1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Video clip về Huế, xem hoặc download tuỳ thích

Chủ đề trong 'Huế' bởi duongphuongbay, 10/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Video clip về Huế, xem hoặc download tuỳ thích

    Nhiếp ảnh Huế - nhịp cầu nối những tâm hồn nghệ sỹ ​

    Nhiếp ảnh xuất hiện ở nước ta cách đây hơn 1 thế kỷ. Hiệu ảnh đầu tiên ở Hà Nội là Cảm Hiếu Đường, do Đại thần Đặng Huy Trứ khai trương ngày 2.2 năm Kỷ Tỵ (nhằm 16.4.1869).

    Hiệu ảnh thứ hai mở ở Huế năm 1878, cạnh sở Thương bạc bên bờ sông Hương, do ông Trương Văn Sáng học nghề nhiếp ảnh ở Pháp về mở tiệm dưới thời Tự Đức (1848-1883) theo Đại nam thực lục chỉnh biên (chính sử Triều Nguyễn).

    Kể từ đó nhiếp ảnh Huế có những bước phát triển vượt bậc. Xem phim.

    Download tại đây-27.22MB



    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 23:12 ngày 10/05/2004
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Vẻ đẹp dân ca Huế qua làn điệu lý ​
    Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền
    Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng!
    Tương tư với nguyệt cùng mây
    Hỏi non nước ấy đắm say bao tình? ​
    Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...
    Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát cô ca sĩ Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ đã mở đầu cho một đêm ca Huế. (Xem thêm phim)
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Nét duyên Huế trong thơ ca và văn nghệ dân gian ​
    Đêm sông Hương khắc khoải, chơi vơi một giọng ca Huế vút cao rồi loang ra, tan vào hư không giữa trời, mây, sông, nước... Một cánh diều bay bổng trên nền trời sắc tím, tiếng mái chèo đập nước dưới chân cầu Tràng Tiền... Rồi bước chân ai ngập ngừng, như muốn thời gian ngừng lại trong tâm thức vì những bất ngờ khám phá bên những di tích lịch sử đã nhuộm màu thời gian... Ai mãi muốn thả hồn mình trong không gian u tịch, xanh mướt để lưu giữ mãi những khoảnh khắc nắng thuỷ tinh rơi rớt hoài trên những vòm cây suy tư trong nhà vườn xứ Huế... Người ta đến với Huế như thế đấy, để rồi mãi vấn vương cùng những nét duyên, rất riêng tư không sao trộn lẫn được... (Xem phim)
    Download tại đây-18.65 MB
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Quốc hiệu Việt Nam

    Năm 1802, Nguyễn Ánh đăng quang, mở đầu thời Nguyễn và cho đổi tên nước là Việt Nam, Quốc hiệu Việt Nam được công nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao để trở thành chính thức vào năm 1804. Tuy nhiên, hai tiếng "Việt Nam" lại thấy xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử nước ta. Ngay từ cuối thế kỷ 14 đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí do trạng nguyên Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ 15) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Ðiều này còn được đề cập rõ ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), chẳng hạn ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Phòng, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Tây, bia chùa Phúc Thành (1664) ở Bắc Ninh.... Ðặc biệt bia Thuỷ Môn Ðình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).
    Ðến đời vua Minh Mạng (1820-1840), quốc hiệu được đổi thành Ðại Nam. Dù vậy, hai tiếng "Việt Nam" vẫn được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học, trong nhiều giao dịch dân sự và quan hệ xã hội.(Xem phim)
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 22:22 ngày 11/05/2004
  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Nghề đúc đồng ở Huế và Việt Nam
    Nằm trên dải đất khiêm tốn ven dòng Hương giang, cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Tây Nam, phường Đúc ở Huế vốn có gốc gác từ Chú tượng ty thời nhà Nguyễn. Cách đây vài thế kỷ, đây là công xưởng đúc đồng lớn, hoạt động rộn ràng một thời, cung cấp cho Đàng Trong và triều Nguyễn về sau những sản phẩm quan trọng như binh khí, đồ lễ nghi, sinh hoạt... Hiện nay, phường Đúc chỉ quần tụ trong năm xóm nhỏ với những tên gọi riêng: Giang Dinh, Giang Tiền, Kinh Nhơn, Bản Bộ, Trường Đồng mà dân gian thường gọi là năm dãy thợ đúc.
    Là hậu thân của Chú tượng ty - tổ chức hình thành không từ nhu cầu mang tính nội tại của làng xã nông nghiệp nên tính phường hội ở đây không quá khắt khe như những nơi khác. Từ ông tổ khai nghiệp Nguyễn Văn Lương gốc Bắc Ninh, rất nhiều người ngoại tộc đã trở thành rể các chủ lò họ Nguyễn, họ được truyền nghề và là những truyền nhân xứng đáng, góp phần làm nên nét đẹp của một làng nghề như họ Tống, Lê, Huỳnh...
    Những tác phẩm bằng đồng tiêu biểu hiện còn trên đất Huế như Vạc đồng, Cửu đỉnh trong Đại nội, Đại hồng chung ở danh lam Thiên Mụ hay chín khẩu thần công trước Hoàng thành Huế...,trở thành niềm kiêu hãnh khôn cùng của những người thợ đúc nơi đây.
    Download tại đây-13.25MB
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Phim truyện: Sóng Tam Giang​
    Câu chuyện xảy ra tại vùng đầm phá Tam Giang-Thừa Thiên-Huế.​
    Download tại đây-74.24MB
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 22:51 ngày 11/05/2004
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
  8. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Một topic quá đỉnh! Chắc là lần đầu tiên ở TTVNOL có món Video Clip về Huế này quá. Mong bác Đường Phượng Bay phát huy nhá! Ở xa Huế mà xem những hình ảnh này thấy ấm lòng vô cùng luôn!
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Bộ phim đặc biệt: Tính cách Huế​
    Do hoàn cảnh lịch sử và địa lý đặc biệt, Huế đã là một trung tâm văn hoá quốc gia lớn nhất, đồng thời cũng bị hạn chế về giao lưu với bên ngoài suốt nhiều thế kỷ, do đó, giống như tình hình nước Nhật và người Nhật dưới thời Minh Trị, cộng đồng người Huế quay lại củng cố những quan niệm và lối sống của mình trong sự cố gắng nâng cao vốn liếng dân tộc của mình lên chuẩn mức của cái Ðẹp. Thí dụ: người Huế rất sành ăn và kiên định trên lập trường ăn uống của mình. Trên mọi lĩnh vực, tính cách Huế thích sống văn hoá hơn là hưởng thụ vật chất, thích sống đẹp hơn là sống giàu có, từ đó người ta thường nói đến "Huế thanh lịch".(Xem thêm phim)
  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Bộ phim đặc biệt: Vương phủ Huế​
    Huế trong quá khứ là thủ phủ của Đàng Trong, là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất trong hơn một thế kỷ, và lịch sử đã từng tạo cho Huế thành chốn hội tụ của những tầng lớp quý tộc - thượng lưu, cho nên, việc xuất hiện nhiều phủ đệ, dinh thự của các bậc vương hầu quý tộc, hoàng thân quốc thích trên đất Phú Xuân cũng là điều dễ hiểu. Nếu chúng ta dựa theo Nguyễn Phước Tộc thế phả để tính, thì số phủ đệ phải có đến số trăm, bởi, theo quy định của triều đình đương thời, hoàng tử, công chúa từ 18 - 20 tuổi đều phải xuất phủ, ra ngoài Tử Cấm thành. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, tính đến nay, thành phố Huế hiện còn khoảng 48 phủ đệ với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
    Phủ đệ - dạng nhà vườn đặc thù ở Huế, chủ yếu kiến trúc được thiết kế theo dạng tổ hợp với mô hình chữ Khẩu. Chúng được phân bố từ trung tâm đến nhiều vùng phụ cận quanh Huế với các nếp nhà rường một gian hai chái hay ba gian và lớn hơn là năm gian hai chái, tọa lạc trong một khuôn viên rộng, được bao bọc bởi thành - rào, ẩn mình sau những vòm cổng cổ kính. Tuy là dinh thự của giới quý tộc - thượng lưu, nhưng xem ra, quy mô của phủ đệ không khác, thậm chí có phủ còn nhỏ hơn so với những ngôi nhà rường dân dã, có chăng là nghệ thuật điêu khắc, trang trí nội thất được cung đình hóa.
    Tuy hiện không còn nhiều, nhưng phủ đệ được xem là mảng kiến trúc quan trọng trong quần thể di tích cố đô và nhà vườn Huế nói riêng - dạng kiến trúc mà không phải nơi nào chúng ta cũng có thể chiêm ngưỡng, đây có thể xem là một nét đặc trưng riêng chỉ có ở Huế.

Chia sẻ trang này