1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VIDEO ENDOSCOPY SYSTEMS

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi luongy007, 29/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luongy007

    luongy007 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    2
    em thấy cái webcam nó có chức năng soi,có bác nào chế đuợc thành máy soi mũi họng chắc là bán đuợc (vì máy nội soi mũi họng đắt quá). ở Việt nam mình cũng có nguời chế thành công bộ phận điều hợp: tức là họ gắn 1 bộ phận phóng to hình ảnh vào cái webcam thôi (dùng để thay cho camera chuyên dụng của máy nội soi). Việc này khiến tiết kiệm đuợc nhiều money. nhưng đầu soi mũi cũng có gía rất đắt tầm hơn 6 triệu (của Tầu).

    Vậy có bác nào chế dc cái đầu soi mũi thì tốt quá, xin bái phục và cả 1 dự án đang chờ các bác

    [​IMG]
  2. luongy007

    luongy007 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    2
    ĐIỂM QUA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ TRONG NƯỚC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ.
    Người bác sĩ chế tạo máy nội soi
    15/01/2007 09:45 GMT+7
    [​IMG]
    BS Nguyễn Phước Huy bên máy nội soi do ông sáng chế
    Đó là bác sĩ Nguyễn Phước Huy, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Cao Thắng (TP.HCM), người vừa vinh dự đón nhận danh hiệu Asians of the year 2006 do hãng thông tấn Media Corp- Singapore bình chọn.
    Cùng được bình chọn trong chương trình này còn có 8 nhân vật, sự kiện tiêu biểu của châu Á có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa học, trong đó có các tên tuổi như BR. Shuntaro Hida - Giám đốc của Hibakusha Counselling Centre (Nhật Bản); GS Arff Bongso và nghiên cứu sinh Mark Richards (Đại học Quốc gia Singapore)...
    Tốt nghiệp y khoa chuyên ngành tai mũi họng năm 1988, BS Nguyễn Phước Huy về công tác tại Bệnh viện huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) và gắn bó tại đây 17 năm. Trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn của y tế cơ sở ông đã trăn trở rất nhiều, từ đó đặt những bước đầu tiên vào con đường nghiên cứu khoa học nhằm cải tiến trang thiết bị phục vụ yêu cầu chữa bệnh của người dân.
    Ông kể lại rằng năm 1999, được theo học một khóa về phẫu thuật nội soi. Lúc đó, ông và đồng nghiệp chỉ được ''học chay'' qua màn hình chứ không được sờ vào máy (vì giá thành máy quá cao từ 50.000-100.000 USD sợ bị hư). Đến năm 2000, ông lại được cơ quan cử đi tập huấn thêm một khóa nội soi nữa. Lại thêm một lần ''học chay''. Do vậy, kiến thức lĩnh hội được chỉ ''xếp xó'' chứ không thể áp dụng vào công việc.
    Lượng bệnh nhân tuyến dưới quá tải, trang thiết bị lại không đáp ứng yêu cầu, đường sá xa xôi, nhiều lúc ông rất đau lòng khi chứng kiến bệnh nhân phải chuyển viện trong tình trạng nguy kịch. Trước thực tế thúc bách ấy, nhiều đêm ông tự hỏi, nếu ngồi... chờ thì biết đến bao giờ mới có được trang thiết bị cần thiết. Và tình cờ, một hôm ngồi trước máy vi tính ông chợt lóe lên ý tưởng làm sao đưa máy tính ứng dụng vào kỹ thuật nội soi. Từ ý tưởng lóe lên này đã dẫn dắt ông đến với công trình nghiên cứu, chế tạo máy nội soi made in Vietnam.
    Ông bắt đầu nghiên cứu công trình này từ năm 2001. Nhiều người đã bóng gió xa xôi rằng, ông mò kim đáy biển. Nhưng với sự nhiệt tình, lòng đam mê và cả những thách thức của dư luận đã buộc ông không thể quay trở lại. Ông đã tự mình mày mò, bí đến đâu gỡ đến đó, vận dụng kiến thức ở các lĩnh vực khoa học, miệt mài qua nhiều đợt thử nghiệm, chế tạo thử và cải tiến trong điều kiện không mấy thuận lợi. Với gần 200 triệu đồng chi phí cho công trình, đến năm 2003 hệ thống máy nội soi hoàn chỉnh đầu tiên đã ra đời.
    Trong năm này, ông cũng đã nhận được giấy chứng nhận bản quyền tác giả và được Tổng LĐLĐ VN trao tặng danh hiệu Lao động Sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước.
    BS Huy cho biết công trình này, ngoài việc đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của máy nội soi hiện đại quốc tế đang có mặt trên thị trường như hình ảnh màu, rõ nét, nó có 2 ưu điểm nổi bật khác: được cài mạch để chỉnh được độ sáng tối của camera; điều chỉnh được độ trung tâm và phóng đại của hình ảnh nội soi. Đây là 2 ưu điểm mà hệ thống máy nội soi trên thế giới chưa đáp ứng được. Trong khi đó, giá thành của chiếc máy này chỉ bằng 1/5 so với máy ngoại nhập.
    Nhưng thực tế, ''đứa con mình mang nặng đẻ đau'' của BS Huy dù đủ lông đủ cánh vẫn không thể bay xa. Ông quyết định chuyển công tác lên TP.HCM với một tâm nguyện tha thiết là làm sao sáng chế của mình được nhiều người biết đến và có cơ hội phục vụ đông đảo đối tượng là người nghèo. Anh em đồng nghiệp hiểu được khát vọng của ông đã dang rộng vòng tay. Tháng 9-2005, ông khăn gói lên TP.HCM tìm kiếm cơ hội với mong ước đưa sáng chế của mình vào hoạt động thực tiễn. Ông đầu quân về Bệnh viện Mắt Cao Thắng.
    Và đến nay, máy nội soi mang thương hiệu Phước Huy đã được nhiều đồng nghiệp sử dụng tại TP.HCM, các tỉnh ĐBSCL và được đánh giá cao. Năm 2007 này, BS Huy và những người bạn có tâm huyết với khoa học đã lập dự án và đi vào chế tạo hàng loạt nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
    -------------------------------------------------
    © 2004 Bản quyền Báo KHOA HỌC & PHÁT TRIỂN
    http://www.khoahocphattrien.com.vn/news/chandungnhakhoahoc/?art_id=2689

    -------------------------------------------------
    Tham khảo thêm:
    TRAINING AND RESEARCH IN BIOMEDICAL ELECTRONIC SPECIALITY IN HANOI UNIVERSITY OF TECHNOLOGY:
    https://www2.hcmut.edu.vn/~bme/Docs/Noidung.doc
    Máy nội soi ''made in VN'' của bác sĩ tuyến huyện:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=91795&ChannelID=17
    Máy nội soi Hô?ng Ngự, Lê Ha?i, Ban khoa học đa?i BBC:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/08/050810_viet_endoscope.shtml
    Sơ lược vê? lịch sư? máy nội soi:
    http://www.1800endoscope.com/faq.htm#ENDOSCOPE_MUSEUM

    Được luongy007 sửa chữa / chuyển vào 10:16 ngày 30/07/2007
    Được lan0303 sửa chữa / chuyển vào 22:54 ngày 10/08/2007
  3. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    TO ALL!
    Ban Quản trị BOX Kỹ sư nhận thấy đề nghị của Bác Lưongy007 là một việc cực kỳ khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên vấn đề nầy cũng rất hay và rất thiết thực, do vậy chúng tôi quyết định hổ trợ Bác Luongy007 tiếp tục phát triển TOPIC VIDEO ENDOSCOPY SYSTEMS;
    Ban Quản trị BOX Kỹ sư và Luongy007 kính mời các Bác thành viên tham gia đóng góp bài viết về vấn đề nầy;
    KHI THAM GIA KÍNH ĐỀ NGHỊ CHÚNG TA CHỈ BÀN THUẦN TÚY VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ KỸ THUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIDEO ENDOSCOPY SYSTEMS, TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÓI CHÍNH TRỊ; KHÔNG XÚC PHẠM BẤT KỲ TỔ CHỨC, TẬP THỂ, CÁ NHÂN NÀO;
    TUY NHIÊN, NẾU TA CÓ SƠ XUẤT NÀO ĐÓ THÌ CÁC MOD SẼ DELETTE DÙM CHO . KÍNH MONG QUÝ VỊ THAM GIA ĐÓNG GÓP KIẾN THỨC, CÙNG XÂY DỰNG VÀ BÃO VỆ DIỄN ĐÀN.

    Để thực hiện được việc chế tạo ENDOSCOPY, cá nhân tui Lan0303 kính đề nghị các Bác các bước như sau: Ta chọn cách làm từ dễ đến phức tạp, từ cải tiến đến chế tạo và nhất là sao cho phù hợp điều kiện, hoàn cảnh, kiến thức, trình độ kỹ thuật công nghệ phần mềm và phần cứng hiện có; bước đầu tiên nên tìm hiểu tóm tắt kết quả nghiên cứu công nghệ nầy đã thực hiện được trong nước, trên thế giới, xu hướng phát triển trong tương lai; sau đó ta chọn cách tích hợp công nghệ (trọng tâm là phân tích xữ lý ảnh) VIDEO+ENDOSCOPY+DATABASE.
    TRÂN TRỌNG!
    Được lan0303 sửa chữa / chuyển vào 05:01 ngày 16/08/2007
  4. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    SỰ RA ÐỜI CỦA NỘI SOI
    Từ nhiều thế kỷ qua, quan sát được các cơ quan, các bộ phận nằm sâu bên trong của cơ thể là mơ ước của các thầy thuốc.
    Từ xa xưa, để có thể nhìn được lòng trực tràng, Hippocrates (năm 460-377 trước công nguyên) - cha đẻ của nền Y học thế giới - đã mô tả dụng cụ banh trực tràng.
    Sau một thời gian khá dài, vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, một thầy thuốc người Hy Lạp là Archigenes sáng chế ra dụng cụ banh âm đạo để quan sát thương tổn.
    Ở thời kỳ sơ khai này, hai trở ngại lớn nhất của Nội soi là ống soi cứng không uốn được nên không thể đưa tới các tạng nằm sâu trong cơ thể và ánh sáng yếu không đủ để nhìn rõ thương tổn.
    Hàng ngàn năm sau, một thầy thuốc người Ả rập là Albukasim (936-1013) dùng ánh sáng phản chiếu để quan sát cổ tử cung.
    Năm 1600, Peter Borell (Pháp) sáng chế ra gương lõm để phản chiếu và hội tụ ánh sáng vào cơ quan cần quan sát.
    Năm 1768, Arnaud một thầy thuốc sản khoa người Pháp dùng đèn ***g của kẻ trộm để chiếu sáng cổ tử cung.
    Sang thời kỳ mới của nội soi, năm 1807, Philip Bozzini (Ðức) dùng một ống thẳng bằng thiếc, một ngọn nến và một cái gương để soi đường tiểu và soi trực tràng.
    Năm 1868, Adoff Kussmaul (Ðức) chế tạo dụng cụ soi dạ dày tương tự như dụng cụ của Bozzini. Với dụng cụ nội soi này, bệnh nhân rất sợ hãi, hình ảnh không rõ, lại có nguy cơ cháy nổ nên không được phổ biến.
    Năm 1879 Maximillian Nitze chế tạo ống soi bàng quang, có kênh tưới nước và có hệ thống lăng kính. Nhờ phát minh bóng đèn đốt nóng bằng dây tóc của Thomas Edison, nguồn sáng của ống soi là một bóng đèn nhỏ đặt ở đầu trong ống soi. Nguy cơ cháy nổ không còn nữa nhưng sức nóng của bóng đèn có thể làm tổn hại mô của của tạng cần quan sát và các tạng chung quanh. Ống soi của Nitze chỉ dùng được cho bàng quang vì trong bàng quang có nước, ống soi được làm nguội. Ống soi này được dùng ở bàng quang để chẩn đoán và để lấy sỏi.
    Năm 1901, George Kelling (Ðức) dùng ống soi bàng quang và dụng cụ bơm hơi vào ổ phúc mạc để soi ổ bụng chó.
    Năm 1910, Hans Christian Jacobaeus (Thụy Ðiển) dùng kính soi bàng quang để soi ổ bụng và ***g ngực người.
    Năm 1928, Logic Baird dùng sợi quang học để dẫn truyền ánh sáng.
    Năm 1930, Hansell (Mỹ) và Lamm (Ðức) làm gia tăng vận tốc truyền ánh sáng trong sợi quang học.
    Năm 1932, Rudolf Schinder và Georg Wolf chế tạo ống soi dạ dày nửa mềm. Với ống soi này, hình ảnh được truyền đi bằng một số lăng kính nối khớp nhau.
    Năm 1952, Fourestier phát minh ra ánh sáng lạnh. Gọi là ánh sáng lạnh vì nguồn sáng không gắn vào đầu trong ống soi mà được đặt ở ngoài cơ thể nên các tạng được quan sát không bị làm nóng. Ánh sáng ở bên ngoài được truyền vào trong cơ thể qua những que thạch anh.
    Năm 1960, Harold H. Hopkins dùng hệ thống thấu kính hình que (rod-lens) để chế tạo kính soi. Qua hệ thống thấu kính hình que, khả năng dẫn truyền ánh sáng tăng gấp nhiều lần so với hệ thống kính soi cũ. Kính này cho những hình ảnh rõ và sắc nét.
    Năm 1963, Basil Hirschnowitz và Karl Storz truyền ánh sáng lạnh qua cáp quang. Từ đây, nguồn sáng lạnh dẫn truyền bằng cáp quang thay cho nguồn sáng của các bóng đèn dây tóc.
    Từ những năm của thập niên 60 thế kỷ 20, nhiều loại ống soi mềm ra đời dùng để soi thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng, đường mật, khí phế quản, niệu đạo, niệu quản...
    Năm 1983 Welch Allyn phát minh hệ thống nội soi video dùng cho ống nội soi mềm. Loại này cho chất lượng hình ảnh rất tốt. Ở một vài bệnh viện của chúng ta đã bắt đầu sử dụng loại ống soi này.
    Nội soi đơn thuần chỉ nhìn thấy niêm mạc của các tạng được soi. Nội soi siêu âm (Endosonography) ra đời. Loại máy này rất tốt cho việc đánh giá chiều sâu và mức độ xâm lấn của thương tổn, rất cần thiết trong chẩn đoán giai đoạn của ung thư đường tiêu hóa. Nó còn cho phép quan sát thương tổn của các cơ quan lân cận. Một vài bệnh viện của chúng ta đang sử dụng cho kết quả rất tốt.
    Năm 1986, ra đời loại ống soi gắn mini camera có vi mạch điện toán. Một năm sau khi loại ống soi gắn mini camera có vi mạch điện toán ra đời thì phẫu thuật cắt túi mật nội soi đầu tiên ra đời ở Pháp và một vài năm sau thì đâu đâu cũng cắt túi mật nội soi.
    Như vậy, qua nhiều thế kỷ tìm tòi và phát minh, ba bước đột phá được ghi nhận:
    - Thứ nhất, sự phát minh ra bóng đèn đốt nóng bằng dây tóc của Edison và sự phát triển của hệ thống thấu kính dùng cho nội soi vào những thập niên 80-90 của thế kỷ 19.
    - Thứ hai, sự phát minh ra hệ thống thấu kính hình que của Hopkins cùng với ánh sáng lạnh dẫn truyền qua cáp quang vào những thập niên 50-60 của thế kỷ 20.
    - Thứ ba, sự ra đời của mini camera có vi mạch điện toán vào thập niên 80 của thế kỷ này.
    Với những phát minh và những cải tiến trên, những máy Nội soi ngày nay có rất nhiều tính năng:
    - Có thể đưa ống soi vào tạng nằm sâu trong cơ thể vì ống có thể uốn được để đi theo mọi hướng.
    - Hình ảnh thu được rất sáng và sắc nét mà các tạng không bị làm nóng vì có nguồn ánh sáng lạnh.
    - Ðầu trong của ống soi được điều khiển ở ngoài có thể quay theo nhiều hướng và vật kính được đặt ở chính giữa hay ở bên đầu trong ống giúp nhìn khắp nơi của tạng được soi, nội soi không có vùng mù.
    - Ống soi có nhiều kênh để bơm rửa, hút, cho các dụng cụ vào để chải, để sinh thiết và để làm các thủ thuật khác.
    - Các tạng quan sát được phóng đại lên nhiều lần và hiện lên màn ảnh có độ phân giải cao, có màu trung thực và rõ nét giúp cho người soi, người phụ và những người khác cùng nhìn thấy. Người soi không phải dán mắt vào ống soi như trước kia.
    - Các hình ảnh không những hiện trên màn ảnh trong phòng soi mà còn có thể được truyền đi xa hoặc rất xa, rất lợi cho công tác huấn luyện.
    Những phát minh này giúp ích rất nhiều cho Nội soi chẩn đoán, Nội soi can thiệp và giúp Phẫu thuật nội soi ra đời, phát triển.
    (Tài liệu nầy của Ðại học Y Dược - TP. Hồ Chí Minh)
  5. luongy007

    luongy007 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    2
    đầu soi là phần khó nhất,em thấy dùng cáp quang có thể dc,ko biết có bác nào có kinh nghiệm về vấn đề này ko?
  6. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    TO Bác Luongy007!
    Bác đi nhanh quá, có thể Lan tui không kịp hiện thực đầy đủ ý tưởng của Bác đó nha!
    Dường như mình đã qua đi trước nhà nước rồi đó! Bác xem tài liệu dưới đây:
    Phụ lục 1
    DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI KH&CN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010
    ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2007

    Tên Chương trình: ''Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông'', Mã số KC.01/06-10
    (Kèm theo Quyết định số 956 /QĐ-BKHCN ngày 11/6/2007 của Bộ trưởng Bộ KH&CN)

    http://www.tchdkh.org.vn/data/tintucvn/200706/15151624/KC01%20tuyen%20chon.doc
    Mến!
  7. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    TO Luongy007!
    Về đầu soi mũi tui đã có được các mô hình khái niệm, phải dùng chương trình tính toán thêm sao cho phù hợp với các ứng dụng cụ thể. Tinh ý một chút, mình đưa nó về dạng tổng quát, đơn giản nhất thì Bác có thể hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của nó.
    Mở đầu TOPIC Bác Luongy007 có nói ''Vậy có bác nào chế dc cái đầu soi mũi thì tốt quá, xin bái phục và cả 1 dự án đang chờ các bác'', HiHi! Ý Bác cụ thể là như thế nào vậy?
    Bác đã tháo được cái đầu soi mũi nào ra xem chưa vậy?
    Không có ai hưởng ứng, buồn quá đi Bác ơi!
    Mến!
  8. luongy007

    luongy007 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    2
    hiện tại đã có người chế dc đầu soi made in việt nam.hệ thóng nội soi vi tính giá rẻ sẽ ra mắt trong 1 ngày gần đây.dự tính giá sản xuất 5tr VND rẻ bằng 1/5 giá bộ nội soi rẻ nhất trên thị trường
  9. linhkhue

    linhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.886
    Đã được thích:
    0
    @@@ Luongy007
    Hihi thế bạn đã sửa được cái máy đánh trứng bị cháy chưa ?
    Thế bạn đã làm được cái bánh đầu tiên thành công chưa ??
    Kinh nghiệm đau thương của mình lần đầu tiên làm bánh là tốn khoảng 20 quả trứng gà , 2-3 lít sữa tươi , 3 hộp wipping cream ...hihi .
    Và một bãi chiến trường ...hic ngượng thế không biết .
    Vô tình biết nhau từ Ẩm thực qua đây lại vô tình gặp bạn .
    Àh mà có cùng giới không nhỉ ..hay khác giới nhỉ ...không phá giới đâu nhé
  10. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    TO Bác Luongy007!
    - OK! Thành thật chúc mừng! Nhưng mà Họ là ai vậy?
    - Họ Có support phần mềm quản trị bệnh án, phân tích xữ lý Ảnh chưa?.
    - Giới thiệu một ít: tên thương hiệu, đặc điểm kỹ thuật đi.
    Mến!
    HiHi! Năm 1960, Harold H. Hopkins dùng hệ thống thấu kính hình que (rod-lens) để chế tạo kính soi.

Chia sẻ trang này