1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam lấy gì để đối phó với Trung Quốc?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi mirage2310, 05/08/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1

    Mạng ?oSina? (TQ) nhận định rằng 4 nhân tố bất lợi đối với Trung Quốc khi phát động cuộc chiến ở Trường Sa .
    TTXVN(Hồng Công 7/8)
    Với đầu đề trên, mạng ?oSina? ngày 6/8 nhận định rằng vẫn còn nhiều nhân tố bất lợi khi phát động cuộc chiến ở Trường Sa .
    **** Thứ nhất, thực lực tác chiến tổng hợp của quân đội ta như hạm đội Nam Hải & còn tương đối yếu. Mặc dù mấy năm gần đây, hạm đội Nam Hải đã có sự phát triển mạnh, được trang bị hàng loạt những vũ khí mới, nhưng vẫn ở trong trạng thái còn yếu. Kẻ thù mà chúng ta phải đối diện ở đây không chỉ có lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam , mà còn phải đối diện với lực lượng liên quân Mỹ hàng năm luyện tập thường xuyên ở Biển Đông. Biển Đông không chỉ quan trọng đối với Việt Nam, Philippin, Malaixia mà cũng là cửa ngõ chiến lược và nơi tranh giành tài nguyên năng lượng giữa các nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ.Vì vậy hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân và tên lửa của chúng ta phải đối diện một cách toàn diện với kẻ thù, sẽ phải đối diện với một đội quân liên hợp do Mỹ đứng đầu. Một khi Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau,quân đội các nước như Mỹ tất sẽ đứng về phía Việt Nam cùng nhau kiềm chế và đối phó với Trung Quốc. Đây là điều mà chúng ta lo ngại nhất, cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta cần cân nhắc một cách thận trọng. Trước đây chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh phản kích tự vệ mà không lo ngại gì, nguyên nhân chủ yếu chính là do đạt được thoả thuận ngầm vớicác nước phương Tây như Mỹ.
    **** Thứ hai, quyền kiểm soát trên không vẫn còn yếu cũng là nguyên nhân quan trọng khiến chúng ta không thể sử dụng vũ lực giải quyết các đảo ở Trường Sa. Quyền kiểm soát trên không luôn là một vấn đề chủ yếu gây khó khăn cho sự phát triển của quân đội ta, mặc dù chúng ta đã có lực lượng không quân tương đối mạnh, nhưng vẫn khó giành được ưu tế về quyền kiểm soát trên không. Không cần nói đến phòng không khu vực, khả năng phòng không tại các điểm cũng là một khâu yếu của chúng ta. Vì vậy, cho dù có tránh được sự can thiệp của quân đội Mỹ, thì chỉ riêng mối đe dọa của lực lượng máy bay SU-27, SU-30 và tàu chiến mang tên lửa của Việt Nam cũng khiến chúng ta không thể phòng ngự một cách chắc chắn. Đó chính là điều vì sao chúng ta muốn có tàu sân bay. Có tàu sân bay trên mức độ nhất định có thể bù đắp thế yếu về quyền kiểm soát trên không. Hiện nay chúng ta không có quyền kiểm soát tuyệt đối trên không, nếu tiến hành chiến tranh tất sẽ thất bại triệt để. Dự tính trước mắt cuộc chiến tranh giữa chúng ta với Việt Nam về các đảo Trường Sa khó có thể thực hiện.
    **** Thứ ba, luật quốc tế về vùng đặc quyền kinh tế biển của Liên hợp quốc cũng khiến vấn đề các đảo Trường Sa phức tạp hoá. Chúng ta đều biết điều luật của Liên hợp quốc về vùng đặc quyền kinh tế biển rộng 200 hải lý. Luật này đã bật đèn xanh cho các nước trên thế giới tranh giành lãnh thổ biển. Vì sao Việt Nam, Philippin, Hàn Quốc, Nhật Bản lại có thể vì những hòn đảo nhỏ bé mà nẩy sinh tranh chấp, thậm chí bất chấp cả chiến tranh? Đó là vì dựa theo quy định về vùng đặc quyền kinh tế biển, có sự tồn tại của một hòn đảo nhỏ có nghĩa là có thêm lãnh thổ biển rộng hàng chục vạn km2 ở xung quanh, đồng thời cũng có được nhiều nguồn tài nguyên như năng lượng, ngư nghiệp & trong khu vực biển. Ngoài ra việc xuất hiện văn bản pháp luật này đã đưa tới vấn đề chồng lấn lãnh thổ biển, và đưa tới tranh chấp giữa các nước. Việc xuất hiện luật quốc tế về vùng đặc quyền kinh tế biển của Liên hợpuốc đã khiến vấn đề trở nên phức tạp hóa và quốc tế hoá. Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta không thể sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông.
    **** Thứ tư, cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ khiến Trường Sa trở thành một điểm nóng. Chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề một cách thận trọng. Theo sự thăm dò, Biển Đông là một ?oVùng Vịnh? khác của thế giới, có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt rất phong phú. Vì vậy nhiều nước thèm muốn. Việt Nam ở ngay gần chẳng lẽ lại vứt bỏ việc tranh giành năng lượng, đã lôi kéo các công ty dầu mỏ phương Tây liên hợp khai thác, hòng cùng nhau đối phó với thách thức của Trung Quốc.
    Tất cả những nguyên nhân này khiến chúng ta càng không thể quyết tâm dùng thủ đoạn cứng rắn để xử lý những vấn đề gay go này. Cùng với sự chuyển dịch của thời gian, những vấn đề này ngày càng phức tạp, diện liên quan ngày càng rộng, cuối cùng vấn đề càng khó giải quyết. Sách lược xuất phát từ đại cục và không muốn biến khu vực này thành điểm nóng khiến giữa chúng ta và Việt Nam sẽ không nổ ra tranh chấp trên biển. Phát biểu gần đây của người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã chứng minh cho những dự đoán nêu trên. Việc đề xuất quan niệm hợp lý ?ogác tranh chấp cùng khai thác" là quan niệm vì đại cục quốc gia tránh đưa tới chiến tranh.
    Do vậy có thể thấy, hiện nay chúng ta chưa đủ khả năng đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ trên biển, dưới tiền đề này, chúng ta không thể cầu chiến, phần lớn hy vọng thông qua sự thông cảm lẫn nhau để thực hiện hoà bình, ổn định ở Biển Đông.
  2. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1

    Báo Trung Quốc : "Việt Nam mưu đồ quốc tế hóa vấn đề tranh cãi chủ quyền tại biển Đông "
    TTXVN (Hồng Công 04/08)
    (Tờ ?oTuần san châu Á, số 30 - tuần đầu tháng 8/2008 và ?oThương báo?, ?oMinh báo? của Hồng Công các ngày 31/7 và 1/08/2008)
    Việt Nam cùng với công ty dầu khí hàng đầu của Mỹ ký kết thoả thuận cùng hợp tác khai thác dầu mỏ tại khu vực còn tồn tại tranh cãi chủ quyền thuộc biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam), Trung Quốc đã đưa ra cảnh cáo mạnh mẽ. Một số học giả Trung Quốc nêu rõ kể từ sau khi Việt Nam tiến hành cải cách mở, hiện nay có thể coi là lần đầu tiên xuất hiện nguy cơ trong vận hành kinh tế, từ đó khiến cho ổn định chính quyền đang đứng trước thách thức mới, hệ quả là thái độ của lãnh đạo Việt Nam có khuynh hướng cứng rắn hơn trong vấn đề tranh cãi chủ quyền với các nước liên quan tại biển Đông. Điều này, cùng với sự tham gia của các thế lực năng lượng các nước Anh, Mỹ, sẽ khiến cho tình hình càng phức tạp thêm, giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước liên quan tại biển Đông sẽ càng khó khăn gấp bội.
    1- Việt Nam đẩy nhanh quốc tế hóa vấn đề biển Đông
    Gần đây, Tổng Công ty dầu phí Việt Nam, Petrolimex cùng với công ty dầu khí hàng đầu của Mỹ, Exxon Mobil đạt được ?oHiệp định hợp tác sơ bộ?, chuẩn bị tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển phía Nam và vùng biển ven bờ miền Trung Việt Nam. Hành động này đã khiến Trung Quốc bất bình và đưa ra phản ứng mạnh mẽ, đồng thời áp dụng sách lược ?ophá rừng doạ hổ?. Quan chức ngoại giao của Trung Quốc tại Oasinhton đã trực tiếp yêu cầu quan chức cấp cao của Công ty Exxon Mobil chấm dứt ?oHiệp định? này với Việt Nam. Phía Trung Quốc chỉ rõ hợp tác này vi phạm chủ quyền Trung Quốc. Nếu như Exxon Mobil cố tình làm theo ý mình, thế tất sẽ ảnh hưởng đến nghiệp vụ và lợi ích của Exxon Mobil tại Trung Quốc.
    Mọi người đều biết, Exxon Mobil là công ty dầu khí số một toàn cầu, đang có lợi ích thương mại khổng lồ tại Trung Quốc. Là Công ty mang thương hiệu ?ochủ nghĩa đế quốc cũ?, tiến vào thị trường Trung Quốc từ những năm 90 của thế kỷ 19. Lúc đó, Công ty dầu mỏ tiêu chuẩn (Standard Oil Company - SOC), tiền thân của Exxon Mobil hiện nay, dùng thuyền buồm chở dầu hoả đến Trung Quốc. Năm 1894, SOC mở ?oVăn phòng tiêu thụ dầu hoả? tại Thượng Hải. Sau đó vài năm, SOC nhanh chóng mở rộng nghiệp vụ kinh doanh và phạm vi hoạt động thương mại tại Trung Quốc bằng cách mở thêm nhiều ?oVăn phòng tiêu thụ dầu hoả? tại các thành phố vừa và lớn khác của Trung Quốc, khiến cho dầu hoả nhanh chóng thay thế dầu thực vật trở thành sự lựa chọn thắp sáng trong các gia đình Trung Quốc. Cùng thời điểm này, SOC đưa ra thị trường loại đèn thắp dầu bằng sắt nhỏ gọn, gọi là đèn ?oHoa Kỳ?. Giá cả của loại đèn dầu này rất rẻ, do vậy đã rất nhanh có mặt trong các hộ gia đình khắp Trung Quốc, khiến cho Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất của SOC tại châu á. Hơn một trăm năm trước còn như vậy, ngày nay thị trường Trung Quốc càng là ?onguồn của cải? quan trọng của Công ty Exxon Mobil. Thế nhưng, trong vấn đề chủ quyền biển Đông, nêu như đắc tội với Trung Quốc như vậy, lẽ nào Exxon Mobil không sợ nghiệp vụ tại Trung Quốc bị liên lụy.
    Trên thực tế, tranh cãi xung quanh vấn đề chủ quyền biển Đông, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippin và Malaixia đều là tranh giành nhau từng gang từng tấc và đây chính là vấn đề nhạy cảm, Exxon Mobil không thể nói là không biết. Cùng hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại biển Đông, Công ty Exxon Mobil có thể sẽ khiến Trung Quốc bất bình, dẫn đến báo thù và thậm chí là hiệu ứng phía sau nghiêm trọng hơn. Do vậy, trong vấn đề này, Exxon Mobil nên sớm ?odiễn tập? và đánh giá trên sa bàn trước. Thế nhưng, Công ty Exxon Mobil là công ty dầu khí số một thế giới, với tài lực hùng hậu, có ảnh hưởng rộng lớn, Trung Quốc muốn gây khó dễ cho Exxon Mobil cũng có sự ràng buộc nhất định. Hơn thế, trên phương diện nghiệp vụ, Exxon Mobil nổi tiếng là một công ty xuyên quốc gia lâu lời, khéo léo xử lý và giỏi nắm bắt cơ hội thương mại, cho nên Trung Quốc sẽ rất khó thuyết phục và đe dọa Exxon Mobil rút khỏi hiệp định hợp tác đã ký với Việt Nam. Ngoài, ra vẫn biết chủ quyền khu vực biển Đông còn tồn tại tranh cãi, các nước đều kiên trì không vứt bỏ, nhưng Exxon Mobil đã đóng kịch hồ đồ, gián tiếp tham gia vào những tranh chấp tại đây. Hành động của Exxon Mobil có thể hình dung là ?ođục nước béo cò? và đương nhiên Exxon Mobil cũng rất hứng thú với cái gọi là ?ongao cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi?.
    Về phía Việt Nam , trong quá trình chống chọi với Trung Quốc, Việt Nam tồn tại tâm lý yếu thế là không thể tránh khỏi. Từ đó có ý đồ dựa vào hợp tác với các công ty quốc tế, kéo các công ty này cùng vào cuộc để chống chọi với Trung Quốc. Cách làm của Việt Nam giống như dùng thuyền cỏ thu tên để đánh trả lại địch, như vậy vừa có thể cùng với công ty dầu mỏ quốc tế nhanh chóng đạt được hiệp định, sản sinh hiệu quả kinh tế, lại vừa có thể trong lúc điều đình với Trung Quốc, dựa vào sức mạnh bên ngoài và ảnh hưởng quốc tế, tranh thủ lợi ích quốc gia lớn nhất cho mình. Đương nhiên, khi cả hai bên (chỉ Việt Nam và các công ty dầu mỏ quốc tế) đều ưu tiên lợi ích kinh tế, sẽ rất nhanh có được sự thống nhất và đi đến ký kết hiệp định.
    Các học giả Trung Quốc cho rằng chiến lược Việt Nam áp dụng trong vấn đề biển Đông là có ý đồ đẩy nhanh bước đi quốc tế hóa vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông. Đây vốn là tranh cãi chủ quyền mang tính khu vực giữa Trung Quốc với một số nước hữu quan ASEAN, cùng với sự tham gia lợi ích từng bước của các công ty dầu mỏ khổng lồ quốc tế của Anh và Mỹ, thế tất sẽ khiến cho các bên liên quan đến tranh cãi chủ quyền biển Đông đa nguyên hóa, cũng khiến cho giải quyết vấn đề trở nên phức tạp hơn.
    2- Chủ trương của Trung Quốc là nhất quán
    Tháng 11/2002, tại Phnôm Pênh, Thủ đô của Cămpuchia, Ngoại trưởng Trung Quốc cùng với Ngoại trưởng và đại diện Ngoại trưởng các nước ASEAN ký kết ?oTuyên ngôn ứng xử tại biển Đông?, Thủ tướng Trung Quốc lúc đó, Chu Dung Cơ đã chứng kiến lễ ký kết này. Bản ?oTuyên ngôn? này xác nhận Trung Quốc cùng với ASEAN tập trung cho tăng cường quan hệ đối tác láng giềng hữu nghị cùng tin cậy, cùng bảo vệ hoà bình và ổn định khu vực biển Đông. Một phần nội dung quan trọng nhất của Tuyên ngôn nhấn mạnh: thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, dùng phương thức hoà bình giải quyết tranh cãi hữu quan. Trước khi tranh cãi được giải quyết, các bên cam kết giữ kiềm chế, không áp dụng các hành động có thể khiến cho tranh cãi phức tạp hóa và mở rộng hóa, đồng thời theo tinh thần hợp tác và hiểu biết, tìm kiếm con đường xây dựng lòng tin lẫn nhau, bao gồm triển khai hợp tác trên các phương diện bảo vệ môi trường biển, tìm kiếm cứu nạn, tấn công tội phạm xuyên quốc gia. Bản Tuyên ngôn này là văn kiện chính trị đầu tiên được ký kết giữa Trung Quốc với ASEAN liên quan đến vấn đề biển Đông, có ý nghĩa gác lại tranh chấp, cùng mưu cầu con đường phát triển khác.
    3- Việt Nam có lợi ích kinh tế lớn tại biển Đông
    Nhưng sau đó, Trung Quốc và các nước ASEAN có yêu cầu chủ quyền đối với biển Đông như Việt Nam, Philippin đều không thể thực hiện xây dựng lòng tin và giữ kiềm chế như đã được thể hiện trong Tuyên ngôn, các bên vẫn liên tiếp hành động và tranh cãi không ngớt. Hiện nay, Việt Nam đang kiểm soát 29 đảo, bãi thuộc Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa), cơ bản bao quát vùng biển phía Tây Trường Sa. Những năm gần đây, Việt Nam tích cực khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên tại những vùng biển còn tranh cãi này. Năm 2004, Việt Nam cùng với Công ty dầu mỏ BP của Anh tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển phụ cận Quần đảo Trường Sa, xây dựng hai mỏ khí thiên nhiên với tổng vốn đầu tư là 2 tỷ USD. Do năng lực lọc dầu của Việt Nam có hạn, nhà máy lọc dầu mới xây dựng phải đến sang năm mới đi vào hoạt động, phần lớn dầu thô khai thác đều xuất khẩu, dầu mỏ và khí thiên nhiên xuất khẩu trở thành nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Việt Nam.
    Việt Nam mở cửa thị trường, tại vùng biển Trường Sa khoanh vùng thành hơn 100 lô dầu khí để gọi thầu quốc tế, thu hút các công ty dầu khí quốc tế hợp tác khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên, các dầu ty dầu mỏ của Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Đức đều đã lần lượt tìm đến, các bản hợp đồng liên tiếp được ký kết. Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt gần 10 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 5 tỷ USD. Đồng thời với việc có được lợi ích kinh tế lớn, các công ty dầu mỏ chủ yếu trên thế giới và lợi ích quốc gia phía sau những công ty này cũng gắn liên với khu vực biển Đông, tranh chấp chủ quyền thế tất càng quyết liệt hơn.
    Nói tóm lại, Việt Nam thực hiện cải cách mở cửa đã hơn 20 năm, tăng trưởng kinh tế nhanh rõ rệt, trở thành thị trường mới nổi tại khu vực Đông Nam Á được nhiều nước chú ý. Nhưng bắt đầu từ năm 2008, kinh tế Việt Nam gặp phải một loạt vấn đề như tỷ lệ lạm phát tăng cao, đồng tiền trong nước mất giá, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường nhà đất tụt dốc, cải cách mở cửa lần đầu tiên xuất hiện nguy cơ. Đây vừa là kết quả tất yếu của sự đổ vỡ bong bóng xà phòng kinh tế được tích tụ nhiều năm qua, cũng còn do các nhân tố như giá dầu thô quốc tế tăng cao, toàn cầu trong tình trạng lạm phát tiền tệ, khủng hoảng tín dụng thế chấp dưới tiêu chuẩn của Mỹ dẫn đến. Điều này trực tiếp đe doạ đến sự tồn vong quốc gia và ổn định của chính quyền Việt Nam, càng khiến cho Việt Nam khi xử lý vấn đề chủ quyền biển Đông áp dụng thái độ có xu thế cứng rắn hơn. Mặc dù Trung Quốc là đối tác mậu dịch lớn nhất của Việt Nam, cũng là nguồn cung cấp vốn đầu tư quan trọng của Việt Nam, nhưng lập trường trong tranh cãi chủ quyền biển Đông của Việt Nam là không bao giờ buông lỏng.
    Hiện nay, tham gia vào gây nhiễu chủ quyền biển Đông mới chỉ có các công ty xuyên quôc gia khổng lồ, trong tương lai ảnh hưởng của kẻ đứng sau thao túng hoặc kẻ thu lợi ccủa những công ty này đối với các nước có liên quan đến tranh cãi chủ quyền biển Đông, mới là vấn đề càng đáng chú ý hơn./
  3. rongdenvn

    rongdenvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Bác mirage2310 mua báo HongKong về đọc à
    Cho em cái link nguồn để đọc cho mở mang tầm mắt
  4. nimbus263

    nimbus263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    theo em thì gây hấn không có lợi cho ai cả.giả sử BC chiếm được NC(giả sử thôi) thì BC phải để lại một số quân đông + ngân sách hàng năm để giữ,trong khi BC còn đối phó với nhìu nước khác như nói trên,thế thì BC sẽ thiệt hại và tụt hậu kinh tế là chắc chắn,với lại nhân dân mình không ai lại chịu mất nước chắc chắn sẽ nổi dậy,không có vũ khí hiện đại thì du kích...làm hao mòn lực lượng địch,sớm muộn gì BC cũng chịu không nổi mà rút.hy vọng cộng đồng người Việt ở nước ngoài lúc đó cũng vì quê hương mà bỏ qua bất đồng,cùng góp sức.vả lại mấy nước khác vốn ko ưa gì TC cũng sẽ nhảy vào giúp, không lo.còn nhân dân,còn giữ được lòng yêu nước thì đất nước sẽ còntrừ phi BC giết hết người VNmiễn đừng gây hấn,lo bảo vệ,phát triển đất nuớc là OK
  5. kidfriendct

    kidfriendct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2005
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Thông tấn xã Việt Nam,phải trả tiền mới xem được tin này.Phải đăng ký thành viên của TTX Việt Nam.
  6. quangbi123

    quangbi123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    bác ơi đăng ký xem ở đâu vậy? hướng dẫn em với!
  7. Patriot2x

    Patriot2x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    1
    Trước hết, Xin lỗi mod seo, em là Patriotxx. Em biết chẳng lịch sự gì khi vừa bị lên cây lại lập cái nick mới, nếu em sai em sẵn sàng chịu lên cây ngồi im. Nhưng em thấy quá đỗi bức xúc với cái tay doncoi_noixaxoi này.
    @ doncoi_noixaxoi : Phải chăng kiến thức ngoại ngữ của ông dốt đến nỗi không phân biệt nổi million với billion à? Đơn vị trong đấy ghi rõ ràng là Million Dollars không hiểu sao ông dịch lạ biến thành tỷ đô? Nếu thật sự ông không biết tiếng anh thì cũng đừng nên phán 1 tràng dài về 1 cái web tiếng Anh như thế.
    Mod treo nick em nhưng lại để cái bài sai kiến thức ngoại ngữ phổ thông chình ình trên diễn đàn.
    @ghettau : Tớ khuyên cậu không nên sủa ầm lên như thế, nhất là ítdùng cái câu "nói hay lắm" đi. Vì cậu dùng cái nick xn3 để mỗi khi cậu nói xongcái gì là lại đăng nhập nick xn3 vào rồi thì "ghettau nói hay lắm", và những câu ngu dốt khác như "bầu bạn ghettau làm trưởng nhóm" ....... Nếu đã dùng 2 nick trong diễn đàn thì chú ý thay đổi cách ăn nói đi, đừng có dùng mãi 1 câu cửa miệng thế. Hơn nữa, đừng nên dùng nick xn3 chỉ để tự khen cái nick ghettau, nên đa dạng hoạt động cho nó 1 chút, mọi người sẽ bớt nghi. Cậu muốn chối thì cứ việc, chốibay chôi biến cho xa vào.
    Bây giơthì em đi thụ án, biến khỏi bx trong 1 tuần. Mod muốn xử em sao thì xử.
    Được Patriot2x sửa chữa / chuyển vào 20:20 ngày 09/08/2008
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Định viết 1 tác phẩm to lớn, hoành tá tràng không kém gi đòn rồng, nhưng mà cầm bàn phím lên, đặt bàn phím suốt tối giờ chẳng viết được đoạn văn nào cho ra hồn cả .
    Thôi đành chuyển qua phân tích kỹ thuật vậy. Cái này thì mình khá hơn . Bạn đọc thông cảm nhé .
    1 cuộc chiến có 5 yếu tố cơ bản để cân nhắc: thời cơ, đạo lý, địa thế, con người, và phương pháp tiến hành chiến tranh. Chuyện thời cơ với đạo lý thì mình không cân nhắc đến vì với công nghệ truyền thông hiện đại thì chuyện cái gì cũng có thể xảy ra. Mình sẽ nói sơ qua về 3 yếu tố còn lại. Tuy nhiên, phương pháp tiến hành chiến tranh cũng khó mà bàn trước được; đánh thế nào là lúc đánh, cọ sát thực tế sẽ có điều chỉnh thay đổi cho phù hợp, mình có thể nói sơ về 1 kịch bản có thể xảy ra, nhưng đảm bảo khi đụng trận sẽ có rất nhiều thay đổi, khó nói trước được gì.
    Về địa thế, đây là lợi thế lớn nhất của VN ở TS. Từ Thành Sơn ra TS chỉ khoảng 600- 700km. Tuyến tiếp tế từ đất liền ra biển của VN là hoàn toàn an toàn, nằm ngoài tầm khống chế của bất cứ lực lượng nào của TQ; kể cả tàu ngầm. Khoảng cách từ các sân bay trên đảo Hải Nam ra TS là khoảng 1100-1300km; từ Quảng Đông ra mất khoảng 1300-1500km; từ đảo Phú Lâm ra mất khoảng 700-800km. Tiếp tiếp tế từ đất liền TQ ra TS có 1 khoảng 400km (giữa HS-TS) hở sườn cho các cuộc đột kích của các đội tàu tên lửa tốc độ cao, máy bay ném bom từ các căn cứ khu vực miền trung. Cũng cần nói thêm sân bay ở Phú Lâm là sân bay nhỏ, dự trữ đạn dược, xăng dầu có giới hạn; lại nằm hoàn toàn trong tầm ném bom của VN; khả năng bị vô hiệu hoá là gần như chắc chắn. Nên mình không tính sân bay này vào lực lượng TQ sau này. Lợi thế về địa thế của VN có 2 ý nghĩa quân sự. TQ phải hao tốn 1 lực lượng đáng kể để bảo vệ tuyến tiếp tế của mình nếu như hạm đội Nam Hải không thể chiếm TS trong 1-2 ngày. Và máy bay TQ không thể khống chế bầu trời TS, vô hiệu hóa đe doạ của KQ ta lên hạm đội Nam Hải; sẽ trình bày chi tiết hơn ở phần phương pháp chiến tranh.
    Sơ đồ minh hoạ ý tưởng của mình:
    [​IMG]
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Thứ nhì, về lực lượng. Đây là lợi thế tuyệt đối của TQ.
    _ Về hải quân hạm đội Nam Hải TQ có 11 khu trục hạm, ~15 tàu tuần tiễu trang bị tên lửa, 6 tàu chở quân hạng nặng ( chở được cấp tiểu đoàn), 11 tàu đổ bộ bờ biển tương đương nửa tiểu đoàn 250 lính với 1 số trang thiết bị chiến tranh hạng nặng. Về không quân do khoảng cách xa, việc tiếp dầu trên không là không khả thi vì bất cứ điểm tiếp dầu nào nằm giữa Hải nam và TS đều nằm trong tầm đánh chặn của Su-27/30 VN; máy bay chiến đấu thì vòng vòng né tên lửa được chứ mấy cái bồn xăng bay ấy thì chỉ có nước làm bia tập bắn. Do đó không quân TQ tham chiến ở TS chỉ có loại Su-27/30 và J-11 với khoảng ~250 chiếc. Trừ số dùng huấn luyện, và phải chia ra bảo vệ các vị trí xung yếu khác, TQ dốc hết túi thì có thể tung 100 chiếc vào mặt trận biển Đông. Mạnh, nhưng không quá đáng sợ. Ngoài ra bọn Xian JH-7 cũng có thể dùng để bảo vệ tuyến tiếp tế trước đe doạ của tàu chiến VN.
    _ Lực lượng VN thì khá là bèo nhèo. Chủ lực vẫn là không quân với ~40 Mig21, ~60 Su-22, và 12 chiếc su 27/30. Hải quân thì coi như không có đi , chỉ dùng để bảo vệ tuyến tiếp tế khi vào vùng chiếc sự thôi. Ngoài ra còn có 1-2 trung đoàn tên lửa bờ biển, 1 mớ trực thăng chống ngầm, và vài trái Scud. Lực lượng quan trọng không kém KQ là anh em binh lính trên đảo cùng với hệ thống công sự, thiết bị trinh sát ở trên đó.
    Đó là phần lực lượng.
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Cuối cùng mình xin được trình bày 1 kịch bản chiến tranh trên biển đông. Cuộc chiến bắt đầu khi TQ đem dàn khoan dầu vào biển đông khai thác trên phần biển thuộc chủ quyền của VN, không nằm trong tranh chấp với bất nước nào khác. Cả thế giới im lặng, và VN buộc phải có hành động để bảo vệ quyền lợi của mình. VN chủ động ra tay trước. TQ có chuẩn bị cho đánh nhau
    Phần 1: tấn công.
    _ Bắn vài trái Scud vào sân bay Phú Lâm, phối hợp cùng không quân từ Đà Nẵng và 1 số đơn vị đặc công nước tiếp cận đảo bằng trực thăng thả cách đó 30-40 km, (bơi vào, tiếp cận đảo trong đêm rạng sáng phối hợp cùng KQ), đánh phá, tiêu hủy kho đạn, kho xăng và đường băng sân bay đảo Phú Lâm. Bên cạnh đó bố trí các trung đoàn tên lửa bờ biển ở khoảng Huế-Quảng Nam, bắn hạ bất cứ tàu tiếp tế chở xăng dầu, đạn dược, nguyên vật liệu xây dựng về hướng HS. Như vậy sân bay Phú Lâm coi như bị vô hiệu hoá hoàn toàn. TQ có thể phản ứng bằng cách cho KQ, trực thăng áp sát lùng các trận địa tên lửa bờ biển của ta. Nhưng với lợi thế sân nhà có SAM che, nguỵ trang tốt, trận địa giả nhiều, cơ động thường xuyên tên lửa bờ biển của ta sẽ sống khá lâu .
    _ Đồng thời với việc vô hiệu hoá Phú Lâm là phải tiêu diệt tất cả các điểm đứng chân của TQ trên TS, bịt tai che mắt TQ trong vực này. Ở TS TQ có 2-3 chiếc tàu tuần tiễu lớp JiangHu 5, khoảng 8 cứ điểm xây dựng kiên cố, quân số ước đoán của mình vào khoảng 200 người. Ta có thể giả vờ thực hiện đổi lính chở thêm lính ra tăng cường cho TS, mang theo thiết bị vũ khí hạng nặng ra theo( thay vì lợn với chả ti vi ). Không quân mở màng, dùng Su22 từ xuất phát từ Thành Sơn trang bị 1 ít Kh-31A, bom xuyên phá, bom cháy. Khoảng 20 chục chiếc là ok. Khoảng cách từ Hải Nam -> TS gần gấp đôi từ Thành Sơn ra, như vậy không quân TQ không thể bay ra đánh chặn. KQ ta tự do tung hoành, toàn quyền sinh sát ngoài ấy ( ta phải chủ động). Mỗi chiếc Jianghu tặng cho 2 trái Kh-31A, đảm bảo không chìm thì cũng chạy. Các điểm đứng chân của TQ ở TS là công sự nhỏ hẹp, ăn 1-2 trái bom phá hầm với bom cháy napalm là coi như bị vô hiệu hoá 90%, hải quân chỉ việc đổ bộ lên thôi. mục tiêu của việc này không phải là chiếm đất mà là chặt đứt 1 nguồn cung cấp thông tin quân sự quan trọng cho TQ.
    Cuộc tấn công kéo dài chắc không đến 4 tiếng, sau đó VN có 24-36 tiếng để chuẩn bị đương đầu với sức mạnh của TQ hiện đại .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này