1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Viêm amidan và những điều bố mẹ nên biết

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi tranvohuunhan1, 13/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranvohuunhan1

    tranvohuunhan1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    2
    Viêm amiđan là một trong những bệnh hay gặp nhất là ở trẻ em Amidan hay còn gọi là Amidan khẩu cái là chốt chặn đầu tiên của cơ thể khi có các dị nguyên , vi khuẩn , vi rút xâm nhập vào cơ thể Bởi tính chất đó nên nó rất dễ bị viêm nhiễm

    Vấn đề chữa viêm amidan cho trẻ là vấn đề được khá nhiều bậc ba mẹ quan tâm Muốn chữa bệnh hiệu quả ta cần hiểu rõ bệnh cùng tìm hiểu qua bài viết nhé

    [​IMG]

    Viêm amiđan là gì?

    Amiđan là tổ chức lympho gồm hai khối nằm ở bên thành họng. Amiđan có chức năng miễn dịch, sinh ra các kháng thể và các lympho bào, giúp tăng khả năng chống đỡ của mũi họng với các virus, vi khuẩn gây bệnh. Khi nói đến viêm amiđan có nghĩa là tổ chức amiđan bị tổn thương: Bề mặt đỏ rực, có những chấm mủ trắng, có chất bựa...

    Biểu hiện ban đầu:

    Biểu hiện trước tiên là đau họng, sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi kèm theo chảy nước mắt; 2 amiđan sưng to, vùng họng viêm đỏ. Xét nghiệm công thức máu thấy số lượng bạch cầu không tăng. Thủ phạm gây viêm trong những trường hợp này thường là virus cúm A, B, C hoặc á cúm

    Nguyên nhân gây bệnh

    Do nhiễm trùng các vi khuẩn liên cầu, tụ cầu... hoặc do các virus đường hô hấp; do các yếu tố thuận lợi gây bệnh như: Sự thay đổi thời tiết đột ngột, ăn đồ lạnh; do các yếu tố ô nhiễm môi trường: Bụi, khói xe, khói thuốc lá; do rượu, hoá chất hay do cơ thể suy nhược.

    Hậu quả của viêm amiđan

    Viêm amiđan cấp hay mạn tính nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

    • Gây ápxe xung quanh amiđan khiến toàn bộ vùng quanh amiđan bị sưng tấy. Bệnh nhân bị sốt, nuốt thấy đau và bị nhiễm trùng nặng. Viêm amiđan còn có thể gây nên viêm tai giữa, viêm xoang mũi, viêm thanh quản và khí phế quản

    • Viêm amiđan còn gây nên những biến chứng rất nguy hiểm như: thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.

    Vậy khi cắt amiđan có làm giảm sức đề kháng hoặc ảnh hưởng đến miễn dịch của trẻ không?

    Amiđan là một trong những cơ quan miễn dịch ở đường tiêu hóa và hô hấp trên, có chức năng tiết ra một số globuline để phòng chống một số bệnh đi vào cơ thể qua đường miệng. Tuy nhiên, cho tới nay các nghiên cứu trên thế giới cho thấy khi theo dõi ở các trẻ đã được cắt amiđan thì lượng globuline miễn dịch này có sự thay đổi không đáng kể và không hề ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của trẻ.

    Phòng ngừa viêm amidan cho trẻ

    Điều đầu tiên và quan trọng nhất trong phòng ngừa amidan cho trẻ là giữ gìn vệ sinh răng miệng và vệ sinh đường hô hấp trên. Có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị sổ mũi. Ở trẻ nhũ nhi, sau khi trẻ bú xong cần làm vệ sinh bằng cách rơ miệng cho trẻ bằng gạc y tế. Đối với những trẻ đã có khả năng súc miệng đánh răng, nên hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Tránh để cho trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế chơi và thổi bong bóng.

    Trong thời tiết chuyển mùa, giữ cho trẻ đủ ấm cũng quan trọng không kém, đặc biệt là giữ ấm cổ và tay chân. Không nên để trẻ ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ với nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ máy điều hòa phù hợp đối với trẻ là 25oC - 28oC. Thường xuyên làm vệ sinh tấm chắn của máy điều hòa nhiệt độ và làm vệ sinh máy định kỳ là việc cần thiết phải làm để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho trẻ và cả gia đình. Nên để trẻ sống trong phòng kín gió, có nhiệt độ đủ ấm và thông thoáng.

    Khói thuốc và bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân đầu tiên làm cho trẻ bị viêm amidan. Vì thế, tốt nhất là hãy để trẻ tránh xa môi trường khói thuốc và bụi bẩn.

    Khi trẻ đã có tiền sử về các bệnh hô hấp, nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như trái cây, yaourt, kem... Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh.

    Không nên lạm dụng kháng sinh khi viêm amiđan

    Theo TS Định, viêm amiđan có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó, hai nguyên nhân phổ biến là viêm amiđan do virus và do vi khuẩn.

    Bs Định cho biết,” nếu thấy hai viên amiđan sưng nhưng chỉ đỏ rực bề mặt thì phần lớn là viêm amiđan virus. Còn nếu thấy ngoài dấu hiệu sưng, đỏ rực lại thêm những chấm mủ trắng trên amiđan thì bệnh nhân được xác định viêm amiđan do vi khuẩn, buộc phải điều trị bằng kháng sinh để phòng bội nhiễm”.

    Cụ thể, với những trường hợp viêm amiđan do vi rút, thường chỉ sau 4-5 ngày là bệnh tự khỏi mà không phải dùng thuốc kháng sinh. Bác sĩ chỉ cho bệnh nhân dùng thuốc hạ sốt, giảm ho theo cân nặng, từ 4-6 tiếng một lần khi sốt cao 39oC trở lên. Người bệnh cần xúc miệng thường xuyên bằng nước xúc miệng diệt khuẩn, nâng cao thể trạng bằng dinh dưỡng hợp lý… bệnh sẽ lui nhanh chóng.

    Nhưng với những trường hợp viêm amiđan do vi khuẩn, ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, giảm ho, súc miệng… thì bắt buộc phải uống kháng sinh theo chỉ dẫn để phòng biến chứng như áp xe tại chỗ, gây viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản…

    Vì thế, khi có dấu hiệu viêm amiđan, người bệnh nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị đúng theo chỉ định của thầy thuốc, tránh lạm dụng kháng sinh khi không cần thiết.

    Ngoài amidan ta có thể kể ra 1 vài bệnh hô hấp khác cũng rất nổi bật đó là viêm mũi dị ứng , viêm họng và viêm xoang mũi…. Đây đều là những bệnh gây rất nhiều khó chịu Các bậc cha mẹ nên hết sức chú ý giúp trẻ

    Chúc các bố, các mẹ luôn có những đứa con khỏe mạnh!

Chia sẻ trang này