1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VIẾT CHO NGƯỜI TƯƠNG LAI CỦA EM..............

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi hanoipho, 27/10/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Anh thương yêu!
    Hôm qua em khóc hết nước mắt rồi đấy nhé. Lần sau ứ thèm khóc nhiều thế đâu. Ghét anh ghê cơ....người đâu mà xấu thế ko biết.........toàn tranh thủ trêu ng ta thôi......
    Lại hắt hơi với sụt sịt rồi. Trời nắng lên, nhiều ng khen đẹp, sao mà em ko thấy nhỉ? Em là em sợ nắng kinh hồn, cứ nhìn thấy nắng chói chang là muốn xỉu. Ngày còn bé thì ghét mưa vì mỗi lần đi mưa thể nào về cũng bị ốm - nhưng hồi đó ham chơi nên chả bao giờ chịu ngồi yên ở nhà cả, cứ loi choi thôi. Giờ thì chẳng sợ mưa, có hôm còn đội mưa về mà ko thèm trú nữa cơ. Và em thích nhất được nép sau lưng anh để anh đưa em đi dạo phố sau mưa. Lúc đó không khí thật trong lành và ngọt lắm...
    Nắng ngoài kia vẫn ko dịu đi để em tung tăng ra phố....

  2. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    @ oliver_yourlove: Sao đoán hay vậy ta
    Cứ như thày bói xem...voi ấy nhỉ
  3. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Em lại chuyển sang thể loại truyện Thần thoại - cổ tích anh ạ. Anh đọc ké cùng em nhé.
    Tự dưng tìm được mẩu truyện Mẫu Thượng Ngàn, thế là cũng biết thêm 1 giai thoại nữa. Cũng thú vị đấy chứ....
    MẪU THƯỢNG NGÀN
    ---Cổ Tích Việt Nam---​
    Trong việc thờ cúng tại các làng quê ở miền Bắc và miền Trung nước ta, có một hiện tượng phổ biến là bên cạnh đình, chùa, bao giờ cũng có một nơi thờ Thánh Mẫu, gọi là Điện Mẫu.
    Điện Mẫu thường nằm ở mé cạnh chùa, nhà gạch xây thẳng ba gian, nhỏ hơn chùạ Đôi khi cũng xây chùa theo kiểu chữ đinh. Tại gian chính giữa, là nơi đặt tượng Mẫụ
    Trường hợp đặt một tượng Mẫu thì đó là Thánh Mẫu, được hiểu là Mẫu của tất cả.
    Trường hợp đặt ba tượng Mẫu thì đó là Mẫu Thượng Ngàn (ở bên phải), Mẫu Liễu (ở chính giữa) và mẫu Thoải (ở bên trái).
    Ba pho tượng này đều tạc hình một phụ nữ, đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng và hai tay chắp. Sự khác nhau chỉ là ở những bộ trang phục.
    Ở đây chỉ xin nói đến truyền thuyết của một mẫụ Đó là Mẫu Thượng Ngàn. Mẫu Thượng Ngàn được mang trang phục màu xanh. Cũng có người gọi Mẫu là Bà Chúa Thượng Ngàn.
    Mẫu là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng cầu hôn Mỵ Nương, con gái vua Hùng).
    Khi còn trẻ, Mẫu là một cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là La Bình.
    La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng. Trong địa hạt mà Tản Viên Sơn Thánh cai quản, Ngài đã dạy dân không thiếu điều gì, từ săn bắn thú dữ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cây ăn quả, trồng lúa nương đến việc đắp ruộng bậc thang, trồng lúa nước ...Rồi dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc chữa bệnh ...
    Ngài cũng thường dùng các vị Sơn thần, Tù trưởng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc ...
    Do luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Thánh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha ủy nhiệm đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc.
    Các Sơn thần, Tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh chủ tướng. Còn bản thân nàng, chẳng những hòa hợp, ân cần với mọ người, mà còn rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cây cỏ hoa lá đến hươu nai chim chóc ...
    Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế, về trời, trở thành hai vị thánh bất tử, thì Ngài cũng phong La Bình là Công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam ta ...
    Trở thành chúa tể của miền núi non và trung du, Thượng Ngàn công chúa vẫn luôn luôn chăm chỉ, hàng ngày hết sức làm tròn các trọng trách của mình. Ngài bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp với nhau. Dạy chúng đừng ăn những loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi những cây cối đổ, những cơn lũ quét ...
    Ngài dạy bảo con người cũng thật chu đáo, tỉ mỉ. Những gì cha Ngài đã dạy, Ngài đều đem ra áp dụng. Khi tiếp xúc với các Tù trưởng, Ngài cũng học thêm ở họ được nhiều điều. Thế là Ngài lại đem những điều hiểu biết mới đi truyền bá ra mãi...
    Ngài cải tiến và hoàn thiện thêm những gì mà trước kia, ở cha Ngài chỉ mới bắt đầụ Làm nhà không những đã chắc chắn, lại còn phải biết trạm trổ cho thật đẹp đẽ. Ở mũi các thuyền độc mộc cũng thế, có khắc cả hình hai đầu rồng chạm hẳn vào nhaụ Cách nấu nướng thức ăn,chẳng những chỉ có kho, luộc mà còn chế thêm ra được nhiều món mới.
    Rồi công việc đồng áng, Ngài dạy mọi người cách lấy ống bương để dẫn nước từ khe núi xuống. Lại đi phân phát hạt giống, cho nên nơi nào cũng có cơm dẻo nếp thơm.
    Trong các con vật nuôi trong nhà, Ngài đem về thêm nhiều giống gia súc mớị Lại trồng thêm nhiều giống cây ăn quả. Rồi trồng cả những hoa thơm cỏ lạ lấy từ trên rừng núi về ...
    Công lao của Ngài đối với dân chúng thực không kể sao cho hết. Ngọc Hoàng Thượng đế còn ban tặng cho Ngài thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về gió, và trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ.
    Khi dân chúng sinh sôi nảy nở ra thêm, từ miền núi non và trung du tràn xuống các miền đồng bằng và ven biển, đã mang theo những cách thức làm ăn và phong tục tập quán từ hồi còn ở trong rừng, dưới sự bảo ban dìu dắt của Công chúa Thượng Ngàn.
    Cùng với nhiều vị thần thánh khác, Công chúa Thượng Ngàn vẫn ngày đêm lặng lẽ âm phù cho sự bình yên của mọi người dân nước Việt. Và thật là tự nhiên, khi mọi người đều gọi Ngài là Mẫu, một cách vừa trìu mến gần gũi mà cũng vừa tôn kính.
    Lịch sử nước Việt từ các thời về trước, đã từng ghi lại các chiến công âm phù lừng lẫy của Ngài.
    Tướng sĩ của nhà Lý đánh quân Tống, tướng sĩ nhà Trần đánh quân Nguyên, đều có Ngài âm phù. Các triều đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ Ơn và có sắc thượng phong cho Ngài.
    Lại đến đầu hồi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, đang đồn trú ở Phản Ấm thì giặc Minh kéo đến bao vây Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác mỗi người mỗi nơi. Trong đêm tối, Công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắt họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh. Ánh đuốc thiêng của Ngài, chỉ quân sĩ của ta biết được, còn quân giặc thì không thể nào nhìn thấy.
    Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng. Thật gian khổ, lắm phen không còn lương thực, phải lấy củ nâu củ mài thay cơm, nhưng nhờ sự che chở của Công chúa Thượng Ngàn, quân ta vẫn ngày một thêm lớn mạnh. Quân Minh nhiều lần đến bao vây cũng đành phải chịu rút về. Từ Chí Linh, quân ta tiến vào giải phóng Nghệ An, Thuận Hóạ Sau đó,với những trận thắng oanh liệt, ở Tốt Động, ở Chi Lăng, và cuối cùng, bao vây bức hàng quân giặc ở Đông Quan,đã giải phóng hoàn toàn đất nước.
    Sau chiến thắng vẻ vang, Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi, viết bản Bình Ngô đại cáo, tổng kết lại cuộc chiến tranh. Trong bản Bình Ngô có câu: "Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần", là nhắc lại thời nghĩa quân ở núi Chí Linh, tuy gian lao vất vả nhưng vẫn bảo toàn được lực lượng, vì đã được sự âm phù, che chở của Công chúa Thượng Ngàn.
    Công chúa Thượng Ngàn, cũng như bao nhiêu vị thần thánh được mọi người tôn thờ, chính là hồn thiêng của sông núi, bao nhiêu đời nay dẫn dắt con cháu vững bước đi lên.
    Ngài có mặt ở khắp nơi, theo bước chân của dân chúng, khi từ miền rừng núi rồi xuống miền đồng bằng.Vì vậy, ở nơi nào dân chúng cũng lập điện thờ, thờ phụng Ngài.
    Tuy nhiên, đại bản doanh của Ngài vẫn là vùng núi non và các cửa rừng. Những người đi rừng, muốn bình yên, mọi sự tai qua nạn khỏi, thường cầu xin sự che chở, phù trợ của Ngàị Ai muốn săn bắt hay khai thác thứ gì trong rừng, cũng đặt lễ, thắp hương, cầu xin để được Ngài chấp thuận.

    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 25/08/2007
  4. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    SỰ TÍCH CÁC NỮ THẦN VIỆT NAM
    Cổ Tích Việt Nam​
    1. Nữ thần mặt trời và mặt trăng
    Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quí hai nàng lắm nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm tròn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài, và đi với tốp già thì lại ngắn.
    Mặt Trăng là cô em tính tình nóng nảy còn hơn cả cô chị. Sức nóng của cô đã làm hại cho người và muôn vật khá nhiều. Ấy thế mà cô vẫn cứ chỏng lỏn, đi đâu cũng sà vào khiến cho nhân dân vô cùng kinh hãi. Trần gian khổ sở vì cô. Mặt Trăng, họ đã kêu ca rất nhiều, tiếng thấu lên Thượng giới khiến cho bà mẹ đã định lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng đi. Nhưng Ngọc Hoàng chiều con, nên không để cho vợ làm việc ấy. Bấy giờ ở dưới trần có một chàng trai tên là Quải. Quải là con mồ côi nhưng lại có một thân thể cực kỳ to lớn và sức khỏe tuyệt vời. Trước những hành động tai ác của cô Mặt Trăng, Quải quyết tâm trị cho một mẻ. Anh ta đón đường cô Trăng trên một đỉnh núi cao và trữ sẵn một đống cát thật lớn. Hôm ấy, cô Mặt Trăng vẫn quen thói cũ vừa đi vừa sà xuống để nhìn muôn vật, Quải chờ cho cô ta đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô. Cô Trăng đang rong chơi, bị tấn công đột ngột, nhắm mắt lại nhưng đất đã dính đầy mặt và chui cả vào trong mắt. Cô ta hốt hoảng vội vụt bay lên cao, lảng ra xa chỗ Quải đứng. Từ đó trở đi cô không dám sà xuống gần mặt đất nữa. Mặt mũi cô bị cát dính chặt nên không còn sáng được như xưa. Sau này tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành hơn, ở dưới trần ai cũng thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô quay lưng tức là ba mươi, mùng một, còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời kỳ trăng hạ huyền hoặc thượng huyền. Còn những khi trăng quầng, ấy là lúc cát bụi trát mặt bị gió thổi bay tung ra.

    2. Nữ thần lúa
    Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi.
    Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.
    Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng: Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế.
    Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:
    - Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về.
    Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình.
    Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, là một "tiết mục" hấp dẫn, gọi là "Rước bông lúa". Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triêng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hồng (Nghệ An, Hà Tĩnh... đều có rước bông lúa như vậy).

    3. Nàng Bân
    Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về. Tuy nhiên, nàng Bân vẫn được cha mẹ yêu chiều. Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu thương con thua em kém chị nhưng không biết làm cách nào, mới bàn nhau lấy chồng cho nàng để nàng biết thêm công việc nội trợ trong gia đình. Chồng nàng Bân, cũng là một người trên thế giới nhà trời. Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến, nàng định tâm may cho chồng một cái áo ngự hàn. Những nàng vụng về quá, khi bắt đầu rét, nàng Bân đã bắt đầu công việc song cứ loay hoay mãi, tìm được cái nọ thì thiếu cái kia, xe được chỉ thì chưa có kim, đưa sợi vào dệt thì thoi, suốt lại hỏng. Đến nỗi trời đã sắp sang xuân rồi mà chỉ mới may trọn được đôi cổ tay. Nhiều người trên trời đã chế giễu nàng: "Nàng Bân may áo cho chồng/May ba tháng ròng mới trọn cổ tay".
    Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí. Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét. Nàng Bân buồn lắm. Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng gạn hỏi. Khi biết chuyện Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo. Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân. Tục ngữ có câu: "Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân" là vì thế.

    4. Mụ Giạ
    Thuở ấy, nước ta gọi là nước Văn Lang do vua Hùng làm chủ. Bấy giờ ở phía Nam, nước ta giáp với nước Tiết Hầu. Nước này cũng là một nước người đông của lắm. Hai nước Văn Lang và Tiết Hầu cùng chung biên giới, núi liền núi, sông liền sông vì thế nhiều lúc không phân biệt được đâu là ranh giới. Đã có những ý kiến là phải mở một cuộc chiến tranh để phân chia rõ ràng địa giới. Hai ông vua của hai nước đều là những ông vua hiền không muốn để xảy ra một cuộc đao binh bèn thỏa thuận bằng một phương pháp giải quyết lành mạnh và hòa bình: mỗi bên cử ra một người, cùng một giờ, một ngày, ra đi từ nước mình sang phía nước kia. Hễ hai người này gặp nhau ở đâu thì lấy nơi đó làm giới hạn biên cương của mỗi nước.
    Nhà Vua cho người đi rao khắp nơi, tìm người tài giỏi để đảm nhận trọng trách này, nhưng gần đến ngày hẹn vẫn chưa tìm được ai vừa ý. Lúc ấy, ở một làng quê hẻo lánh, có một người đàn bà khoẻ mạnh, chỉ sống có một mình. Vì ở cô độc lẻ loi nên mãi tới ngày cuối cùng sứ giả nhà vua mới tìm tới được. Khi biết tin này, bà ta sốt sắng nhận lời ngay. Thấy bà người to cao, khoẻ mạnh khác thường, sứ giả khấp khởi mừng thầm vội đưa ngay bà về yết kiến nhà vua. Vua vui vẻ cử ngay bà vào cuộc thi đi bộ hôm sau. Suốt đêm ấy, người ta chuẩn bị cơm nước cho bà, và mụ Giạ - tên người phụ nữ ấy, đã ăn liền mấy nong cơm lớn để tờ mờ sáng là bắt đầu vào cuộc thi đấu.
    Rạng canh năm, khi gà vừa gáy báo canh tiếng thứ nhất, mụ Giạ đã khởi hành. Bà đi nhanh như chim bay, mỗi bước của bà vượt qua hai ba trái núi cao, năm sáu ngọn đồi lớn. Chưa đầy nửa buổi, bà đã đi được mấy trăm dặm đường. Đến quá trưa, chân bà đã đặt tới dãy Khai Trướng (núi Giăng Màn) ở Nghệ An, và cuối cùng bà đã gặp người của nước bên kia ở phía nam một con đèo. Từ đó, ngọn đèo trở thành biên giới phía tây nam của nước Văn Lang. Ngọn đèo ấy thuộc dãy núi Nam Giới, nằm ở giữa đất Tân  ởp của Hà Tĩnh và đất Bản Thong Kham của nước Lào ngày nay.
    Nhà vua nhớ công ơn mở mang bờ cõi của bà bèn lấy tên bà đặt luôn cho ngọn đèo ấy. Chính là đèo Mụ Giạ ngày nay.

    5. Bà Mẫu Thoải
    Bà Mẫu Thoải (Thoải là đọc tranh chữ Thủy mà ra) tức là bà mẹ Nước. Sự tích của bà đến nay chưa được rõ ràng, vì mỗi nơi hiểu theo một cách.
    Có thuyết nói bà là một vị thần lưỡng tính, cả nam cả nữ, có tên là Nhữ Nương. Tuy là đực cái chung nhau bóng âm tính nặng hơn, nên bà được kết hôn với vị vua dưới nước là Thủy Tề. Thượng đế phong cho bà làm Như Nương Nam Nữ Nam Hải Đại Vương. Nơi chính được hân hạnh thờ bà làm thành hoàng là làng Viêm Xá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
    Có thuyết lại nói mẫu Thoải không phải là một bà mà chính là nhiều bà. Các bà đều là con của Lạc Long Quân. Trong số con cái sinh ra, Lạc Long Quân đã chọn ba người giao cho việc quản lĩnh sông biển nước Nam, đóng dinh cơ ở sông Nguyệt Đức. Một bà có hiệu là Thủy tinh động đình Ngọc nữ công chúa. Bà thứ hai có hiệu là Hoàng Bà đoan khiết phu nhân, và bà thứ ba là Tam giang công chúa.
    Công việc của các bà là coi sóc các sông biển, làm mưa và chống lụt giúp nhân dân. Những năm hạn hán, nhân dân cầu đảo là viện đến sự phù hộ của các bà. Các bà có nhiều bộ hạ, giao cho mỗi người trấn thủ một nơi. Như ở Thăng Long, tướng tá của các nữ thần đều chia nhau ở các làng Nhật Chiêu, Quảng Bố, Tây Hồ, Yên Phụ. Đời Lê Vĩnh Thọ có lần thuỷ quái gây loạn, dâng cao nước sông Nhị đã tràn vào Yên Phụ, sau phải cầu đến các mẫu Thoải mới khỏi được nạn lũ lụt.
    Các bà cũng thường giúp vào những cuộc chiến đấu về quê hương. Đời Lê Thánh Tông, quân nhà vua đi đánh phương Nam, đến vùng đất thuộc địa phận các huyện đến Phú Xuyên, Kim Bảng thì gặp một trận cuồng phong rất lớn. Cầu khẩn đến các bậc thần linh, các mẫu thủy đã cho một tướng đến dẹp yên gió. Vì thế, nhà vua phong tặng cho tướng ấy là thượng đẳng thần, lấy hiệu là Nguyệt Nga công chúa. Nguyệt Nga cũng được xem một thần mẫu của Thủy cung.
    Những ngày thanh bình yên ổn, các bà mẫu Thoải thường dùng thuyền lan chèo quế rong chơi. Bài văn chầu mẫu Thoải có câu: "Bà chèo chơi 36 động tiên" chính là để chỉ vào việc ấy. Để chiều ý các mẫu, những ngày hội mùa, hội thủy đều có khẩn cầu sự chứng giám các bà.


  5. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Cuối tuần vui vẻ anh nhé!
    Thèm xem phim quá. Lâu rồi ko được xem phim. Mà dạo này cũng chẳng có phim gì hay ho nữa. Chán nhề...
    Vừa đọc được cái quảng cáo của Foodaway, cũng có những món tương tự KFC, giá chỉ = 2/3. Em đang định mò đi măm đây. Xem chất lượng thế nào. Muốn rủ anh lắm cơ nhưng anh chẳng khoái mấy món chiên béo béo thế này nên thôi. Hơn nữa, cũng muốn anh về măm cơm với gia đình...

    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 00:33 ngày 26/08/2007
  6. UNA_MALDINISTA

    UNA_MALDINISTA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.632
    Đã được thích:
    0
    Tự nhiên thấy buồn quá. Chẳng muốn phá vỡ bầu không khí vui tươi của mọi người, nên lại vào đây vậy. Một mình đối diện với mình.
    Tôi là ai mà yêu quá đời này? Ước gì mình có thể hát lên câu hát ấy, và cười nụ cười nhí nhảnh, hồn nhiên thuở nào. Cuộc sống và thời gian đang mài mòn đi sự vô tư năm xưa, và đôi lúc, bắt gặp mình, cô đơn, một mình, lặng lẽ...
    Mình không cần tình yêu và cái gọi là người yêu, mình chỉ cần một người bạn thực sự hiểu và trò chuyện được với mình. Nhưng điều đó quá khó, vì như vẫn nói đến mình còn chả hiểu nổi bản thân thì có thể hy vọng ở ai? Những nồi buồn mơ hồ cứ thỉnh thoảng lại về, làm cho trái tim đã trống trải lại càng thêm cô đơn. Nhớ mẹ, nhớ bố, nhớ anh chị và các em. Nhớ bạn bè, nhớ công việc và đồng nghiệp. Nhớ cả những người đã nghĩ sẽ không bao giờ nhớ. Thế đấy. Sự cô đơn đôi khi làm hại con người. My loneliness is killing me. Oh no, killing me softly with his song. Killing me soflty
    Không sốt ruột, không chờ đợi, không sợ hãi. Nhưng đôi lúc tự nghĩ thấy tò mò về tương lai của mình quá. Liệu có một ngày nào mình sẽ gặp được người đó không nhỉ? Người sẽ là chàng hoàng tử, là Micheal, là Grey, chứ không phải là con ếch, là Jim, là Peter gì cả. Nhưng số phận ơi? Cần phải hôn bao nhiêu con ếch mới gặp được chàng hoàng tử? Cần phải bỏ qua bao nhiêu Jim để có được Micheal? Cần phải ngoảnh mặt đi trước bao nhiêu Peter để chờ đợi Grey đây? Hãy cho tôi một câu trả lời!
    Ước mơ lãng mạn và viển vông về một cánh buồm đỏ thắm sẽ tới chở những ước mơ của mình. Ước mơ đơn sơ mà khó nói về một tình yêu đích thực sẽ còn mãi mãi trong trái tim. Ước mơ nhỏ bé mà lâu dài về một khoảnh khắc "ngỡ ngàng phút giây anh đến ngập chiếm hồn em, dường như đôi chân không còn bước trên thế trần..." Tất cả vẫn chỉ xa vời nơi chân trời mà dù mình có mải miết hướng tới "phía trước kia là cả một bầu trời" thì dường như vẫn cứ bất lực. Bất lực trong cái gọi là chờ đợi. Bất lực trong cái gọi là duyên số. Bất lực trong cái gọi là tình yêu thực sự.
    Bạn bảo nếu gặp được người ấy, điều đầu tiên bạn làm là uýnh cho mấy uýnh vì can tội để bạn phải mòn mỏi đợi chờ. Còn mình, mình chả muốn nghĩ đến nữa. Hình như giờ phút này thì mình thấy mệt mỏi và chán chường thật sự. Không mong chờ. Không hy vọng. Không ước mơ nữa. Vì nó cũng như là "mơ về mùa thu không có lá rơi" vậy, một điều không thể trở thành hiện thực. Bạn cứ tiếp tục với những kế hoạch của bạn. Còn mình, mình give up mọi kế hoạch, dù chỉ là nói đùa. Mình cross out mọi khả năng, dù xác suất có lớn. Mình freeze up trái tim, dù nó vẫn đa cảm, vẫn ngập tràn những thương yêu, nhưng là với gia đình, bạn bè, cuộc đời... Không phải với người.
    Ôi, cứ xác định thế đi. Không mong đợi. Không hối tiếc. Không kỳ vọng. Chỉ cần những người bạn thân tri kỷ có thể dành cho mình vài giây, vài phút, vài tiếng đồng hồ để tâm sự và chia sẻ. Thế là đủ
    Em hãy vì mọi người, từng lời hát từng nụ cười,
    Riêng em có buồn thì ngồi yên cho tôi ngắm xem...
    Vì sao trong đôi mắt em... có những... ngôi sao... cô đơn...?

  7. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Học quên để nhớ
    Đặng vương Hưng
    Học Quên để... nhớ cho nhiều
    Học hờn giận để... cưng chiều đấy thôi
    Học lẻ loi để... có đôi
    Học ghen là để... cho người thêm yêu
    Em thì xa vắng bao nhiêu
    Tôi đành học cách nói điều vu vơ
    Học sắc sảo để... dại khờ
    Học già dặn để... ngây thơ thủa nào
    Tôi giờ còn lại chiêm bao
    Cố trần tục để... thanh tao kiếp người
    Mải mê học khóc cho... cười
    Quên hờ hững để cùng người đam mê...​
  8. chuotcoi84

    chuotcoi84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay em cũng hơi mệt, chắc đã làm anh ko vui. Mong rằng tình trạng này sớm qua mau để nụ cười lại nở trên môi anh, môi em. Để những khi chúng ta bên nhau là những phút giây bình yên nhất!
    Anh yêu ngủ ngon nhé!

  9. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Anh thương yêu!
    Cảm nhận rất rõ anh rất thương em nhưng sao nhiều khi em thấy trong mắt anh là 1 khoảng trống mà em ko biết làm cách nào để lấp đầy....Mấy hôm nay em linh cảm thấy điều gì đó rất bất ổn mà ko biết nguyên nhân từ đâu. Mọi việc diễn ra vẫn bình thường, chỉ tại em đa cảm nên hay nghĩ lung tung??? Mong sao ko có chuyện j xảy ra để bình yên và yêu thương lấp đầy những khoảng trống....
    LU
  10. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Từ sáng tới giờ ở chỗ em mưa mấy trận rồi đấy. Lần nào cũng sấm chớp đầy trời, đúng là tháng Ngâu có khác...
    Hôm nay rằm tháng 7, nhà em cũng làm đơn giản lắm...hôm qua giỗ bà ngoại bên nhà chú út nên ko cúng rằm ở nhà được. Có lẽ chiều hoặc tối tranh thủ chạy ra chùa thắp hương xá tội vong nhân. Em cũng nhiều tội lắm, ko biết có gột rửa được chút nào ko....
    Trời lại nổi sấm, 1 trận mưa lại sắp kéo tới...
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này