1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam - AQ tới bao giờ?

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi cucfunkho, 17/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quangcao208

    quangcao208 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/06/2008
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    chẳng biết thế nào
  2. diskuloz

    diskuloz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Bài viết:
    1.484
    Đã được thích:
    9
    Bóng đá VN lam gì có lối thoát.Chưa hiểu hết từ chuyên nghiệp là gì thì sao mà điều hành cả một nền bóng đá được nó ,nó lai căn ba rọi nửa nạt nửa mở là vậy,nó cũng chiều theo tỷ lệ thuận với sự điều hành đất nước của nhà nước ta vậy.XHCN kg ra XHCN,TBCN kg ra TBCN bởi tính lai căn như thế mới nhận lấy thất bại như ngày hôm nay
  3. ntn1987

    ntn1987 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    thì bớt nhậu
    bớt cờ bạc
    bớt làm biếng lại thì dc thôi
    nhưng có lẻ....điều đó quá khò để ng VN chúng ta thực hành
  4. littlerock

    littlerock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    đào tạo trẻ của ta bây giờ giống như bón thúc lúa . Cho đẫy phân vào để nó lớn nhanh, có thành tích nhanh để báo cáo . Sau đó thì lúa sẽ lép, cho năng suất thấp . Nhưng đó là việc của người khác. Vn giống mấy nước châu Phi . Các đội trẻ châu Phi gặp các đội trẻ châu Âu thường thắng lợi, thậm chí là thắng đậm . Nhưng bắt đầu từ độ tuổi 19 trở lên thì họ khó thắng nổi các cầu thủ trẻ của châu Âu nữa . Vì theo chu kì huấn luyện thì đây mới là lúc các cầu thủ trẻ châu Âu được kì vọng tiến bộ nhiều nhất, sau khi đã tích luỹ đủ thể lực, kinh nghiệm, tư duy chơi bóng . Các cầu thủ trẻ châu Âu nổi lên giai đoạn này sau đó phần lớn đều thành tài cả . Lúc đó, 90% những ông châu Phi đã từng thắng họ trước đó đều đã đi cầm giáo săn hươu hay là đi cày ruộng cả rồi
  5. farfar

    farfar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    0
    bên tây âu họ có huấn luyện viên bóng đá ngay cả ở xóm và ở phường .trẻ bắt đầu tập bóng từ 5 tuổi trở lên . trẻ nhỏ thì tập tuần 2 buổi . trên 10 tuổi và những trẻ có năng khiếu thì tập từ 4 đến 5 buổi tuần . mùa đông thì tập trong các phòng thể thao . mùa hè thì ra sân cỏ . và cuối tuần là fải thi đấu với các đội khác . bố hay mẹ fải chở con đi thi đấu . có thể các gia đình thay fiên nhau chở các em đi thi đấu . nhưng fải đóng tiền cho câu lạc bộ , nhưng rẻ thôi . quần áo giầy dép thì gia đình tự túc . bóng, sân, lưới thì của cấc câu lạc bộ , nhưng fần lớn là của fường , xã hay quận huyện . vậy mà để trở thành 1 cầu thủ thực thụ còn khó khăn lắm . không thấy ai lên được tiễn sĩ bóng đá cả . fần lớn là fải vừa tập luyện , vừa fải học nghề để sau này có công ăn việc làm nuôi bản thân . nói chung để trở thành cầu thủ ở châu âu không fải là dễ .
    - còn nước ta thì chẳng thấy các fường các xã có các câu lạc bộ bóng đá , hay các đội huấn luyện bóng đá bao giờ . thì lấy đâu ra các cầu thủ cho tương lai.
  6. cadic003

    cadic003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao khi Vietnam đối đầu với Thailand, các cầu thủ của ta thường tỏ ra lép vế, thua thiệt không ? Có cảm giác khi xảy ra các tranh chấp bóng các cầu thủ Thailand vọt lên rất nhanh trên chân các cầu thủ của ta.
    Phải chăng có sự khác biệt về đẳng cấp ?
    Có thể cải thiện, thậm chí còn là sự nâng cấp các cầu thủ của ta lên một đẳng cấp mới - tạo ra sự thăng hoa một cách khoa học cho các cầu thủ. Võ học phương đông thể hiện những ưu việt, sử dụng tối đa sự hợp lý của các chuyển động cơ thể, phát huy một cách hiệu quả sự thu phát lực phục vụ rất tốt cho thể thao đỉnh cao. Một trong những đại diện ưu tú đó là phép ?oQuán tưởng? của Võ Đang ?" Trương Tam Phong.
    Nội dung của phép này, ta xét một ví dụ sau :
    Có một bao gạo tương đối nặng khỏang 100kg cần được nhấc lên; thông thường người nhấc phải chủ động tận dụng hết sức lực của cơ thể để nhấc bao gạo lên. Nhưng với phép ?oQuán tưởng? người ta tưởng tượng bao này nặng 1.000kg ?" lúc này cơ thể sẽ tự điều chỉnh để có sức nhấc 1.000kg này lên. Lấy sức 1.000kg mà nhấc 100kg ?" điều này là hết sức dễ dàng.
    * Khi ?oQuán tưởng? thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh theo những điều kiện đặt ra*
    Theo tôi đối với bóng đá, có thể áp dụng như sau :
    - Khi đá bóng, sút bóng phải tưởng tượng quả bóng bằng sắt, rất cứng, rất nặng; lúc đó đòi hỏi cầu thủ phải sút, đá bóng thật chân & cơ thể của chính cầu thủ sẽ tự điều chỉnh về lực sút, tư thế sút bóng.
    - Khi chạy chỗ, khi cầu thủ xuất phát theo bóng cầu thủ phải tưởng tượng quả bóng như những trái đại bác cực nhanh, cực mạnh; khi cầu thủ có ý niệm phải thật nhanh, thật mạnh mới bắt kịp quả bóng thì tự cơ thể cầu thủ điều chỉnh sẽ giúp các cầu thủ có được sự tập trung, sự cảm nhận về trái bóng và những bước chạy hợp lý.
    - Khi đối đầu cá nhân với các đối thủ phải tưởng tượng minh đang xông vào một đám robot, người máy cực nhanh, mạnh, khéo léo; muốn lấy bóng và vượt qua họ phải cực nhanh, mạnh hơn họ; lúc này cơ thể sẽ tự điều chỉnh tạo cho cầu thủ thăng hoa và có nhưng bước di chuyển hợp lý.
    Xin được phản hồi theo địa chỉ : cadic003@hotmail.com
  7. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Cần nhiều cầu thủ trẻ thì cứ trả tiền triệu đô vào. Chú viết bài này là Hồ Việt. Mẹ của Công Vinh là Hồ Thị Gì Đó. Kết quả là có bài báo CV đáng giá triệu đô
    http://www.sggp.org.vn/thethao/2008/7/157938/
    Tiền đạo triệu đô
    Thứ hai, 07/07/2008, 09:41 (GMT+7)
    Mùa bóng 2008 đã đi vào giai đoạn cuối, đó cũng là lúc mà thị trường chuyển nhượng cầu thủ bắt đầu vào mùa náo nhiệt, trong đó có những cái giá được ?ohét? nghe đến... mất hồn.
    Nghe kể rằng, từng có lúc, đại diện của XM Hải Phòng cầm một vali chất đầy 9 tỷ đồng tiền mặt vào Vinh để hòng có được cái gật đầu của SLNA cho cầu thủ Lê Công Vinh ra đi. Sau đó, đến lượt T&T Hà Nội sẵn sàng trả ngót nghét 1 triệu USD để có chữ ký của Lê Công Vinh.
    Từ đó đến nay, người ta đoán rằng giá của Lê Công Vinh không hề giảm chút nào...
    Tiền đạo Lê Công Vinh (TCDK.SLNA).
    Trong danh sách cầu thủ ghi bàn tại V-League hiện tại, từ mốc 5 bàn trở lên thì chiếm đa số là các tiền đạo. Tiếc thay, chỉ có 5 cầu thủ Việt Nam xuất hiện trong danh sách, chiếm chưa đến 1/3. Lê Công Vinh mới ghi được 5 bàn, Nguyễn Tăng Tuấn của HA.GL ghi 6 bàn. Tiền vệ của Nam Định là Đức Dương có 8 bàn. Quang Hải của Khánh Hòa được 9 bàn và Nguyễn Ngọc Thanh ghi 11 bàn.
    Đã ghi bàn kém hơn các tiền đạo ngoại, nhưng những chân sút nội lại xuất hiện quá ít. Nhiều năm qua, danh sách ghi bàn tại V-League là sân chơi riêng của các ngoại binh.
    Nếu nói việc khan hiếm tài năng ghi bàn nội địa là lỗi của các ngoại binh thì không đúng, bởi hiện vẫn chỉ có 3 cầu thủ ngoại được vào sân thi đấu mỗi trận. Nhằm tránh lãng phí việc sử dụng đủ số ?oquota? này, nên các CLB có xu hướng dùng mỗi cầu thủ ngoại cho 3 tuyến. Vì vậy, trên lý thuyết mà nói các đội bóng rất cần có tiền đạo nội.
    Đấy là lý do xuất hiện cái mốc triệu đô cho một tiền đạo như Lê Công Vinh.
    Những tiền đạo Việt Nam giờ đây như lá mùa thu, nếu không nói là cực kỳ quý hiếm. Nổi bật vẫn chỉ có Lê Công Vinh. Tầm trung bình có Nguyễn Ngọc Thanh hay Nguyễn Quang Hải. Các CLB tại Việt Nam đều có đăng ký nhiều tiền đạo trong danh sách thi đấu, nhưng có vẻ như sự đăng ký ấy chỉ cho đủ vị trí vì không nhiều người gánh vác nổi trách nhiệm ghi bàn, đành nhường sân chơi cho các tiền đạo nước ngoài.
    Trình độ của các tiền đạo Việt Nam cần phải thừa nhận là không cao, nhiều người lại chơi như thể họ là tiền vệ chứ không thể hiện được nét riêng đặc biệt của một tay săn bàn. Các tố chất mà người ta hay gọi là ?osát thủ? không còn giống như thời Trần Minh Chiến hay Văn Sỹ Hùng, Phạm Văn Quyến.
    ***
    Chính vì thế nên người ta mới ngạc nhiên về Nguyễn Ngọc Thanh, chân sút một thời không ai biết đến tại TPHCM lại đột nhiên nổi lên như một hiện tượng tại XM Hải Phòng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Ngọc Thanh may mắn vì chơi ở đội bóng đất cảng, nơi anh được tuyến dưới nhồi bóng đều đặn, chứ nếu sang đội khác chưa chắc Ngọc Thanh đã tỏa sáng như thế. Trường hợp Quang Hải ở Khánh Hòa cũng tương tự như vậy.
    Nên một mình Lê Công Vinh độc chiếm ?obầu trời V-League? suốt mấy năm qua. Nếu còn Phạm Văn Quyến thi đấu, người ta tin rằng Công Vinh vẫn sẽ tỏa sáng bởi anh đã bộc lộ phẩm chất săn bàn ngay từ hồi còn đá U-19 Việt Nam. Cái tố chất ấy không dễ gì có được nên chẳng thể mất đi, cho dù hiện nay, Vinh thường bị kéo lùi xuống như một tiền vệ tấn công.
    ?oHiếm? là thế, nên Vinh mới được định giá 1 triệu đô tiền chuyển nhượng. Số tiền ấy quá lớn, không chỉ ở Việt Nam. Bởi thế nó khiến cho bất cứ ai quan tâm đến bóng đá Việt Nam đều phải suy nghĩ. Bởi 1 triệu USD cho Công Vinh cũng đồng nghĩa với việc: bóng đá Việt Nam quá thiếu nhân tài.
    Số tiền đó có thể đem về cho một CLB cả Kesley, Amaobi, Almeida, De Jesus. Vì Công Vinh là tiền đạo nội địa, nên những ông chủ lớn mới phải bỏ ra hàng đống tiền như vậy, mặc dù biết rằng nó vượt quá các nguyên tắc về tài chính. Thời buổi kinh tế thị trường, có tốn nhiều hơn cũng phải chịu, vì không lẽ cứ dựa vào hàng ngoại vốn bị khống chế bởi qui định thi đấu.
    Nhưng dù là giá thị trường đi nữa thì 1 triệu USD cho Công Vinh không phải là giá trị thực của một cầu thủ Việt Nam. Nó chỉ khiến cho hoạt động chuyển nhượng của bóng đá nước nhà thêm phần hỗn loạn và thị trường trở nên mất kiểm soát. Điều đó, chỉ có hại chứ không thấy được mặt lợi. Vài năm gần đây, các cầu thủ có giá chuyển nhượng cao lại phần lớn không chứng tỏ được giá trị của mình. Trường hợp Xuân Thành, Trung Kiên, Hữu Thắng, Trường Giang? là quá rõ.
    Nói cách khác, cứ không phải giá cao là hàng tốt. Không phải cứ vì sức ép của nhân sự mà đưa ra mức giá khổng lồ 1 triệu đô cho một tiền đạo.
    ***
    Câu chuyện nóng hổi về Phạm Văn Quyến vẫn còn đó. Ba năm qua, dù bị kỷ luật, nhưng vẫn rất nhiều người chờ Quyến trở lại. Với sự khan hiếm như hiện nay, chắc chắn giá trị của Văn Quyến sẽ rất cao và vì vậy mà nghe đâu phía SLNA đang tìm mọi cách để ràng buộc Văn Quyến hòng kiếm lợi từ tiền chuyển nhượng.
    Nhưng vì sao Quyến trượt ngã để bị kỷ luật thì không hiểu có nhiều người nhớ không. Cũng vì tìm một tay ?osát thủ? như Quyến quá khó khăn, vì Quyến là hàng hiếm nên người ta sẵn sàng chấp nhận mọi cái xấu ở cầu thủ này mà không hề ngăn chặn, phòng ngừa. Chỉ vì người ta quá cần Quyến, quá trông đợi ở anh nên chính Quyến lầm tưởng những giá trị của mình để rồi ảo tưởng mà mắc sai lầm.
    Câu chuyện triệu đô la dành cho Công Vinh có thể không làm cho tiền đạo này mắc sai lầm, nhưng nó lại nói rằng, với những thứ đang vượt quá tầm kiểm soát ấy sẽ khiến cho các cầu thủ khác sẽ đi vào vết xe của Văn Quyến ngày nào.
    HỒ VIỆT
  8. hoigidapnay1

    hoigidapnay1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Cái này phải bác nào ra nước ngoài nhiều mới nhận ra.
    Không phải chỉ Tây Âu mà tôi thấy ở Nhật Bổn nó cũng làm kiểu như thế. Có rất nhiều sân chơi cho trẻ con, mục tiêu ban đầu chỉ là tạo chỗ chơi cho bọn trẻ con.
    Còn thành tài được hay không tính toán sau.
    Ở VN đến chỗ chơi còn éo có, thử hỏi trẻ con kể cả nó có tài cũng éo biết chơi ở đâu.
    Các ông liên đoàn lẫn người hâm mộ nhăm nhăm nhìn vào mấy cái chỗ đào tạo trẻ thì lấy đâu ra tài năng. Trước hết phải tạo đk cho trẻ con được chơi bóng thoải mái đã.
    Cái kiểu như HAGL cũng chỉ là hái ngọn mà thôi, còn ngu si đần độn trông chờ vào mấy cái kiểu hái ngọn như thế thì không bao giờ phát triển được.
  9. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Khi những cầu thủ bóng đá tự "nhuộm đen" mình

    Vũ trường - bãi đáp thường xuyên của một số cầu thủ bóng đá.
    4/4/2008 15:53
    Hiện nay đang có những vấn đề nổi cộm về đạo đức của một bộ phận cầu thủ bóng đá Việt Nam. Ma túy, bán độ, lối sống buông thả, dính dáng đến các băng nhóm tội phạm... là những mảng màu tối đang chi phối họ.
    Khi cầu thủ xài... ma túy

    Ở các nền bóng đá phát triển như Anh, Italia, Tây Ban Nha, Đức... khi phát hiện một cầu thủ có biểu hiện dùng ma túy, chất kích thích, doping thì sẽ là cú sốc với cả nền bóng đá.

    Năm 2004, hậu vệ nổi tiếng của Manchester United và Đội tuyển Anh Rio Ferdinand chỉ quên không đi thử doping định kỳ đã phải chịu một án kỷ luật... 8 tháng cấm thi đấu. Tiền đạo quốc tế người Rumani Adrian Mutu dính líu đến ma túy đã bị Câu lạc bộ (CLB) Chelsea sa thải và bị cấm thi đấu đến 2 năm.

    Trong khi đó, ở một nền bóng đá đang ?otập tành làm chuyên nghiệp" như Việt Nam, những chuyện cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam dính ma túy lại đang diễn ra.

    Cao điểm của vụ việc này có lẽ là vụ việc 5 cầu thủ của CLB hạng nhất T&T Hà Nội tham gia động lắc trong khách sạn Mai Vinh. Chiều ngày 8/3/2008, trong khuôn khổ giải Hạng nhất Quốc gia, CLB T&T Hà Nội đã thắng CLB Tiền Giang với tỉ số 2-1 ngay trên sân khách.

    Lấy cớ mừng chiến thắng của đội và để chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 của chị em, một số cầu thủ của T&T đã "tìm" một khách sạn sang trọng ở TP HCM tổ chức nhậu nhẹt linh đình.
    Địa điểm được các "ngôi sao" lắm tiền, nhiều của này chọn là khách sạn Mai Vinh (số 597-599, Trần Xuân Soạn, quận 7, TP HCM). Vợ chồng chủ khách sạn là người gốc Hải Phòng nên khá hiểu mấy chàng dân chơi đất Bắc.

    Nhóm cầu thủ được ưu tiên vào phòng hát "xịn" nhất: có hệ thống ánh sáng, âm thanh cực mạnh đúng theo tiêu chuẩn của vũ trường. Giá phòng là 800 nghìn đồng cho hai cặp nam nữ, nếu quân số tăng sẽ tính thêm 100 nghìn đồng/người.

    Cầu thủ Lê Hoàng Anh Thi, 28 tuổi, khá sành sỏi mọi đường đi nước bước ở TP HCM đã trực tiếp đi mua thuốc lắc cho cả nhóm với giá 200.000 đồng/viên. Chưa hết, các cầu thủ này còn tìm thêm "dịch vụ em út, gái gú? để lắc cho ?ođã đời?.

    Trong 5 cầu thủ, có một chàng mang theo vợ nên chỉ ngồi xem 4 chiến hữu còn lại cùng 4 thiếu nữ quay cuồng trong tiếng nhạc. Lắc tập thể chưa thỏa mãn, gần sáng, nhóm cầu thủ này còn thuê thêm phòng 403 khách sạn Mai Vinh để tiếp tục thác loạn.

    3 giờ ngày 9/3, khi Lực lượng Công an ập vào phòng 403, các cầu thủ CLB T&T cùng 4 thiếu nữ vẫn đang lắc lư trong tiếng nhạc chát chúa. 6 viên ma túy tổng hợp cùng rất nhiều bao cao su chưa qua sử dụng được thu giữ ngay tại hiện trường.

    Lực lượng Công an đã dồn tất cả 21 "dân bay" ở cả 3 phòng lại, thu 12 viên và 1 bịch ma túy tổng hợp. Cho đến khi lấy lời khai, các điều tra viên mới té ngửa ra trong đám thanh niên bụi bặm kia có cả 5 cầu thủ bóng đá, xuất hiện trong những trận đấu mà các anh vẫn theo dõi trên tivi.

    5 cầu thủ này đều còn rất trẻ và được đánh giá là những cầu thủ có tương lai trong đội hình CLB T&T Hà Nộ, đó là: Lê Sỹ Mạnh, Lê Hoàng Anh Thi, Nguyễn Xuân Tú, Nguyễn Trọng Minh, Trần Quốc Tuấn.

    Mặc dù khi tiến hành kiểm tra nhanh các cầu thủ cho kết quả âm tính nhưng Cơ quan Công an giải thích rằng: loại thuốc mà các cầu thủ đã sử dụng rất mới nên kết quả đó đôi khi chưa chính xác. Ngay sau khi được sự đồng ý của Cơ quan Công an, các cầu thủ trên được CLB T&T Hà Nội bảo lãnh tại ngoại.

    Anh Thi là người lôi kéo và trực tiếp đi mua thuốc nên ngay lập tức nhận được mức phạt nặng nhất từ CLB chủ quản: sa thải. 4 cầu thủ còn lại bị kỷ luật treo giò và cắt toàn bộ lương, thưởng trong tháng 3 để chờ kết luận từ Cơ quan Công an.

    Chiểu theo khung hình phạt của FIFA với tội danh sử dụng ma túy, cầu thủ chủ mưu Anh Thi sẽ bị treo giò vĩnh viễn, còn các cầu thủ đồng phạm sẽ chịu mức án treo giò ít nhất 6 tháng.
    Chuyện cầu thủ dính dáng tới ma túy có lẽ không còn mới trong giới cầu thủ Việt Nam.

    Trước hết phải nhắc đến câu chuyện về tiền vệ nổi tiếng của bóng đá xứ Nghệ một thời: Phan Thanh Tuấn. Tiền vệ có cái chân trái khéo và "quái" thuộc vào loại số 1 Việt Nam khi đó với lối đá rất hào hoa đã từng dẫn dắt Sông Lam Nghệ An (SLNA) giành nhiều danh hiệu.

    Thời kỳ huấn luyện viên (HLV) người Anh Colin Murphy dẫn dắt Đội tuyển Việt Nam, Phan Thanh Tuấn cũng được gọi lên thi đấu cho đội tuyển quốc gia nhưng chỉ được vài hôm anh này lại xin khăn gói về nhà để chữa bệnh... đau dạ dày.

    Mấy đợt liên tục cùng với lý do ấy, không ai hiểu vì sao tiền vệ tài năng này lại từ chối cơ hội khoác lên mình chiếc áo mà bất cứ ai đeo đuổi trái bóng tròn cũng mơ ước. Về sau, người hâm mộ bóng đá xứ Nghệ mới vỡ lẽ, cầu thủ này đã dính vào ma túy và đã nghiện rất nặng. Chỉ khi có thuốc, Tuấn mới có thể thi đấu như "lên đồng".

    Bẵng đi một thời gian, sân Vinh không có sự hiện diện của tiền vệ tài hoa này, những người trong cuộc đều biết Tuấn đã quyết tâm đi cai nhưng không thành. Phan Thanh Tuấn buộc phải giã từ sự nghiệp thi đấu đỉnh cao của mình khi đang bước vào độ chín.

    SLNA đang được xem là lò đào tạo cầu thủ trẻ lớn nhất cả nước nhưng không ít các cầu thủ trẻ của nơi đây đã dính vào tiêu cực, vướng vào vòng vây của cái chết trắng.

    Sau thành công của thế hệ vàng, bóng đá xứ Nghệ từ năm 2002-2006 với Văn Quyến, Như Thuật, Lâm Tấn... đã đi vào giai đoạn khủng hoảng với một loạt cầu thủ cũng như thành viên Ban huấn luyện vướng vào vòng lao lý. Những người tâm huyết còn lại quyết tâm "nuôi" lứa U19 của họ thành một thế hệ mới để "thay máu". Nhưng rồi một sự cố liên quan đến ma túy lại đập tan tất cả.

    Tháng 5/2007, người hâm mộ đón nhận hung tin: cầu thủ U19 Lưu Văn Hiền dính... ma túy. Lưu Văn Hiền thuộc lứa cầu thủ triển vọng nhất của bóng đá xứ Nghệ vài năm qua. Ngay sau đó, CLB đã đánh tiếng là sẽ kiểm tra y tế với toàn bộ những thành viên còn lại.

    Khi tin này được tung ra thì một đồng đội của Hiền là Nguyễn Hồng Việt đã lập tức xin về nhà với lý do... cưới vợ. Nhiều người đã nghi ngờ chuyện Hồng Việt dính dáng đến ma túy. Và cũng chỉ vài tháng sau, Công an đã bắt được quả tang Việt giấu tép hêrôin trong ví. Thời điểm đó, Hồng Việt đang là tiền vệ trụ cột của Đội U20 quốc gia.

    Cùng với Nguyễn Hồng Việt, Lưu Văn Hiền, một cầu thủ nữa trong đội hình cũng bị phát giác là Nguyễn Văn Y. Thêm một số cầu thủ nữa của bóng đá xứ Nghệ chính thức... ra đi. Chỉ còn lại vài cầu thủ lứa đó còn giữ được mình để bước lên con đường bóng đá chuyên nghiệp như Trọng Hoàng, Đắc Khánh...

    Đầu năm 2007, cầu thủ Nguyễn Xuân Thành của CLB Hà Nội ACB cũng bị phát hiện tàng trữ 10 viên ma túy tổng hợp. Liên tục các vụ việc cầu thủ liên quan đến ma túy đang làm ô nhiễm môi trường trong sạch mà đáng ra thể thao vua cần phải có.

    Ngay sau khi biết sự việc các cầu thủ T&T Hà Nội dính tới ma túy, tôi gọi điện tới một cầu thủ bóng đá quen biết hỏi xem phản ứng trước thông tin xấu của đồng nghiệp không thì cầu thủ này trả lời làm tôi sốc nặng: "Có gì ghê gớm lắm đâu. Bọn em xem đó là chuyện bình thường!". Câu chuyện của 5 cầu thủ trên gây ồn ào trong dư luận nhưng thực tế có lẽ chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm.

    Những cuộc chơi không có điểm dừng

    Xin chưa đề cập đến các thú chơi gọi là ?obề nổi? của các ngôi sao bóng đá bây giờ như: Huy Hoàng sở hữu xe Toyota RAV 4 giá hơn 1 tỉ đồng hay Công Vinh sắm ?ocon? điện thoại Vertu Constellation giá 3.600 USD. Công bằng thôi khi mà đó là công sức lao động của họ, họ kiếm được và có quyền hưởng thụ.

    Nhưng cũng đã không ít người sa vào bi kịch do việc kiếm được nhiều tiền quá nhanh và quá sớm. Có nhiều cầu thủ từng bị xỉ vả là: vừa đổi đời là quên ngay mình đi lên từ đồng ruộng, quên luôn những ngày gian khổ, về quê như trưởng giả mặc áo gấm về làng, kênh kiệu coi đời bằng nửa con mắt...

    Tuy vậy, nói đến chuyện ăn chơi của giới cầu thủ thì các cầu thủ trẻ, các cầu thủ tuổi "U" mới là những người chơi bời đáng lo ngại nhất.

    Giải bóng đá trẻ U21 tại Gia Lai, các cầu thủ trẻ được bố trí ở các khách sạn Yali, Pleiku... dưới sự giám sát chặt chẽ của Ban huấn luyện. Với lứa tuổi này, Ban huấn luyện chưa phải lo chuyện móc nối, bán độ... mà lo nhất là các chàng rủ nhau đi... tìm gái.

    Cứ tối tối là mỗi đội lại phải cắt cử người thay nhau trực ở hai đầu hành lang khách sạn để ngăn không cho cầu thủ dắt gái lên phòng. Thế nhưng, khi Ban huấn luyện vừa đi ngủ thì đã có lác đác vài cô gái "bán hoa" được các cầu thủ gọi điện nhờ bạn bè ở ngoài "điều? đến.

    Một đội U21 ở TP HCM vừa bị loại lúc chiều, tối đến đã thấy các chàng "hò dô ta" gọi một lô 3-4 em về phòng liên hoan vui vẻ coi như chưa từng bại trận.

    Trước trận đấu bán kết Cúp Quốc gia mùa giải năm 2003 giữa Thể Công và SLNA tại sân Vinh, cánh phóng viên còn phát hiện ra cảnh các cầu thủ SLNA "phi" qua bờ rào ra ngoài để tổ chức "chén chú chén anh", thậm chí, có 2 cầu thủ còn gọi một cô gái đến thẳng khách sạn.

    Năm 2005, cầu thủ thuộc hàng ?ocon cưng? của một đội bóng thi đấu ở giải V-League sau khi đập phá, nhậu say bí tỉ ở vũ trường, khi thanh toán còn thiếu một khoản nho nhỏ là... 6 triệu đồng. Cầu thủ này không ngại rút ngay điện thoại gọi cho một doanh nhân nhờ ra trả giúp. Vị doanh nhân lại là bạn của giám đốc kỹ thuật Đội bóng nên ngay sau đó cầu thủ ?ocon cưng? này đã bị lãnh đạo đội ?osờ gáy?.

    Khi vụ 6 cầu thủ Đội tuyển U23 Việt Nam bán độ ở SEA Games 23, trong danh sách đen, cầu thủ ?ocon cưng? trên cũng góp mặt. Hay chuyện cầu thủ V. trong thời bị Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cấm thi đấu dài hạn lại chọn quán nhậu, vũ trường làm "bãi đáp" chờ mãn hạn.

    Cầu thủ dính dáng... đến tội phạm có tổ chức

    Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không nói thêm về chuyện cờ bạc, cá độ của một số cầu thủ tha hóa bởi những sự việc đó đã rõ như ban ngày: nhiều ngôi sao trẻ của bóng đá Việt Nam vừa vụt sáng đã bị vào... nhà đá.

    Tuy vậy, thật hiếm có ở nền bóng đá nào, mỗi khi có biến cố, các cầu thủ lại bị liên tưởng ngay đến xã hội đen. Không lẽ, họ và bọn tội phạm gần nhau đến vậy?
    Một dạo, cả thành phố Vinh, Nghệ An phát sốt với tin một cầu thủ của SLNA nổ súng trong vũ trường khách sạn Phương Đông. Mặc dù sau đó vụ việc chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính cầu thủ nổ súng vì nguyên nhân khá "giời ơi đất hỡi" là: nhặt được khẩu súng trong toilet, bị cướp cò.

    Khi cái nguyên nhân khó tin đó lại rơi đúng cầu thủ có khá nhiều ?ovết? như Phan Thanh Tuấn, người dân Nghệ An bắt đầu mơ hồ nghĩ đến một thế giới cầu thủ có vô vàn những điều họ chưa biết.

    Ngay sau đó là việc ngày 16/4/2006, hậu vệ nổi tiếng Nguyễn Phi Hùng bị chém tại quán karaoke Suối Nhạc, số 215 Đặng Thái Thân, TP Vinh. Khi biến cố xảy ra, người ta đã nghĩ đến việc ?oông trùm" cờ bạc Lĩnh "hương" (tức Lê Cao Lĩnh) tổ chức "dằn mặt" do Phi Hùng đã nợ Lĩnh quá nhiều.

    Rồi vụ thủ môn Ngọc Thế của Đội Đà Nẵng bị đâm bằng lưỡi lê trong vũ trường Phương Đông (TP Đà Nẵng). Hai hung thủ tổ chức đâm thủ môn này ngay trước bộ mặt cắt không còn giọt máu của "cậu bé vàng" Văn Quyến.

    Ngọc Thế giã từ sự nghiệp thi đấu và chuyện này trở thành nghi án cho đến bây giờ vẫn chưa có lời giải: có phải là xích mích ngẫu nhiên hay là một cuộc thanh toán vì lật kèo bán độ?

    Đạo đức cầu thủ: bài toán cầu thủ phải là người giải chính

    Về vấn đề đạo đức cầu thủ, PV ANTG đã trao đổi với Trần Công Minh ?" trợ lý cho HLV Calisto ở Đội Gạch Đồng Tâm Long An. Trong suốt sự nghiệp thi đấu cũng như huấn luyện của mình, Công Minh luôn được mọi người mến mộ và là tấm gương cho nhiều cầu thủ noi theo.
    Ngoài ra, Trần Công Minh cũng nổi tiếng là người tiếp xúc, dạy dỗ, dẫn dắt rất nhiều cầu thủ trẻ.

    Khi tôi đề cập đến nguyên nhân vì sao ngày càng nhiều cầu thủ sa vào tệ nạn xã hội, Công Minh trầm ngâm: "Thời của chúng tôi đá bóng vì đam mê, thậm chí mang tiền nhà đi để đá cho sướng! Đời sống ngày càng đầy đủ đối với những người làm nghề bóng đá thật là đáng mừng. Vẫn có nhiều em có chí tiến thủ tốt nhưng cũng có một số em mặc dù đã đủ tuổi tự lập nhưng vẫn chưa kiểm soát được chính mình, dẫn đến việc vướng vào các vụ việc đáng tiếc?.

    Trao đổi với PV ANTG, Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, ông Trần Quốc Tuấn nêu rõ quan điểm: "Vụ việc liên quan đến các cầu thủ T&T sẽ được chúng tôi xử lý triệt để ngay khi có kết luận của Cơ quan Công an. Ngoài việc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, các cầu thủ này còn phải chịu án kỷ luật chuyên môn, kỷ luật đạo đức...?.

    Ông Tuấn cũng cho biết trong thời gian tới, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam sẽ hoàn thiện công tác kiểm tra, xét nghiệm chất kích thích. Liên đoàn đã cử người tham dự các khóa học của Liên đoàn Bóng đá châu Á để tiếp thu các kỹ thuật mới gấp rút áp dụng vào hệ thống các giải đấu từ mùa giải sau.

    Ông Tuấn cũng nhấn mạnh: ?oCác khâu tổ chức, kiểm tra, kiểm soát chỉ có giới hạn, vấn đề là cầu thủ phải tự giữ mình, đừng đánh mất hình ảnh trong công chúng.

    Bởi trong bóng đá chuyên nghiệp, điều đó mang lại cho cầu thủ tất cả: danh tiếng, tiền bạc, sự yêu quý. Và đương nhiên, những điều đó sẽ mất đi khi cầu thủ tự hủy hoại hình ảnh của chính mình".

    Theo CAND
  10. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Cầu thủ VN có giỏi kỹ thuật không?

    Theo lời bài báo này thì cầu thủ ĐTVN giỏi ngoáy đít hơn là giỏi kỹ thuật. Đã thế lại chọn toàn những thằng tí hon con ông cháu cha vào đá thì FIFA cho xếp hạng 165 là đúng rồi.



    Nhìn lại Cúp TP HCM 2008 (Bài 3): Tiqui-taca là cái gì ?


    (TT&VH) - Một trong những bàn thắng ông Calisto ghi được vào lòng người hâm mộ và giới chuyên môn VN khi ông nói rằng ĐTVN dưới thời của ông sẽ chơi thứ bóng đá Latin, với những đường chuyền ban ngắn, sệt đặc trưng.

    Trong khoảng chục năm qua, thi thoảng lại dấy lên câu hỏi: Tại sao lại không có một lối chơi Việt Nam? Thứ bóng đá Latin nói trên của ông Calisto đang hướng đội tuyển đi theo chính là một phần của lời giải đáp. Vì lối chơi ấy phù hợp với thể trạng của các cầu thủ VN thay vì thứ bóng bổng và dài.

    Song, khi áp dụng ở Cúp TP HCM thì người ta lại thấy nó trục trặc và là một trong những nguyên nhân chủ chốt dẫn tới các kết luận là đội tuyển không có miếng đánh, đá khá tự phát và thiếu hiệu quả.

    Có những câu hỏi đặt ra, rằng phải chăng, lối chơi Latin ấy không hợp với các cầu thủ Việt Nam và lớn hơn, đó không thể là lối chơi Việt Nam mà chúng ta đi tìm? Sẽ rất khó để có câu trả lời thỏa đáng ngay trong thời điểm này, ngoài việc khẳng định một vấn đề khác là lối chơi sử dụng nhiều đường chuyền dài và bổng là không thể phù hợp. Dù sao, 3 trận đấu là chưa đủ để làm nên một quá trình, và chuẩn xác nhất lúc này là đi tìm sự lý giải tại sao sự thử nghiệm kia lại trục trặc xem ra cũng sáng tỏ được phần nào.


    Trình độ kỹ thuật

    Không thể nhầm lẫn giữa sự khéo léo với trình độ kỹ thuật. Một cầu thủ khéo léo có thể thực hiện được một vài động tác khó, chứ chưa chắc đã thực hiện chuẩn xác những động tác cơ bản như chuyền bóng, kiểm soát bóng hay sút bóng. Phần lớn các tuyển thủ của chúng ta thuộc nhóm này và nó thậm chí trở thành đặc điểm phổ biến của các cầu thủ VN.


    Trong khi ấy, để vận hành lối chơi mang đậm phong cách Latin hay mang hơi thở ?otiqui-taca? của đội tuyển Tây Ban Nha, người ta cần các cầu thủ có nền tảng kỹ thuật ổn định và tư duy chiến thuật.


    Có một ví dụ mà người viết cho rằng khá tiêu biểu: Ông Calisto đẩy Tấn Tài vào trong chơi như một tiền vệ trung tâm và cả khi đứng ở vị trí tiền vệ cánh thì Tài cũng được khuyến khích bó vào trong. Nhưng nền tảng kỹ thuật của Tài chỉ đủ thực hiện được khoảng 50% số đường chuyền chính xác và Tài ?oquên? (hoặc thiếu) ý thức của một mắt xích trong lối chơi bật tường-di chuyển liên tục là anh cầm bóng quá lâu. Có tình huống trong trận thứ hai, Tài chạm bóng tới 12 lần-một điều không thể tồn tại trong các đội bóng có lối chơi tương tự.

    Các cầu thủ khác có thể có kỹ thuật và tư duy chiến thuật khá hơn, nhưng hầu như đều phạm phải nguyên tắc không được chơi nhiều chạm nên các pha tấn công đều không có tốc độ và dễ bị chặn đứng, đúng như vị trợ lý của tuyển SV Hàn Quốc nhận định.

    Nền tảng CLB

    Bây giờ, nếu hỏi CLB nào ở VN có lối chơi bật tường ít chạm, không lạm dụng bóng dài và bổng hay không, câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Gạch, đội bóng cũ của ông Tô là không. Bình Dương vô địch 2 năm gần đây là không. Thể Công, một đội bóng có phẩm chất và bản sắc cũng không. Sông Lam lại càng không. Chỉ có Gỗ nhưng lại chỉ thấy ở họ cách đây 4-5 mùa bóng, chứ bây giờ Gỗ cũng không còn và không thể.

    Vậy mà rất nhiều trong số các CLB nói trên lại là nguồn cung cấp cầu thủ chủ chốt cho đội tuyển. Một khi các cầu thủ không chơi theo cách đó ở CLB, có nghĩa là họ phải đi từ những bước đầu tiên khi đặt chân lên tuyển-một thách thức rất lớn.

    Ông Calisto đã cố gắng giải quyết vấn đề này khi quyết định hướng đội tuyển theo lối chơi mới (các đời thày ngoại đều chưa từng thử nghiệm hay xây dựng) bằng việc nhồi các bài tập đối kháng theo nhóm cầu thủ trong phạm vi hẹp với nguyên tắc di chuyển liên tục và ít chạm.

    Nhưng 3 tuần tập luyện là không đủ để thực hiện một cuộc cách mạng và 3 trận đấu ở Cúp TP HCM toàn thua và kém cỏi về tính trình diễn chính là một kết quả tất yếu. Cụ thể, khi các cầu thủ di chuyển, nhưng các vị trí hoán chuyển không đồng bộ và hợp lý đã kéo theo sự sụp đổ của hàng phòng ngự, đồng thời khiến các đợt tấn công dễ dàng bị bẻ gãy.

    Hơn nữa, khi sức ép kiếm tìm một trận thắng đè nặng, ảnh hưởng tới tâm lý thì việc thực hiện cho tốt các yêu cầu kỹ chiến thuật lại càng trở nên khó khăn.

    Thay lời kết

    Chắc chắn là thời gian sẽ khiến cho đội tuyển với cuộc cách mạng về lối chơi của ông Tô chơi tốt dần lên, nhưng để đạt tới trạng thái hoàn thiện ngay ở AFF Cup 2008 là không thể. Đó là lý do để người ta đặt ra tính dài hạn cho một quá trình xây dựng đội tuyển cũng như thời hạn hợp đồng của một ông thày.
    Và xét ở góc độ lối chơi Việt Nam, hóa ra, để các cầu thủ chơi thứ bóng đá phù hợp với thể trạng và một số tố chất của họ cũng không phải là điều đơn giản.

    Phạm Tấn

Chia sẻ trang này