1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Viện kiểm sát Việt Nam có nên trực tiếp điều tra các tội phạm liên quan liên quan đến chức vụ theo q

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nquocviet235, 12/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Magic, trước hết tôi xin thông báo với bác để bác nắm được thông tin là VKS đã có Luật Tổ chức Viện kiểm sát mới vào năm 2002 cùng đồng thời với Hiến pháp 1992 sửa đổi. Các điều luật từ điều 137 đến điều 140 mà bác trích dẫn vừa đã lạc hậu vì thuộc Hiến pháp 1992 (còn có chức năng kiểm sát chung), vừa không liên quan gì đến chủ đề này cả. Bác nên tìm lại Luật Tổ chức VKS 2002 mà đọc lại, cộng thêm Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 mới trong đó quy định rõ ràng tại Điều 100, khoản 3 nêu rõ Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trực tiếp điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp do người có chức danh tư pháp thực hiện.
    Điều thứ nhất, tôi cũng đã phân tích rất nhiều về khả năng Viện kiểm sát nên trực tiếp tiến hành điều tra ở các bài trước đây, tôi sẽ không nhắc lại và bác cũng có thể xem lại được. Do đó nên có điều thứ hai, nếu ai có khả năng và làm tốt được thì phải để họ làm, ai không làm được hoặc làm không có hiệu quả thì thôi không để cho họ làm nữa. Cơ quan điều tra cũng vậy, ngoài sự chỉ đạo của ngành dọc, chịu sự tác động của cơ hành chính quan hành chính ngang cấp, nên có thể tác động ít nhiều đến việc điều tra của họ. Viện kiểm sát thì độc lập, trên thì thuộc Quốc Hội, dưới thuộc Hội đồng nhân dân các cấp nếu để điều tra thì sẽ điều tra triệt để, toàn diện và khách quan. Còn về nghiệp vụ điều tra, xin thưa với Bác, nếu Viện kiểm sát đã kiểm sát điều tra, hay nói cách khác là lãnh đạo điều tra, bản thân cán bộ của họ cũng đã được đào tạo tuyệt đối bài bản về nghiệp vụ điều tra thì sao họ không thể làm được! Cơ quan điều tra của Công an sẽ không về vườn đâu, họ vẫn có thể điều tra các loại tội phạm khác như tội phạm an ninh, xâm phạm sức khoẻ người khác, môi trường . . . hoặc họ có cảnh sát tư pháp sẽ hỗ trợ cho Viện kiểm sát trong việc điều tra loại tội phạm về chức vụ. Đó phù hợp với họ hơn. Viện kiểm sát Trung Quốc họ cũng làm như vậy, mà làm kết quả tốt, chứ không như mình cứ hô hào Quốc nạn chung chung, trong khi xếp hạng tham nhũng vào loại cao nhất thế giới. Đó là về cơ chế đấy, không có giải pháp triệt để không làm được đâu. Nên ý kiến của tôi là, Viện kiểm sát không những làm chức năng điều tra tội phạm chức vụ, mà còn phải là cơ quan trung tâm, có đầy đủ quyền hạn và chịu trách nhiệm chính trong cuộc chiến chống tham nhũng nũa. Không phải cứ hô hào mà chẳng ai chống cả, nói thật với Bác chẳng ai là người bị nắm tóc thế đâu, nên khi được hỏi về việc giao trách nhiệm này, Viện trưởng VKSTC đã dám nhận.
    Còn nói phải phân định rõ ràng giữa chức năng thực hiện quyền công tố và điều tra, tôi cho rằng không tồn tại ranh giới đó. Vấn đề phân chia này chỉ tồn tại ở Việt nam. Đối với nhiều nước (như các bác xem phim của Pháp hay Italia) công tố chính là điều tra, công tố viên trực tiếp điều tra chứ không phải kiểm sát điều tra như ở VN, thế mới toàn diện và đầy đủ được và nhất là đảm bảo việc bảo vệ Cáo trạng thành công tại phiên toà. Công tố mà không điều tra, dẫn đến điều tra không đầy đủ, ra Tòa lật lại thì Công tố chết trước, trách ai được, chẳng nhẽ lúc đó trách công tố viên kém tài hay lại đổ lỗi tập thể do cả Cơ quan điều tra nữa rồi hòa cả làng. Bác có đồng ý với tôi là Luật pháp Việt nam có vấn đề ở điểm này không. Oan sai là ở chỗ này đây.
    Các nước như Úc, Anh, Đan Mạch hay Thuỵ Điển, thậm chí một số trưởng Cảnh sát địa phương họ đồng thời là Công tố viên giữ quyền công tố tại phiên Tòa, mô hình này tỏ ra rất hiệu quả, ông đồn trưởng loại này không gọi là Chief of Police mà gọi là Chief Constable. Nói nôm na, thanh tra Catania (dịch từ thanh tra là không đúng, phải dịch là công tố viên) trong phim Bạch tuộc, bác thử tưởng tượng lại đi, vừa là Công tố viên vừa là cảnh sát đó. Còn nói về việc giám sát hoạt động của VKS, ta đã có Luật giám sát, Luật tổ chức VKS 2002 cũng quy định VKS và Pháp lệnh Kiểm sát viên cũng quy định trong hoạt động của mình, VKS chịu sự giám sát của nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên. Đến Chính phủ và Tòa án cũng chỉ đến thế thôi thì còn đòi hỏi nhiều gì ở ngành Kiểm sát, ngành Tòa án mới là Cơ quan ra bản án cuối cùng, Viện kiểm sát chỉ truy tố, thế mà cũng chịu bao sự ràng buộc đấy bác Magic. Viện kiểm sát quyền không to đâu, chỉ toàn bị chịu trách nhiệm cho các cơ quan khác thôi.
    Cám ơn bác đã góp ý và mong nhận được ý kiến phản hồi.

Chia sẻ trang này