1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việc dùng súng bộ binh, pháo cao xạ chống tên lửa hành trình.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi anhday71, 09/01/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yen_dan

    yen_dan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2011
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Mang tên lửa vác vai ra bắn.
  2. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    phải có hệ thống ngắm bắn tự động cho nó không thì ngắm bằng mắt không lock kịp đâu
    chắc phải tăng số lượng Strela-10
  3. yen_dan

    yen_dan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2011
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    - Strela-10 nhiều tiền lắm , không thể trang bị diện rộng, rải khắp nơi được.
    - Tận dụng đồ vác vai thôi. Khó lock thì phải cho dăm quả Igla-S ngắm vào khu nó sẽ xuất hiện.
    - Làm sao để biết tomahowk sẽ xuất hiện ở hướng nào , vào lúc nào thì có bạn đã nói trên đây rồi đó.
  4. HDForex

    HDForex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    - Đường để Tomahok đi đến đích thì nhiều ngả ( đường nào cũng bay tháp lợi dụng địa hình....)
    - Thời gian Tomahok bay qua khu vực mai phục của các trận địa phòng không thì ngắn ( lân cận 3-5s là cùng )

    ====> Đủ súng mà mai phục không? Đủ thời gian để bắn hạ không hay chỉ bắn dọa?
  5. thientruchoang

    thientruchoang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    4
    vụ này xác nhận lý thuyết là vậy, gọi nôm na là diễn tập phòng thủ năm nào cũng nhai đi nhai lại như bò ăn cỏ
  6. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Đào mộ cái ^_^.
    Đọc dc mấy bài có liên quan, nhớ mình đã lập topic về vấn đề này, moi lên :P.
    Đại tá Phan Văn Từ: Xác suất tiêu diệt tên lửa Mỹ của Syria gần như bằng không?
    http://soha.cnnd.vn/dai-ta-phan-van...yria-gan-nhu-bang-khong-20180420165607697.htm
    Ông đại tá này có vẻ fan Mỹ nặng, nói tóm lại ông cho rằng tên lửa phòng không ko thể hoặc gần như ko thể hạ dc tên lửa hành trình vì nó bay thấp.
    Việt Nam dùng thô sơ thắng hiện đại: 3 khẩu AK hạ gục "sứ giả chiến tranh" Tomahawk?

    http://soha.vn/viet-nam-dung-tho-so...ia-chien-tranh-tomahawk-20180419183341806.htm
    Khả năng tiêu diệt Tomahawk bằng súng bộ binh: Giải bài toán với 100 khẩu AK và 4 giây
    http://soha.vn/kha-nang-tieu-diet-t...i-100-khau-ak-va-4-giay-20170515225949159.htm
    Dùng súng máy 12 ly 7 bắn tên lửa hành trình Tomahawk: Quyết không được sợ
    http://soha.vn/dung-sung-may-12-ly-...awk-quyet-khong-duoc-so-20180417221624744.htm
  7. kimdungmk2

    kimdungmk2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    892
    Chủ đề topic này = chó ngáp táp phải ruồi ;))
  8. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Nên rất kinh dị tỷ lệ hạ tên lửa hành trình của Xyria.
    Bên phương tây gọi là lucky shot. Nhưng lucky tới mấy chục lần thì nó gọi là đẳng cấp.
  9. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Copy 1 bài này:
    https://www.facebook.com/QuanDoiVietNam/posts/1097651323678991:0
    CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÊN LỬA HÀNH TRÌNH
    Phần 1 - Phòng trước khi chống
    ---------------------------------------
    ( lâu không viết các bạn thông cảm, mà chắc chả ai đọc )

    Chào các đồng chí.

    Hôm qua, đề cập đến việc tạo lưới lửa phòng không tầm thấp để chống các loại tên lửa hành trình. Xét thấy đây là một chủ đề khá rộng và cũng sát sườn trong tình hình hiện nay,xin thực hiện bài viết về chủ đề phòng chống và đánh trả các loại tên lửa hành trình. Trong khuôn khổ loạt bài này, chúng ta chỉ xét đến các loại tên lửa hành trình (viết tắt là TLHT) có tốc độ cận âm (subsonic - dưới 1200km/h) và tầm bắn lớn (trên 1000km) với đại diện nổi tiếng nhất là BGM-109 Tomahawk (To mà ngốc) của Mỹ.

    Như chúng ta đã biết, TLHT là một mối đe dọa lớn trong chiến tranh hiện đại ngày nay. Các cường quốc lớn như Mỹ khi tấn công một nước nhỏ hơn sẽ không đổ quân vào ngay lập tức. Thay vào đó, họ sử dụng TLHT tấn công các mục tiêu chiến lược và chiến thuật nhằm làm giảm sức chiến đấu cũng như tinh thần của đối phương, từ đó giảm thương vong và thiệt hại cho quân mình. Cùng với máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2, TLHT chính là mũi nhọn đột phá và làm mềm chiến trường trong các trận đánh phủ đầu của Mỹ.
    ----------------------------------------------------------------------------------------
    Để chống được TLHT thì trước tiên chúng ta phải hiểu được điểm mạnh và yếu của nó. Đối với To mà ngốc, có thể tóm lược như sau:
    - Điểm mạnh:
    + Tầm bắn lớn (1300-2500km tùy phiên bản), cho phép hệ thống phóng (tàu nổi, tàu ngầm) tránh xa khỏi tầm bắn của lực lượng phòng thủ.
    + Độ cao hành trình thấp, tránh bị phát hiện sớm bởi radar do lợi dụng độ cong của Trái đất.
    + Tiết diện phản xạ radar nhỏ, giảm khả năng phát hiện sớm của radar.
    + Độ chính xác cao nhờ áp dụng các công nghệ dẫn đường hiện đại.

    - Điểm yếu:
    + Độ cao và tốc độ hành trình thấp, cũng như khả năng cơ động kém nên dễ bị bắn hạ bởi các loại hỏa lực tầm thấp.
    + Chỉ bắn được mục tiêu cố định do không có khả năng cập nhật về vị trí mục tiêu trong khi bay, trừ bản Tactical Block IV có khả năng cập nhật thông tin trong khi bay và chọn 1 trong 15 mục tiêu nạp sẵn.
    + Với các phiên bản cũ chỉ có hệ thống dẫn đường so sánh địa hình, tên lửa dễ lạc đường nếu gặp địa hình bằng phẳng đồng nhất (như sa mạc).
    + Không phân biệt được mục tiêu thật và giả.
    --------------------------------------------------------------------------
    Từ những điều này, chúng ta có thể rút ra các phương án phòng chống và đánh trả các loại TLHT cận âm. Trong phần 1, Mình chỉ nói đến cách phòng thủ thụ động bảo vệ mục tiêu, với phương châm: "ẨN NẤP VÀ CƠ ĐỘNG HAY LÀ CHẾT".

    Mục tiêu chính của các TLHT chính là các công trình lớn, cố định hay những hệ thống vũ khí chiến lược không có khả năng cơ động hoặc cơ động kém. Và với mục đích làm mềm chiến trường thì mục tiêu ưu tiên của TLHT sẽ là các hệ thống phòng không tầm xa, tên lửa bờ biển, tên lửa đạn đạo và các căn cứ quân sự khác. Khi đã xác định được mục tiêu của TLHT đối phương, ta có thể đề ra các phương án như sau:

    1. ẨN NẤP
    a. Giấu khí tài
    Đơn giản nhất chính là giấu kín, tránh để đối phương phát hiện mục tiêu. Việc ẩn giấu mục tiêu này được ta thực hiện rất tốt trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày nay, công nghệ trinh sát bằng vệ tinh và máy bay không người lái (UAV) rất phát triển, do đó việc ẩn náu cũng phải tiến bộ hơn rất nhiều.
    Có thể kể tới việc sử dụng các loại vật liệu phủ ngụy trang để hòa lẫn mục tiêu với địa hình. Song song với đó là áp dụng các vật liệu mới đậu xanh rau má lều báo nào copy bài này có khả năng hấp thụ và chắn bức xạ hồng ngoại nhằm tránh việc chúng bị bộc lộ trên máy dò ảnh nhiệt. Hiện nay ta đã có trang bị các loại vật liệu phủ như vậy.

    b. Tạo mục tiêu giả
    Cái này thì Việt Nam làm trùm từ thời chống Mỹ. Nổi tiếng nhất thời đó chính là các loại ra-cót, tức các hệ thống giả tên lửa (ra-két) S-75 làm từ cót tre. Sau khi một trận địa S-75 tham gia chiến đấu và đã lộ vị trí, lập tức trang thiết bị được cơ động khỏi trận địa và thay bằng ra-cót. Sau đó, máy bay Mỹ sẽ tấn công vào trận địa bị lộ nhưng chỉ tiêu diệt được các mục tiêu giả này. Để đánh lừa các hệ thống trinh sát hiện đại, ngoài con cháu của ra-cót thì có thể sử dụng các tổ hợp mục tiêu bơm hơi, kết hợp với các bộ phát bức xạ nhiệt và cả tạo giả tín hiệu radar sao cho càng giống khí tài thật càng tốt.
    Với việc phòng TLTH, các mục tiêu giả này sẽ gây khó khăn trong việc nhận dạng chính xác mục tiêu dựa vào các hệ thống trinh sát của đối phương , từ đó ảnh hưởng tới việc lựa chọn và phân bổ đạn cho từng mục tiêu cụ thể. Đối phương sẽ tốn nhiều đạn hơn mà chưa chắc đã tiêu diệt được khí tài của ta.

    c. Lợi dụng địa hình để bố trí trận địa
    Do bay thấp bám địa hình nên các TLHT gặp rất nhiều thuận lợi nếu gặp địa hình bằng phẳng. Nhưng nếu gặp chướng ngại vật như núi thì chúng thường phải bay vòng bám theo các hướng cố định thay vì bay thẳng qua đỉnh núi.
    Từ đó, chúng ta có thể chọn vị trí trận địa sao cho tên lửa gặp khó khăn trong việc bay tới mục tiêu. Điều này sẽ kết hợp với cách chống tên lửa được nói tới trong bài sau.

    2. CƠ ĐỘNG
    Cơ động là việc di chuyển liên tục, không nằm lại một vị trí quá lâu. Để cơ động tránh bị tiêu diệt thành công, ta cần áp dụng những điều sau như sau.

    a. Lập nhiều trận địa
    Mục đích trên hết là để các tổ hợp vũ khí và khí tài có thể di chuyển liên tục nhưng vẫn bảo đảm khả năng chiến đấu, nếu không thì không phải cơ động nữa mà là chạy trốn. Ngoài việc bảo đảm khả năng chiến đấu thì các trận địa này có thể kết hợp với các mục tiêu giả để biến thành một trận địa giả đầy đủ, gây khó khăn hơn nữa trong việc tiêu diệt mục tiêu của đối phương.

    b. Sử dụng các hệ thống có khả năng cơ động cao
    Các hệ thống vũ khí hiện đại đều có khả năng cơ động cao nhờ được lắp đặt trên khung gầm xe tải hoặc xe bánh xích, hoặc trên các xe rơ-moóc. Có thể kể tới các hệ thống ta đang sở hữu như S-300PMU-2, Pantsir-S1 hay radar RV-01CT, chúng đều có khả năng cơ động cao, thời gian triển khai cũng như thu hồi rất ngắn.
    Với các hệ thống vũ khí cũ, khả năng cơ động kém thì có thể nghiên cứu để tích hợp chúng lên các khung gầm xe, như phiên bản S-125-2M của Nga với dàn phóng được lắp trên khung gầm xe tải.

    Trên đây là tổng hợp các phương án phòng thủ mềm, với mục đích để phòng ngừa việc bị tiêu diệt bởi các TLHT cận âm. Trong bài viết sau,sẽ nói về các phương án phòng thủ cứng, tức chống trả và tiêu diệt các tên lửa này.

    Hẹn gặp lại các đồng chí.
    .^^.
  10. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Copy 1 bài
    https://www.facebook.com/QuanDoiVietNam/posts/1097651323678991:0
    CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÊN LỬA HÀNH TRÌNH
    Phần 1 - Phòng trước khi chống
    ---------------------------------------
    ( lâu không viết các bạn thông cảm, mà chắc chả ai đọc )

    Chào các đồng chí.

    Hôm qua, đề cập đến việc tạo lưới lửa phòng không tầm thấp để chống các loại tên lửa hành trình. Xét thấy đây là một chủ đề khá rộng và cũng sát sườn trong tình hình hiện nay,xin thực hiện bài viết về chủ đề phòng chống và đánh trả các loại tên lửa hành trình. Trong khuôn khổ loạt bài này, chúng ta chỉ xét đến các loại tên lửa hành trình (viết tắt là TLHT) có tốc độ cận âm (subsonic - dưới 1200km/h) và tầm bắn lớn (trên 1000km) với đại diện nổi tiếng nhất là BGM-109 Tomahawk (To mà ngốc) của Mỹ.

    Như chúng ta đã biết, TLHT là một mối đe dọa lớn trong chiến tranh hiện đại ngày nay. Các cường quốc lớn như Mỹ khi tấn công một nước nhỏ hơn sẽ không đổ quân vào ngay lập tức. Thay vào đó, họ sử dụng TLHT tấn công các mục tiêu chiến lược và chiến thuật nhằm làm giảm sức chiến đấu cũng như tinh thần của đối phương, từ đó giảm thương vong và thiệt hại cho quân mình. Cùng với máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2, TLHT chính là mũi nhọn đột phá và làm mềm chiến trường trong các trận đánh phủ đầu của Mỹ.
    ----------------------------------------------------------------------------------------
    Để chống được TLHT thì trước tiên chúng ta phải hiểu được điểm mạnh và yếu của nó. Đối với To mà ngốc, có thể tóm lược như sau:
    - Điểm mạnh:
    + Tầm bắn lớn (1300-2500km tùy phiên bản), cho phép hệ thống phóng (tàu nổi, tàu ngầm) tránh xa khỏi tầm bắn của lực lượng phòng thủ.
    + Độ cao hành trình thấp, tránh bị phát hiện sớm bởi radar do lợi dụng độ cong của Trái đất.
    + Tiết diện phản xạ radar nhỏ, giảm khả năng phát hiện sớm của radar.
    + Độ chính xác cao nhờ áp dụng các công nghệ dẫn đường hiện đại.

    - Điểm yếu:
    + Độ cao và tốc độ hành trình thấp, cũng như khả năng cơ động kém nên dễ bị bắn hạ bởi các loại hỏa lực tầm thấp.
    + Chỉ bắn được mục tiêu cố định do không có khả năng cập nhật về vị trí mục tiêu trong khi bay, trừ bản Tactical Block IV có khả năng cập nhật thông tin trong khi bay và chọn 1 trong 15 mục tiêu nạp sẵn.
    + Với các phiên bản cũ chỉ có hệ thống dẫn đường so sánh địa hình, tên lửa dễ lạc đường nếu gặp địa hình bằng phẳng đồng nhất (như sa mạc).
    + Không phân biệt được mục tiêu thật và giả.
    --------------------------------------------------------------------------
    Từ những điều này, chúng ta có thể rút ra các phương án phòng chống và đánh trả các loại TLHT cận âm. Trong phần 1, Mình chỉ nói đến cách phòng thủ thụ động bảo vệ mục tiêu, với phương châm: "ẨN NẤP VÀ CƠ ĐỘNG HAY LÀ CHẾT".

    Mục tiêu chính của các TLHT chính là các công trình lớn, cố định hay những hệ thống vũ khí chiến lược không có khả năng cơ động hoặc cơ động kém. Và với mục đích làm mềm chiến trường thì mục tiêu ưu tiên của TLHT sẽ là các hệ thống phòng không tầm xa, tên lửa bờ biển, tên lửa đạn đạo và các căn cứ quân sự khác. Khi đã xác định được mục tiêu của TLHT đối phương, ta có thể đề ra các phương án như sau:

    1. ẨN NẤP
    a. Giấu khí tài
    Đơn giản nhất chính là giấu kín, tránh để đối phương phát hiện mục tiêu. Việc ẩn giấu mục tiêu này được ta thực hiện rất tốt trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày nay, công nghệ trinh sát bằng vệ tinh và máy bay không người lái (UAV) rất phát triển, do đó việc ẩn náu cũng phải tiến bộ hơn rất nhiều.
    Có thể kể tới việc sử dụng các loại vật liệu phủ ngụy trang để hòa lẫn mục tiêu với địa hình. Song song với đó là áp dụng các vật liệu mới đậu xanh rau má lều báo nào copy bài này có khả năng hấp thụ và chắn bức xạ hồng ngoại nhằm tránh việc chúng bị bộc lộ trên máy dò ảnh nhiệt. Hiện nay ta đã có trang bị các loại vật liệu phủ như vậy.

    b. Tạo mục tiêu giả
    Cái này thì Việt Nam làm trùm từ thời chống Mỹ. Nổi tiếng nhất thời đó chính là các loại ra-cót, tức các hệ thống giả tên lửa (ra-két) S-75 làm từ cót tre. Sau khi một trận địa S-75 tham gia chiến đấu và đã lộ vị trí, lập tức trang thiết bị được cơ động khỏi trận địa và thay bằng ra-cót. Sau đó, máy bay Mỹ sẽ tấn công vào trận địa bị lộ nhưng chỉ tiêu diệt được các mục tiêu giả này. Để đánh lừa các hệ thống trinh sát hiện đại, ngoài con cháu của ra-cót thì có thể sử dụng các tổ hợp mục tiêu bơm hơi, kết hợp với các bộ phát bức xạ nhiệt và cả tạo giả tín hiệu radar sao cho càng giống khí tài thật càng tốt.
    Với việc phòng TLTH, các mục tiêu giả này sẽ gây khó khăn trong việc nhận dạng chính xác mục tiêu dựa vào các hệ thống trinh sát của đối phương , từ đó ảnh hưởng tới việc lựa chọn và phân bổ đạn cho từng mục tiêu cụ thể. Đối phương sẽ tốn nhiều đạn hơn mà chưa chắc đã tiêu diệt được khí tài của ta.

    c. Lợi dụng địa hình để bố trí trận địa
    Do bay thấp bám địa hình nên các TLHT gặp rất nhiều thuận lợi nếu gặp địa hình bằng phẳng. Nhưng nếu gặp chướng ngại vật như núi thì chúng thường phải bay vòng bám theo các hướng cố định thay vì bay thẳng qua đỉnh núi.
    Từ đó, chúng ta có thể chọn vị trí trận địa sao cho tên lửa gặp khó khăn trong việc bay tới mục tiêu. Điều này sẽ kết hợp với cách chống tên lửa được nói tới trong bài sau.

    2. CƠ ĐỘNG
    Cơ động là việc di chuyển liên tục, không nằm lại một vị trí quá lâu. Để cơ động tránh bị tiêu diệt thành công, ta cần áp dụng những điều sau như sau.

    a. Lập nhiều trận địa
    Mục đích trên hết là để các tổ hợp vũ khí và khí tài có thể di chuyển liên tục nhưng vẫn bảo đảm khả năng chiến đấu, nếu không thì không phải cơ động nữa mà là chạy trốn. Ngoài việc bảo đảm khả năng chiến đấu thì các trận địa này có thể kết hợp với các mục tiêu giả để biến thành một trận địa giả đầy đủ, gây khó khăn hơn nữa trong việc tiêu diệt mục tiêu của đối phương.

    b. Sử dụng các hệ thống có khả năng cơ động cao
    Các hệ thống vũ khí hiện đại đều có khả năng cơ động cao nhờ được lắp đặt trên khung gầm xe tải hoặc xe bánh xích, hoặc trên các xe rơ-moóc. Có thể kể tới các hệ thống ta đang sở hữu như S-300PMU-2, Pantsir-S1 hay radar RV-01CT, chúng đều có khả năng cơ động cao, thời gian triển khai cũng như thu hồi rất ngắn.
    Với các hệ thống vũ khí cũ, khả năng cơ động kém thì có thể nghiên cứu để tích hợp chúng lên các khung gầm xe, như phiên bản S-125-2M của Nga với dàn phóng được lắp trên khung gầm xe tải.

    Trên đây là tổng hợp các phương án phòng thủ mềm, với mục đích để phòng ngừa việc bị tiêu diệt bởi các TLHT cận âm. Trong bài viết sau,sẽ nói về các phương án phòng thủ cứng, tức chống trả và tiêu diệt các tên lửa này.

    Hẹn gặp lại các đồng chí.
    .^^.

Chia sẻ trang này