1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam lấy gì để đối phó với Trung Quốc?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi mirage2310, 05/08/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 1stAceVN

    1stAceVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    Nhìn thấy cái nickname hay quá: die for you Việt Nam
  2. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    30
    TQ mà dám đánh VN thì VN chẳng cần phải dựa vào thanừg nào, đánh chết luôn.
    1979 đếm 600.000 quân sang có 20 ngày mà chết 30.000, trung bình ngày 1.500 quân. bị thương 145.000 mất hết sức chiến đấu. Vậy TQ có 3 triệu quân chỉ cần 100 ngày là đi teo hết. Lấy gì mà đánh.
    Có mấy bác trên diễn đàn chẳng biết đếch gì quân sự cũng học đòi ý kiến ý cỏ, TQ mà dùng tên lửa Đông phong hay Trương trinh xxxx ở quảng chấu bắn sang VN.... Đúng là chẳng biết đếch gì, dàn tên lửa còn chưa triển khai thì máy bay VN đã oanh tạc chết sạch rồi, nếu may mắn có vài quả thoát được thì lại bị nhiễu tần số, bắn HN là đâm đầu vào bắc kinh mà nổ.
  3. putuzop

    putuzop Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2007
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Nói chung em thấy các bác viển vông quá. Nghĩ thực tế hơn một tý đi, trong khoảng 10-15 năm tới nếu mình không động chạm gì đến nó thì nó cũng chả dại mà đem quân oánh sang đất nhà mình như các bác bác nói ở trên đâu. Cứ theo mấy bài của bọn TQ tự sướng ở Sino thì có mà đổ thóc giống ra mà ăn . Đáng lo nhất vẫn chỉ là Biển đông thôi (mà cái này thì ai cũng biết rôi). Cảnh giác thì vẫn cứ phải cảnh giác nhưng cũng tập trung vào nguy cơ gần với mình nhất thôi các bác ạ
  4. tuanmapnt

    tuanmapnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Chẹp, các bác bàn nhiều vấn đề hay thật, nhưng em có một vài ý kiến đưa ra các bác xem thử. Thôi thì chấp nhận đưa đầu cho các bác ném đá nhưng biết đâu lại có thêm nhiều phương án phòng thủ cho ta nhỉ?
    1- Đổ bộ
    Có nhiều tiền bối phân tích về chiến lược đổ bộ vào Đà Nẵng rất hay. Nhưng Đà nẵng thì chỉ có vị trí về kinh tế thôi nên Tung Của sẽ cố cướp lấy Cam Ranh.thì thế nào hả các bác?
    Giả sử: Tung Của sử dụng Hoàng Sa để từng bước lấn chiếm Trường Sa, sau đó tạo ra xung đột ảo trên biển nhưng bất ngờ chiếm Vịnh Cam Ranh thì sao? Ngay sau khi tạo ra sự kiện xung đột ảo ở Trường Sa, Tung Của cho một nửa bộ binh + xe tăng áp sát biên giới. Đồng thời bất ngờ chiếm đóng Cam Ranh (bằng chính lực lượng đã tạo ra xung đột ảo, hoặc chiếm Hải Phòng, Hạ Long (bằng lực lượng Hải Quân đóng ở Hải Nam) làm cầu đổ bộ cho lính thủy đánh bộ.
    Lực lượng lính thủy đánh bộ có thể sẽ không được trang bị vũ khí hạng nặng nhưng sẽ được trợ giúp tốt bởi pháo lớn từ các chiến hạm đủ để cầm cự cho quá trình tăng viện?.
    Em thiên về phương án TC chiếm Cam Ranh bởi vì khi đã có Cam Ranh trong tay thì xem như có luôn Vùng 4 Hải Quân, và có luôn đường bờ biển trải dài qua các tỉnh duyên hải nam trung bộ Ta (có thể) bị hút Hải Quân về phía Cam Ranh để giải quyết vụ này, nhưng Tung Của với lực lượng tàu chiến đấu lớn hơn ta nhiều, sẽ để lại 1 phần nhân cơ hội vào lấy Hải Phòng.
    Thế là có 2 lựa chọn cho TC tha hồ thực hiện công tác đổ bộ nhé. (chẹp, lúc này quân ta lại ở vào cái thế giống VNCH phải điều tra xem Quân GP sẽ phang vào đâu (BMT hay Pleiku) trước.
    2-Xâm chiếm
    Bằng 2 cầu đổ bộ chính đã thiết lập, và bằng đường biên giới, TC sẽ tạo ra 3 mũi tấn công từ 2 hướng Bắc và Đông, nhanh chóng chia cắt VN thành 3 phần.
    TC sẽ cố gắng nhanh chóng giải quyết xong khu vực Tây và Đông Bắc của Việt Nam hoặc nếu có thể sẽ chiếm luôn toàn bộ miền bắc đến vĩ tuyến 17. Sau đó giữ lấy những nơi chiếm được và nút bông vào tai đi họp Hội Đồng Bảo An LHQ.
    Chẹp, nói đến đây em cảm thấy muốn khóc vì sợ những người anh em box Du lịch sẽ không có chỗ phượt nữa và các ông Hồng Vệ Binh box nhà ta sẽ bị dồn về phía nam và nghiễm nhiên lại trở thành một cái gì đó giống như lão PV Nhân Dân chẳng hạn.
    3-Cai trị
    a, vét sạch tiểu hổ, ba ba, cua đinh, chuột đồng
    b, xóa tất cả các thương hiệu Hàng VN Chất lượng cao và yêu cầu nhân dân xài hàng Tung Của.
    ---​
    Hic, em không có thời gian phân tích kỹ, nhưng cũng đưa ra mấy ý trên. Các tiền bối cứ khai sáng cho em nhá.
    Được tuanmapnt sửa chữa / chuyển vào 10:47 ngày 18/08/2008
  5. tuanmapnt

    tuanmapnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Bác này chém gió kinh!
  6. nguyendialo

    nguyendialo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    truớc khi đánh chúng nó phải lên gân cái đã
    lên gân có nghĩa là nó sẽ phải cho tăng pháo quân lương thóc gạo tàu bè ... vân vân
    giai đoạn hai là mạng lưới tình báo tình uyêu hoạt động hết công suất thu thạp thông tin. không loại trừ có mấy cái không người lái lảng vảng chụp ảnh
    khi hội tụ đủ 2 yếu tố này thì mới tới giờ D
  7. 123Sale

    123Sale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bạn là Tung Của dùng trung đoàn Tôn Ngộ Không đổ bộ được vào Cam Ranh.
  8. dieforyouVN

    dieforyouVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác! không biết bác khen thực hay đu?a. Thực ra khi đọc mấy ba?i vê? thă?ng Ghe? viết trên mạng máu đaf sôi lên rô?i, mặc du? độ tuô?i đang U40 nhưng sef săfn sa?ng hy sinh vi? tô? quốc nếu như nó dám đụng đến nước mi?nh.
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Vừa lấy bằng thạc sĩ AQ bên tàu đấy
  10. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ MỚI CỦA TRUNG QUỐC
    (Tờ "Tín báo" 8/8)
    Sau khi Hội nghị TW3 khoá 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra quyết sách về việc cải cách mở cửa, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng bước vào thời kỳ cải cách. Thực tiễn 30 năm đã chứng minh cải cách đã khiến quân đội Trung Quốc từ giai đoạn môtô hoá phát triển vượt bậc sang giai đoạn cơ giới hoá và tin học hoá, tiến một bước quan trọng mang tính lịch sử trong việc đuổi theo trào lưu quân sự mới của thế giới. Trên cơ sở kinh tế không ngừng phát triển, thúc đẩy hiện đại hoá quân đội và xây dựng quốc phòng.
    Bước sang thế kỷ mới quân đội Trung Quốc vốn luôn thực hiện phương châm chiến lược quân sự phòng ngự tích cực đã đặt trọng điểm chuẩn bị đấu tranh quân sự vào việc đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện tin học hoá, cố gắng xây dựng lực lượng quân đội thích ứng với lợi ích phát triển và an ninh quốc gia.
    1-Nội dung chủ yếu của chiến lược phòng ngự
    Do sự thay đổi của môi trường an ninh quốc gia và tình hình chiến lược quốc tế, chiến lược quân sự phòng ngự tích cực của quân đội Trung Quốc trong thời kỳ mới đã có sự phát triển mới. Theo yêu cầu của Quân ủy trung ương, quân đội Trung Quốc cần tăng cường khả năng quân sự với trọng tâm đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện tin học; phải nâng cao khả năng của quân đội trong việc thực hiện các hành động quân sự phi chiến tranh như chống khủng bố, duy trì ổn định, cứu nạn, duy trì hoà bình quốc tế. Điều này cho thấy quân đội trong khi vận dụng sức mạnh quân sự đã lấy hành động phi chiến tranh làm một phương thức quan trọng. Hành động tham gia cứu nạn động đất ở Tứ Xuyên chính là thực tiễn cụ thể của việc quân đội Trung Quốc thực hiện hành động quân sự phi chiến tranh.
    Nội dung chủ yếu của chiến lược quân sự phòng ngự tích cực mà Trung Quốc chế định trong thời kỳ mới là: đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện tin học hoá, chú trọng kiềm chế việc nổ ra xung đột và chiến tranh, nâng cao khả năng tác chiến liên hợp và hoàn thành nhiệm vụ đa dạng hoá, thúc đẩy cải cách quân sự mang màu sắc Trung Quốc, phát triển chiến lược chiến thuật chiến tranh nhân dân, tạo ra môi trường an ninh có lợi cho hoà bình phát triển đất nước.
    Quân đội Trung Quốc kiên trì quan niệm "thế giới hài hoà" của Hồ Cẩm Đào, quán triệt phương châm chiến lược hoà bình phát triển đất nước, đối ngoại phát triển quan hệ hợp tác quân sự không liên minh, không đối kháng và không nhằm vào bên thứ ba, phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền. Triển khai giao lưu và hợp tác quân sự, xây dựng môi trường an ninh quân sự tin tưởng nhau và cùng có lợi, cùng nhau ngăn ngừa xung đột và chiến tranh. Tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, hợp tác quốc tế chống khủng bố và hoạt động cứu nạn. Phát huy tác dụng tích cực đối với việc bảo vệ hoà bình ổn định khu vực và thế giới.
    2-Nội dung mới của phòng ngự tích cực
    Kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, chiến lược cải cách quân sự của Trung Quốc đã trải qua nhiều thay đổi. Đối với chiến lược quân sự phòng ngự tích cực mà nói, nội dung của nó đã có bước phát triển mới so với thời kỳ đầu thành lập nước. Trước hết đã lấy lợi ích quốc gia làm tiêu chuẩn cao nhất để chế định phương châm chiến lược quân sự; phòng ngự tích cực là nhằm ngăn ngừa chiến tranh, tranh thủ môi trường quốc tế và quốc phòng có lợi. Thứ hai là kiên trì "đánh đòn phủ đầu sau", về chiến lược không tiến công trước, trong tình hình Trung Quốc đã có những vũ khí mũi nhọn như tàu ngầm hạt nhân, tên lửa tầm xa, vệ tinh nhân tạo, vẫn cần phải nhấn mạnh vũ khí chiến lược và lực lượng răn đe chỉ là để phản kích tự vệ, quyết không thể tiến công trước. Thứ ba, về chiến lược, không dụ địch vào sâu, thời kỳ đầu chiến tranh chủ yếu là kiên trì phòng ngự, đây là một sự thay đổi rất lớn. Thứ tư, không vươn ra bên ngoài, nhưng trong phòng ngự có tiến công. Thứ năm, xác định lấy trang bị kém chiến thắng kẻ địch trang bị mạnh, không tham gia chạy đua vũ trang. Thứ sáu, kiên trì đánh lâu dài.
    Từ khi cải cách mở cửa đến nay, cùng với việc trọng điểm công tác nhà nước chuyển sang xây dựng kinh tế, để thích ứng với sự thay đổi của chiến lược tổng thể quốc gia, tư tưởng chỉ đạo xây dựng quân đội đã thực hiện sự chuyển biến chiến lược, từ trạng thái chuẩn bị chiến tranh bất cứ lúc nào cũng có thể tiến hành đánh sớm, đánh lớn, đánh chiến tranh hạt nhân, chuyển sang quỹ đạo xây dựng thời bình. Chiến lược quân sự phòng ngự tích cực mà Quân ủy trung ương xác lập lại năm 1988 đã nhấn mạnh phải chú trọng đối phó với chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự có thể nảy sinh. Phương châm chiến lược quân sự phòng ngự tích cực trong thời kỳ mới mà Quân ủy trung ương chế định năm 1993 đã đề xuất đặt trọng điểm đấu tranh quân sự vào đánh thắng chiến tranh cục bộ trong điều kiện hiện đại, đặc biệt trong điều kiện kỹ thuật cao. Phương châm này nhấn mạnh tăng nhanh tốc độ xây dựng chất lượng quân đội, nâng cao khả năng tác chiến phản ứng nhanh. Năm 1995, Quân ủy trung ương đề xuất chiến lược lấy khoa học kỹ thuật chấn hưng quân đội, yêu cầu xây dựng quân đội từ mô hình theo quy mô số lượng chuyển sang mô hình theo quy mô chất lượng hiệu quả, từ mô hình tập trung nhân lực chuyển sang mô hình tập trung khoa học kỹ thuật.
    Các chuyên gia quân sự Bắc Kinh nêu rõ bước sang thế kỷ mới, Quân ủy trung ương lại xác định đặt trọng điểm chuẩn bị đấu tranh quân sự vào đánh thắng chiến tranh cục bộ trong điều kiện tin học hoá, yêu cầu tích cực thúc đẩy cuộc cách mạng quân sự mang mầu sắc Trung Quốc, tăng nhanh việc thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng quân đội tin học hóa, đánh thắng chiến tranh tin học hoá, cố gắng xây dựng lực lượng quân đội thích ứng với lợi ích phát triển và an ninh quốc gia.
    3-Bốn nguyên tắc phòng ngự tích cực
    Trong thời kỳ mới, chiến lược quân sự phòng ngự tích cực của quân đội Trung Quốc cần tôn trọng 4 nguyên tắc sau: đánh đòn phủ đầu sau, phục tùng đại cục, linh hoạt cơ động, mở cửa hợp tác.
    Nội dung trọng tâm nhất của tính phòng ngự tự vệ của quân đội Trung Quốc chính là đánh đòn phủ đầu sau về chiến lược. Trung Quốc luôn chủ trương sử dụng biện pháp phi quân sự để giải quyết tranh chấp, thận trọng nhìn nhận chiến tranh và việc đánh đòn phủ đầu sau về chiến lược. Mao Trạch Đông nói phương châm chiến lược của Trung Quốc là phòng ngự tích cực, quyết không đánh đòn phủ đầu trước. Đặng Tiểu Bình cũng nhấn mạnh chiến lược của Trung Quốc luôn mang tính phòng ngự, trong tương lai hiện đại hoá cũng vẫn thực hiện phòng ngự chiến lược. Vì vậy cho dù môi trường, lợi ích và thực lực thay đổi như thế nào chiến lược quân sự của Trung Quốc vẫn luôn mang tính phòng ngự.
    Bảo vệ lợi ích quốc gia là chỗ dựa cơ bản để chế định chiến lược quân sự. Chiến lược quân sự cần xuất phát từ lợi ích an ninh quốc gia, phục tùng và phục vụ cho chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia. Cho dù là chuẩn bị đấu tranh quân sự, tiến hành hành động quân sự quan trọng hay xây dựng quân đội đều phải xuất phát từ toàn cục bảo vệ lợi ích quốc gia để quy hoạch thống nhất.
    Việc kiên trì chiến lược chiến thuật linh hoạt cơ động là nét tinh tuý của chiến lược quân sự tích cực. Việc thực hiện phòng ngự tích cực nhất định phải linh hoạt cơ động.
    Trung Quốc đã xác lập chiến lược quốc gia hoà bình phát triển, quân đội kiên trì chiến lược quân sự phòng ngự tích cực, cần chú trọng quán triệt và bảo vệ chiến lược quốc gia hoà bình phát triển. Quân đội Trung Quốc là một đội quân đã trải qua 81 năm lịch sử. Từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc đã đi ra thế giới với tư thế chủ động và mở cửa hơn, khiến nước này trở thành một nước nhận được nhiều nhất "huân chương danh dự hoà bình" của Liên Hợp Quốc. Trong tương lai thực lực quân sự của Trung Quốc nhất định mạnh lên, nhưng cho dù thế nào Trung Quốc cũng sẽ không thay đổi tính chất phòng ngự tích cực trong chiến lược quân sự của mình.
    ***
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này