1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Video clip về Huế, xem hoặc download tuỳ thích

Chủ đề trong 'Huế' bởi duongphuongbay, 10/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Nón bài thơ xứ Huế

    Từ lâu, nón bài thơ xứ Huế không còn lạ lẫm gì đối với nữ giới ở nước ta. Nón bài thơ còn gọi bằng cái tên quen thuộc là nón Huế đã đi vào ca dao và nhiều ca khúc trữ tình.
    "Ai về xứ Huế mộng mơ,
    Không quên mua nón bài thơ làm quà" .​
    Ở Huế có hai nơi sản xuất nón lá nổi tiếng xưa nay là làng Triều Sơn và Phú Cam. Phần lớn nón Huế đều làm tại Phú Cam.
    Nghề làm nón Huế đòi hỏi phải khéo tay. Nón Huế có dáng thanh đẹp trước hết phụ thuộc vào bộ khung. Khung nón phải giữ độ rộng và khoảng cách của các vành theo một tỷ lệ toán học đã được kiểm nghiệm qua nhiều đời "thuận mắt ta ra mắt người". Khung nón Huế có bộ sườn gồm đến 16 vành lớn nhỏ khác nhau. Ở khâu trau chuốt vành để lên khung thường giao cho các cụ ông, còn các cụ bà thì đảm nhận phần nức vành và ủi lá cho thẳng nếp, trong khi khâu chằm thì giao cho các thiếu nữ.
    Để chằm nón phải cần thật nhiều lá kè. Lá phải chọn lựa sao cho có màu trắng xanh, vừa độ tuổi, khoảng 809 lá là có thể chằm đủ một cái nón. Nhất thiết không dùng loại lá non và lá già, vì lá non làm cho nón thêm nặng và lá già lại tăng thêm độ dày của nón. Khi đã chọn lá đúng độ tuổi còn phải qua khâu xử lý sấy và ủi cũng khá phức tạp. Ở làng Phú Cam, chỉ có chừng mươi gia đình thạo kỹ thuật mở lò sấy thủ công. Khi lò đỏ lửa, lá phải được đảo liên tục cho đến lúc đủ xanh và chín tới từng gân lá thì chuyển sang ươm trong độ ẩm của lò.
    Với cây mác sắt, người ta chuốt từng sợi tre thành nan vành đều đặn, tròn trịa và bóng bẩy. Những chiếc nan vành được uốn thành vòng tròn, hai đầu tre được nối liền với nhau bằng sợi chỉ thật khéo léo. Cầm cây kim chằm trên tay, các cô gái khâu nón một cách tỉ mỉ bằng sợi chỉ cước trong suốt để gắn những tấm lá trắng xanh được xếp đều đặn lên bộ vành. Còn các nghệ nhân khéo tay và nhiều sáng kiến thì lo tìm chọn các thắng cảnh danh lam đất Huế kèm theo câu thơ bên dưới sao cho hợp tình hợp cảnh ***g vào sườn nón. Đã mang tên "nón bài thơ" cho nên người chọn cảnh, chọn thơ hết sức quan trọng, phải vừa có đầu óc nghệ sĩ vừa có kinh nghiệm lâu năm về tay nghề.
    Ở Huế, ngoài chiếc nón đã chằm xong, chiếc quai nón cũng là một nghệ thuật, có khi nó là một dải gấm đen tuyền, có khi là một dải lụa trắng bạch hay có màu nhẹ như vàng mỡ gà, hồng ráng chiều, biếc liễu non, tím hoa cà... Màu sắc ấy cũng hoà hợp được với cái nắng mưa đa tình ở xứ Huế.
    Nón bài thơ cũng là một nét của văn hóa Huế, là một nghề thủ công mang tính nghệ thuật. (xem phim)
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 23:14 ngày 13/05/2004
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Đèo Hải Vân-lịch sử cảnh quan và con đường xuyên Á​
    Trên con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, Hải Vân luôn luôn là một địa danh ấn tượng. Đây là đèo cao nhất trong các đèo ở Việt Nam (khoảng 500m so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển. Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Hơn 6 thế kỷ trước, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Hiện nay, đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng.
    Ngay trên đỉnh dèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ: Hải Vân Quan, cửa trông xuống Quảng Nam đề Thiên hạ đệ nhất hùng quan (đây là từ đề tặng của vua Lê Thánh Tôn khi dừng chân ngắm cảnh nơi này). Thật vậy, từ Nam chí Bắc, không có nơi nào đèo cao chênh vênh, cảnh đẹp lung linh, huyền ảo như Hải Vân. Đường đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, uốn lượn như dãi lụa vắt ngang giữa trời mây. Chỉ căn cứ vào tên gọi, cũng đủ hình dung Hải Vân là thế giới của gió và mây. Gió như đàn ngựa giong ruổi dặm trường, mây như từ trên trời tuôn xuống. Bước chân người đến đây như lạc vào cõi nào khác lạ, huyền ảo khói sương. Cao Bá Quát, một nhà thơ một đời chỉ biết lạy hoa mai (Nhất sinh đê thủ bái hoa mai) cũng đã phải sững sờ: Nhất bích ngưng vi giới, Trùng vân nhiễu tác thành (Biếc một dãi làm mốc, Mây muôn trùng dựng thành).
    Du khách cảm thấy ngất ngây trước trời mây non nước, tận hưởng hết vẻ đẹp vô cùng ngoạn mục của cảnh núi cao, biển rộng có một không hai này. Tại đây du khách phóng tầm mắt để bao quát một vùng non nước bao la: nhìn về phía Bắc có thể thấy biển Lăng Cô, xa hơn là dãy Bạch Mã đẹp như tên gọi; nhìn về phương Nam là vịnh Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn huyền thoại?
    Sau khi nghỉ ngơi ở đèo, du khách xuống đèo xuôi về phía Bắc. Du khách sẽ có cảm giác tuyệt vời khi vừa đổ xuống chân đèo Hải Vân Bắc, gặp làng chài Lăng Cô quyến rũ, đẹp như tranh giữa một vùng đèo cao và biển sâu. Lăng Cô được ví là chốn ?oBồng lai tiên cảnh?, được xếp và cụm du lịch liên hoàn: Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước, là trọng điểm của du lịch miền Trung. Dừng chân nơi đây du khách được hít thở không khí trong lành, ngắm cảnh đẹp và thưởng thức các món ăn ngon ngọt được nấu từ sò huyết, ghẹ, mực, tôm hùm, cua bể, lươn, cá chình?
    Đến Hải Vân được uống trà, ngồi chõng tre, ở lều tranh, nghe hò Huế, hò Quảng và được tham dự các buổi ngâm thơ, bình văn? có gì thú vị bằng! Ở đây có gió mát của biển Đông, một ít vị mặn của biển và rất nhiều hơi ấm tình người, du khách sẽ nhớ mãi.
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Ca Huế chọn lọc​
    Từ sự gặp gỡ và kết hợp hài hòa những tinh hoa của hai dòng âm nhạc dân gian và bác học, ca Huế đã tiếp thu và kế thừa cũng như ảnh hưởng nhiều sắc thái tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau.
    Điệu Bắc với tính chất tươi vui, điệu Nam ai oán trữ tình. Chính những yếu tố dị biệt, tương phản Bắc - Nam, buồn vui được kết hợp hài hoà trong âm nhạc Huế đã tạo cho nên ca Huế có một sắc thái riêng biệt không giống nơi nào.
    - Điệu Bắc (gọi là điệu khách) là nghĩa bài có nét nhạc vui tươi, dồn dập như bài ?oThập thủ liên hoàn? (10 bài thượng hoặc 10 bản tấu) (Phẩm tiết, Nguyên tiêu, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã), bài Cổ bản, Phú lục, Lộng điệp, Ngũ lôi...)
    - Điệu Nam: (gọi là ai) là những bài có nét nhạc buồn, chậm rãi sâu lắng: Bài Quả phụ, Nam ai, Nam bình, Long ngâm.
    Ngoài hai điệu trên ca Huế còn có một số bài bản tính chất vừa vui lại vừa buồn gọi là các bản thuộc điệu dựng: cổ bản dựng, Nam xuân, Hành vân, Tứ đại cảnh, Lưu thủy. Trong hệ thống điệu thức vừa nói trên (bao gồm ca Huế và đàn Huế) có chứa đựng bản sắc riêng biệt từng màu, mà người ta gọi là "hơi".
    Các hệ thống điệu thức này thể hiện được tính riêng biệt, độc đáo của âm nhạc Huế. Vì vậy người ta hay nói đặc điểm của ca Huế là buồn mà không lụy, vui nhưng lại khoan thai, nhẹ nhàng, tao nhã?
    Nhạc cụ chủ yếu của bộ môn ca Huế là nhóm nhạc gồm năm loại đàn: tranh, nguyệt, tam, tì bà, và nhị. Người ta gọi nhóm ấy là "Ngũ tuyệt".Dần dần sau này, bổ sung thêm đàn bầu, trống, sáo, sanh, phách, gõ, sanh tiền tạo được sự phong phú về phần đệm cho các làn điệu ca Huế.
    Để xem các clip này,
    ~ RealNetwork player phiên bản 7.0 hoặc cao hơn
    ~ Windows Media player phiên bản 6.4 hoặc cao hơn
    Sau khi đã cài (hoặc có sẵn) các phần mềm này, bạn cần cài thêm MP4 Plug-In vào máy. Một số máy cần phải khởi động lại để có thể kích hoạt MP4-Plug-In này hoạt động.
    Bạn cũng có thể phải cài đặt thêm bản DirectX 9.0 để tối ưu hoá điều khiển đồ hoạ của hệ thống.
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 00:32 ngày 14/05/2004
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    FESTIVAL HUẾ 2004 CÓ GÌ MỚI LẠ HẤP DẪN?​
    Tiếp nối những thành công từ các Festival Huế 2000 và 2002, Festival Huế 2004 sẽ tiếp tục được tổ chức từ ngày 12 đến 20 tháng 6 nàm 2004. Festival Huế hướng đến xây dựng Huế trở thành một thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Ðây là một lễ hội văn hóa du lịch quốc tế, một diễn đàn sinh hoạt văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam và khu vực, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, gắn với mở rộng giao lưu quốc tế, phát triển kinh tế du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển.

    Với chủ đề Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Festival Huế 2004 kéo dài 9 ngày đêm, tổ chức thành 3 tours. Mỗi tour sẽ thiết kế một số hoạt động đặc sắc và độc đáo, một ngày hội đặc trưng, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam, Pháp, Trung Quốc, Nga, Ác-hen-ti-na trong chương trình IN và các chương trình OFF của nhiều đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước ( Hawaii, TP Rennes Pháp...); qui tụ nhiều loại hình nghệ thuật ca múa, vũ nhạc kịch, nhiều lễ hội dân gian đặc sắc .. có chất lượng cao, nhiều chương trình du lịch khám phá cố đô Huế và di sản văn hóa thế giới ở miền Trung Việt Nam đầy sinh động và hấp dẫn.
    Trước ngày khai mạc Festival một tháng, Trại Sáng tác Ðiêu khắc Quốc tế "Ấn tượng Huế-Việt Nam 2004" sẽ khai mạc bên bờ sông Hương vào ngày 10 tháng 5, qui tụ hơn 30 nhà điêu khắc của các châu lục.
    Festival Huế 2004 sẽ giới thiệu những chương trình biểu diễn nghệ thuật có chất lượng cao, chương trình văn hoá nghệ thuật, lễ hội cộng đồng đa dạng và phong phú.
    Trung tâm Festival là không gian quyến rũ của Đại Nội Huế về đêm, với nhiều sân khấu nghệ thuật đa dạng, với các buổi dạ nhạc tiệc sang trọng, thú vị. Ngoài Đại Nội, biệt cung An Định, Hồ Tịnh Tâm và nhiều địa điểm khác trong thành phố Huế sẽ được tổ chức thành các trung tâm lễ hội, với những buổi quảng diễn nghệ thuật hoành tráng, sôi động. Khắp thành phố Huế sẽ diễn ra nhiều sân khấu nghệ thuật, sân chơi dân gian, phố ẩm thực, hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ, du lịch, thương mại. Ngoài lễ hội khai mạc và bế mạc, nhiều lễ hội mang sắc thái độc đáo sẽ liên tục được diễn ra.
    Khai mạc Festival Huế 2004 là đêm hội diễn ra trên quảng trường Ngọ Môn (được VTV truyền hình trực tiếp). Với chương trình nghệ thuật diễn xướng tổng hợp, đa sắc màu, có qui mô lớn, sôi động và hấp dẫn, phô diễn tinh hoa của nghệ thuật truyền thống Việt Nam, nghệ thuật truyền thống Huế, đặc biệt tôn vinh Nhã nhạc cung đình, di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam vừa được Unesco công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, kết hợp với nghệ thuật đương đại; trước đó, vào buổi sáng là cuộc diễu hành nghệ thuật sôi động, đầy màu sắc của nghệ sĩ trong và ngoài nước về dự Festival.
    Mở đầu mỗi tour 3 ngày đêm là chương trình dạ nhạc tiệc giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Huế, gắn với tài năng sáng tạo của nghệ sĩ pháo hoa Pierre Alain Hubert và các nghệ sĩ Pháp - Việt Nam, với những màn diễn gây bất ngờ, thú vị. Các chương trình nghệ thuật của Việt Nam, với sự góp mặt của các Nhà hát, các đoàn nghệ thuật tiêu biểu và nghệ sĩ tài năng của quốc gia, của thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, cố đô Huế, Tây Nguyên, Việt Bắc; thể hiện sắc thái văn hoá đa dạng, độc đáo của vẻ đẹp văn hoá Việt Nam, văn hoá Huế dưới nhiều góc độ nghệ thuật diễn xướng. Nhà hát Ca Múa Nhạc, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch, Trường Múa Việt Nam sẽ mang đến Festival Huế 2004 những chương trình mới đặc sắc. Nhà tạo mẫu Minh Hạnh sẽ giới thiệu bộ sưu tập mới mang tên "Trở lại Thiên Đường" với những chiếc áo dài được cách điệu, biến tấu bằng một phong cách sáng tạo đậm chất phương Đông. Các nghệ sĩ tài danh của nghệ thuật Ca Huế, Ca Trù và Cải lương sẽ xuất hiện độc đáo, sang trọng với chương trình "Âm sắc Việt", phô diễn nét tinh tế và giai điệu tuyệt vời của âm nhạc truyền thống dân tộc. Các chương trình vũ khúc cung đình, ca nhạc truyền thống Huế, những di sản nghệ thuật độc đáo của cung đình Việt Nam còn được lưu giữ có hệ thống tại Cố đô Huế sẽ được giới thiệu trong một không gian hấp dẫn của Đại Nội về đêm. Nhã nhạc cung đình Huế với sắc thái riêng, rộn ràng, uyển chuyển mà rất uy nghiêm, trầm hùng, sẽ là điểm nhấn độc đáo, tôn vinh một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại còn lưu giữ tại Việt Nam.
    Chương trình của Pháp - đối tác chính của Festival Huế- sẽ được giới thiệu qua các vở diễn đặc sắc, mới lạ. "Giáp Thân", vở nhạc kịch hiện đại với sự dàn dựng của Régine Chopinot, Đoàn Ballet Atlantique và sự tham gia biểu diễn của diễn viên Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. Đoàn nghệ thuật xiếc hiện đại Pháp với kỹ thuật biểu diễn điêu luyện của các nghệ sĩ A.O.C (Artiste d''Origine du Cirque). Vở diễn "Câu chuyện người lính" (Histoire du soldat) sẽ được biểu diễn trong khuôn viên tuyệt đẹp của Nhà hát Duyệt Thị Ðường dưới sự điều khiển của Nhạc trưởng Pháp Xavier Rist và Marcia Fiani. Nghệ thuật tạo hình, sáng tạo của các nghệ sĩ vượt lên mọi ảnh hưởng, một lần nữa lại được giới thiệu với Festival Huế. Tác phẩm cho ra mắt công chúng là những trang thiết bị được xếp đặt và dàn dựng một cách gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của các nghệ sĩ nghiệp dư, đồng thời vẫn để cho đông đảo công chúng hiểu được.
    XEM CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI THOẠI DƯỚI ĐÂY ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT.

  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Phim tài liệu: Huế-thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam​

    Huế là kinh đô cuối cùng của các triều đại quân chủ Việt Nam, nơi duy nhất còn đọng lại nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của cả dân tộc; những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể còn tồn tại nơi đây dù không trọn vẹn nhưng vẫn mang giá trị cao trên bình diện quốc gia và quốc tế. Về tổng thể văn hoá vật thể đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới (1993), còn những giá trị văn hoá phi vật thể, mà đại diện là nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO xem xét và công bố vào tháng 11 năm 2003. Thế là Huế đã mang trong mình đầy đủ cả phần xác lẫn phần hồn, cả di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của nhân loại. Hơn thế, con người Huế cũng là một di sản văn hoá Huế với những tính cách đặc trưng. Thiên nhiên trữ tình, thơ mộng cũng là một trong những yếu tố để Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
    Xem trực tuyến tại đây
    Download here - 128304KB
    Cách xem: xem mục CA HUẾ CHỌN LỌC phía trên ​
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 19:10 ngày 07/06/2004
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Nét Huế lãng mạn qua lời hò đối đáp
    Nữ hò:
    Khoan ơi khoan mời bạn khoan là hò lơ ơ ơ ...... là khoan ơ......
    Mở lời chào bạn hiền xa
    ham vui tới Huế hay là đang tìm ai? hò ơ .......
    Muốn thân nhau mượn câu hò tiếng hát, tâm sự đổi trao
    Chừ xin mời thanh niên nữ với nam, hò ơ ơ ơ ....
    Thanh niên nam nữ ta mạnh dạn bước vào chơi là hò chơi hò ơ ơ ơ.....
    Này hỡi anh ơi, chừ em hỏi anh nì
    Trong trăm loại dầu có dầu gì là dầu không thắp
    Trong trăm thứ bắp có bắp chi là bắp không rang
    Trong ngàn thứ than có than chi là than không quạt
    Trong hàng thứ bạc có bạc chi là loại bạc không đổi kêu mà không kêu ?
    Trai nam nhi bên chàng đối đặng
    Dải lụa đào trao là em trao.
    hò ơ ....
    Nam hò:
    Trong trăm loại dầu có nắng dãi mưa dầu là loại dầu không thắp
    Trong trăm thứ bắp có lắp bắp mồm lắp bắp miệng là bắp không rang
    Trong ngàn thứ than có than thở thở than là than không quạt
    Trong hàng loại bạc có bạc tình bạc nghĩa là bạc không đổi kêu mà không kêu
    Trai nam nhi anh đà đối đặng
    Gái xuân thời em tính răng?
    hò ơ.....
    Nữ hò:
    Chứ em hỏi anh nì
    Chữ chi là chữ chôn xuống đất
    Chữ chi là chữ cất lên cao
    Chữ chi nặng mà không ai mang nỗi
    Chữ chi mà gió thổi bay là không bay?
    Trai nam nhi bên chàng đối đặng
    Miếng trầu cay hò ơ ơ ơ..... là cho chàng
    Nam hò:
    Hai chữ tiền tài anh bỏ xuống đất
    Hai chữ nhân nghĩa anh cất trên cao
    Hai chữ nhớ thương muốn tha không nỗi
    Chữ tình chữ nghĩa gió thổi bay cũng không bay
    Trai nam nhi anh đà đối đặng
    Gái xuân thời em tính răng?
    hò lờ ơ ơ... là hò là khoan ....
    Nữ hò:
    Đi mô cho thiếp theo cùng
    đói no thiếp chịu lạnh lùng mà thiếp cũng cam
    hò ơ ơ......
    Nam hò:
    Yêu nhau tam tứ núi anh cũng trèo
    ngũ lục sông anh cũng lội
    thập bát đèo anh cũng qua.
    hò lơ ớ ơ là hò là khoan ..... là hò là khoannnnn!
    Download tại đây - 21.3 MB
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Chùa Huyền Không ở Huế​
    Vào một ngày đẹp trời mời bạn đạp xe ngược lên vùng ngoại ô Kim Long, gặp chùa Linh Mụ rồi từ đó đi tiếp khoảng hai cây số nữa, rẽ vào một con đường đất, bạn sẽ gặp chùa Huyền Không. Đó là một ngôi chùa nổi tiếng nhờ những vườn hoa, cây cảnh và thơ.
    Phía trước sân chùa là một vườn hồng với gần 100 loại. Hồng ghép đủ màu, rực rỡ và thắm thiết dưới nắng vàng mỗi dịp xuân về. Phía sau chùa là vườn Phương Thảo địa, nơi trưng bày và nuôi dưỡng phong lan. Những giò lan đẹp, lúc nở hoa được theo trước gác Yên Hà - nơi tiếp khách của nhà sư trụ trì - để du khách vãn cảnh chùa thưởng thức. Trong Thanh Tâm viên có hồ nước hình chữ S được đặt tên là Hàm Nguyệt trì (hồ ngậm trăng), dưới hồ thả hoa súng và cá cảnh - ven hồ là những bụi cây cành lá mềm mại đong đưa soi bóng. Đầu hồ có chiếc cầu tre nhỏ: Giải trần kiều (Rũ sạch bụi trần), tạo cảm giác thoải mái cho du khách khi ung dung nhẹ bước qua cầu để vào nghỉ mát ở Y Thảo Đình bên kia hồ. Trong một bài thơ treo ở Ý Thảo đình, sư Pháp Tông (trụ trì chùa) có hai câu kết:
    Ngày xuân khách có tìm qua
    Đá đưa đường - cỏ thật thà níu chân

    Mặt vườn Thanh Tâm và vườn Hứa Nhất Thiên được phủ một thảm cỏ xanh mướt bốn mùa. Lối đi trong vườn được ghép bằng những phiến đá nhỏ. Ngoài cầu, ao, thảo am, trong vườn còn có khe suối quanh co, "róc rách" chảy quanh những khóm trúc cây tùng, những cụm giả sơn những hòn non bộ khiến cho du khách có cảm giác như lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh, tâm hồn trở nên nhẹ nhàng thanh thoát.

    Tỳ kheo Giới Ðức, Tuệ Tâm, Viên Minh, Pháp Tông
    (từ trái sang phải)​
    Huyền Không không chỉ đem lại cho Huế một ngôi chùa đẹp, một điểm du lịch hấp dẫn mà hằng năm còn góp phần làm phong phú thêm nhiều hội họa xuân của Huế...
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Festival Huế 2004: Ngày hội hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm văn hóa ​
    Hiệp hội hàng thủ công mỹ nghệ phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển tài năng cùng Công ty TNHH Thành Đạt (Khánh Hòa) đã tổ chức khai mạc "Ngày hội tôn vinh hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm văn hóa Việt Nam" tại Festival Huế 2004. Với chủ đề "Bè bạn quốc tế với Việt Nam", gồm: tôn vinh hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm văn hóa Việt Nam; triển lãm thư pháp Hán Nôm; triển lãm ảnh nghệ thuật; trà truyền thống và đồ uống hiện đại của Việt Nam; nghệ thuật hoa và cây cảnh, kỳ mộc thạch. Tại đây có 150 gian hàng đồ gỗ, đồ đồng, gốm sứ, thư pháp, tranh tre...của 100 đơn vị trong nước được trưng bày và giới thiệu với công chúng. Ngoài ra còn có 2 gian hàng của nước ngoài (Indonesia, Pakistan) cùng tham gia gian hàng thủ công mỹ nghệ. Cũng trong dịp này, Ban tổ chức sẽ trao 10 giải quả cầu vàng, 10 giải ngôi sao Việt Nam, 100 giải tinh hoa thủ công mỹ nghệ Festival Huế 2004 và 5 giải thư pháp.
  9. loncon18

    loncon18 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Hic, hàng thủ công ở Festival lần này đẹp thiệt, nhưng ra chưa được bao lâu thì bị bà cô hướng dẫn lôi đầu vào lại chán chưa. Chưa mua được chi hết.
  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    GIA LONG HOÀNG ĐẾ (1802-1819)​
    Ông chính tên là Nguyễn Phước Ánh, sinh nZm 1762 con ông Nguyễn Phước Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn, cháu nội của Võ vương Nguyễn Phước Khoát. Cha bị hãm hại, ông ở với chúa Định Vương Nguyễn Phước Thuần từ khi 4 tuổi. Cơ nghiệp họ Nguyễn suy sụp, Thuận Hóa bị mất, chúa tôi chạy vào Gia Định, lại bị Tây Sơn giết, cả Nguyễn Phước Thuần và Nguyễn Phước Dương. Nguyễn Phước Ánh trốn ra đảo Thổ Chu, mưu đồ khôi phục, dù lúc ấy ông còn rất ít tuổi. Đến nZm 1779, ông mới 17 tuổi, được thu hạ tôn làm Đại nguyên súy. NZm 1780 xưng vương ( 18 tuổi) vẫn theo niên hiệu nhà Lê, dốc sức để cự lại với Tây Sơn. Nhưng liên tiếp bị thất bại. Hai lần chạy trốn ra đảo Phú Quốc, một lần chạy sang Xiêm, có khi bơ vơ trên biển, thiếu thốn đủ đường, nhưng nhờ chí kiên trì mà cuối cùng được thắng lợi. NZm 1802 Nguyễn Phước Ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long.
    Khi lên ngôi vua, Gia Long kịp thời đặt quan hệ ngoại giao, xin cầu phong với nhà Thanh, liên hệ với Xiêm La, Vương Quốc Chân Lạp, đều có kết quả thỏa đáng, được các nước láng giềng ủng hộ. Ông đặt tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh cho rằng tên nước là Nam Việt sẽ lẫn với nước của Triệu Đà ngày xưa nên đổi là Việt Nam. Nhà vua chú trọng việc định pháp luật, nZm 1815 bộ "Quốc triều hình luật" gồm 398 điều đặc trưng được ban hành. Các việc tài chính, thuế khóa, tiền tệ, đo lường, giao thông đê điều vv... đều được quan tâm và đưa vào nề nếp. Ông cho thành lập các thành, các trấn (có nội trấn và ngoại trấn) lập sở địa bạ, đặt lục bộ, tam tào, bỏ các ngôi vịnh hoàng hậu, tể tướng, trạng nguyên. Gia Long còn có ý thức chấn hưng vZn hóa, phát huy truyền thống, nhằm khẳng định thế lực, danh tiếng của vương triều. Từ 1801, Gia Long đã ra lệnh soạn các bộ sử Cương mục, Chính biên, Tiền liên. NZm 1810, Lê Quang Định đã làm xong sách: Nhất thống địa dư chí. Ông cùng cho lập VZn Miếu, mở khoa thi hương, nhưng chưa cho thi hội.
    Từ thế kỷ l7, các chúa Trịnh, Nguyễn ở Đàng ngoài , Đàng trong đều đã sử dụng giáo sĩ và thương nhân nước ngoài để mua vũ khí, khai thác các khả nZng, nhằm tZng cường thế lực của mình. Nhưng chỉ Nguyễn Phước Ánh mới chính thức đi tìm ngoại viện. Ông đã cầu viện quân Xiêm, nhưng chẳng đi đến đâu, vì quân Xiêm sợ quân Tây Sơn như sợ cọp. Cả quân Xiêm và quân Nguyễn Ánh, đã bị Nguyễn Huệ đánh cho tan tác bằng chiến thắng Rạch Gầm, Xoài Mút (1785).
    Gia Long còn nhờ cổ đạo Bá Đa Lộc, mong cầu cứu Pháp, cho cả con là hoàng tử Canh sang Pháp làm con tin, ký hiệp ước ngày 28- 11 -1787, nhưng nước Pháp lại không quan tâm nên hiệp ước này không thực hiện được.
    Quản lý một nước Việt Nam thống nhất từ Bắc chí Nam, Gia Long đã chia cả nước làm 23 trấn, 4 doanh. Từ Ninh Bình trở ra gọi là Bắc Thành gồm 11 trấn (5 nội trấn và 6 ngoại trấn); từ Bình Thuận trở vào gọi là Gia Định thành gồm 5 trấn. ở quãng giữa là các trấn độc lập: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận. Đất kinh kì đặt 4 doanh: Quảng Đức doanh (tức Thừa Thiên), Quảng Trị doanh Quảng Bình doanh và Quảng Nam doanh. Để tránh lộng quyền ngay từ đầu nhà vua đã bãi bỏ chức vụ Tể tướng. ở triều đình chỉ đặt ra 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công do các thượng thư đứng đầu và Tả hữu tham trí, Tả hữu thị lang giúp việc. ở trong cung thì không lập ngôi Hoàng hậu, chỉ có Hoàng phi và các cung tần.
    Công cuộc khai hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long được tiếp tục. Thời Gia Long khối lượng đê, kè, cống được đắp nhiều nhất so với các triều trước. Về đối ngoại, Gia Long đã tranh thủ sự ủng hộ và giữ lễ thần phục nhà Thanh, đồng thời giữ mối quan hệ với Chân Lạp và Ai Lao.
    Cũng như nhiều vua chúa khác Gia Long đã đối xử không tốt với các công thần. Sau khi lên ngôi Gia Long đã giết hại vị công thần bậc nhất của triều Nguyễn lúc đó là Nguyễn VZn Thành. Còn một điểm nữa cũng gây nhiều tai tiếng đó là việc Gia Long đã tìm cách trả thù đối phương của mình một cách man rợ. Có thể ví nhà Tây Sơn đã phá tan cơ nghiệp của dòng họ Nguyễn. Có thể cũng vì phải trốn Tây Sơn mà Gia Long đã phải chịu đựng quá nhiều đắng cay nhục nhã, cho nên đến khi lên ngôi Gia Long đã thẳng tay trả thù. Gia Long tuyên bố: "Trẫm vì chín đời mà trả thù". Trả thù kẻ địch và tôn vinh lại những người đã khuất trong dòng họ Nguyễn.
    Ngày Đinh Mùi tháng 12 nZm Kỷ Mão (1819) Gia Long mất, thọ 59 tuổi ở ngôi chúa 25 nZm, làm vua trong 18 nZm.
    @deathchuck : anh @duongphuongbay ơi , em mạn phép chỉnh lại 2 chi tiết trong bài của anh ... Có thể là do anh type nhầm : Chân Lạp chứ không phải Châu Lạp , và Gia Long Nguyễn Ánh sinh năm 1762 chứ không phải 1760 . Hì hì ... Em theo tài liệu đã học mà chỉnh lại chút cho chính xác . Mong anh thông cảm .
    Được deathchuck sửa chữa / chuyển vào 09:46 ngày 19/06/2004

Chia sẻ trang này