1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Viễn Thông và những khó khăn.

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi kankuli, 07/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Viễn Thông và những khó khăn.

    Mặc dù tốc độ phát triển VT của nước ta trong những năm gần đây được đánh giá cao những thực tế cho thấy còn rất nhiều điều cần phải làm(không nên ngủ quên trong vinh quang :D).
    Xin lấy 1 ví dụ:
    Trong thập niên 1950 rất nhiều nước đang phát triển quan tâm đến việc nâng cao năng lực CNTT&Truyền thông của mình, đặc biệt ở lĩnh vực in ấn, phát thanh, điện thoại và điện tín, họ muốn có những lợi ích do những công nghệ này đem lại như đã xảy ra tại các nước phát triển. Những nhà lãnh đạo của các nước đang phát triển khi đó thường chú ý đến việc có những công nghệ nêu trên, mà ít quan tâm đến việc xây dựng hạ tầng cơ sở về khoa học và công nghệ cho quá trình tiếp thu, cũng như những vấn đề liên quan đến khoa cạnh kinh tế, chính trị và văn hoá. Vì vày sự tiếp thu công nghệ đều mang tính tức thời hơn là những lựa chọn có tầm chiến lược.
    Vào thập niên 1960, số lượng công nghệ chuyển giao tăng lên nhiều. Tuy nhiên các nước tiếp nhận công nghệ ngày càng nhận ra một hiện tượng phổ biến, đó là: các Hãng từ các nước phát triển thường muốn bán các sản phẩm, hàng hoá, mà không muốn chuyển giao bản thân công nghệ điều kiện đi kèm với chuyển giao công nghệ thường rất khó khăn; và bản thân công nghệ nếu được chuyển giao thì cũng thường lạc hậu mà giá lại đắt.
    Thập niên 1970 với sự xuất hiện của công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT&T) như điện thoại, truyền hình, liên lạc vệ tinh... nhiều nước đang phát triển đã bắt đầu những phương thức sử dụng mới, đó là: các tầng lớp trên ở các nước này được các công ty ngân hàng tài trợ và được các Hãng CNTT&T cung cấp thiết bị. Như vậy khó đánh giá được hiệu quả về việc sử dụng những công nghệ với hàm lượng vốn cao như vậy. Khi đó UNESCO và Liên hiệp quốc đã đưa ra những cuộc tranh luận về một "Trật tự mới về thông tin và truyền thông". Sau đó đã xuất hiện những chương trình trợ giúp các nước đang phát triển nhằm xây dựng cơ sở truyền thông và thông tin thông qua các dự án đào tạo và chuyển giao công nghệ. Quan niệm chung khi đó là: CNTT&T không chỉ là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế, mà còn thúc đẩy giáo dục, làm giàu văn hoá và liên kết xã hội.(Trích từ tài liệu Hội thảo "Internet ở Việt Nam-Những khía cạnh xã hội, văn hoá, giáo dục và phát triển" tháng 9/1999 tại Hà Nội)
    Vậy đó.Thực chất nước ta mới tiếp nhận công nghệ của các nước tiên tiến khác chứ chưa có 1 công nghệ nào mang nhãn VN cả.Ngay cả các thiết bị(tổng đài,thiết bị đầu cuối,cáp...)chúng ta vẫn phải nhập của nước ngoài.
    Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đều vẫn còn sự chênh lệch về nền tảng CNTT&T với các nước phát triển đó là một trở ngại quan trọng đối với quá trình hội nhập của các nước vào xã hội thông tin toàn cầu.
    Sự chênh lệch này có thể thấy rõ trong lĩnh vực điện thoại. Hiện nay trên toàn thế giới có 1 tỷ máy điện thoại cho toàn thể số dân 5,7 tỷ người (1998), trong đó 15% số này (chủ yếu ở các nước phát triển) đã chiếm 71% số điện thoại trên; trong khi đó còn khoảng 50% số dân toàn thế giới hoàn toàn chưa có điện thoại. Những nước có thu nhập thấp quãng 55% dân số thế giới) chỉ chiếm ít hơn 5% số điện thoại toàn thế giới. ở những nước thu nhập cao có tới 50 điện thoại trên 100 dân, còn ở rất nhiều nước nghèo, chỉ có không quá 1 điện thoại trên 100 dân, như vào năm 1992 Campuchia 0,06; Trung quốc 0,98 (nguồn ITU/BDT).
    ...



    Tri thức là vô tận.

    Được kankuli sửa chữa / chuyển vào 07/12/2002 ngày 17:12
  2. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Thực tế chênh lệch về CNTT&T trên đây đang đặt ra một thách thức là liệu các nước nghèo có khả năng vượt qua được những khó khăn về tài chính và công nghệ để vào cuộc? Liệu cộng đồng quốc tế có sẵn lòng hỗ trợ, đầu tư để xây dựng, mở mang nền tảng CNTT&T của các nước đang phát triển? Một nghiên cứu cho thấy rằng: để đảm bảo cho 50% dân số Philippines được truy nhập mạng Internet phải cần lượng vốn 12 tỷ USD. Ngoài ra còn tồn tại hàng loạt khó khăn liên quan đến các vấn đề như: tính thích hợp của các công nghệ được chuyển giao; khả năng làm chủ công nghệ của các nước tiếp nhận; thiện chí của các quốc gia có công nghệ tiên tiến... Ngày nay, những điều kiện cạnh tranh thương mại gay gắt, những luật về sở hữu trí tuệ càng làm cho sự chênh lệch về CNTT&T nêu trên đây khó có thể thay đổi trong tương lai gần. Không những thế, một trong những chính sách chủ yếu của phát triển nền tảng CNTT&T quốc tế là "dựa vào động lực của thị trường tự do", và đây cũng là yếu tố để mọi người hoài nghi là liệu những thể chế thị trường đó có cho phép phát triển một xã hội thông tin công bằng?
    Trong bối cảnh trên đây, cần thận trọng khi nghĩ rằng với trật tự kinh tế thế giới như hiện nay sự chênh lệch về CNTT&T có thể giảm nhanh chóng; các "nước nghèo về CNTT&T" có thể sớm "đuổi kịp" các nước phát triển. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là các nước nghèo không thể phát triển hệ thống CNTT&T của mình. Ngược lại, với nguồn lực hạn hẹp họ phải lựa chọn giải pháp hợp lý, mang tính thực tiễn và hiệu quả. Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, những chính sách phát triển CNTT&T không thể xây dựng trong khuôn khổ của mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển cần tham gia chủ động và có hiệu quả vào các thể chế toàn cầu, như Vòng đàm phán thương mại đa phương Uruguay, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhằm tham gia thương thảo, đấu tranh, để nhận được những chia sẻ công bằng và tránh được những thua thiệt.
    (Trích từ vnn.vn)
    Còn ý kiến của mọi người thì sao?
    Tri thức là vô tận.
  3. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    ITU mới cảnh báo:
    Tổng thư ký ITU Yoshio Utsumi mới đây đã cảnh báo, khoảng cách về công nghệ số giữa các nước phát triển và chậm phát triển ở châu á đã giảm bớt, tuy nhiên chính sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ lại đang tạo ra một phân cách mới ở châu lục này.
    Theo ông, những nguyên nhân của phân cách số mới đó chính là việc sử dụng những công nghệ viễn thông tiên tiến và phức tạp hơn, bao gồm các công nghệ băng rộng, LAN vô tuyến, PDA., vì trong khi các nước đang phát triển mới chỉ đang triển khai những dịch vụ thoại cơ bản thì các nước phát triển hơn lại đã bước sang giai đoạn cung cấp những dịch vụ Internet băng rộng vô tuyến và hữu tuyến. Tổng thư ký ITU nhấn mạnh, trong khi có xu hướng cho rằng phân cách số đang lớn lên thì ở một số khu vực, đặc biệt là châu á, khoảng cách này thực sự lại đang thu hẹp đi, tuy nhiên có một sự thay đổi về bản chất của phân cách này, đó chính là khoảng cách về công nghệ giữa các nước phát triển và đang phát triển.
    Báo cáo mới nhất của ITU về các chỉ số viễn thông của khu vực châu á-Thái Bình Dương cho thấy trung tâm phát triển viễn thông của thế giới đã chuyển dịch từ Bắc Mỹ và châu Âu sang châu á-Thái Bình Dương, chi phí cho các dịch vụ thoại cơ bản ở châu lục này đã giảm xuống 4 lần trong vòng 1 thập kỷ, và mật độ điện thoại của châu á đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể, tăng từ 2,4 lên 9,1. Một thập kỷ trước, châu á chiếm 22% trong tổng số thuê bao điện thoại của toàn thế giới so với 36% của châu Âu. Hiện châu á chiếm 36% trong tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ thoại, cao hơn cả châu Âu và Mỹ./.
    Tri thức là vô tận.
  4. sinhvienbkhn

    sinhvienbkhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Anh lấy các tin này ở đâu thế?
    Sao ko nghi nguồn gốc tin?
    Glaube nicht alles, was du hörst;
    Sag nicht alles, ­was du weisst;
    Gib nicht alles, was du hast;
    Verlange nicht alles, was du kannst.
  5. tieulinhvu

    tieulinhvu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Copy trên mạng chứ còn ở đâu
    Trương Lương

Chia sẻ trang này