1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việc cơ quan không phải tư pháp mà điều khiển toà án

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi baochungbk, 28/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. baochungbk

    baochungbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Việc cơ quan không phải tư pháp mà điều khiển toà án

    Hôm nay đọc báo thấy lại nói đến vụ đất ở Đồ Sơn, tôi là dân ngoại đạo xin hỏi các bác luật sư là, nếu xác định được là cơ quan của Đảng hay Chính quyền có liên quan đến việc chỉ đạo kết quả của toà án, thì cơ quan hay cá nhân đó sẽ bị xử như thế nào? Liệu về mặt Pháp luật (chỉ là về mặt Pháp lý thôi, còn thực tế thì em biết rồi. Hì hì...) thì họ có bị khởi tố và xét xử không? Và nếu bị thì có khung hình phạt như thế nào?
  2. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Trình độ và nhận thức non nớt thế này không nên post bài trong bõ này
  3. worldcup2006

    worldcup2006 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo non ? Câu hỏi già trong vỏ bọc non thâm sâu lắm. Xem 36 chước của Tôn Tử đê.
    Cái này tớ thấy Hiệp Sĩ mới non đấy.
  4. busicare

    busicare Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.630
    Đã được thích:
    0
    Cách thức hành văn này có vẻ giống mấy nuật xư hay "đi làm" bằng ... CỬA SAU.
    Câu hỏi của baochungbk hay đấy, các anh em cô dì chú bác comment cho tớ được học hỏi ké với...
  5. hung66001983

    hung66001983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Về nguyên tắc thì tư pháp là độc lập, bởi vậy trong Bộ luật tố tụng hình sự nước ta mới có nguyên tắc " Thẩm phán, hội thẩm độc lập trong xét xử và chỉ tuân theo pháp luật".Tuy nhiên trong hệ thống chính trị thì vai trò của các tổ chức Đảng là lảnh đạo (tất nhiên lảnh đạo cả các cơ quan tư pháp) do đó việc can thiệp của các cấp ủy Đảng vào hoạt động của các Cơ quan tư pháp là vẫn đúng. Mục đích của việc can thiệp này nhằm tránh gây " ảnh hưởng tình hình chính trị của địa phương". Còn ngoài ra không một cá nhân hay một cơ quan nào có quyền can thiệp vào họat động chuyên môn của các cơ quan tư pháp nhằm bảo đảm nguyên tắc " mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật". Do đó hiện nay xu hướng cải cách tư pháp ở nước ta là thành lập các cơ quan tư pháp cấp khu vực (như Viện kiểm sát khu vực, Tòa án khu vực) để tránh việc can thiệp của các cấp ủy Đảng vào hoạt động của các cơ quan này.
    Ngoài ra các cơ quan hành pháp (Ủy ban nhân dân) không được và kg có quyền can thiệp vào hoạt động các cơ quan tư pháp. Đây là nguyên tắc Tam quyền phân lập (các quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp độc lập với nhau). Nhưng hiện nay do đời sống của anh em trong khối các cơ quan tư pháp quá khó khăn, kinh phí không có... nên hay phải đi xin kinh phí của Ủy ban nhân dân. Dần dần chuyện này thành lệ thuộc vào ủy ban nhân dân và tất nhiên về lâu dài sẽ chịu sự chi phối ít nhiều từ các vị lãnh đạo khối này.
  6. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ===========================
    Tôi tin Trả lời trên hầu như sẽ lý giải được tâm tư của Bảo Chung Bờ Cờ. Điều này chứng tỏ bạn không những có kiến thức chuyên môn mà còn hiểu rõ thực tế, biết được "cái khó" của các CQ tiến hành tố tụng - người tiến hành TT. Mong bạn tham gia và có đóng góp thêm cho diễn đàn vốn èo uột này.
    Riêng về phần bôi vàng còn lại là vế thứ 2, nếu có thời gian bạn vui lòng tiếp tục giải đáp luôn cho những TV khác đang thắc mắc nhé! Tôi sở dĩ không làm việc ấy vì tự thấy mình còn kém uy tín trên diễn đàn này; và cái chính: tôi hay phản bác họ. Thế nên những gì bạn phân tích sẽ khách quan hơn!
    Chúc sức khỏe, thành đạt
  7. hung66001983

    hung66001983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn về những nhận xét bạn đã dành cho tôi. Đối với phần bạn bôi vàng thì tôi xin trả lời bạn như sau:
    Hành vi can thiệp vào việc giải quyết các vụ án nói chung (hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính,....) nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì tùy trường hợp có thể cấu thành một trong các tội quy định tại chương XXII BLHS. Mà cụ thể trong trường hợp này có thể cấu thành tội "Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật" theo quy định tại Điều 297 BLHS.Tuy nhiên từ trước đến nay theo tôi biết thì chưa ai bị xử lý về tội này cả.
  8. baochungbk

    baochungbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên, xin cám ơn các bác đã trả lời, em thấy sáng cái bụng ra nhiều lắm. Vì là dân ngoại đạo nên hỏi để hiểu biết, mong các bác đại xá.
    Tuy nhiên, em chưa hiểu lắm, rằng nếu như bác nói: "Tuy nhiên trong hệ thống chính trị thì vai trò của các tổ chức Đảng là lảnh đạo (tất nhiên lảnh đạo cả các cơ quan tư pháp) do đó việc can thiệp của các cấp ủy Đảng vào hoạt động của các Cơ quan tư pháp là vẫn đúng" thì ai là người đảm bảo các chỉ đạo ấy là khách quan. Và nếu nó không khách quan, hoặc có sai trái thì ai là người chịu trách nhiệm.
    Và điều nữa em muốn hỏi là nếu thế thì câu nói " thượng tôn luật pháp", cũng như "tam quyền phân lập" có còn đúng không?
    Cám ơn và chúc các bác tốt lành.
  9. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ======================
    Chỉ lãnh đạo về mặt chính quyền, tổ chức. Không cho phép lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn (xét xử là một trong các hoạt động chuyên môn của TA; Điều tra, truy tố là hoạt động chuyên môn của CA - VKS). Việc chỉ đạo này là trái Hiến Pháp và PL
    Bản thân Tổ chức Đ cũng không cho phép hoạt động này, vì Đ cũng như bất kỳ tổ chức, cá nhân khác trong XH, đều không được phép vi phạm PL. Việc này là trước hết là do cá nhân. và đương nhiên sẽ được hợp thức hóa bằng ý chí của tập thể thông qua nghị quyết của Đại hội. Thế nên, khi xử lý là rất khó...
    Về phần bạn Hùng phân tích, nếu xác định được yếu tố vụ lợi trong hành vi "chỉ đạo" này thì dấu hiệu của tội phạm khác nữa đấy.
    Nhưng thôi, đừng lăn tăn. Nhữg khối ung nhọt thế này dần dần sẽ bị giải phẫu cả thôi. Dân trí bây giờ cũng được nâng lên rõ rệt. Việc bạn quan t6m đến vấn đề này là minh chúng rất rõ đấy!
  10. worldcup2006

    worldcup2006 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0
    Chết cười, cậu Khôi mới học bài lý thuyết nên diễn đàn trả bài.
    Khổ thân mấy cậu sinh viên học lý thuyết quen nên ra ngoài đời thật cứ lơ mơ.

Chia sẻ trang này