1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Viện kiểm sát Việt Nam có nên trực tiếp điều tra các tội phạm liên quan liên quan đến chức vụ theo q

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nquocviet235, 12/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Viện kiểm sát Việt Nam có nên trực tiếp điều tra các tội phạm liên quan liên quan đến chức vụ theo quy định của Bộ lu

    Tại Diễn đàn Quốc hội tại kỳ họp vừa qua, giải thích về tệ nạn tham nhũng hiện đang ngày càng phát triển ở cả bề sâu và chiều rộng. Có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt nam một trong những nguyên nhân là do chúng ta chưa có một cơ quan "đầu tầu" đứng ra nhận trọng trách trung tâm trong cuộc chiến chống lại tệ nạn này. Ý kiến của riêng tôi cho rằng ở Việt Nam không cơ quan nào thích hợp hơn là Hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

    Khi đề cập đến vấn đề này, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc có nhắc lại lịch sử khi sửa Hiến pháp 1992 vào năm 2002, Bộ Chính trị có ý định giao chức năng điều tra tội phạm chức vụ (chủ yếu là tội phạm tham nhũng) cho Viện kiểm sát nhưng vì nhiều lý do, ngành kiểm sát đã không nhận chức năng này. Do đó, sau Hiến pháp sửa đổi, ngành Kiểm sát chỉ nhận chức năng điều tra tội phạm tư pháp như đã từng làm trước đây. Khơi lại vấn đề này khi Hiến pháp đã được thông qua cũng như Luật tổ chức Viện kiểm sát và Pháp lệnh điều tra. Là một người tâm huyết với sự phát triển của ngành tư pháp, mong cho Việt Nam ngày càng phát triển, xã hội ngày càng công bằng, dân chủ, trong sạch và văn minh hơn, tôi chỉ muốn bàn thêm về ý tưởng rất tích cực này của những người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta.

    Tội phạm liên quan đến lạm dụng chức vụ quyền hạn như quy định trong Bộ luật hình sự, hay còn gọi là tội pham tham nhũng có những đặc điểm rất khác so với các loại tội phạm khác. Tội phạm này có đặc thù là chỉ xảy ra ở những người có những chức vụ nhất định trong Bộ máy Nhà nước, người dân thường không thuộc chủ thể của loại tội này. Đã có động cơ vụ lợi và nắm giữ chức danh nhất định, điều hoàn toàn có thể hiểu được là chủ thể của loại tội này có thể là những người có chức danh từ nhỏ nhất đến cao nhất (giả định), bất kể trong cơ quan nào thuộc Bộ máy hành chính nhà nước, hay các tổ chức chính trị xã hội có liên quan. Điều này hoàn toàn có thể dẫn tới là hậu quả là chức vụ và trọng trách càng cao dẫn tới khả năng tham nhũng càng lớn, vô cùng nguy hại cho xã hội. Dẫn chứng rất nhiều mà ai chúng ta trong bất kỳ số báo nào cũng có thể tìm ra vài ví dụ điển hình.

    Trong khi đó, Cơ quan điều tra các cấp hay bước đầu có thể coi Cơ quan thanh tra là một thực thể lại là các cơ quan thuộc bộ máy hành pháp. Điều này dẫn đến việc, các cơ quan này chịu sự tác động nhất định từ sự chỉ đạo của Người hay Cơ quan hành chính cấp trên, ảnh hưởng đến hoạt động độc lập của các cơ quan này. Vô hình chung đã không đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan này nếu không hoạt động hiệu quả, kém năng lực hoạt động, lại cũng có thể dẫn đến lạm quyền. Tuy không trục tiếp liên quan, nhưng nói đến việc hình sự hóa các quan hệ dân sự, lỗi chính thuộc các cơ quan này. Không bác bỏ việc lạm dụng quyền năng, xâm hại quyền của công dân hay thậm chí là nhiều tiêu cực diễn ra trong hoạt động của cơ quan này. Các cơ quan này vừa trực tiếp điều tra, nhưng lại không bị nhiều sự ràng buộc về mặt lập pháp, họ rất dễ để lọt tội phạm hay làm oan người vô tội. Thật đáng xấu hổ khi một trưởng phòng thanh tra của Cơ quan Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh do đòi nhận tiền đút lót để bỏ lọt vụ việc tiêu cực mà phải xin từ chức. Nếu họ ý thức được rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn thì họ đã không làm như vậy. Tôi cho rằng ngành kiểm sát nhân dân có thể làm tốt nhiệm vụ điều tra tội phạm chức vụ, để hiểu được vấn đề này có thể đi ngược lại lịch sử.

    Ngành kiểm sát nhân dân, trước 2002 (HF 1992 sửa đổi) thực hiện hai chức năng chính là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các lĩnh vực hành chính, kinh tế, lao động (kiểm sát chung), cũng như thực hành quyền công tố Nhà nước. Trên thực tế dù quyền hạn rất lớn nhưng ngành kiểm sát hoạt động không hiệu quả do dàn trải và phần nào hiểu được do năng lực cán bộ. Các lĩnh vực chính của kiểm sát chung là kiểm sát vi phạm, kiểm sát tội phạm không được bao nhiêu khi nhìn vào con số các trường hợp được ngành tiến hành việc kiểm sát sau đó được truy tố và xét xử. Tuy nhiên với quyền hạn rất lớn như vậy, đã là một công cụ hiệu quả của Nhà nước đấu tranh với các hành vi vi phạm và đặc biệt là tội phạm tham nhũng. Thêm vào đó Viện kiểm sát Việt nam có vị trí đặc thù là Cơ quan trực thuộc Quốc Hội mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có, đã là đối trọng răn đe đáng kể với tội phạm này. Nhưng khi đất nước đổi mới theo nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, các thành phần kinh tế cần sự tự do nhất định để phát triển, việc kiểm sát vi phạm như nói trên đã không còn cần thiết nữa, thậm chí đã cản trở sự phát triển. Quá nhiều ý kiến phản đối chức năng này, dẫn đến Viện kiểm sát mất chức năng kiểm sát chung như trình bày trên. Các chức năng của kiểm sát chung cũ dần được các cơ quan như Bộ Tư pháp, Thanh tra Nhà nước hay một số cơ quan của Quốc Hội cũng như Đại biểu quốc hội thực hiện.

    Hẫng hụt là điều dễ hiểu, xã hội mất đi một cánh tay đắc lực chống lại quốc nạn này. Viện kiểm sát chỉ thực hiện 2 chức năng sau HF 1992 là kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố. Trong hoạt động của mình, Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát điều tra như căn cứ vào tài liệu điều tra để phê chuẩn khởi tố bị can, Lệnh tạm giữ, tạm giam hay Bắt tạm giam. Nói là có quyền to như vậy, nhưng như đã nói ở trên, do Viện kiểm sát không trực tiếp điều tra mà chỉ căn cứ vào tài liệu hồ sơ của Cơ quan điều tra lập thì không thể nào làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì sao?

    Cuộc sống vốn rất đa dạng, luôn luôn vận động. Tội phạm tham nhũng cũng vậy, càng phức tạp hơn. Theo tôi, chỉ có điều tra viên và nội tâm của chính họ mới có thể hiểu được đối tượng là người bị tạm giữ hay bị can của họ một cách sâu sắc nhất và có đường lối xử lý công việc cho mình. Giấy tờ văn bản là các bản lấy cung, bản tường trình . . . đều không thể thay thế được điều này. Viện kiểm sát mà chỉ căn cứ vào các bản lấy cung như vậy làm sao có thể đảm bảo được tính khách quan và toàn diện để mà quyết định! Thêm vào đó, tội phạm tham nhũng phần lớn là những người có trình độ học vấn cao, Viện kiểm sát phải trực tiếp điều tra thì mới có hiệu quả đảm bảo điều tra toàn diện à đầy đủ góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.

    Viện kiểm sát không trực tiếp điều tra để có kết quả khách quan và toàn diện là tự bó buộc và giảm hiệu quả trong hoạt động của mình. Như chúng ta đã biết, Viện kiểm sát VN quyết định việc khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nhưng quyết định cuối cùng về có tội hay không có tội và mức hình phạt lại thuộc Tòa án. Do đó, nếu không tự thay đổi, để oan sai xảy ra thì tất cả, VKS lại phải chịu trách nhiệm chính. Nói như cách nói dân gian, không được gì mà lại lãnh đủ thật đúng thay.

    Theo tôi, Viện kiểm sát - Cơ quan thuộc Quốc hội điều tra tội tham nhũng sẽ có việc lợi là không chịu sự bất kỳ ảnh hưởng của cơ quan, người nào có thể đấu tranh với tội phạm tham nhũng ở mọi cấp, mọi lĩnh vực. Không cần kiểm sát vi phạm như trước đây, làm tốt kiểm sát tội phạm cũng là góp phần xứng đáng vào bảo vệ pháp chế XHCN và sự phát triển của đất nước.

    Vấn đề còn lại là khả năng của con người, tôi tin rằng, cán bộ kiểm sát Viện nam vốn giàu nhiệt huyết và kinh nghiệm, lại kế thừa được vốn kiến thực kiểm sát chung trước đây có thể thực hiện được nhiệm vụ điều tra án tham nhũng. Hơn nữa, nếu VKS làm được chức năng này, không con nghi ngờ gì nữa, VKS sẽ trở thành cơ quan trung tâm trong cuộc chiến chống tham nhũng.

    Tôi có đề xuất rằng, khó có thể sửa được Hiến pháp trong thời gian sắp tới, nhưng liệu có thể chúng ta sửa Luật Tổ chức VKS và pháp lệnh điều tra để chúng ta thực hiện việc này, theo Ad hoc basis?
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Rất hân hạnh nếu bạn cho phép tôi được trao đổi với bạn về đề tài này để tìm hiểu thêm .
    Tôi cũng mạn phép bạn copy & paste đoạn cuối bạn đã viết trong topic Translation of Viện kiểm sát vào luôn đề tài trên để đưa ra ý kiến cũng như thắc mắc .
    1/ Hoa Kỳ chưa hẳn mọi mặt đã tốt. Viện Công tố Mỹ thuộc Cơ quan hành pháp, mà trực tiếp chịu sự lãnh đạo của Bộ Tư pháp Mỹ sẽ dễ bị ảnh hưởng đến hoạt động do mất đi tính độc lập. Tôi cho rằng Mỹ nên học Việt Nam
    Bạn có 1 ý tưởng thật sự cách mạng . Cố Tổng thống Nixon sẽ cám ơn bạn nếu kéo lại đươc thời gian và chắc chắn ông đã không đến nỗi phải từ chức Tổng Thống vì vụ Watergate, Cựu Tổng Thống Reagan cũng không cần được ân xá và cựu Tổng Thống Clinton cũng không khốn khổ vì cô bé Monica .
    Xin được hỏi bạn : Tư pháp VN đã thực sự được độc lập như 1 trong tam quyền hay hiện nay hay Tư pháp vẫn còn chịu chi phối của đảng và Quốc hội hoặc chính phủ ?
    2/ Bộ Chính trị có ý định giao chức năng điều tra tội phạm chức vụ (chủ yếu là tội phạm tham nhũng) cho Viện kiểm sát
    Xin bạn cho biết: Theo hiến pháp, giao 1 chức năng cho 1 cơ cấu thuộc nhà nước ( Phân công, phân nhiệm ) phải là *************, Quốc hội, thủ tướng hay là công việc của đảng ?
    3/ Vấn đề còn lại là khả năng của con người, tôi tin rằng, cán bộ kiểm sát Viện nam vốn giàu nhiệt huyết và kinh nghiệm, lại kế thừa được vốn kiến thực kiểm sát chung trước đây có thể thực hiện được nhiệm vụ điều tra án tham nhũng
    Bạn có những nhận định rất chủ quan và lạc quan, kể ra chấp nhận và suy nghĩ như thế thì cũng ít nhức đầu, lại dễ thăng quan tiến chức . Nhưng làm tôi lại nhớ đến ông Phạm sĩ Chiến thành ra những câu bạn viết tôi vẫn cảm thấy chưa được thuyết phục , gía bạn viết rõ hơn nữa để bàn thảo thì rất cám ơn .
    Riêng quan điểm của tôi là : Câu nói của Đặng Tiểu Bình rất hay trong vấn đề này: Mèo đen, mèo trắng , miễn cứ bắt được chuột là OK .
    Mà cho đến nay thì tôi thấy chỉ chuột nhắt là chết !
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 06:10 ngày 13/08/2004
  3. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Tôi cảm thấy rất vui vì đã có người hưởng ứng chủ đề này, như mọi người đều biết trong khoa học xã hội không có gì là đúng tuyệt đối cả, chỉ là một chủ đề được quan tâm và thảo luận, dù đúng hay dù sai thì cũng đã rất thành công. Nhân có vài ý kiến của bạn tôi xin có vài dòng trao đổi sau đây:
    - Thứ nhất, khi đề cập đến vấn đề Hoa Kỳ nên học tập Việt nam để có Cơ quan công tố Nhà nước trực thuộc Quốc hội, nếu tôi hiểu không lầm thì bạn cho rằng không đúng như vậy khi dẫn chứng trường hợp ba cựu Tổng thống Mỹ bị các Công tố viên điều tra thuộc Cơ quan Công tố Hoa Kỳ dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ trực tiếp điều tra, sau đó dẫn đến việc luận tội như mọi người đều biết . Về các vụ việc này, có việc mới và có việc cũ, nên có thời gian tôi sẽ nghiên cứu thêm. Tuy nhiên qua vụ việc Tổng thống Bill Clinton có hành vi lạm dụng ******** cô Monica và nói dối dân chúng, tôi xin khẳng định với bạn việc điều tra không phải do chính công tố viên thuộc Cơ quan Công tố Hoa Kỳ tiến hành. Việc điều tra được tiến hành bởi một Công tố viên độc lập do chính Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ định ra. Sau đó với những chứng cứ thu được đã dẫn tới phiên luận tội Tổng thống được thực hiện tại Quốc Hội Hoa Kỳ trước đây.
    Rất đúng, Quốc hội Hoa Kỳ làm như vậy để đảm bảo tính khách quan, đầu đủ và toàn diện trong việc điều tra. Đối với một người là đương kim Tổng thống Hoa Kỳ, với quyền lực rất lớn có thể dễ dàng chi phối không ít thì nhiều trược hết đến ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa kỳ, sau đó sẽ đến ông Trưởng Cơ quan công tố và cuối cùng là công tố viên trực tiếp điều tra. Do đó, với vụ việc này, Quốc Hội Hoa Kỳ đã không chỉ định Cơ quan Công tố tiến hành điều tra vụ án. Ở đây tôi không ám chỉ đến khả năng xấu nhất, nhưng muốn ghi nhận với bạn trường hợp này để hiểu tính chất của vấn đề. Đã là người phạm tội ở vị trí công tác cao cấp, cần phải có một cơ quan công tố và điều tra thật mạnh đứng ra giải quyết vụ việc. Đó chính là đảm bảo sự bình đẳng của mọi công dân trước PL, hay nói theo thuật ngữ pháp lý của Việt nam còn là đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đó là tôi muốn nói đến ý tưởng tốt đẹp của những người đứng đầu Nhà nước ta.
    - Thứ hai: khi nói đến vấn đề Bộ Chính trị có ý định giao chức năng điều tra án tham nhũng cho Viện kiểm sát, nếu tôi hiểu không lầm thì bạn thắc mắc tại sao việc này lại là ý định của Đảng? Xin thưa với bạn ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng thể hiện rõ ràng trong Điều 4 của Hiến pháp "********************** . . . là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Tôi nghĩ bạn là người Việt nam thì bạn cần thấm nhầm điều này. Tất cả các Đảng cầm quyền ở mọi nước trên thế giới, dù là đa đảng hay độc đảng, đều có thể can thiệp không ít thì nhiều đối với công việc của Nhà nước, vì dễ hiểu họ đại điện quyền lợi cho một nhóm người nhất định trong xã hội, nếu không thì không lập ra các Đảng phái khác nhau làm gì. Pháp luật và Nhà nước của ai, các thầy cô ở trường Luật chắc đã nói quá nhiều đúng không bạn. Hay có thể từ quan điểm của bạn xuất phát từ quan niệm cho rằng Nhà nước là sản phẩm của Khế ước xã hội của Russo hay Montesquio chăng? nếu thế thì rất hay, nhưng còn rất lâu bạn ạ, siêu tưởng như vậy thì chúng ta đã ở trên thiên đường rồi. Còn nếu bạn muốn đặt vấn đề xa hơn nữa, tôi sẽ không bàn thêm, nhưng xin bạn hãy thử nhìn vào các nước phát triển trong khu vực có truyền thống văn hóa Khổng giáo tương tự Việt Nam là Nhật Bản hay Singapore, họ là hiện thân độc đảng mà chẳng ai bảo hai nước này không có dân chủ và nghèo đói cả. Một đảng LDP của Nhật Bản đã lãnh đạo nước Nhật suốt gần 60 năm hay Đảng Dân tộc của nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu đều đưa các nước này đến phồn thịnh là điều không ai có thể phủ nhận. Mỗi nước hay mỗi dân tộc có hoàn cảnh khác nhau, sẽ xây dựng chế độ chính trị riêng cho mình. Tuy nhiên với nguyên tắc Pháp chế xã hội chủ nghĩa - tiếng Anh là The socialist rule of law - thì Hiến pháp Việt nam cũng quy định rất rõ là đối với hoạt động của Đảng và các tổ chức của Đảng phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật. Nếu chỉ là đưa ra chủ trương chính sách thì cũng đâu trái luật ! việc quyết định cuối cũng tất nhiên sẽ thuộc Quốc hội - Tất nhiên, nhưng như Giáo sư - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng đã từng nói 80% số đại biểu Quốc hội là Đảng viên thì bạn cũng biết kết quả thế nào rồi. Đối với việc ra các chủ trương chính sách, và định hướng xây dựng pháp luật thì Đảng nào ở nước nào cũng đều thực hiện giống nhau thôi.
    -Thứ ba, bạn cho rằng trình độ và phẩm chất của cán bộ ngành kiểm sát không cao và cho rằng tôi giống như cái loa của chế độ? Tôi cho rằng cán bộ kiểm sát Việt nam rất có trình độ. Trình độ không chỉ là trình độ học vấn mà còn là kỹ năng chuyên môn nữa. Nếu bạn làm việc cho một ngành vừa làm công tố, vừa kiểm sát cơ quan điều tra, Toà án và một phần bộ Tư pháp, trước đây còn kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cả nước (trừ Chính phủ và Quốc Hội) nữa thì bạn sẽ hiểu họ trình độ thế nào. Xuất phát từ yêu cầu cao, cán bộ sẽ tự phải nỗ lực để nâng mình lên, cộng với quan tâm của Lãnh đạo nữa, chắc chắn sẽ có trình độ rất cao là đằng khác. Quan điểm tôi cho rằng, ngành Thanh tra hiện nay sẽ không bao giờ có thể làm tốt được như Viện kiểm sát chức năng này như trong quá khứ.
    Tôi sẽ không lập lại câu : "Con sâu làm rầu nồi canh", vì có lẽ thế bạn sẽ nghĩ thế tôi là không khách quan hay đạo đức giả. Nhưng đúng như vậy, nếu không có những người có phẩm chất và đạo đức tốt, thì chẳng thể nào xã hội VN được sống trong yên bình như bây giờ. Bạn nên nhớ tỷ lệ tội phạm ở Việt nam là thấp nhất trên thế giới, còn nói bắt chuột to hay chuột nhỏ là cái tôi và bạn đang bàn đây thôi. Tôi cho rằng đa số là rất tốt, bạn không nên nhìn phiến diện như vậy. Còn tôi sẽ không là cái loa của ai cả, mọi người đều có quyền tự do chính kiến. Chỉ có thể điều đối với người này như vậy là đúng, với người khác thế lại là sai. Tất cả là khoa học. Còn nói mèo nào cũng bắt được chuột cả, thì đó không phải là khoa học pháp lý, đó là lý thuyết dân gian.
    Xin cám ơn bạn, và mong nhận được thêm đóng góp ý kiến của bạn.
    ====
    Phần dưới đây được copy lại từ topic Translation of ....
    Không nên so sánh Pháp luật và Hệ thống chính trị của Việt nam với Hệ thống của Hoa Kỳ, vị Hoa Kỳ chưa hẳn mọi mặt đã tốt. Viện Công tố Mỹ thuộc Cơ quan hành pháp, mà trực tiếp chịu sự lãnh đạo của Bộ Tư pháp Mỹ sẽ dễ bị ảnh hưởng đến hoạt động do mất đi tính độc lập. Tôi cho rằng Mỹ nên học Việt Nam, cần phải có một cơ quan công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp thật mạnh trực thuộc Cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc Hội. Thêm vào đó, cũng không nên để Tòa án có quá nhiều quyền, như có cả quyền phê chuẩn lệnh tạm giam trước khi xét xử. Ở Việt nam, thẩm phán chưa có trình độ cao như vậy và họ không thể nào sâu sát được trong hoạt động như Viện kiểm sát của chúng ta. Có phải chăng đây là một ví dụ về "check and balance" rất Việt nam
    [/quote]
    Rất hân hạnh nếu bạn cho phép tôi được trao đổi với bạn về đề tài này để tìm hiểu thêm .
    Tôi cũng mạn phép bạn copy & paste đoạn cuối bạn đã viết trong topic Translation of Viện kiểm sát vào luôn đề tài trên để đưa ra ý kiến cũng như thắc mắc .
    1/ Hoa Kỳ chưa hẳn mọi mặt đã tốt. Viện Công tố Mỹ thuộc Cơ quan hành pháp, mà trực tiếp chịu sự lãnh đạo của Bộ Tư pháp Mỹ sẽ dễ bị ảnh hưởng đến hoạt động do mất đi tính độc lập. Tôi cho rằng Mỹ nên học Việt Nam
    Bạn có 1 ý tưởng thật sự cách mạng . Cố Tổng thống Nixon sẽ cám ơn bạn nếu kéo lại đươc thời gian và chắc chắn ông đã không đến nỗi phải từ chức Tổng Thống vì vụ Watergate, Cựu Tổng Thống Reagan cũng không cần được ân xá và cựu Tổng Thống Clinton cũng không khốn khổ vì cô bé Monica .
    Xin được hỏi bạn : Tư pháp VN đã thực sự được độc lập như 1 trong tam quyền hay hiện nay hay Tư pháp vẫn còn chịu chi phối của đảng và Quốc hội hoặc chính phủ ?
    2/ Bộ Chính trị có ý định giao chức năng điều tra tội phạm chức vụ (chủ yếu là tội phạm tham nhũng) cho Viện kiểm sát
    Xin bạn cho biết: Theo hiến pháp, giao 1 chức năng cho 1 cơ cấu thuộc nhà nước ( Phân công, phân nhiệm ) phải là *************, Quốc hội, thủ tướng hay là công việc của đảng ?
    3/ Vấn đề còn lại là khả năng của con người, tôi tin rằng, cán bộ kiểm sát Viện nam vốn giàu nhiệt huyết và kinh nghiệm, lại kế thừa được vốn kiến thực kiểm sát chung trước đây có thể thực hiện được nhiệm vụ điều tra án tham nhũng
    Bạn có những nhận định rất chủ quan và lạc quan, kể ra chấp nhận và suy nghĩ như thế thì cũng ít nhức đầu, lại dễ thăng quan tiến chức . Nhưng làm tôi lại nhớ đến ông Phạm sĩ Chiến thành ra những câu bạn viết tôi vẫn cảm thấy chưa được thuyết phục , gía bạn viết rõ hơn nữa để bàn thảo thì rất cám ơn .
    Riêng quan điểm của tôi là : Câu nói của Đặng Tiểu Bình rất hay trong vấn đề này: Mèo đen, mèo trắng , miễn cứ bắt được chuột là OK .
    Mà cho đến nay thì tôi thấy chỉ chuột nhắt là chết !
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 06:10 ngày 13/08/2004
    [/quote]
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    to bác nquocviet 235 :
    Trước kia, viện kiểm sát có chức năng kiểm sát chung, nay thu hẹp lại thành kiểm sát trong hoạt động tư pháp , chẳng lẽ sắp tới lại mở rộng lại , có 1 thêm 1 số chức năng kiểm sát chung ?
    Hiện nay trong viện kiểm sát , cũng có cơ quan điều tra( cơ quan điều tra của viện kiểm sát) và hiện nay có ý kiến tranh luận là nên bỏ nó đi , vì hoạt động kém và chồng chéo với cơ quan điều tra của công an . Vậy nếu được giao chức năng điều tra các tội phạm về chức vụ thì viện kiểm sát sẽ dùng cái gì để điều tra ?. Chẳng lẽ lại dựa vào cái cơ quan mà người ta đang tranh luận là có nên cho nó tồn tại hay không
    Cơ quan kiểm sát ,hoạt động theo cơ chế thủ trưởng. Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên mà sai thì sẽ gây hậu quả rất nặng nề, khác với cơ quan hành pháp hoạt động theo cơ chế phụ thuộc 2 chiều , kiềm chế nhau. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu 1 số cán bộ cao cấp của VKS cũng tham nhũng ?. Trước kia quốc hội thu hẹp thẩm quyền của VKS cũng vì : VKS quyền lực quá to, VKS kiểm tra giáp sát người khác nhưng thiếu 1 cơ chế hữu hiệu để kiểm sát VKS . nay cũng có thể đặt câu hỏi, VKS điều tra người khác ? Vậy cơ chế nào điều tra ,giám sát VKS ?
    Mong nhận được ý kiến của bác
  5. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Anh quá thất vọng về em , không biết nói sao nửa , em có biết nhiệm vụ của cơ quan điều tra thuộc viện ks là làm gì không , em ráng tìm đọc luật tổ chức VKS đi.................................trước khi bốt nên nghiên cứu thật kỹ đây là khoa học pháp lý mà .....
  6. endeavor

    endeavor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Các bác oi thế còn Cảnh sát tư pháp thì nó nàm ở đâu? Trong cơ cấu nào?Nó có thể đóng một vai trò lớn trong ngành Tư pháp không?
    Mặc dù Việt Nam chưa có Cảnh Sát Tư Pháp nhưng em nghĩ đây là cơ quan có thể đảm trách chức năng điều tra của ngành Tư Pháp. Nó tồn tại song song với cơ quan công an và cung thục hiên một chức năng. Như vậy nó có trồng chéo ko nhỉ???
  7. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    To bác Satthutinhdoi,
    Bác hiểu nhầm ý tôi, ý tôi là Viện kiểm sát nên có chức năng điều tra án tham nhũng, tôi đã khẳng định là Viện kiểm sát không nên khôi phục lại chức năng Kiểm sát tuân theo pháp luật như trước đây.
    Hiện nay, Viện kiểm sát có Cơ quan điều tra riêng của nó, nhiệm vụ chủ yếu là điều tra các tội phạm liên quan đến hoạt động tư pháp, do người có chức danh tư pháp thực hiện. Chức năng này được thực hiện rất hiệu quả và phù hợp với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp mà Viện kiểm sát được giao. Thử hỏi bác, nếu một điều tra viên nhận tội nhận hối lộ và làm sai lệch hồ sơ thì đề một điều tra viên khác, trong cùng một cơ quan điều tra điều tra đồng nghiệp của mình thì có khách quan không. Đó là ý định của các nhà làm luật đề hạn chế điều này, vì không ai làm tốt việc này hơn một Cục Điều tra tội phạm duy nhất của cả nước trực thuộc Viện kiểm sát tối cao. Tôi cũng không nghe thấy ai nói ý định bỏ Cục điều tra này đi cả, trước kia có Phòng điều tra thẩm định ở Viện kiểm sát cấp tỉnh và thành phố thuộc Trung ương, nhưng vì ít vụ quá, nên người ta bỏ bớt cấp phòng ban này để tập trung vào một đầu mối nói trên, ngoài ra còn có Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
    Viện kiểm sát nếu giả định được giao điều tra tội phạm tham nhũng, thì chắc chắn phải tổ chức lại nhiều. Quan điểm của tôi là tổ chức một Cục Điều tra tội phạm tham nhũng, với quy mô lớn hơn nhiều so với Cục Điều tra tội phạm tư pháp nói trên. Có thể thành lập ở tất cả Viện kiểm sát các cấp từ cấp huyện, tỉnh, và lên đến cấp trung ương mới làm nổi. Thậm chí có thể bổ xung điều tra viên từ Cơ quan công an chuyển sang mới đủ đấy Bác a.
    Theo tôi được biết thì Viện kiểm sát hoạt động theo cơ chế ngành dọc, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ông Viện trưởng này được bầu, miễn nhiệm và bãi nhiễm bởi Cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội, do đó cũng chịu trách nhiệm trước Quốc Hội; địa vị pháp lý do đó tương đối giống với Thủ tướng Chính phủ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nên Bác cũng yên tâm, nếu Quốc Hội quyền lực lớn nhất mà không sáng suốt chọn đúng người thì cũng chẳng thể nào có cơ quan khác chọn được người tốt hơn chăng? Viện trưởng cấp tỉnh thì còn phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân nữa. Ngoài Viện trưởng ra còn có Uỷ ban kiểm sát để quyết định những vấn đề hoạt động quan trọng của Viện kiểm sát tối cao hay Viện kiểm sát cấp tỉnh, theo đó mọi công việc quyết định đều phải theo đa số. Nên Bác yên tâm, tuy là có cơ chế lãnh đạo tập trung dưới quyền Viện trưởng như vậy, những cũng dư sức để check and balance.
    Nói về việc điều tra của Viện kiểm sát, tôi sẽ không nhắc lại sự cần thiết của việc Viện kiểm sát nên trực tiếp tiến hành điều tra tội phạm tham nhũng. Nhưng ý của Bác là lo lắng không có ai giám sát Viện kiểm sát khi quyền lực quá to như vậy, tôi cho rằng không đáng phải quan tâm. Thứ nhất, họ quyền to, trách nhiệm lớn, thì phải làm việc lớn là chuyện đương nhiên. Ngoài phân tích như trên về trách nhiệm lớn như vậy của Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, cũng cần nhắc với bác là chế độ, cơ chế bổ nhiệm theo nhiệm kỳ kiểm sát viên các cấp cũng hoàn toàn giống với bổ nhiệm thẩm phán tòa án nhân dân các cấp. Thử hỏi bác một bên là nhân danh Nhà nước kết tội một người (có khi là án tử hình), một bên nhân danh Nhà nước tiến hành điều tra, truy tố để đưa ra xét xử, thì ai quan trọng hơn, tất nhiên là Tòa án rồi. Vậy tại sao bác không đặt vấn đề trách nhiệm với Tòa án mà lại đặt vấn đề với Viện kiểm sát, trong khi con người của hai Cơ quan này đều được bổ nhiệm như nhau. Kiểm sát viên mà không hoàn thành trọng trách của họ, họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho công việc của họ.
    Viện kiểm sát mà điều tra thì họ phải chịu sự giám sát của Quốc Hội và của Nhân dân. Tôi cho rằng Viện kiểm sát mà cá nhân tham nhũng hay tiêu cực thì chính Viện kiểm sát điều tra và truy tố nhân viên Viện kiểm sát. Nếu không thì Quốc Hội để yên được chăng, trách nhiệm trước Quốc hội của ông Viện trưởng Viện kiểm sát như trình bây trên thì Bác hiểu thế nào, còn trách nhiệm của Kiểm sát viên cũng tương tự như vậy. Bác nhớ là Quốc Hội ngoài cơ chế hoạt động theo kỳ trong năm còn có hoạt động thường xuyên của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội và của các Uỷ ban của nó, ngoài ra VKS còn phải chịu sự giám sát của Mặt trận tổ quốc và các thành viện của nó. Như vậy đã đủ hiệu quả chưa nhỉ. Đặt lại vấn đề Chính phủ và các nhân viên chính phủ hoạt động, có nhiều cơ quan giám sát như vậy không?
    Một số ý kiến như vậy, mong nhận được ý kiến thêm của Bác.
  8. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Cảnh sát tư pháp thuộc Tổng cục cảnh sát - Bộ Công an, trước có Cơ quan cảnh sát Bảo vệ bảo vệ nhà các đồng chí Lãnh đạo và bảo vệ mục tiêu quan trọng . . . này thêm chức năng đơn giản khác bảo vệ phiên tòa, hỗ trợ tư pháp hay thi hành hình phạt tử hình. . . Tôi nghĩ, trong tương lai với sự giúp sức của cơ quan này cũng dư sức đề Viện kiểm sát tiến hành chức năng điều tra tội phạm tham nhũng, như hỗ trợ việc bắt khẩn cấp, bắt tạm giam, truy nã . . . Một cái đầu phải bằng nhiều cơ bắp! nhưng không thể điều tra bằng cơ bắp được đúng không endevour. Nên tôi không nghĩ nó có vai trò lớn trong ngành tư pháp được.
    [
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Không biết có bạn nào có biểu đồ tổ chức các cơ cấu này post lên cho anh em nghiên cứu được không vì quả thật là đọc nhiều lần bài bạn Nguocviet nhưng tôi vẫn chưa hình dung ra được .
    Cám ơn .
  10. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Ðiều 137
    Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
    Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm do luật định.

    Ðiều 138
    Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
    Việc thành lập Uỷ ban kiểm sát, những vấn đề Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có quyền quyết định, những vấn đề quan trọng mà Uỷ ban kiểm sát phải thảo luận và quyết định theo đa số do luật định.
    Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
    Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự các quân khu và khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
    Ðiều 139
    Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và *************.
    Ðiều 140
    Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng nhân dân về tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân.

    Đọc mấy điều này của Hiến pháp và Luật tổ chức VKS 2002 magic chẳng thấy chỗ nào quy định VKS có cơ quan riêng để thực hiện chức năng điều tra cả. Chức năng điều tra là của cơ quan điều tra mà. DÙ là lĩnh vực gì, tham nhũng hay các vấn đề khác thì đã nói đến điều tra là thuộc về cơ quan điều tra. Híc, VKS mà thêm chức năng này thì ngành Công an chắc về vườn hết mất. Đã là một nghiệp vụ chuyên môn thì theo Magic nghĩ nó thuộc một cơ quan duy nhất là cơ quan điều tra thuộc Bộ công an là hợp lí rồi. Theo như ý của ông bạn quocviet thì có nên thì nên xem xét lại chính công tác Kiếm sát điều tra của Viện kiểm sát trong việc chống tham nhũng. Chứ bảo nên để việc điểu tra án tham nhũng cho VKS sát thì nghe không hợp tai cho lắm. Một người chuyên "điều tra" (Công An), cộng với một người luôn tăng cường giám sát án tham nhũng (Viện kiểm sát) thì có phải là hay hơn rất nhiều so với việc đưa chức năng điều tra cho VKS không !
    Việc đưa vấn đề này ra cũng đã được Quốc hội bàn rất nhiều trong Kì họp thứ 11, Quốc hội khoá X. " Về Luật tổ chức Viện KSND, ở chương I, một số đại biểu băn khoăn vì có những quy định của luật chưa rõ như ở Điều 3, cần làm rõ Viện KSND thực hiện chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, không thực hiện việc điều tra vốn là chức năng của ngành công an và Điều 5, cần phân định rõ việc thống kê tội phạm là thuộc Viện KSND hay thuộc công an. Viện trưởng viện KSND Hà Mạnh Trí đã giải trình và nhất trí là cần ra văn bản dưới luật quy định rõ phần việc của từng cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, bảo đảm việc đấu tranh ngăn ngừa và phòng, chống tội phạm. Ngoài ra, các đại biểu cũng thắc mắc về việc ai sẽ giám sát hoạt động của Viện KSND vì cho đến nay chức năng giám sát của cơ quan dân cử đối với viện kiểm soát không thực hiện được. Viện trưởng Hà Mạnh Trí khẳng định Viện KSND do QH giám sát còn chi tiết thực hiện thì sau này Luật giám sát sẽ quy định cụ thể".
    Magic nghe dân đồn theloner là người trong ngành. Vậy nghiên cứu về vấn đề này mong theloner tham gia nhiều hơn để anh em còn học hỏi nhiều hơn. Híc, theloner đang học tịa Học viện Tư pháp trên Cầu Giấy thì phải...hôm nào anh em mình gặp gỡ nhau ---> tí nhẩy !

Chia sẻ trang này