1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam lấy gì để đối phó với Trung Quốc?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi mirage2310, 05/08/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam lấy gì để đối phó với Trung Quốc?

    Dư luận Thế giới về Việt Nam - Thông tấn xã VN

    Với nhan đề trên tờ ?oĐông phương? (Hồng Công) ngày 30/07, viết: Người Việt Nam thật là lạ, mấy tháng trước, lãnh đạo tối cao Việt Nam còn vội vàng bay sang Bắc Kinh, thỉnh cầu Trung Quốc ra tay cứu viện, nhằm cứu vãn khủng hoảng tài chính của Việt Nam. Thế nhưng, bên cạnh đó, tự ý khoanh vùng khu vực tồn tại tranh cãi chủ quyền với Trung Quốc tại biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam), mời gọi các tập đoàn dầu khí Âu, Mỹ hợp tác thăm dò dầu khí. Điều này có thể nói, thứ gì Việt Nam có thể cầu viện được Trung Quốc thì cầu viện, còn gì cướp được của Trung Quốc thì cướp. Lô gích này đối với người Trung Quốc, vốn chú trọng lễ nghĩa, là không thể chấp nhận và lý giải nổi.
    Khi Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, được + sản Trung Quốc toàn tâm toàn lực ủng hộ, máy bay Mỹ bị bắn rơi, phần nhiều là do quân đội Trung Quốc thực hiện, tiếp tế hậu cần tác chiến cũng hoàn toàn dựa vào Trung Quốc. Khi Trung Quốc tích cực viện trợ Việt Nam chống Mỹ, Chính quyền Nam Việt Nam lại ra đòn với Trung Quốc tại các đảo ở biển Đông. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, Nam Việt Nam tuyên bố những đảo, bãi ngầm tại biển Đông thuộc Trung Quốc và từ trước chưa từng có tranh cãi, là của Việt Nam. Năm 1974, trong chiến tranh Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), mặc dù Hải quân Trung Quốc bắn chìm tàu chiến của Hải quân Nam Việt Nam, bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc tại các đảo thuộc Quần đảo Hoàng Sa như đảo Vĩnh Hưng. Nhưng Bắc Việt Nam, từng được Cộng sản Trung Quốc ủng hộ, lại bất chấp thủ đoạn thôn tính các đảo, bãi của Trung Quốc tại Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa), đến nay Việt Nam vẫn xâm chiếm 28 đảo bãi tại Trường Sa.
    Hiện nay, Việt Nam đang dựa vào việc kiểm soát các đảo này, đơn phương hoạch định vùng đặc quyền kinh tế, hợp tác với nước ngoài khai thác dầu khí, vứt bỏ Hiệp định gác lại tranh chấp cùng nhau khai thác đã đạt được với Trung Quốc sang một bên. Năm 1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, dạy cho Việt Nam một bài học. Lúc đó, Trung Quốc đưa ra khẩu hiệu: có thể nhẫn, đến mức không thể nhẫn. Lần này nếu như không phải Trung Quốc đang bận tổ chức Olympíc, sẽ lại có rất nhiều sinh viên Trung Quốc kêu gọi: có thể nhẫn, đến mức không thể nhẫn. Đại thể là Việt Nam cho rằng Trung Quốc tổ chức Olympíc, ?oném chuột sợ vỡ lọ?, chính là thời cơ Việt Nam có thể lấn tới trong vấn đề biển Đông, tạo nên sự việc đã rồi: Việt Nam chiếm hữu và khai thác tại khu vực còn tranh cãi thuộc biển Đông. Nếu như hành động này của Việt Nam thành công, vậy thì Bộ Ngoại giao Trung Quốc không còn mặt mũi nào để gặp người dân Trung Quốc nữa.
    Trên thực tế, môi trường quốc tế hiện nay có lợi cho Trung Quốc, thậm chí không cần nói đến thực lực của Trung Quốc đang lên cao, bản thân Mỹ cũng đang có quá nhiều vấn đề, còn ASEAN cũng không phải là ?okhối thép?. Hiến chương ASEAN ra đời đã nửa năm nay, Inđônêxia, Thái Lan và Philippin vẫn chưa phê chuẩn. Hơn thế, nhiều hiệp định mà ASEAN ký kết hiện nay, trên thực tế cũng mới chỉ thực hiện khoảng 30%, Việt Nam muốn dựa vào ASEAN đối phó với Trung Quốc, sẽ là không ổn./.

    TTXVN (Hồng Công 05/08)
    Với nhan đề trên, tờ ?oĐông phương? (Hồng Công) ngày 03/08, đăng bài viết của tác giả mang bút danh Liễu Tam Thiền, trong đó không tiếc lời nới xấu Việt Nam , nội dung bài viết như sau:
    Nhiều năm qua, Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo bãi tại Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) tại biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) của Trung Quốc, khai thác trộm dầu mỏ và khí thiên nhiên đáy biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc chiếu cố đến ổn định an ninh của cả khu vực, chỉ đưa ra cảnh cáo ngoại giao, nhưng Việt Nam coi đó là phản ứng nhu nhược. Gần đây báo ?oSài gòn giải phóng?, một tờ báo chính thức của Việt Nam, thậm chí còn dùng chiến tranh để đe dọa, đồng thời tuyên bố kiên trì lập trường ?oxâm chiếm phi pháp lãnh thổ của Trung Quốc?[bb]. Thế nhưng, Việt Nam, một nước nhỏ yếu với GDP chỉ có 61,1 tỷ USD/năm, cùng một quân đội yếu kém, chi phí quân sự không quá 3,4 tỷ USD/năm, dựa vào cái gì để đối phó với Trung Quốc ngày càng hùng mạnh?
    Trải qua hàng chục năm ?ogặm nhấm?, hiện nay Việt Nam đã xâm chiếm của Trung Quốc 28 hòn đảo và bãi tại Quần đảo Trường Sa, mỗi năm Việt Nam khai thác phi pháp 8 triệu tấn dầu mỏ, xuất khẩu thu về hơn 10 tỷ USD ngoại hối. Chính phủ Việt Nam còn tự ý phân chia vùng biển Trường Sa của Trung Quốc thành hàng trăm lô khai khác dầu khí và kêu gọi đấu thầu quốc tế, công khai mời gọi các công ty dầu mỏ quốc tế tham gia đấu thầu. Hành động này của Việt Nam thể hiện rõ âm mưu quốc tế hóa vấn đề Trường Sa đến mức trở thành nguy cơ không thể xoay chuyển. Tờ ẺSài gòn giải phóngẼ tuyên bố quyết không từ bỏ từng tấc đất tại Trường Sa, vì thế sẵn sàng quyết chiến với Trung Quốc.
    Chiến tranh với Trung Quốc ở Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 và biên giới trên bộ năm 1979, Việt Nam chưa cảm nhận được sức mạnh quân sự của Trung Quốc hay sao? Quân đội Việt Nam tự nghĩ là đã mua được 12 máy bay SU - 27, 4 máy bay SU - 30, thêm vào đó là 140 máy bay MiC - 21 cũ kỹ, sẽ có thể đối phó được với hàng trăm máy bay SU- 27, Tiêm - 10 (J-10) , Tiêm - 11 (J-11) và Tiêm Ề 8/II (J- 8/II) của quân đội Trung Quốc hay sao? Hơn chục tàu hộ vệ hạng nhẹ do Liên Xô và Nga sản xuất cùng vài tàu tên lửa tốc độc cao, thêm vào đó là hai tàu ngầm hạng nhẹ do Bắc Triều Tiên sản xuất của Hải quân Việt Nam cũng dám thách thức lực lượng hải quân số một châu Á của Trung Quốc hay sao?
    Ưu thế duy nhất của Việt Nam là sự ủng hộ quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phạm Văn Trà nói: ?omong muốn dùng vịnh Cam Ranh làm khu vực thương thảo trao đổi mới với Mỹ, đổi lấy hợp tác quân sự với Mỹ. Mỹ luôn tuyên truyền ?oThuyết mối đe doạ từ Trung Quốc? với các nước châu Á - Thái Bình Dương, lần này rất ăn ý với Việt Nam. Báo cáo hàng năm của Mỹ từng nhấn mạnh tên lửa tầm trung của Trung Quốc với tầm bắn 2.000 km có thể phủ kín các nước xung quanh Trung Quốc. Do vậy, vịnh Cam Ranh của Việt Nam cần thiết nhập khẩu hệ thống đánh chặn tên lửa, tốt nhất là chiến hạm lớp Aegis của Mỹ thường trú. Mỹ và Việt Nam đã cấu kết với nhau, nhưng với mỗi bên một mục đích riêng. Điều khiến Bắc Kinh lo ngại hơn là Nga cũng đã cùng với Việt Nam ký kết hợp đồng cùng khai thác dầu khí tại biển Đông. Người Nga từng phản bội Trung Quốc, một đối tác hợp tác chiến lược của họ, mà không phải là một lần, mà từng nhiều lần, hơn thế cũng không ai dám chắc người Nga từ nay về sau sẽ không còn phản bội Trung Quốc./.

    ------------------------------------------------

    Bản chất tàu đúng là bựa, vừa ăn cướp vừa la làng. Tình hình thật sự là có vẻ căng, hôm nay tin A BNG cũng đề cập đến vấn đề này khá nhiều.
  2. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    Mạng ?oSina? ( TQ): ?oTiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định?.

    TTXVN (Hồng Công 4/8)
    Tờ ?oThái Dương? ngày 4/8 đăng bài của bình luận viên Cổ Lữ với nhan đề ?oTrung Quốc và Việt Nam khó tránh khỏi lại đánh nhau ở Nam Sa (Trường Sa)?, bài báo viết sau khi Lý Đăng Huy tung ra ?othuyết về hai quốc gia?, Giang Trạch Dân đã đề xuất quân đội phải ?otăng cường chuẩn bị đấu tranh quân sự?. Hiện nay tình hình hai bờ đã có xu hướng hoà dịu, nhưng Quân giải phóng vẫn chưa vứt bỏ khẩu hiệu này. Giang Trạch Dân còn nói trong nội bộ cấp cao Quân uỷ trung ương rằng ?oEo biển Đài Loan cần có một cuộc chiến?, do chỉ nói trong nội bộ, nên không có vấn đề thu hồi. Nhưng giữa hai bờ và Mỹ, Nhật Bản, Nga đều muốn tránh xuất hiện chiến tranh ở eo biển Đài Loan.
    Trung Quốc và Nhật Bản tồn tại tranh chấp về việc phân chia vùng đặc quyền kinh tế ở Hoa Đông và chủ quyền đảo Điếu Ngư, cũng có người dự đoán ?oTrung-Nhật cần có một cuộc chiến?. Nhưng Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được hiệp định nguyên tắc đầu tiên về việc gác tranh chấp chủ quyền cùng nhau khai thác ở Hoa Đông. Vì vậy có thể thấy trong tương lai sẽ không xẩy ra chiến tranh. Trong số các nước láng giềng chung quanh Trung Quốc, Ấn Độ là nước có thể nẩy sinh chiến tranh với Trung Quốc. Giữa Trung Quốc và Ấn Độ có tranh chấp lãnh thổ hơn 10 vạn km2, vì vậy trong thập kỷ 60 của thế kỷ 20, hai bên đã nổ ra cuộc chiến tranh biên giới với quy mô không nhỏ. Nhưng giống như Nhật Bản kiểm soát đảo Điếu Ngư, phần lớn đất đai biên giới có tranh chấp đều do Ấn Độ kiểm soát, chỉ cần Trung Quốc không đánh, Ấn Độ sẽ không chủ động khai chiến.
    Nhìn vào Việt Nam , tuy cùng là nước Xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, nhưng lại có nhiều khả năng nhất trong việc nổ ra chiến tranh với Trung Quốc. Sau khi những tin tức về việc Việt Nam cùng hãng dầu Exxon Mobile đạt được hiệp định hợp tác bước đầu thăm dò dầu khí được lan truyền, Bộ ngoại giao Trung Quốc còn chưa đưa ra kháng nghị cứng rắn, chỉ bày tỏ ?oquan tâm?. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam thì tuyên bố ?~khu vực ký kết hiệp định là thuộc chủ quyền Việt Nam ?, báo chí Việt Nam thậm chí còn nói ?osẽ quyết chiến một trận?. Dư luận quốc tế còn chú ý thấy trong lúc Việt Nam kinh tế khó khăn đi cầu cứu Bắc Kinh, Trung Quốc còn chưa nói đến đánh nhau, thì Việt Nam đã nói đến chiến tranh. So với Nhật Bản và Ấn Độ đều nhấn mạnh dùng phương thức hoà bình để giải quyết tranh chấp, Việt Nam tỏ ra hiếu chiến nhất.
    Nhìn từ lịch sử cho thấy, trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20, giữa Trung Quốc và chính quyền Nam Việt Nam cũ đã xẩy ra cuộc chiến ở Tây Sa (Hoàng Sa). Năm 1979, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xẩy ra cuộc chiến tranh biên giới với quy mô không nhỏ. Trong 10 năm sau đó, tại khu vực biên giới, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xẩy ra nhiều cuộc đánh nhau lớn nhỏ. Trong thập kỷ 80, tại khu vực Nam Sa (Trường Sa), giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng đã từng xẩy ra hải chiến và các cuộc chiến tiến công phòng thủ trên các đảo. Cho nên hiện nay trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Nam Sa, Việt Nam là nước có nhiều khả năng nhất đánh nhau với Trung Quốc.
    Sự thực, sự hiếu chiến của Việt Nam cũng được hỗ trợ bởi việc bố trí lực lượng quân sự. Việt Nam đã đề xuất tương đối lâu ?ochiến lược phát triển biển?. Phối hợp với mục tiêu ?oxây dựng cường quốc biển?, chiến lược quân sự của Việt Nam đã điều chỉnh thành ?olục thủ hải tiến? (phòng thủ trên đất liền, tiến ra biển), lấy hướng Nam Sa, đặc biệt là việc ?ogiành quyền kiểm soát Nam Sa? làm trọng tâm chuẩn bị quân sự. Hải quân Việt Nam có 5,5 vạn quân với hơn 300 tàu chiến các loại. Không quân Việt Nam có khoảng 3 vạn quân với hơn 480 máy chiến đấu các loại, bao gồm máy bay SU-27, SU-30 .Quân đội Việt Nam đầu tư chi phí lớn xây dựng 11 căn cứ hải quân và 15 căn cứ không quân hướng ra Biển Đông. Đồng thời Việt Nam tăng cường xây dựng các công sự mang tính vĩnh cửu trên các đảo mà Việt Nam chiếm lĩnh ở Nam Sa. Việc làm có ý nghĩa chiến lược nhất là Việt Nam đã xây dựng hai sân bay ở đảo Nam Uy và đảo Trường Sa, khiến không quân Việt Nam có được sân bay quý giá tiến ra Nam Sa; hàng loạt nhân viên, trang bị và vật tư đạn dược liên tục chở đến Nam Sa qua ?ohành lang trên không? này.
    Để chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc, mấy năm gần đây Việt Nam đã đưa ra ?o3 con át chủ bài lớn?, đó là tàu chiến mang tên lửa với uy lực lớn, máy bay chiến đấu tầm xa và tác chiến đặc công biển; hòng hình thành ưu thế tiến công phi đối xứng ?olấy nhỏ kiềm chế lớn?. Quân đội Việt Nam còn lấy việc huấn luyện khoa mục người nhái tiến công các toà nhà, phá hoại công trình ngầm làm trọng điểm tác chiến ở Nam Sa. Đặc công nước của Việt Nam còn tiến hành các hoạt động theo dõi, gây nhiễu đối với các tàu thăm dò của Trung Quốc ở Nam Sa.
    Dự đoán, Bắc Kinh sẽ không khó khăn khi quyết tâm dậy cho Việt Nam một bài học. Quyết định của Đặng Tiểu Bình trước đây là ví dụ điển hình. Việt Nam muốn liên kết với Mỹ và Nga, Trung Quốc cũng có thể yêu cầu Mỹ và Nga giữ trung lập. Việt Nam thuộc dân tộc phải dậy cho một bài học mới chịu nghe, không đánh hầu như không thể thu hồi các đảo đã bị xâm chiếm.
    TTXVN (Hồng Công 5/8)
    Mạng ?oSina? ngày 4/8 đăng bài với nhan đề ?oTiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định?, bài báo viết cùng với việc sức mạnh tổng hợp quốc gia và sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, việc giải quyết vấn đề Đông Nam Á và chủ quyền Nam Hải (Biển Đông) sẽ là trọng điểm từ nay về sau của chính sách đối ngoại và phương hướng hành động quân sự chủ yếu của Trung Quốc.
    Từ trước đến nay Việt Nam và Đông Nam Á đều thuộc phạm vi thế lực truyền thống của Trung Quốc. Trong phần lớn thời gian của lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu hảo. Nhưng từ sau thập kỷ 70 của thế kỷ trước, do thực lực của nước ta suy yếu nên đã dần dần mất đi quyền kiểm soát đối với khu vực này. Việt Nam nhân cơ hội này đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta, đưa tới hai nước thù địch, giao chiến với nhau. Hiện nay, Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam .
    Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Á, lại có kinh nghiệm chiến tranh phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến với các nước lớn quân sự. Cho nên nhìn từ góc độ nào thì Việt Nam đều là ?okhúc xương khó nhằn?. Dựa theo câu nói của Mao Chủ tịch thì về chiến lược chúng ta cần coi thường địch, nhưng về chiến thuật phải coi trọng đối thủ. Cho nên hành động quân sự đối với Việt Nam cần phải có một kế hoạch tác chiến tỷ mỉ khoa học.
    Địa hình Việt Nam rất đặc thù, ví von một cách thông tục thì Việt Nam giống như một con rắn nước kỳ quái nằm ở cực Đông của bán đảo Trung Nam . Hướng Bắc-Nam thì dài, hướng Đông - Tây thì hẹp. Chiều dài Bắc-Nam khoảng 1600km, chỗ hẹp nhất hướng Đông-Tây chỉ có 50km. Địa thế Việt Nam phía Tây cao, phía Đông thấp, địa hình ba phần tư là núi và cao nguyên. Phía Bắc Việt Nam nhiều dãy núi liên tiếp nhau bị ngăn cách bởi những khe núi vực sâu, cao 300-1500m so với mặt nước biển. Phía Nam là cao nguyên và đồi núi, cao 500-1500m so với mặt nước biển. Trên núi sông suối nước chảy xiết, mùa mưa nước lũ tràn lan, rừng rậm nhiệt đới bao phủ 40% diện tích toàn lãnh thổ. Cho nên phần lớn các khu vực ở Việt Nam không thích hợp với tác chiến cơ động với quy mô lớn.
    Theo bài học thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm thành công của chúng ta trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ, việc sử dụng lực lượng sơn cước và máy bay trực thăng vũ trang là biện pháp tốt nhất tiến hành chiến tranh sơn địa và chiến tranh rừng núi. Chỉ cần đột phá được tuyến phòng ngự ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một khi tiến vào đồng bằng sông Hồng thì lực lượng thiết giáp sẽ lại phát huy uy lực lớn. Còn việc đưa lực lượng thiết giáp theo cách tiến công cũ như trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ đã chứng minh không thành công. Như vậy chỉ có thể mở một chiến trường mới, tập kết nhanh chóng và hiệu quả với quy mô lớn lực lượng thiết giáp. Việc thực hiện đòn đột kích mang tính hủy diệt đối với khu vực trung tâm của địch là điều then chốt để giành chiến thắng trên mặt đất.
    Làm thế nào chế phục được Việt Nam ?con rắn kỳ quái này ? Điều chủ yếu quyết định bởi việc làm thế nào nhanh chóng chặt đứt đầu rắn. Tục ngữ Trung Quốc có câu ?ođánh rắn đánh phải đánh vào đốt thứ 7, vị trí đốt thứ 7 là chỗ hiểm của rắn?. Chúng ta chú ý thấy rằng khu vực ven biển miền Trung Việt Nam có một địa phương gọi là Thanh Hoá. Khu vực này là mũi cực Nam của đồng bằng sông Hồng, là cửa đi ra biển của sông Mã. Từ Thanh Hoá hướng về phía Nam và Đông Tây, địa hình đột nhiên thu hẹp lại giống như cổ con rắn, chia cắt Việt Nam thành 2 phần Nam-Bắc hoàn toàn khác nhau. Toàn bộ tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch chủ yếu nối liền hai miền Bắc - Nam đều đi qua Thanh Hoá---mảnh đất nhỏ hẹp này. Vị trí địa lý của Thanh Hoá rất giống tuyến đường độc đạo chiến lược Cẩm Châu của nước ta. Cho nên, Thanh Hoá chính là yết hầu khống chế đầu rắn phía Bắc của Việt Nam . Bóp nghẹt yết hầu này, cũng có nghĩa là bóp nghẹt đốt thứ 7 của con rắn.
    Thanh Hoá có địa thế thấp, đồng thời cũng là bình nguyên rộng bằng phẳng, rất thích hợp với việc tiến hành đổ bổ với quy mô lớn. Nếu vận dụng phương pháp đổ bộ, thì có thể nhanh chóng đưa nhiều lực lượng thiết giáp vào chiến trường. Như vậy xe tăng một khi đổ bộ lên bờ sẽ tránh gặp phải địa hình núi non, tận dụng ưu thế địa hình đồng bằng, nhanh chóng tiến về Hà Nội. Nếu việc tác chiến đổ bộ ở Thanh Hoá diễn ra thuận lợi, sẽ khiến cục diện toàn bộ chiến trường nẩy sinh thay đổi cơ bản, khiến việc quân ta nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam có thể trở thành khả năng. Điều kiện đổ bộ thuận lợi như vậy, vì sao quân Mỹ trước đây không lợi dụng. Điều này chủ yếu là do trong thời gian chiến tranh Việt Nam , Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ cấm vượt qua vĩ tuyến 17. Mỹ luôn nhớ đến thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, cho nên lời cảnh cáo của Trung Quốc đã có tác dụng răn đe nhất định. Còn Thanh Hoá nằm ở gần vĩ tuyến 20. Đến ngay vĩ tuyến 17 quân Mỹ không dám vượt qua, thì việc đổ bộ lên Thanh Hoá càng không dám nghĩ đến.
    Tổng hợp những xem xét trên, chế định ra kế hoạch tác chiến tiến công Việt Nam dưới đây:
    1-Bố trí binh lực: việc tác chiến với Việt Nam quyết định đột kích theo 3 hướng, chiến pháp là ?ohướng tâm hợp vây? và thực hiện phương châm chiến lược Bắc trước Nam sau. Dựa vàp phương châm chiến lược này chia lực lượng tiến công thành 3 tập đoàn chiến dịch Bắc, Đông và Nam . .........
    --------------------------------
    Mấy thằng khựa này chắc phải múa bút theo chỉ đạo. TSB nhà nó ko dưng mà phát ngôn bừa bãi
  3. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1

    Hướng Vân Nam: lấy tập đoàn quân 14 thuộc lục quân làm chủ lực đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Bắc. Đồng thời để thích ứng với nhu cầu trong giai đoạn đầu khai chiến tiến hành tác chiến ở vùng núi, sẽ rút 1 lữ đoàn sơn cước và 1 đại đội vận tải đường không của tập đoàn quân 13 tăng cường cho tập đoàn quân 14. Hướng Vân Nam tổng cộng có khoảng 60 nghìn quân.
    Hướng Quảng Tây: lấy tập đoàn quân 42 làm chính, đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Đông; rút 1 lữ đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn vận tải đường không của tập đoàn quân 41 tăng cường cho tập đoàn quân 42. Sư đoàn không quân số 2 thuộc lực lượng không quân phụ trách chi viện trên không cho tập đoàn Đông. Hướng Quảng Tây tổng cộng có 100 nghìn quân.
    Hướng đổ bộ từ biển của tập đoàn Nam, tập đoàn quân số 1 của lục quân và 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến đảm nhận nhiệm vụ tiến công chủ yếu. Sư đoàn cơ giới 127 thuộc tập đoàn quân 54 của lục quân là lực lượng thê đội 2, đảm nhận là mũi đột kích bằng xe tăng chủ yếu tiến công Hà Nội. Đồng thời chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân thuộc hải quân phụ trách chuyên chở quân đổ bộ và chi viện yểm trợ trên không ở khu vực tác chiến này. Sư đoàn không quân số 9 thuộc lực lượng không quân thì phụ trách kiểm soát không phận khu vực miền Trung Việt Nam . Tập đoàn Nam tổng cộng khoảng 150 nghìn quân, trong đó lực lượng đổ bộ khoảng 100 nghìn quân.
    Tập đoàn quân 24 và quân đoàn lính dù số 15 thuộc quân khu Tế Nam là lực lượng dự bị.
    Cho đến nay, tổng số binh lực tham chiến của quân ta khoảng 520 nghìn quân (không tính lực lượng tên lửa và không quân chiến lược), tác chiến tại tuyến 1 có 310 nghìn quân. Dự tính đưa 1200 xe tăng, 3000 xe thiết giáp, 3200 máy bay chiến đấu các loại vào tham gia tác chiến.
    2-Thực hiện tác chiến: dự kiến thời gian tác chiến là 31 ngày
    a-Giai đoạn tiến công chiến lược
    Ngày đầu tiên của chiến tranh: lực lượng tên lửa của ta bắt đầu tiến hành tiến công đợt 1 bằng tên lửa đối với 300 mục tiêu chính trị quân sự quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ của địch. Sẽ phóng vào lãnh thổ địch 500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, 100 tên lửa chiến thuật hành trình, hải quân sẽ phóng 200 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền và 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên biển. Lực lượng kỹ thuật điện từ tiến hành gây nhiễu điện từ mạnh đối với trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin và rađa của địch. Máy bay oanh tạc chiến lược tiến hành oanh tạch chiến lược có trọng điểm đối với các nhà máy phát điện và cơ sở công nghiệp cỡ lớn của địch.
    Ngày thứ hai: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực chính xác đợt 2 đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch và tiến hành đánh giá hiệu quả của cuộc tiến công bằng tên lửa đợt 1. Lực lượng tên lửa tiếp tục phóng 300 tên lửa chiến thuật về phía địch.
    Ngày thứ ba: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1500 lượt máy bay tiến hành không tập với quy mô lớn hơn các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Tiêu diệt triệt để lực lượng không quân và hải quân còn lại của quân đội Việt Nam . Hải quân tiếp tục phóng 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền, tiến hành phá huỷ các điểm đã xác định.
    b-Giai đoạn tiến công chiến thuật:
    Ngày thứ tư: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực lần thứ 3 đối với các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch. Đồng thời các tập đoàn quân tiến công sử dụng Cachiusa tầm xa và pháo cỡ lớn tiến hành đột kích đối với các mục tiêu quan trọng của địch. Hạm đội Nam Hải hoàn thành nhiệm vụ phong toả toàn bộ khu vực biển vịnh Bắc Bộ và tuyến đường phía cực Nam của Nam Hải (biển Đông). Hạm đội Đông Hải thực hiện cảnh giới vòng ngoài, thực hiện vu hồi từ xa.
    Ngày thứ năm: lực lượng không quân và lực lượng không quân của hải quân xuất kích 500 lượt máy bay tiến hành oach tạc chính xác có trọng điểm đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Đập tan khả năng phản kích của địch. Máy bay trực thăng tiến công của lục quân phối hợp với pháo binh mặt đất tiến hành đột kích các mục tiêu nằm sâu trong chiến tuyến của địch. Đồng thời các lực lượng tham gia tiến công tiến vào vị trí tập kết, 10 tàu đổ bộ cỡ lớn và 100 tàu đổ bộ cỡ vừa chuyên chở quân đổ bộ xuất phát từ các quân cảng. Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng tàu ngầm chịu trách nhiệm bảo vệ việc đổ bộ cũng như không phận có liên quan.
    c-Giai đoạn tác chiến trên mặt đất
    Sáng sớm ngày thứ sáu: các lực lượng tiến công tiến hành chuẩn bị hoả lực trong 1 tiếng đồng hồ cuối cùng, sau đó từ 3 hướng Bắc, Đông và Nam nhanh chóng tiến vào bên trong lãnh thổ Việt Nam . Hướng tiến công của tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông vẫn đi theo hướng mà trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ năm 1979 đã vận dụng. 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến thuộc thê đội đổ bộ thứ nhất của tập đoàn Nam lần lượt mở hướng đổ bộ ở hai khu vực Tịnh Gia và Lặc Trường, sau đó hoà nhập vào nhau.
    Ngày thứ bảy và thứ tám: lực lượng đổ bộ củng cố trận địch trên các bãi đổ bộ. Chủ lực của tập đoàn quân số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 trung đoàn nhanh chóng tiến về phía Nam, dựa vào địa hình có lợi, ngăn cản quân đội Việt Nam tiến về chi viện cho phía Bắc.
    Ngày thứ chính và thứ mười: chủ lực tập đoàn quân số 1 công chiếm Thanh Hoá, cắt đứt sự liên hệ giữa chủ lực quân Việt Nam ở phía Bắc với các lực lượng ở phía Nam, hoàn thành việc bao vây chiến lược đối với Hà Nội. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 sư đoàn công chiếm Nghĩa Đàn và dựa vào địa hình và tuyến ven biển thực hiện phòng ngự đối với hướng Nam, ngăn cản quân đội Việt Nam chi viện cho phía Bắc.
    Ngày thứ mười một: tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông lần lượt tiến công đột phá Yên Bái và Lạng Sơn, hình thành thế tiến công gọng kìm đối với Hà Nội. Sư đoàn cơ giới 127 của tập đoàn quân 54 của lục quân hoàn thành việc đổ bộ.
    Ngày thứ mười hai và mười ba, sư đoàn 127 tiến về Hà Nội, nhanh chóng công chiếm Ninh Bình. Như vậy 3 tập đoàn đột kích chiến dịch Bắc, Đông và Nam của ta sẽ lần lượt tiến vào khu vực dự định, hoàn thành việc bao vây Hà Nội.
    Ngày thứ mười bốn và mười lăm: các đơn vị đóng nguyên vị trí đợi lệnh, nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ, củng cố các khu vực đã chiếm. Lực lượng không quân và pháo tầm xa của ta tiến hành chuẩn bị tiến công hoả lực trước khi tổng tiến công. Đồng thời tập đoàn quân 24 tiếp tục đưa vào chiến trường Việt Nam .
    Ngày thứ mười sáu: bắt đầu tổng tiến công Hà Nội, dự kiến trong 3 ngày hoàn thành việc công chiếm Hà Nội.
    Ngày thứ mười chín, hai mươi: các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày.
    Ngày thứ hai mốt: chủ lực của tập đoàn quân 24 và tập đoàn quân số 1 bắt đầu tác chiến tiến đánh miền Nam Việt Nam
    Đến ngày thứ ba mươi mốt: công chiếm toàn bộ Việt Nam .
    Mấy điểm thuyết minh về kế hoạch tác chiến này:
    Thứ nhất, vì sao chỉ tiến hành 5 ngày không tập đã đưa lực lượng mặt đất vào? Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong tình hình có nhiều vũ khí chính xác và ưu thế hải quân tuyệt đối, nhưng Mỹ vẫn tiến hành chuẩn bị không tập kéo dài 1 tháng, sau đó mới đưa lực lượng mặt đất vào. Chúng ta sở dĩ nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, chủ yếu là do giữa Việt Nam và Irắc có sự khác biệt nhau. Trước hết tình chất phức tạp của môi trường địa lý Việt Nam đã quyết định hiệu quả cao nhất của không tập chỉ trong giai đoạn bắt đầu chiến tranh, lợi dụng tính bất ngờ, gây sát thương lớn cho phía địch. Sau đó quân địch sẽ nhanh chóng điều chỉnh bố trí binh lực, lợi dụng địa hình nhiều núi và rừng tiến hành ẩn nấp có hiệu quả. Mà Việt Nam cả năm có độ ẩm rất cao, mây mù bao trùm, khiến việc trinh sát trên không của chúng ta rất khó khăn. Cho nên nếu không dựa vào sự phối hợp chính xác của lực lượng mặt đất, hiệu qủa cuộc việc tiếp tục không tập sẽ không cao. Ngoài ra, Việt Nam không có lực lượng thiết giáp với quy mô lớn, chủ yếu lấy lực lượng bộ binh nhẹ và lực lượng sơn cước làm chính. Những lực lượng này khiến quân đội Việt Nam dễ phân tán và lẩn tránh. Như vậy chỉ có thể dựa vào lực lượng lục quân để tiến công theo địa điểm chỉ định. Còn một điểm nữa là Mỹ luôn nhòm ngó vào Việt Nam . Chỉ cần chúng ta tiến hành chiến tranh với Việt Nam , Mỹ nhất định sẽ tìm cách ngăn cản. Chỉ cần nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, biến Việt Nam thành một chiến trường thực sự, hình thành cục diện hỗn chiến, thì mới có thể triệt để ngăn chặn Mỹ thọc tay vào.
    Thứ hai, kế hoạch tác chiến này thực hiện 3 hướng đột kích, theo chiến pháp ?ohướng tâm hợp vây?; trong đó tập đoàn đổ bộ hướng Nam là hướng chủ công và trọng điểm tiến công của quân đội ta. Vỉ vậy lực lượng thiết giáp mạnh nhất và tinh nhuệ nhất cần được tập trung sử dụng tại hướng này. Tập đoàn đột kích hướng Đông là hướng tiến công bổ trợ. Tập đoàn Bắc hướng thực hiện kiềm chế chiến lược.
    Thứ ba, do cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh chính quy lấy địa hình rừng núi làm chính, cho nên các cuộc tiến công của máy bay trực thăng sẽ phát huy tác dụng tương đối quan trọng. Lực lượng không quân thuộc lục quân của quân đội ta hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Để thích ứng với nhu cầu tác chiến với Việt Nam trong tương lai, các quân đoàn cần tăng cường xây dựng lực lượng không quân, nên trên cơ sở các trung đoàn không quân thuộc các tập đoàn quân hiện nay, mở rộng biên chế thành các lữ đoàn. Nâng cao mạnh mẽ khả năng tiến công phòng thủ lập thể và khả năng điều hành trên chiến trường.
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Bọn TTXVN dạo nào cũng biết làm ăn gớm, thấy tình hình bà con thích nghía chuyện Việt-Trung-HS-TS nên cứ lùng, dịch, đăng mấy bài báo sô vanh của bọn cuồng tín TQ ấy mãi. Nghe đồn rằng doanh thu của bô phận khai thác tin ảnh, tin tham khảo tăng vọt mấy tháng gần đây, chắc là nhờ trò này .
    Để ý thì thấy mấy bài viết ấy hầu hết đều xuất phát từ khu vực HK nơi có tự do báo chí và mạng Sina.com 1 website giống như kiểu TTVNOL, nơi mà VKHN, chiến tranh là chủ đề nóng sốt để bàn luận .
    Nhận định cá nhân của mình thì mấy bài báo mới nhất của TQ v6è chủ nghĩa sô vanh là đòn trả đủa việc VN ta rầm rộ đưa tin về vấn đề TS-HS mấy tháng gần đây. Kiểu như là mày biết dùng đến chủ nghĩa dân tộc, lòng yêu nước thì tao cũng biết chơi sô vanh chủ nghĩa. 1 buớc đi ăn miếng trả miếng của TQ. Còn chuyện chiến tranh ấy à ? cũng phải 10-20 năm nữa mới đáng cân nhắc đến, chiến tranh bây giờ hay trong 5-10 năm nữa al2 điều không tưởng.
  5. lechinh6882

    lechinh6882 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    717
    Đã được thích:
    0
    Mấy thằng này ăn tục nói phét Nhưng Thanh Hoá là quê em Quyết tâm bảo vệ
  6. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    cậu cứ yên tâm mà kết luận một điều là nếu đúng thực tế có một bài báo như thế này trên phương tiện thông tin đại chúng của TQ hay Hồng Kông đi nữa thì tình hình và thái độ của Bộ Ngoại Giao VN sẽ có phúc đáp trực tiếp ngay, có thể đây là một vài bài phân tích của thành viên nào đó trên một trang mạng nào đó của các thành viên, giống như chúng ta đang bàn luận và nếu bây giờ một thnàh viên nào đó của diễn đàn cũng dùng văn, dùng võ để viết một bài hoành tráng về công cuộc xây dựng lực lượng phòng thủ của ta với TQ khi có chiênsự với đúng tầm nhìn thì một thành viên nào đó của Khựa sẽ dịch lại theo tiếng Khựa thôi, các bác đừng tin, dù sao đây cũng là điều chúng ta đáng quan tâm, chỉ có điều, qua điều này và trên thực tế chúng ta đang thấy là lực lượng phòng không của chúng ta hiện tại đang yếu dần đi rất nhiều, vì thời nay chiến tranh ko giống với 30 năm trước đây, nên ko thể dùng các loại vũ khí chủ yếu thời đó để đánh hiện tại, ngoài trung đoàn S300 chúng ta đã mua ra thì chúgn ta cũng chẳng có con bài chiến lược nào để có thể đe doạ cho người hàng xóm biết là : "mày đừng có động vào tao, kẻo ko tao sẽ cho tất cả những TP lớn của mày thành tro bụi" mà muốn có conbài đó ko phải ai cũng có được, và kể cả về Không Quân cũng như Hải Quân , càng ngày càng cảm thấy chúng ta rất yếu so với người hàng xóm này
  7. quoctang

    quoctang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2008
    Bài viết:
    886
    Đã được thích:
    0

    bọn này nó nghĩ việt nam bây giờ đánh nhau toàn bằng gậy hay sao ấy nhỉ??
    nói đổ bộ cả vạn quân cứ như là chở lợn ra chợ bán vậy
    nếu không có đuờng cao tốc cỡ 10 làn xe từ việt nam sang thì chắc sẽ tăng đi sang bằng cánh chắc???
    ---------------------------------------------------------------------------------
  8. mig21van

    mig21van Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Đọc mà thấy phát bực !! Toàn những lời lẽ nguỵ biện bẽ cong sự thật !! Biến không thành có !! ( xin lỗi nếu em có spam tức wá)
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Hì, cái này thì cũng tương tự như một số diễn đàn của Vịt ta bàn phương án tác chiến"thôn tính" TQ ấy mà!
    Nhiều bác cứ nghĩ óanh nhau là chỉ cần từng này quân, từng ấy máy bay, xe tăng,...nhưng thực ra để óanh nhau (dù chỉ là dạng xung đột biên giới) thì chính phủ mỗi nước cũng phải nghĩ chán, tính chán ra. Nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay, các nước lớn như Mỹ, Nga, EU một mặt vẫn hợp tác với TQ nhưng cũng luôn dè chừng cái ông mấy tỷ dân này. Từ đó suy ra, TQ dấn thân vào một cuộc xung đột bây giờ là lợi bất cập hại!
    Nhân tiện nói thêm mấy câu (bác nào nghe không lọt tai thì bỏ quá cho nhé!). Tớ từng ở biên giới, đã có lúc từ "địch" trong ý nghĩ của tớ là TQ nhưng tớ không ủng hộ việc một số bác cứ lên diễn đàn là hò hét, chửi bới, gọi họ là nọ, kia...Vẫn biết là các bác bức xúc, nhưng thử hỏi chửi họ, kể cả chửi bằng tiếng Quan Thoại đi nữa thì họ có rụng cái...lông chân nào không?
    Ý thức bảo vệ biên giới, biển đảo, bảo vệ từng tấc đất của cha ông để lại là rất quý nhưng không có nghĩa là cứ phải hét ra mồm! Cái này giống như tình yêu vậy, những ông mà suốt ngày oang oang trước bàn dân thiên hạ là yêu em nọ, em kia thì hầu hết là thùng rỗng kêu to!
    Ngoài ra, tôn trọng đối phương thì mới "biết" được đối phương để mà dám đánh và đã đánh là thắng!
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    [Đùa] Bớ quân báo mình bắt được 1 đồng chí dao động, hoang mang tư tưởng rồi nè . [/đùa]
    Bác Đoàn nói vậy làm mình thắc mắc địch của bác lúc này là cái gì ?
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 21:56 ngày 05/08/2008
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này