1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việc nhận phong bì họp báo. Bạn nghĩ thế nào?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi media_literacy, 04/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. media_literacy

    media_literacy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Việc nhận phong bì họp báo. Bạn nghĩ thế nào?

    Thưa các bạn, có một vấn đề mà có lẽ không có nhà báo Việt Nam nào lại không biết, đó là việc nhận phong bì tại các cuộc họp báo, hội thảo. Việc phong bì cho các nhà báo không chỉ phổ biến trong giới doanh nghiệp mà còn ở cả khu vực hành chính nhà nước. Thậm chí, tôi biết có những họp báo của ngành y tế, của tổ chức nhân đạo Chữ thập đỏ cũng có việc này. Đây có lẽ là điều phổ biến chỉ có ở Việt Nam.
    Nhiều người cho rằng vì mức lương thấp của các nhà báo nói chung nên đây là điều đương nhiên để bồi dưỡng công sức của họ.
    Nhưng những ý kiến phản đối thì cho rằng điều này là không nên bởi nó làm giảm tính khách quan của nhà báo khi đưa tin, và còn tạo ra môi trường cho tiêu cực. Ví dụ như là nhận tiền để viết bài với những mục đích phi báo chí.
    Tôi xin nêu vấn đề này tất cả chúng ta cùng trao đổi.

    ______
    For a new young generation of Vietnamese media-savvy citizens who are able to free their minds; to make their own judgements and choices; and to express their own views creatively and effectively.
  2. Thiet_Khau_Nhi

    Thiet_Khau_Nhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    He he, em nghĩ đấy gọi là "bản sắc" báo chí bác media_literacy ạ!
    Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch...
  3. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Cái hiện tượng này ở nước ngoài cũng xuất hiện chữ không phải riêng ở Việt Nam, họ đặt cho nó một cái thuật ngữ là "Báo chí ký séc" (Chequebook journalism) Nhưng ở Việt Nam, căn bệnh này có vẻ trầm kha hơn.
    "Nhà báo ký séc" ở Việt Nam tạm thời có thể chia ra ba loại như sau:
    Loại "Võ lâm cao thủ": Ở đây phải kể đến đại gia Trần Mai Hạnh. Đây là loại đổi trắng thành đen, biến trời thành đất, biến đá thành nước, biến lương tâm thành...cái bánh mỳ. Nói túm lại là "Vô Đạo Đức", ló ra tên nào phải Thiết Chương cho một cú chết không kịp ngáp.
    Loại "Thiếu hiệp anh hùng": Ở đây phải kể đến thiếu chủ Hoàng Linh. Đây chưa đến dạng biến đất thành trời nhưng cũng là dạng điêu ngoa gian xảo hiếm thấy. Đây là sản phẩm của sự cưng chiều của người đọc và thói tự ngông tự đại, hoang tưởng về bản thân. Loại này mà cũng phải lôi Đả Cẩu Bổng ra ma đập chết tươi.
    Loại thứ ba tạm gọi là "tiểu nhân võ biền" và loại này cũng là phổ biến nhất. Đó là những phóng viên như media-literacy đã miêu tả ở trên. Một phần nào loại này cũng đáng thương vì phần nào cũng do hoàn cảnh xã hội nó đưa đẩy. Có lẽ nên tung cho vài cái ngân châm không tẩm độc để cảnh cáo thôi nhi? :-)
    Cụ thể thì thế nào để sau bàn tiếp nhé!
    Được Katjusha sửa chữa / chuyển vào 17:02 ngày 05/02/2004
  4. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Liên quan đến việc này, đã từng có một [topic]227824[/topic]. Mời các bạn ghé qua xem. Tôi cảm thông với suy nghĩ của tác giả khi viết những dòng ấy.
    Thân
    Được Ionesome sửa chữa / chuyển vào 23:10 ngày 05/02/2004
  5. Thiet_Khau_Nhi

    Thiet_Khau_Nhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    A, nhân nói đến Hạnh đại ca. Nghe lói Hạnh đại ca đang được ẩn cư trong một động riêng (có TV và tạp chí Playboy) để hoàn thành nốt cuốn Quỳ Hoa bảo điển.
    Đố các bác biết khu viêt xong có ai đọc không?
    Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch...
  6. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Thưa quý Bác,
    Vấn đề " Nhận phong bì họp báo" từ lâu đã không còn là chuyện ầm ĩ nữa rồi. Nó cũng đã được xem như một vấn nạn báo chí, mà ai cũng biết, ai cũng bàn, nhưng chẳng ai làm gì để ngăn chặn, hoặc ngăn chặn không đúng nơi, đúng chỗ, nói chính xác là không đúng cách.
    Một số người như: Trần Mai Hạnh, Hoàng Linh, chỉ là những ví dụ rất cụ thể thôi. Còn, xin thưa, những nhân vật đang còn trong bóng tối, vác cái bụng tham bự hơn nhiều. Chúng có những kiểu nhận Phong bì độc đáo, tinh vi hơn cả nhưng tay anh chị giang hồ từng dùng để mua chuộc quan chức cấp cao, nhưng trình độ thì thấp và lương tâm có cái giá rất bèo.
    Quý Bác xin hãy bỏ ra 5 phút để tưởng tượng xem Việt Nam có bao nhiêu nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên? Lương tháng của họ bao nhiêu? mức lương của Việt Nam thế nào, chắc quý vị cũng thừa biết rồi. Vậy xin hỏi, họ lấy tiền đâu để mua nhà thành phố? đi xe xịn? dùng di động đời mới? v.v.. Cũng câu hỏi này, không nói đến nhà báo nữa mà nói đến cán bộ các cấp của nhà nước, từ Thôn đến Trung ương, thì câu hỏi này của tôi ai có thể trả lời? Quý bác ư? Hay các nhà báo? hay cán bộ các cấp?
    Chúng ta tạm ngưng nói đến chuyện nhận phong bao là tốt hay xấu, mà hãy nói trước đến việc Đạo Đức Nghề Nghiệp. Bốn chữ này, tôi không lầm thì nó đã được các giảng viên Báo chí dạy cho sinh viên Báo chí từ khi họ còn ngồi trên giảng đường cơ. Và, tôi tin chắc rằng, họ không bao giờ dạy cho sinh viên của họ ra trường làm nghề nhận phong bì. !!!
    Vậy căn nguyên của việc ấy là gì?
    - Phải chăng xã hội Việt Nam còn qúa nghèo, khiến cho nhưng người Phóng viên báo chí nói riêng và các người làm ngành nghề khác nhau trong xã hội nói chung, đều mắc chứng Thèm tiền? Tôi e là chưa hẳn vậy!
    - Bác Katjusha cho rằng: "Loại thứ ba tạm gọi là "tiểu nhân võ biền" và loại này cũng là phổ biến nhất. Đó là những phóng viên như media-literacy đã miêu tả ở trên. Một phần nào loại này cũng đáng thương vì phần nào cũng do hoàn cảnh xã hội nó đưa đẩy. " Tôi không đồng ý lắm. Tôi cho rằng, bọn này hay bọn nào đi chăng nữa đều là những bọn háo tiền, xem thương kỉ cương phép nước, bán lương tâm nghề nghiệp với cái giá rẻ như nhân cách của họ. Tôi vẫn tin trong ngóc ngách lương tri của họ vẫn còn Bản Chất Người, thứ duy nhất còn lại trong họ, và cũng là thứ làm cho ngành báo của chúng ta chưa đến nỗi suy tàn.
    Tôi thường mơ đến cái ngày mà ông Lê - Nin, ông Các - Mác, Ăng - ghen viết trong sách : " ...một xã hội người người làm theo năng lực, hưởng theo lao động..." Song, có lẽ tôi chỉ mơ và sẽ mơ mãi đên khi có một quý bác nào ỏ đây chỉ cho tôi thấy được sự thật nêu trên không còn nữa.
    kính!
    Ai ơi một gánh thơ điên đọc nhòai!
  7. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Lại tiếp tục bàn về hạng nhà báo "tiểu nhân võ biền" đưa tay nhận phong bì.
    Vì sao gọi họ là "tiểu nhân võ biền"? Vì đại đa số họ nhận phong bì trong những cuộc họp báo tầm phào và những cuộc phỏng vấn, thực hiện phóng sự ít giá trị.
    Những cuộc họp báo tầm phào là những cuộc họp báo giới thiệu sản phẩm của công ty này cửa hàng kia, họp báo tổng kết mấy năm hoạt động mang tính quảng cáo hơn là đưa ra thông tin thật của liên doanh nọ v..v....Nên lưu ý là trong những cuộc họp báo (media conference) của các tổ chức lớn hoặc các cuộc họp báo có giá trị tin tức cao như họp báo của công an, cảnh sát, không bao giờ có chuyện người ta phát phong bì cho nhà báo.
    Các cuộc phỏng vấn hay thực hiện phóng sự ít giá trị thông tin ở đây phải đề cập đến các tin tức mà đa số được làm theo dạng "đặt hàng", ví dụ như Cuộc thi Giọng Ca Vàng công ty X, Đại hội đại biểu Tổng công ty Y, Hội thi Nữ sinh thanh lịch trường Z...
    Những cuộc phỏng vấn, những phóng sự nhiều giá trị thông tin hơn, ví dụ như phỏng vấn bác sĩ về bệnh dịch này, phỏng vấn nhà khoa học về phát hiện kia... chẳng bao giờ có chuyện người ta đưa phong bì cho bạn.
    Bởi vậy, nếu chỉ trách cứ những "tiểu nhân võ biền" này là thiếu đạo đức nghề nghiệp, tôi e rằng không giải quyết được vấn đề gì. Có lẽ những nhà báo kiểu này sẽ chẳng nao giờ coi hành vi của họ là vô đạo đức với cái kiểu lý luận "Tôi làm thế thì có phương hại đến ai?", "Tôi làm vậy thì có bóp méo cái gì đâu?"...
    Theo tôi, lỗi không hoàn toàn ở họ.
    Lỗi ở những ông tổng biên tập đã đã quá ỳ với kiểu làm báo tuyên truyền trong quá khứ mà không nhận ra lịch sử đã sang trang, thời này người đọc cần thông tin chứ không cần tuyên truyền.
    Lỗi ở nhà nước đã nhẫn nại bù lỗ cho những tờ báo hạng ba, thiếu giá trị thông tin mà không để chúng chết hẳn đi.
    Lỗi ở những ban này ngành kia đã phú quý sinh lễ nghĩa, lấy quỹ công cho ra đời những tờ báo ban báo ngành in màu rực rỡ nhưng giá trị không hơn gì mấy tờ rơi quảng cáo.
    Lỗi ở độc giả, khán giả, thính giả chúng ta - những người mà bao nhiêu năm nay đã quá dễ dãi với lỗi viết tin kiểu này.

Chia sẻ trang này