1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VIỆT NAM- ĐẤT NƯỚC- CON NGƯỜI!

Chủ đề trong '1983 - Hội Ỉn Sài Gòn' bởi looking, 27/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. looking

    looking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    VIỆT NAM- ĐẤT NƯỚC- CON NGƯỜI!

    LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ

    Hỡi cô thắt lưng bao xanh
    Có về làng Mái với anh thì về
    Làng Mái có lịch có lề
    Có ao tắm mát có nghề làm tranh.

    Ðông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Ðuống thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã từ lâu đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc.

    Tranh làng Ðông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người dùng ta dùng ván để in. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in.

    Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Ðông Hồ.

    Sau khi in thành tranh, kể cả cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên : màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó ; màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm , màu vàng lấy từ hoa hòe , màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp...Những năm gần đây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hoá chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu sắc nét như tranh làm truyền thống. Ðã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc bị phai nhạt.

    Tranh dân gian Ðông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.

    Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước sành điệu, yêu thích tranh dân gian Tết Ðông Hồ về tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội hoạ, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ.

    Ðã có một thời gian tranh dân gian Ðông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Những vài năm năm trở lại đây người Ðông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Ðông Hồ là không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.



    Looking
  2. looking

    looking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    PHƯỜNG ĐÚC
    Từ cầu Tràng Tiền ngược dòng Hương Giang, các bạn có thể nhìn thấy thấp thóang làn khói ấm thóat ra từ những lò đúc gia đình trong bức tranh quen thuộc của một phường hội dân gian xuất hiện khá lâu đời. Đó là Phường Đúc, một dải đất khiêm tốn ven sông, cách trung tâm thành phố Huế khỏang 3 km về phía Tây.
    Cách đây vài thế kỷ, nơi đó là một công xưởng đúc đồng lớn, hoạt động rộn rang một thời, cung cấp cho Đàng Trong và sau này là triều đình Nguyễn những sản phẩm bằng đồng quan trọng như binh khí, đồ lễ nghi, sinh họat? Còn nay, Phường Đúc chỉ còn quần tụ trong năm xóm nhỏ với những tên gọi riêng: Giang Đình, Giang Tiền, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Trường Đồng mà người cùng này vẫn quen gọi là năm dãy thợ đúc.
    Từ thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục đã từng nhắc nhở đến người Kinh (Kinh Nhơn) và người địa phương (Bổn Bộ) với những sản phẩm bằng đồng khéo tay. Thời bấy giờ, thợ giỏi ở khắp nơi được tập trung về phủ Chúa thành các đội lính, thợ trong các Ty, Cục và cùng làm việc trong một công trường chung (Trường Đồng). Chính vì sự hình thành không từ nhu cầu có tính chất nội tại của một làng xã nông nghiệp mà tính phường hội ở đây không quá khắt khe như những nơi khác. Từ dòng họ Nguyễn đầu tiên đến đây vốn gốc gác ở Bắc Ninh mà ông Nguyễn Văn Lương là ông tổ khai nghiệp, rất nhiều người ngọai tộc đã trở thành rể các chủ lò họ Nguyễn và được truyền nghề như họ Tống, họ Lê, họ Hùynh? Lớp hậu duệ này đã trở thành những truyền nhân xứng đáng, góp phần làm nên những nét đẹp của một làng nghề.
    Phường Đúc hiện nay có trên dưới 50 lò với các sản phẩm rất đa dạng: từ đồ lễ nghi như lư, tượng, tráp, quả? cho đến đồ gia dụng như ống bút, bình hoa, xoong, nồi, chảo? Hiện nay, đa phần trong số họ tập trung vào việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và đồ nghi lễ. Những bàn tay vàng như nghệ nhân Nguyễn Văn Sinh, Nguyễn Văn Thọan đã từng chỉ huy nhiều tốp thợ làm nên những công trình lớn như Đại Hồng Chung (Chuông Lớn), tượng Phật, tượng lãnh tụ, danh nhân, các tác phẩm nghệ thuật? sử dụng đến 4-5 tấn đồng nổi tiếng từ Bắc đến Nam. Lớp thợ trẻ không kém tài hoa như Nguyễn Văn Tuệ, Tống Viết Tuấn, Nguyễn Văn Viện có thể tạo mẫu hoặc tạo nên những sản phẩm mang phong cách riêng biệt, giành nhiều giải thưởng trong các hội thi tòan quốc.
    So với các làng nghề khác ở Huế, Phường Đúc hiện nay là một trong những nơi sinh họat nghề nghiệp nhộn nhịp nhất. Nét đang quý là quy trình kỹ thuật truyền thống vẫn được những người thợ ở đây giữ gìn gần như nguyên vẹn. Ngòai việc thay chiếc bệ tạo gió thủ công bằng động cơ thổi khi nấu nguyên liệu, quy trình còn lại gần như hòan tòan làm bằng tay.
    Theo dõi quá trình hình thành từ khối đất sét khô cứng với mớ nguyên liệu đồng nát ngổn ngang cho đến lúc sản phẩm được đánh bóng để có thể rời lò đúc và được mang đi khắp nơi, chúng ta mới thấy người thợ đúc đã ?omang nặng đẻ đau? ra nó như thế nào.
    Từ động tác sú đất, nặn khuôn, giáp khuôn, chèn khuôn, bố khuôn để đưa vào lò cho đến công việc nung khuôn, pha chế hợp kim, nấu chảy nguyên liệu rồi ra cơi, rót khuôn, làm nguội, đánh bong, nhuộm sản phẩm, đó là một quá trình đòi hỏi không chỉ lao lực mà còn thử thách trí tuệ và tài năng của người thợ. Sản phẩm trọi (hòan hảo) không chỉ mang ý nghĩa lành lặn và ?ogiống như đúc? đối với bản rập (mẫu) về mặt ngọai hình mà còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn chất lượng khác. Chẳng hạn, để tạo sự lan tỏa của một tiếng ngân, âm vang ấm áp cả thành Huế trong câu ca dao:?T
    Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
    Người thợ đúc Huế đã phải đứng trước thử thách lớn về mặt kỹ thuật. Đảm bảo được sự nguyên vẹn đối với sản phẩm có kích thước lớn là một khó khăn đã đành, tỷ lệ hợp lý giữa thiếc (Sn), chì (Pb), kẽm (Zn), Antimon? trong đồng là cả một bài tóan không đơn giản. Chiế chuông muốn ngân xa thì phải già (hàm lượng thiếc trong đồng phải cao) nhưng đồng già lại đồng nghĩa với hiện tượng dễ vỡ khi va chạm (gõ chuông cũng là một sự va chạm). Điều đó thể hiện trong câu ca dao:
    Chuông già động đến chuông kêu
    Anh già giọng nói, em xiêu tấm lòng.
    Những tác phẩm bằng đồng tiêu biểu còn lại trên đất Huế ngày nay như vạc đồng, cửu đỉnh, đại hồng chung ở danh lam Thiên Mụ, khánh, tượng hay chin khẩu thần công trước Hòang Thành Huế? là niềm kiêu hãnh khôn cùng của những người thợ đúc nơi đây.
    Đứng trước những tác phẩm bằng đồng đa dạng và tinh xảo của những người thợ đúc Huế, không ai trong chúng ta lại có thể nghĩ rằng ngòai đời sống phần lớn trong số họ đang còn rất khó khăn. Từ sự hạn chế về thông tin thị trường và thiếu sự tiếp cận rộng rãi với khách du lịch trong và ngòai nước, sản phẩm của họ không dễ dàng tìm được đầu ra, đôi khi phải bán với giá không tương xứng với công sức đầu tư.
    Một thành phố đang chọn hướng phát triển dựa trên ngành công nghiệp không khói nhue Huế, việc ưu tiên phát triển hang thủ công mỹ nghệ là đặc biệt quan trọng. Với bề dày lịch sử và những tác phẩm bất hủ vượt thời đại của mình, Phường Đúc đồng hiện nay ở Huế xứng đáng là một địa chỉ thú vị cho khách du lịch và những nhà đầu tư trong và ngòai nước. Sự thừa nhận cũng như tiếp nhận nồng nhiệt từ khách hang chính là nguồn động viên tích cực cho việc nâng cao tay nghề, tạo sự hưng phấn cũng như long tự hào về công việc của những người thợ đúc đồng Huế.
    Looking

Chia sẻ trang này