1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt kiều kiện nhà nước VN !

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi TuansanPhaply, 13/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Trong hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan có qui định: khi phát sinh tranh chấp giữ quốc gia này với pháp nhân và cá nhân của quốc gia kia thì vụ tranh chấp có thể đưa ra giải quyết tại ICSID. Như thế, theo em, Việt Nam đã thỏa thuận trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho ICSID rồi . ICSID không là một toà án quốc tế mà là một tổ chức trọng tài quốc tế, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài là do các bên tranh chấp trao cho.
    Còn về việc thi hành án, em đồ rằng, trong trường hợp xấu nhất tài khoản Việt Nam ở nước ngoài có thể bị phong toả. Chính vì thế không thể nói :ICSID cứ đưa ra phán quyết, Việt Nam không thi hành là được
    Mong được trao đổi
    [/quote]
    Như vậy, theo em phải xem phạm vi áp dụng của công ước Washington, em có thể tham khảo công ước này ở đâu bác nhỉ ?
    Thông thường, một điều ước quốc tế có hiệu lực khi các bên lực chọn áp dụng , Ví dụ như thương nhân Việt Nam và một quốc gia nào đó có thể lựa chọn công ước Viên 1980 để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương giữa họ mặc dù cả VN và Quốc gia đó không là thành viên của công ước Viên. Trong tư pháp quốc tế, các luật gia gọi là hệ thuộc luật chọn
    Tuy nhiên nếu trong điều ước ghi rõ: điều ước chỉ có hiệu lực đối với quốc gia là thành viên điều ước thì các bên dù có thỏa thuận chọn lựa, thỏa thuận ấy cũng vô hiệu vì điều ước không có chức năng điều chỉnh
  2. provoker

    provoker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    4
    Bạn có thể tìm Washinton Convention ở đây: http://www.worldbank.org/icsid/basicdoc-archive/9.htm
    Trong Công ước này điều 25 về thẩm quyền giải quyết có quy định rõ ràng là ICSID chỉ giải quyết đối với tranh chấp có liên quan đến một quốc gia khi quốc gia đó là thành viên mà thôi. Đồng ý với bạn là các bên có quyền chọn luật, chọn cơ chế giải quyết tranh chấp, nhưng cơ chế nào, luật nào để giải quyết tranh chấp, nhất là việc thi hành án thì lại là một điều hoàn toàn khác. Quan điểm của tôi là Việc giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án có liên quan. Có nghĩa là Tòa này, tòa kia họ xử thì cũng vẫn cứ xử, nhưng mình có tham gia phiên tòa hay không, và có chấp nhận thi hành án hay không lại là một điều hoàn toàn khác. Ở đây VN chưa là thành viên của Công ước Washington.
    Còn bạn viện dẫn ra Công ước Viên 1980, thì tôi cho là cũng phải xem xét lại về phạm vi điều chỉnh của công ước Viên này thế nào trước đã.
    Mong được góp ý của bạn.
    Article 25
    (1) The jurisdiction of the Centre shall extend to any legal dispute arising directly out of an investment, between a Contracting State (or any constituent subdivision or agency of a Contracting State designated to the Centre by that State) and a national of another Contracting State, which the parties to the dispute consent in writing *****bmit to the Centre. When the parties have given their consent, no party may withdraw its consent unilaterally.
    Như vậy, theo em phải xem phạm vi áp dụng của công ước Washington, em có thể tham khảo công ước này ở đâu bác nhỉ ?
    Thông thường, một điều ước quốc tế có hiệu lực khi các bên lực chọn áp dụng , Ví dụ như thương nhân Việt Nam và một quốc gia nào đó có thể lựa chọn công ước Viên 1980 để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương giữa họ mặc dù cả VN và Quốc gia đó không là thành viên của công ước Viên. Trong tư pháp quốc tế, các luật gia gọi là hệ thuộc luật chọn
    Tuy nhiên nếu trong điều ước ghi rõ: điều ước chỉ có hiệu lực đối với quốc gia là thành viên điều ước thì các bên dù có thỏa thuận chọn lựa, thỏa thuận ấy cũng vô hiệu vì điều ước không có chức năng điều chỉnh
    [/quote]
  3. litt

    litt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Nhà đầu tư có thể đưa vụ kiện ra trọng tài theo Cơ chế phụ trợ của ICSID đối với trường hợp một quốc gia trong quan hệ tranh chấp là thành viên của Công ước ICSID.
  4. litt

    litt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0

    Trích bài phỏng vấn luật sư Mai Lương Việt:
    "* Ông có biết tòa án trọng tài trong vụ này là thuộc tổ chức nào và trọng tài sẽ tiến hành xét xử theo quy chế nào?
    - Tôi chưa được biết chi tiết hơn. Có thể biết được về cơ chế lựa chọn trọng tài và nguyên tắc xét xử vụ này khi xem quy chế giải quyết tranh chấp tại Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan.
    Tuy nhiên, đa phần các hiệp định về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với nước ngoài đều quy định một trong hai hình thức xét xử trọng tài là trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc) hoặc trọng tài thường trực. Trọng tài thường trực được lựa chọn thường là của Trung tâm Quốc tế giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư (viết tắt bằng tiếng Anh là ICSID), là tổ chức có liên hệ mật thiết với Ngân hàng thế giới, được thành lập và hoạt động theo Công ước về giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư giữa các quốc gia và kiều dân của các quốc gia khác (hay còn gọi là Công ước Washington năm 1965). Điều kiện để đưa tranh chấp ra giải quyết tại trung tâm này là cả 2 quốc gia có liên quan phải là thành viên của Công ước. Tuy nhiên, trung tâm cũng có thể tham gia giải quyết tranh chấp trong trường hợp có một quốc gia không phải thành viên Công ước thông qua việc sử dụng quy tắc bổ sung của trung tâm được thông qua vào năm 1978. Việt Nam hiện chưa tham gia Công ước Washington, vì vậy nếu trung tâm nêu trên hiện đang giải quyết vụ việc này thì sẽ phải áp dụng quy tắc bổ sung. Trụ sở chính của ICSID được đặt tại Washington D.C nhưng các bên tham gia vụ kiện có thể thỏa thuận chọn địa điểm tiến hành xét xử tại bất kỳ nơi nào khác.
    * Vậy còn trọng tài Ad-hoc thì sao?
    - Trong trường hợp này, thông thường các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư quy định việc giải quyết bằng trọng tài theo quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL).".
    "* Thưa ông, đặt giả thiết phán quyết lần này bất lợi cho phía Việt Nam thì việc thi hành phán quyết đó sẽ như thế nào?
    - Thông thường phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm được thông báo và luật pháp quốc tế cũng như quốc gia của đa số các nước không cho phép kháng án một phán quyết trọng tài như trên, trừ một số trường hợp ngoại lệ rất hạn chế. Ví dụ trong trường hợp trọng tài không có thẩm quyền xét xử, việc chỉ định hoặc thành phần trọng tài không hợp lệ, vi phạm quyền của các bên được giải trình, có sự đối xử thiếu bình đẳng hoặc có sự không phù hợp với trật tự công cộng.
    Trong trường hợp một bên từ chối thi hành phán quyết trọng tài, bên kia có thể tiến hành thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết theo quy định tại Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Bên muốn thi hành phán quyết có quyền tiến hành thủ tục yêu cầu thi hành không chỉ ở nước của bên kia mà còn ở tại tất cả các nước đã tham gia Công ước New York 1958. Hiện nay, số nước thành viên Công ước đã lên tới hơn 130 nước, trong đó bao gồm cả Việt Nam."
    http://www.thanhnien.com.vn//Phapluat/2005/5/23/110633.tno
    Được litt sửa chữa / chuyển vào 08:06 ngày 24/05/2005
  5. litt

    litt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0

    Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện VN: Thu xếp trên "sân nhà"
    http://www.vnn.vn/xahoi/phapluat/2005/05/441251/
    ---------------------------------------------------------------------------
    Cơ quan nhà nước Việt Nam tự xem xét, giải quyết ???
    Nếu nhà đầu tư đã nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Trọng tài quốc tế, nhà đầu tư phải từ bỏ quyền tiến hành bất kỳ thủ tục tố tụng tại toà án, toà hành chính nào, theo luật quốc gia.
  6. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Cái link này đã bị VNN dẹp đi rồi.
    Theo tôi việc phán xử của bất cứ trọng tài quốc tế nào cũng cần căn cứ vào pháp luật của Việt nam trong thời điểm vụ việc Ông Trịnh Vĩnh Bình sảy ra.
    Trong thời điểm đó , ngay cả bây giờ chính quyền Việt nam không hề cho phép Việt Kiều hay người nước ngoài về kinh doanh, mua bán đất đai. Việc khuyến khích đầu tư của Việt Kiều hay người nước ngoài là trong các lĩnh vực khác như sản xuất, xuất nhập khẩu ... .
    Việc mua bán sang nhượng, kinh doanh trái phép đất đai của những ông Việt Kiều như ông Trịnh Vĩnh Bình rõ ràng góp phần làm nên những cơn sốt giá đất gây nhiều ảnh hưởng đến người nghèo, việc thu hồi giải tỏa mặt bằng để phát triển đất nước.
    Không ai khuyến khích ông Trịnh Vĩnh Bình mang tiền đi đầu tư buôn bán đất đai cả nên hiệp định đầu tư với Hà Lan cũng không thể bảo hộ đầu tư trong lĩnh vực này được. Việc kết án ông Trịnh Vĩnh Bình là buôn bán trái phép đất đai là đúng và do đó quyết định tịch thu tài sản tạo lập bởi việc buôn bán đó theo tôi cũng là chính xác.
    Ví dụ:
    Hiện tại ở Việt nam không cho phép làm điện thoại IP lậu, cho nên Việt Kiều không thể kiện Việt nam khi bị phạt hay tịch thu tài sản có được do việc đầu tư làm điện thoại IP lậu.
    Hay Việt kiều về đầu tư buôn bán Heroin chẳng hạn, không thể nại cớ ở nước XYZ nào đó cho phép buôn bán loại hàng này mà kiện Việt nam khi bị bắt về tội đầu tư phạm pháp Heroin.

  7. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Các bác đang học luật ở VN cho tui xin hỏi: Nếu một tội danh khởi đầu được chứng minh là vô tội thì những tội danh sau (được tìm ra, khui ra trong quá trình điều tra) có được cấu thành để kết án hay không? Theo ý riêng của tui, một người chưa từng học luật, thì những tội danh sau là vứt đi hết một khi tội danh căn nguyên đã không còn hiệu lực.
    Tui nghĩ chuyện của ông Bình tình hình nó giống như trên. Người đứng ra tố cáo ông Bình đã nhận mình vu cáo ông Bình khiến ông ta bị bắt và bị điều tra rồi bị moi ra những tội danh khác (mà ở thời điểm bây giờ không phải là tội nữa) để bị tù và bị tịch biên tài sản. Người đứng ra vu cáo này bây giờ hình như qua đời rồi, nhưng chắc vẫn còn lời khai trên giấy tờ nên ông Bình mới mạnh miệng mà đi kiện như vậy.
    Ông Bình đã từng thưa kiện giải oan tại toà VN nhưng không ai chấp án dù rằng có sự đề nghị từ cấp chính quyền cao nhất là ông PVK, thành ra ông Bình phải đi theo cách này là nhờ toà quốc tế dàn xếp. Tui nghĩ ông Bình đi theo cách này vì ông ta có quốc tịch Hoà Lan, và đi về VN đầu tư theo lời kêu gọi của cp Hoà Lan. Vì vậy đây không những là vụ kiện Việt Kiều đối với VN mà còn là nước HL, dân HL đối với VN nữa.
    Cái khó cho VN là chuyện này tình cờ bùng nổ ra khi ông PVK chuẩn bị sang thăm Mỹ vào tháng tới, và có thể kêu gọi Mỹ đầu tư. Việc này không thu xếp sớm có thể ảnh hưởng tới chuyến đi của ông K và hình ảnh của nước VN.
    Chúc vui,
    FN
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 21:16 ngày 27/05/2005
  8. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Trả lời cho FNguyen1 bằng 1 ví dụ nhé rồi tự cậu xem ở Mỹ khác Việt nam như thế nào.
    Có 1 người bị báo cảnh sát là gây ra va chạm xe hơi và bị cảnh sát khám xe, trong lúc khám xe thì phát hiện vài ký Heroin dấu trong xe. Sau đó người đi báo cảnh sát đã nhận là mình nhìn nhầm - vậy theo cậu - cảnh sát sẽ trả lại Heroin cho người chủ của nó chứ.
    Chuyện người "vu khống" ông Bình khai báo lại (tôi để chữ "vu khống" trong ngoặc vì đó là chữ chỉ do ông Bình nói ra ) hoàn toàn không có nghĩa là ông ta vô tội - rất có thể người khai phản cung vì lý do nào đó không loại trừ được lợi về tiền bạc.
    Tôi nghĩ ông Bình nếu muốn kiện thì phải trình tòa án Mỹ đầy đủ giấp phép Việt nam cho đầu tư mua bán đất đai, giấy đóng các loại thuế "lợi tức/thu nhập" đầy đủ vì ộng ta trong vài năm mang về Việt nam có 4 triệu USD mà có lời tới 30 triệu USD thì phải đóng thuế "lợi tức/thu nhập" tới 50-60% chỗ 30 triệu USD đó.
    Phải đóng thuế là luật chung của mọi quốc gia - ngay ở Mỹ trốn thuế là tội rất nặng.
  9. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào bác quyenlinh66 và các bác,
    Mặc dù tui không học luật nhưng tui cũng biết quyền dân sự của tui là gì bác quyenlinh ạ. Theo tui hiểu là không ai có quyền tự tiện khám nhà, khám xe của bác hết kể cả cảnh sát. Nếu bác gây ra tai nạn thì người ta có quyền tìm kiếm lý do gây ra nạn như thử máu, thử hơi thở, kể cả khám xe coi bác có lái dưới ảnh hưởng của rượu hoặc thuốc hay không. Bằng như bác không gây tai nạn gì cả, bác lái xe bình thường như mọi người thì không ai có quyền khám xe bác hết, trừ khi có một chiến dịch kiểm soát của cảnh sát mà lúc đó thì phải có án toà áp dụng chung cho mọi người hoặc lựa chọn bất ngờ, chứ không được phép kỳ thị một cá nhân nào. Bác sẽ bị bắt vì tội gây ra tai nạn, thêm những tội khác nếu họ tìm ra mà những tội này có liên quan đến tội nguyên thủy như say rượu lái xe, có xài ma túy .v.v... Nếu bác bị người ta tố cáo buôn bạch phiến thì việc bị khám xe là đúng; nếu bác có phạm pháp thì việc bị bắt không có gì phải kêu ca. Nhưng nếu bác không làm thì bác có quyền được biết ai là người tố cáo. Việc tố cáo không thể là nặc danh, chính quyền không thể làm việc cho một lời tố cáo nặc danh. Tui nghĩ điều quan trọng là tội trạng nguyên gốc phải có cơ sở và được cấu thành.
    Nói thật, nếu muốn tìm ra tội một người mà chính quyền đã nhắm tới thì dễ lắm. Cứ theo một lời tố cáo vu vơ nào đó rồi vào nhà người ta lục tung ra thì sẽ tìm thấy biết bao nhiêu là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên chuyện này không thể xảy ra ở Mỹ; nếu có thì cũng bị thưa ra toà thôi.
    Nếu NN VN nghĩ rằng nhân chứng đã phản cung vì một lý do nào đó thì nhân dịp ở toà quốc tế này VN có thể trình bày và trưng ra. Bởi vậy người ta mới có toà để xét xử, chứ người ta lập toà án để làm chi ?
    Tài sản của ông Bình lúc đó, theo tui hiểu, thì chưa bán, còn đang trong tình trạng đầu tư, lấy đâu ra lợi nhuận để đóng thuế! Trong các tội của ông Bình hình như không có tội nào quy cho trốn thuế hết.
    Chúc vui,
    FN
  10. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Tôi thật không hiểu sự hiểu biết về quyền dân sự của cậu FNguyen1.
    Nếu cậu có mang Heroin trong xe thì dù cậu có bị phát hiện bởi cảnh sát bằng bất cứ lý do gì thì cậu vẫn là phạm tội. Đó là ở Việt nam.
    Còn đây là trích lời của ông Trịnh Vĩnh Bình trên đài BBC, nếu cậu không biết điều gì thì nên tìm hiểu trước.
    -------------
    Trong cuộc pho?ng vấn với BBC, ông Bi?nh cufng nói ông không đích danh khơ?i kiện chính phu? Việt Nam, nhưng khi đaf kiện ra to?a quốc tế thi? kê? ca? địa phương, ma? trong trươ?ng hợp na?y la? ti?nh Ba? Rịa- Vufng Ta?u la?m sai thi? ''''chính phu? cufng pha?i chịu.''''
    Ông Bi?nh nói ră?ng các quan chức địa phương đaf cáo buộc ông trốn thuế va? đâ?u tư bất động sa?n trái phép va? ông đaf bị tu? tội vi? nhưfng cáo buộc ma? ông cho la? sai trái na?y.

Chia sẻ trang này