kẻ thù của 2 vị cũng khác nhau, tiềm lực ở từng thời đại cũng khác nhau nên kô thể so sánh ai hơn ai được.
    Nói thế chứ tớ cũng làm 1 cái so sánh tán dóc chơi. Kô tính đến các chiến dịch đánh chúa Trịnh, bắt Hữu Chỉnh, diệt Văn Nhậm, phá quân Thái, chỉ tính đánh nhau với Trung Hoa thôi. Đối thủ của Hưng Đạo Vương là quân Mông Cổ thiện chiến bậc nhất, quân đông 50 vạn (thời Hốt Tất Liệt là còn dữ dằn lắm các bác ạ, kô phải như thời Chu Nguyên Chương đâu). Đối thủ của Quang Trung là quân Mãn Thanh 29 vạn. Vào cuối thời Càn Long thì sự thịnh vượng và thiện chiến của quân đội Mãn Thanh đã kô còn như thời Hoàng Thái Cực Thanh Thái Tổ hay Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn đại phá Sơn Hải Quan năm xưa nữa rồi. Nghĩa là đối thủ của Quang Trung kô "chiến" bằng đối thủ của Hưng Đạo Vương. Hơn nữa, Mãn Thanh là con cháu của nhà Kim, mà bác này lại bị Mông Cổ tiêu diệt. Nói thế thôi chứ so sánh kiểu này cũng chỉ để cho vui các bác nhỉ.
    Si l'amour existe encore
  10. Themgoroth

    Themgoroth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Nói chung, khó có ai toàn diện cả. Họ thành công ở việc này, thấy bại ở việc khác. Người sau khách quan nhận xét thành công lẫn thất bại ở họ, rút kinh nghiệm cho mình. Rồi người sau nữa lại tiếp tục như vậy, cứ thế mà tiến.

    THY WILL BE DONE

Chia sẻ trang này