1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam lấy gì để đối phó với Trung Quốc?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi mirage2310, 05/08/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ghettau

    Ghettau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    1
    1) Nếu nó tạo xung đột Trường sa nhằm mục đích dổ bộ quân thuỷ đánh bộ của nó vào cam ranh.CHỉ cần bây giờ có 1 cuộc xung đột nhỏ với nó thôi là tinh thần chiến tranh chống Tàu sục sôi cả nước, Tất cả các lực lượng vào hết vị trí chiến đấu> VN sẽ tính hết các khu vực Khựa có thể dùng Tàu đổ bộ ném bom để mà phục kích.Tất nhiên trước khi đổ bộ chúng sẽ sử dụng tên lửa hành trình,máy bay ném bom cùng Tàu chiến ngoài khơi dọn chỗ trước.
    Hơn nữa hiện nay Tàu đổ bộ của Khựa với lực lượng lớn đếm trên đầu ngón tay.
    Do vậy chuyện Tq dùng Tàu đổ bộ vào miền Trung VN tạm thời trong thế giới ảo.
    2)Đánh bằng Biên giới phía Tây Bắc và Đông Bắc là cách phổ biến nhất.Nhưng chúng nó sẽ ko dễ vào nhanh như năm 79 vì khi đó VN tập trung quân ở chiên truờng Cam.Ngày nay ta dàn đều quân dọc biên giới.Chỉ cần quân và dân 2 quân khu 1 và 2 cầm chân địch ở Biên giới trong vòng 3-5 ngày là quân tiếp viện ở quân khu 3 và quân khu thủ đô nên hỗ trợ cộng thêm lực lượng tổng động viên thanh niên Miền Bắc với tinh thần chống Tàu cao nhất đủ sức hất bọn bành chuớng và đánh thọc sâu vào biên giới nó như ông cha ta ngày nào
  2. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    (Tờ "Đại công báo" và ?oĐông phương? của Hồng Công, ngày 25 và 26/7/2008) TTXVN
    Cùng với cuộc cách mạng quân sự mới của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) không ngừng được thúc đẩy, thay đổi trang bị vũ khí mới hơn, hiện đại hơn đã trở thành tiêu điểm chú ý của giới quân sự bên ngoài đối với PLA. Mục tiêu hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, cụ thể ở đây là xây dựng lực lượng không quân, chính là xây dựng một lực lượng không quân hiện đại hóa, huấn luyện có chất lượng cao, trang bị máy bay kỹ thuật cao, bom định hướng chính xác tiên tiến và máy bay mang tính bổ trợ tăng cường sức mạnh gấp bội. Ngoài ra, trên phương diện năng lực chỉ huy, kiểm soát và tình báo, hình thành hệ thống mạng hóa, từ đó bảo đảm cho Không quân của PLA có thể tiến hành chiến đấu trong điều kiện tin học hóa và đánh thắng trong cuộc chiến tranh công nghệ cao.
    Tạp chí ?oSức mạnh liên hợp?, phát hành ba tháng một kỳ của trường Đại học Quốc phòng Mỹ, trong số phát hành quý 4 năm 2007, đã đăng tải bài viết mang tính chuyên đề, trọng điểm giới thiệu việc hiện đại hóa của Không quân Trung Quốc. Cách đây không lâu, chuyên gia phân tích quốc phòng nổi tiếng của Ôxtrâylia, Carlo Kopp cũng có bài viết phân tích về mấu chốt phát triển trong tương lai của Không quân Trung Quốc. Mặc dù chuyên gia quân sự và báo chí nước ngoài xuất phát từ những mục đích khác nhau khi tiến hành ?omổ xẻ? tình trạng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng dường như ?okhông hẹn mà gặp?, từ nhiều phương diện, nhiều góc độ đưa ra quan điểm chung: máy bay cảnh báo sớm sẽ là yếu tố mấu chốt của phát triển lực lượng Không quân PLA trong tương lai.
    1- Con đường Trung Quốc tiếp cận máy bay cảnh báo sớm
    Máy bay cảnh báo sớm còn gọi là máy bay cảnh báo chỉ huy trên không. Loại máy bay này được mệnh danh là ?ocông cụ tăng cường gấp bội sức chiến đấu của không quân trong điều kiện tin học hóa?, là một loại trang bị công nghệ cao, tập trung các chức năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin, tình báo trong đó. Trong điều kiện hiện đại, nếu như không có máy bay cảnh báo sớm sẽ rất khó tổ chức không chiến quy mô lớn một cách có hiệu quả. Vì vậy, có chuyên gia quân sự đã hình dung máy bay cảnh báo sớm là ?olãnh tụ không trung? của tác chiến trong điều kiện tin học hóa.
    Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm máy bay cảnh báo sớm không thể coi là muộn. Ngay từ năm 1967, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm ?oKhông cảnh - 1? (KJ- 1). Trên thực tế ?oKhông cảnh- 1? chính là máy bay ném bom Tu-4 của Liên Xô, được lắp đặt hệ thống rada ?o843? theo dõi trên không. Ban đầu, máy bay cảnh báo sớm ?oKJ - 1? hoạt động không ổn định. Sau đó, các nhân viên kỹ thuật Trung Quốc đã nghiên cứu thiết kế thay động cơ, tăng thêm lực đẩy, đồng thời lắp đặt thêm các thiết bị cân bằng tại hai bên cánh đuôi, khiến cho vấn đề này được giải quyết. Tháng 8/1970, máy bay cảnh báo sớm ?oKJ - 1? chính thức bay thử, tuy nhiên ?oKJ - 1? đã không được đưa vào sử dụng chính thức mà chỉ dùng cho huấn luyện.
    Năm 1992, Trung Quốc bắt đầu thông qua phương thức nhập khẩu để có được máy bay cảnh báo sớm. Trước tiên, Trung Quốc tiến hành đàm phán với Nga về việc Trung Quốc mua máy bay cảnh báo sớm ?oA- 50? do Nga sản xuất. Sau đó do liên quan đến vấn đề hệ thống rađa của Ixraen, vì thế Ixraen cũng tham gia đàm phán. Đàm phán ba bên bắt đầu từ năm 1994, lúc đó Trung Quốc có kế hoạch bỏ ra 1 tỷ USD mua 4 máy bay cảnh báo sớm. Năm 1996, ba bên Trung Quốc, Nga và Ixraen đạt được hiệp định sơ bộ. Theo hiệp định này, Không quân Trung Quốc sẽ chấp nhận trả 250 triệu USD để mua một máy bay cảnh báo sớm ?oA-50? có trang bị hệ thống rađa cảnh báo sớm ?oPhalcon? của Ixraen. Nhưng trước sứp ép của Mỹ, Ixraen cuối cùng đã phải hủy hợp đồng với Trung Quốc. Vậy là kế hoạch nhập khẩu máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc thất bại.
    2- Trung Quốc đã có máy bay cảnh báo sớm
    Giữa lúc kế hoạch nhập khẩu máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc gặp thất bại, các nước và khu vực xung quanh Trung Quốc trái lại đã có được ngày càng nhiều máy bay cảnh báo sớm. Lúc đó, Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản đã mua của Mỹ 11 máy bay cảnh báo sớm ?oE-2C?, hơn thế, còn được trang bị 4 máy bay cảnh báo sớm ?oE-767? do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo. Còn Ấn Độ, nước láng giềng của Trung Quốc, đã thành công trong việc mua của Ixraen máy bay cảnh báo sớm có lắp đặt hệ thống rađa ?oPhalcon?. Máy bay cảnh báo sớm ở khu vực xung quanh Trung Quốc ngày càng tăng nhiều đã gây ra sức ép ngày càng lớn đối với Trung Quốc, vì thế Trung Quốc buộc phải chuyển sang đi theo con đường tự nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm.
    Thế nhưng, cũng từ sau khi kế hoạch Trung Quốc mua máy bay cảnh báo sớm được trang bị hệ thống rađa ?oPhalcon? thất bại, thông tin về việc Trung Quốc có ý hướng mua máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn ?oA-50U? và ?oA-50E? của Nga liên tiếp được đưa ra. Đến năm 2003, khi trên mạng xuất hiện một số bức ảnh về máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc, những thông tin này mới chấm dứt. Những bức ảnh này cho thấy rất rõ một máy bay cảnh báo sớm, với ngoại hình rất giống với kiểu máy bay cảnh báo sớm ?oA-50? của Nga, đang tiến hành bay thử trong khu vực thuộc ?okhu thí nghiệm? của Viện nghiên cứu thử nghiệm phi hành Trung Quốc.
    Một số chuyên gia nước ngoài căn cứ vào những bức ảnh này đã đưa ra phân tích: ít nhất có 3 máy bay cảnh báo sớm hoàn chỉnh đã được Trung Quốc chế tạo, bên ngoài được sơn phủ bởi các loại sơn khác nhau. Trong đó có một máy bay cảnh báo sớm đã sử dụng màu sơn bạc trắng theo tiêu chuẩn của Không quân Trung Quốc. Có thông tin cho rằng loại máy bay cảnh báo sớm này đã được đặt tên là ?oKhông cảnh- 2000? (KJ-2000). Những bức ảnh cho thấy loại máy bay cảnh báo sớm này là được cải tiến trên cơ sở của máy bay vận tải quân sự cỡ lớn ?oIL- 76? của Nga, phần thân lưng máy bay được lắp đặt hệ thống rađa với ăng ten chảo ba mặt hướng không, phần hộp phía đuôi cánh máy bay còn được lắp đặt hệ thống hỗ trợ điện tử ?oESM?.
    Tạp chí ?oBình luận phòng vệ Hán Hoà? của Canađa cho rằng trong ba loại máy bay cảnh báo sớm mà Trung Quốc nghiên cứu chế tạo, chức năng của ?oKJ - 2000? là đầy đủ nhất. Tính đến hiện tại, đây là loại máy bay cảnh báo sớm cao cấp nhất do Trung Quốc chế tạo, thực sự là ?oAWACS? (hệ thống cảnh báo và kiểm soát không trung), có vai trò giống như máy bay cảnh báo sớm ?oHawkeye E-3? của quân đội Mỹ.
    3- Đánh giá của dư luận
    Các chuyên gia phân tích quân sự quốc tế nêu rõ việc có được máy bay cảnh báo sớm chứng tỏ Trung Quốc đủ khả năng phá vỡ sự kiềm chế của một số nước đối với tiến trình hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc, phá vỡ thế độc quyền về máy bay cảnh báo sớm của các nước khác. Phát triển máy bay cảnh báo sớm của mình, Trung Quốc sẽ trực tiếp nâng cao sức chiến đấu của lực lượng Không quân, đồng thời có vai trò và ảnh hưởng sâu rộng trên rất nhiều phương diện.
    Thứ nhất, phá vỡ ?ovòng vây tàng hình?. Theo những thông tin hữu quan, máy bay chiến đấu tàng hình ?oF-22 Raptor? (Mãnh cầm) hiện đại nhất của quân đội Mỹ sẽ đặt trọng điểm bố trí tại châu Á, hình thành mối đe dọa trực tiếp đối với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đang đẩy nhanh bước đi trong phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của mình; Nhật Bản đã nhiều lần bày tỏ mong muốn có được máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất; Hàn Quốc cũng đã công bố kế hoạch nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình của mình. Theo dự báo của các nhà phân tích quân sự, đến khoảng năm 2020, máy bay chiến đấu tàng hình của các nước xung quanh Trung Quốc sẽ lần lượt được bố trí. Lúc đó, Trung Quốc sẽ nằm giữa vòng vây của nhiều lực lượng tàng hình trên không. Nhằm đối phó với mối đe dọa này, Trung Quốc cần phải tăng cường toàn diện khả năng theo dõi và tấn công đối với mục tiêu tàng hình trên không, mà máy bay cảnh báo sớm là một trong những ?okhắc tinh? của máy bay chiến đấu tàng hình. Bởi vì, chức năng tàng hình của máy bay chiến đấu tàng hình chủ yếu có hiệu quả đối với rađa mặt đất, còn đối với máy bay cảnh báo sớm trên không, hiệu quả tàng hình của máy bay chiến đấu tàng hình gần như không còn. Vì vậy, máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc sẽ trở thành biện pháp quan trọng để Trung Quốc chống lại máy bay chiến đấu tàng hình, giúp cho Trung Quốc phá vỡ ?ovòng vây tàng hình?.
    Thứ hai, hoàn thiện hệ thống cảnh báo phòng không. Máy bay cảnh báo sớm có thể cùng với vệ tinh và rađa mặt đất, tạo thành mạng lưới cảnh báo phòng không nghiêm ngặt. Hiện nay, kỹ thuật rađa mặt đất và vệ tinh của Trung Quốc đã có được thực lực tương đối, còn máy bay cảnh báo sớm luôn là khâu yếu kém trong hệ thống cảnh báo phòng không của Trung Quốc. Trung Quốc thành công trong việc nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm, sẽ khắc phục được điểm yếu trong hệ thống cảnh báo phòng không của Trung Quốc, có thể tạo ra cho Trung Quốc lá chắn trên không vững chắc hơn. Thứ ba, phá vỡ thế độc quyền công nghệ kỹ thuật. Hiện nay, ngoài Nga và Mỹ ra, các nước có khả năng nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm có thể đếm trên đầu ngón tay. Trong bối cảnh không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, Trung Quốc nghiên cứu chế tạo được máy bay cảnh báo sớm của mình, thể hiện khả năng công nghệ khoa học quân sự hùng mạnh của Trung Quốc, tự nhiên sẽ nâng cao uy danh của Trung Quốc trên trường quốc tế, tăng cường khả năng ?orăn đe mềm? của Trung Quốc, đồng thời phá vỡ thế độc quyền về công nghệ kỹ thuật máy bay cảnh báo sớm của một số ít nước trên thế giới./.
    Được mirage2310 sửa chữa / chuyển vào 11:55 ngày 19/08/2008
  3. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    ?oBài học 1979? sẽ không lặp lại : Thử tìm giải pháp cho vấn đề Biển Đông . TTXVN
    ?oBài học 1979? sẽ không lặp lại : Thử tìm giải pháp cho vấn đề Biển Đông .
    Đài BBC (đêm 18/8)
    Một trong những chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về Việt Nam nói rằng không có khả năng lặp lại cuộc chiến giữa hai nước như năm 1979. Giáo sư Phạm Hồng Quý, bảo vệ quan điểm chính thức của Chính phủ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, nhưng ông hy vọng vũ lực sẽ không được chọn làm giải pháp.
    Sinh năm 1934, ông Phạm Hồng Quý bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam từ 1956, và hiện là Giáo sư ở Học viện Ngoại ngữ thuộc Đại học Dân tộc Quảng Tây. Là thầy của nhiều học giả trẻ làm về Việt Nam tại Trung Quốc, Giáo sư Phạm Hồng Quý đã viết sáu cuốn sách, trong đó có tác phẩm về biên mậu song phương, được phía Việt Nam gần đây đề nghị cho dịch. Ông nhận xét có một số chuyện Việt Nam đi trước Trung Quốc: ?oViệt Nam đã cho dân mời khách nước ngoài ở nhà mình trước Trung Quốc mấy năm?.
    1979 ?ođã xa?
    Nhưng một nghịch lý, theo ông Quý, là giới trí thức Trung Quốc nói chung cởi mở hơn với người nước ngoài. Ông đơn cử ví dụ là việc ông trả lời phỏng vấn và mời phóng viên BBC đến thăm trường không hề phải xin phép trước từ chính quyền. Ông nói: ?oBây giờ không giống như trước, có thể cho trí thức sự giải phóng tư tưởng. Về đối ngoại, Trung Quốc mở cửa hơn, tự do hơn. Việt Nam cẩn thận hơn?.
    Cuộc trò chuyện với GS. Phạm Hồng Quý, người trả lời bằng tiếng Việt, bắt đầu với nhận định của ông về kinh tế Việt Nam :
    - Tôi nghĩ nếu theo đường lối chính sách bây giờ, Việt Nam có thể phát triển nhanh, tốt. Năm 1991, vài tháng trước lúc bình thường hóa, tôi sang Việt Nam , đời sống rất khổ, ăn ở rất kém. Bây giờ tôi sang Việt Nam , tôi thấy đời sống sung sướng lắm, có thể ngang với Trung Quốc. Cứ theo đường lối này mà đi, đó là đường lối đưa tới hạnh phúc. Bây giờ kinh tế Việt Nam đang khó khăn, nhưng chưa đến mức khủng hoảng. Nếu Chính phủ Việt Nam không nắm được tình hình kịp thời, không thay đổi chính sách, có thể nghiêm trọng. Nhưng hiện chưa đến mức độ ấy.
    + Nhiều nhà phân tích tranh luận Việt Nam nên đi theo Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Ông nghĩ thế nào?
    - Mở cửa, đổi mới, nên theo Trung Quốc. Tôi nói với một số người Việt Nam , tôi bảo người Việt rất khôn. Trung Quốc đi trước, chỗ nào thất bại, Việt Nam không đi nữa.
    + Việt Nam có thể đi trước Trung Quốc trong cải cách không?
    - Có một số phương diện, có thể cao hơn Trung Quốc. Nhưng toàn bộ thì khó. Khoa học kỹ thuật phương Tây, Trung Quốc học trước Việt Nam . Việt Nam lạc hậu hơn Trung Quốc mấy chục năm. Vượt qua Trung Quốc toàn bộ, thì khó.
    + Nhưng nếu trong một số lĩnh vực, Việt Nam đi trước. Đó có phải là điều không tốt trong mắt Trung Quốc?
    - Đi trước thì tốt chứ. Đâu phải mạnh hơn tôi thì không thích, không có cái đấy đâu.
    + Giáo sư có đồng ý rằng vấn đề biên giới biển là trở ngại lớn nhất trong quan hệ giữa hai nước?
    - Tôi có cuốn sách Địa lý Việt Nam , xuất bản năm 1957, vẽ rõ Nam Sa của Trung Quốc. Tôi hỏi người Việt Nam , họ không trả lời. Lúc ấy tại sao thừa nhận, bây giờ lại không thừa nhận? Đây là chuyện của chính phủ. Tôi mong không xảy ra vũ lực, hòa bình giải quyết là tốt, đánh nhau chỉ chết người tốn của.
    + Năm 1979 đã xảy ra cuộc chiến giữa hai nước. Trong tương lai liệu có xảy ra xung đột nữa không?
    - Chuyện 1979 đã xa rồi. Người Việt Nam không nói chuyện nữa, bên này cũng bảo thôi không nói nữa. Vấn đề phức tạp lắm, vì phải xem tình hình quốc tế lúc ấy.
    Giao lưu hữu hảo
    + Nhiều người lo ngại khi Trung Quốc mạnh lên, đi kèm theo nó là chủ nghĩa bá quyền?
    - Lãnh đạo Trung Quốc bây giờ không nói đến bá quyền. Tôi ở Thẩm Quyến giảng cho đoàn cán bộ thanh niên Việt Nam , chỉ nói phải hòa bình, xây dựng nhà nước. Chủ đề là thế, không đe dọa nước nào. Trung Quốc mấy chục năm đánh trận, đấu tranh, làm trở ngại cho xây dựng kinh tế. Bây giờ toàn bộ sức lực phải xây dựng kinh tế. Đa số dân Trung Quốc ủng hộ chủ trương đó. ?oChủ nghĩa nước lớn?, theo tôi không có giáo dục này, không ai nói cái này. Người nước ngoài họ thấy Trung Quốc mạnh thì họ sợ hay thế nào đấy.
    + Nhưng giả sử Trung Quốc trở thành siêu cường, sẽ có xung đột hay không?
    - Danh từ ?osiêu cường? là của một số người phương Tây. Sức mạnh của Mỹ ai cũng thừa nhận. Nhưng Trung Quốc mà mạnh rồi, người nước ngoài không phải lo. Nếu mang tư tưởng bá quyền, Trung Quốc đã phải giáo dục thanh niên tư tưởng đó, nhưng không có đâu.
    + Giáo sư có nghĩ rằng lãnh đạo Việt Nam gặp khó xử khi phải đứng sát bên Trung Quốc?
    - Tôi hy vọng hai bên quan hệ tốt với nhau, không đánh nhau. Giúp đỡ lẫn nhau thì tốt. Đây không phải là lời nói ngoại giao. Hai bên giao lưu, hữu hảo. Tôi là dân, không phải là người làm chính trị, tôi chỉ nghĩ đánh nhau thì khổ./.
    THỬ TÌM GIẢI PHÁP CHO BIỂN ĐÔNG
    Dương Huy - Gửi tới BBC từ Oxford , Anh
    Đài BBC (đêm 18/8)
    Thứ nhất, bạo lực đã từng bùng nổ ra trong quá khứ và có thể sẽ bùng nổ ra trong tương lai. Thứ nhì, khi bạo lực bùng nổ ra thì nước có sức mạnh quân sự áp đảo sẽ tiến được nhiều bước trong việc thực hiện chủ trương của mình. Thứ ba, khi bạo lực bùng nổ, sự can thiệp quốc tế sẽ có giới hạn.
    Ngoài những thực trạng này, tranh chấp Biển Đông có một thực trạng ít được để ý tới: điều nguy hiểm nhất về tranh chấp Biển Đông không phải là tranh chấp chủ quyền đối với các đảo mà là Trung Quốc yêu sách đòi khoảng 75% toàn diện Biển Đông.
    Giải pháp Biển Đông
    Với những thực trạng này, Việt Nam, Philippin, Malaixia, Brunei và Inđônêxia cần phải đạt được một giải pháp với Trung Quốc cho Biển Đông dựa trên pháp lý, ngoại giao và hiệp định trước khi bạo lực bùng nổ ra.
    Để có một giải pháp công bằng, Việt Nam , Philippin, Malaixia , Brunei và Inđônêxia phải có lập trường chung và phải ủng hộ lẫn nhau. Để có lập trường chung, Việt Nam, Philippin, Malaixia và Brunei phải giới hạn và tạm gác tranh chấp chủ quyền đối với các đảo Trường Sa sang một bên và chú trọng tới các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam, Philippin, Malaixia và Brunei cần phải tích cực làm việc với nhau để thực hiện và tranh thủ sự hỗ trợ cho một giải pháp dựa trên những nguyên tắc sau:
    Nguyên tắc 1: Giới hạn tranh chấp chủ quyền đảo và tầm quan trọng của tranh chấp chủ quyền đảo.
    (a) Theo Luật Biển LHQ, những đảo trong quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Partas và Scarborough Reef nằm dưới mức thuỷ triều cao không được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế ra tới 200 hải lý, hay thềm lục địa ra tới 350 hải lý.
    (b) Những đảo trên Biển Đông nằm trên mức thuỷ triều cao chỉ được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý nhưng không được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế ra tới 200 hải lý, hay thềm lục địa ra tới 350 hải lý. Nguyên tắc này dựa trên điều 121.3 của Luật Biển LHQ.
    Nguyên tắc này có nghĩa một nước đòi chủ quyền đối với một trong những đảo này chỉ có thể đòi chủ quyền đối với lãnh hải 12 hải lý chung quanh đảo này, nhưng không được dùng đảo này để đòi vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa ra xa đảo hơn 12 hải lý.
    Nguyên tắc 2: Tạm gác tranh chấp chủ quyền đảo sang một bên .
    Điều này có nghĩa tạm gác tranh chấp chủ quyền đối với lãnh hải 12 hải lý chung quanh mỗi đảo sang một bên. Tạm thời không xác định nước nào có chủ quyền đối với lãnh hải 12 hải lý chung quanh mỗi đảo, cho tới bao giờ vấn đề chủ quyền đối với đảo được xác định.
    Nguyên tắc này cho phép đi tới một giải pháp cho vùng biển bên ngoài các hình tròn 12 hải lý trong bản đồ, tức là cho phần lớn của Biển Đông, để thực hiện sự công bằng và an ninh cho Philippin, Malaixia, Brunei, Inđônêxia, Việt Nam trong vùng biển rộng lớn này.
    Nguyên tắc 3: Chia Biển Đông bên ngoài lãnh hải 12 hải lý chung quanh mỗi đảo cho các nước Philippin, Malaixia , Brunei , Inđônêxia, Việt Nam và Trung Quốc .
    (a) Chia vùng biển này thành các vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa cho những nước trên.
    (b) Diện tích chia cho mỗi nước có thể được tính theo đường trung tuyến từ bờ biển chính của mỗi nước, không tính Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Pratas hay Scarborough Reef, hay theo tỷ lệ chiều dài bờ biển liên quan của mỗi nước, hay theo một kết hợp của hai nguyên tắc này. Đây là hai nguyên tắc thường được Toà án Quốc tế dùng để xử tranh chấp biển. Hai nguyên tắc này dẫn tới kết quả gần nhau cho Biển Đông.
    (c) Các nước ký hiệp định biên giới cho ranh giới của vùng biển được chia.
    Chia ranh giới
    Bản đồ minh hoạ chia thềm lục địa cho Philippin, Malaixia, Brunei, Inđônêxia, Việt Nam và Trung Quốc theo đường trung tuyến và cho thấy mỗi nước Philippin, Việt Nam, Trung Quốc sẽ được khoảng 1/4 Biển Đông, và Malasia, Brunei, Inđônêxia sẽ được tổng cộng khoảng 1/4 Biển Đông.
    So sánh với Trung Quốc yêu sách đòi 3/4 Biển Đông, để lại tổng cộng 1/4 cho Philippin, Malaixia, Brunei, Inđônêxia và Việt Nam, có thể thấy nguyên tắc trước công bằng và có lợi cho Philippin, Malaixia, Brunei, Inđônêxia và Việt Nam hơn, và những nước này sẽ ủng hộ nguyên tắc đó.
    Vì Biển Đông được chia thành các vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa cho nhưng nước trên, Luật Biển LHQ ban cho những nước khác một số quyền hạn đáng kể, so sánh với để cho Trung Quốc chiếm 75% Biển Đông như ?obiển lịch sử? của họ, và vì vậy những nước khác sẽ ủng hộ nguyên tắc này.
    Nếu Việt Nam , Philippin, Malaixia và Brunei tạm gác tranh chấp chủ quyền đảo sang một bên, có lập trường chung và ủng hộ lẫn nhau thì có thêm khả năng để đạt được một giải pháp để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình trên phần lớn Biển Đông. Thêm vào đó, các nước này sẽ có thêm cơ hội được ASEAN và thế giới ủng hộ.
    Nếu Việt Nam, Philippin, Malaixia và Brunei bị vướng mắc ở tranh chấp chủ quyền các đảo và không thể đi xa hơn thì sẽ kéo dài tình hình ?ochủ quyền chưa rõ rệt?, ?othế giới không ủng hộ nước nào? và ?ochia để trị? mà Trung Quốc có thể lợi dụng để thực hiện yêu sách chiếm 75% Biển Đông.
    Các đề nghị này rất mong nhận được ý kiến đóng góp để cuộc thảo luận thêm có ý nghĩa./.
    Được mirage2310 sửa chữa / chuyển vào 11:59 ngày 19/08/2008
  4. hongquan2610

    hongquan2610 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    ĐÁNH THÌ ĐÁNH SỢ GÌ MẤY THẰNG TÀU ĐÓ. NẾU XÁY RA CHIẾN TRANH TÔI XIN LÀM CÔNG TÁC TUYỂN BỘ ĐỘI Ở QUÊ CHO.
    NẾU KÔ LÀM CÔNG TÁC ĐÓ THÌ ĐỂ EM LÀM CÔNG VIỆC VẬN ĐỘNG BÀ CON ĐI TẢN CƯ...........
  5. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    nhớ trước kia là TQ có rớt 1 máy bay to đùng kèm 40 người trên đó. ko hỉu có phải là máy bay cảnh báo sớm ko nhỉ ?
  6. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Ko biết có phải vụ bác nói không? nhưng khi thử nghiệm máy bay cảnh báo sớm TQ bị rớt thật.
  7. mirage3

    mirage3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    TTXVN
    Khi nào Trung Quốc tấn công Việt Nam ?
    Danchimviet (Đêm 16/8)
    Trở về từ Trung Quốc, sau khi tham dự Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Tổng thống Hoa Kỳ George Bush đã phản đối mạnh mẽ trước hành vi tấn công Gru-di-a của Nga. Ông nói ?oHoa Kỳ phản đối hành động Nga xâm lăng Gru-di-a, một quốc gia có chủ quyền, dân chủ và là chính phủ hợp pháp do dân bầu?.
    Sự kiện Nga tấn công nước láng giềng Gru-di-a trong bối cảnh hai nước tranh dành quyền lợi khí đốt và vị trí chiến lược quân sự. Điều này cũng phản ảnh tương lai của quan hệ Trung Quốc và Việt Nam . Không riêng gì thế giới chú tâm đến biến cố Nga - Gru-di-a, mà cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều rút ra những bài học cho chính họ. Quan trọng nhất là phản ứng của Hoa Kỳ trước sự kiện Nga đã mở một cuộc tấn công đẫm máu, bất chấp dư luận thế giới, bỏ qua ảnh hưởng và vai trò của Hoa Kỳ đối với đồng minh Gru-di-a.
    Nga tấn công Gru-di-a không là điều bất ngờ vì cả hai nước đều có những bất hoà từ lâu, có những chỉ dấu cho thấy phải giải quyết bằng chiến tranh. Chính vì vậy mà Gru-di-a đã tìm mọi cách bám sát Hoa Kỳ để có chỗ dựa về kinh tế và quân sự. Phản ứng của Hoa Kỳ yếu ớt thấy rõ, nói cách khác vị trí của Hoa Kỳ về mặt quân sự và sự ràng buộc của cơ chế dân chủ đã không cho phép Tổng thống Hoa Kỳ có thể làm được điều gì khác. Tất cả, phụ thuộc vào chính bản thân quốc gia đang trong vòng tranh chấp. Chính phủ và nhân dân của họ phải có kế sách bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ trước viễn ảnh bị xâm lăng, bị đe doạ mất chủ quyền vì quốc phòng yếu kém, không có khả năng tự bảo vệ quốc gia của họ.
    Năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình cho quân đội tràn qua các tỉnh biên giới phía Bắc để dạy cho Việt Nam một bài học, VN choáng váng vì không đo lường được Bắc Kinh lại quyết định cạn tàu ráo máng như vậy. Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Văn Tiến Dũng, lúc đó đang còn ở Cămpuchia đã vội vã bay về Hà Nội. Việt Nam hoàn toàn bất ngờ.
    Hiện nay, bài học lần thứ hai đã được Bắc Kinh cảnh báo trước, VN phải ý thức được khả năng tấn công lần thứ hai từ Trung Quốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tờ báo Văn Hối ở Hồng Kông, một tờ báo được coi như cơ quan ngôn luận bán chính thức của đảng CSTQ hôm 31/7 đã răn đe ?oTrung Quốc cần giảng cho Việt Nam một bài học về thế nào là đồng thuận?, sau khi Việt Nam đã ký hợp đồng với hãng dầu Exxon Mobil của Mỹ, tờ báo viết ?oViệt Nam muốn thực hiện ước mơ khai thác dầu ở Nam Hải với sự giúp đỡ của công ty Mỹ?. Trung Quốc cũng gián tiếp viết qua tờ Văn Hối rằng ?onếu có gây chiến với Trung Quốc thì Việt Nam cũng hoàn toàn không có lợi thế?, một cách ám chỉ khả năng quân sự quá kém cỏi của Việt Nam đối với Trung Quốc. Qua nhiều ngõ từ giới chức ngoại giao, Bắc Kinh đã đe dọa trả nếu hãng dầu Mỹ Exxon Mobil cứ tiến hành ký kết với Việt Nam , khai thác dầu dọc theo phía Trung Nam biển Đông.
    Không phải ngẫu nhiên mà qua cuộc viếng thăm Nhà Trắng của Thủ tướng ***************, hai bên Việt- Mỹ đã ra thông cáo chung, trong đó Mỹ ?okhẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam?.
    Sau sự kiện Exxon, Phát ngôn viên Nhà Trắng lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam nên giải quyết ôn hoà, tôn trọng các nguyên tắc về lãnh hải. Ngược lại, Việt Nam cũng bày tỏ thái độ cứng rắn. Ông Lê Dũng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố ?oViệt Nam ký kết với đối tác nước ngoài nằm trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam ?. Khác lần đụng độ năm ngoái khi ký kết với hãng dầu BP của Anh, khai thác khí đốt các địa điểm nằm quanh quần đảo Hoàng Sa. Trước áp lực của Trung Quốc, hợp đồng gần 2 tỷ đôlla phải hủy bỏ. Việt Nam đã không dám tuyên bố bất cứ điều gì về biến cố này.
    Theo tiết lộ của giới chức ngoại giao cao cấp Hoa kỳ, kể từ năm 2003, phía Việt Nam đã bắn tiếng với Mỹ là họ lo sợ ảnh hưởng bành trướng của Trung Quốc. Trong khi Mỹ đang bận rộn với chiến tranh Iraq và Afghanistan thì Trung Quốc đã từng bước gia tăng ảnh hưởng chính trị, kinh tế và quân sự. Bộ trưởng Vũ Khoan của Việt Nam, trong chuyến viếng thăm Washington hồi tháng 12/2003, đã chuyển thông điệp đến Hoa Kỳ qua cuộc họp với Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Colin Powell và Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia, bà Condoleezza Rice. Sau cuộc trao đổi đó, chính quyền Bush đã đưa vấn đề ảnh hưởng và quan hệ với Trung Quốc lên hàng đầu trong sách lược ngoại giao của Mỹ ở châu Á.
    Tháng 7/2005 khi Thủ tướng Phan Văn Khải đến Washington đã đồng ý ký kết bản thoả ước về giáo dục và huấn luyện quân sự (International Military Education and Training - IMET). Đây là một bước nhảy vọt quan hệ đến lĩnh vực tế nhị nhất, đó là mặt quân sự. Bên cạnh thoả ước này, Hà Nội và Washington cũng đã đồng ý gia tăng trao đổi các lĩnh vực tình báo và những vấn đề khác về an ninh. Bản thông cáo thể hiện sự quan tâm của hai nước như ?oTổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Việt Nam chia sẻ tầm nhìn về hoà bình, thịnh vượng và an ninh trong vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương và hai nước đồng ý cộng tác đơn và đa phương để đạt được những mục tiêu này?. Ngôn ngữ ngoại giao đề cập đến vùng Thái Bình Dương và Đông Nam Á được giới quan sát hiểu là ám chỉ đến quan tâm của Mỹ và Việt Nam đối với vai trò của Trung Quốc.
    Đầu tháng 4/2007, Hoa Kỳ điều chỉnh lại các qui định về vũ khí nhằm cho phép Việt Nam được nhận một số vũ khí mang tính tự vệ. Trong khi đó, quỹ chi tiêu cho thoả ước (IMET) - huấn luyện quân sự và giáo dục cho Việt Nam 2008, đệ trình lên quốc hội Hoa Kỳ đã lên đến con số 200 triệu đôla, tăng gấp đôi từ năm 2007. Thoả ước IMET ký năm 2005 là một tiến bộ mang tính quyết định, làm đòn bẩy cho quan hệ Mỹ- Việt đi đến chỗ phối hợp tích cực về lĩnh vực quân sự. Để đạt được việc ký kết, Hoa Kỳ và Việt Nam phải làm việc gần hai năm trời.
    Sau chuyến đi Mỹ của Thủ tướng *************** hồi tháng 6/2008, hàng loạt các tướng lãnh có khuynh hướng thân Trung Quốc đã bị cho về hưu. Trước sức ép, thái độ ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc, VN đứng ở ngã ba đường. Đi với Trung Quốc thì bị mất chủ quyền, quyền lợi kinh tế bị tước đoạt. Ngược lại, đến gần với Hoa Kỳ, trở thành một bộ phận trong chiến lược be bờ của Mỹ thì Hà Nội ngần ngại. Bên cạnh yếu tố có thể làm cho Trung Quốc nổi giận, Hà Nội sợ mất quyền độc tôn lãnh đạo vì ảnh hưởng của ?odiễn biến hoà bình?.
    Trung Quốc lo sợ Mỹ tìm cách ngăn chặn sự trỗi dậy của họ về quyền lực ở Đông Nam Á, và đánh giá quan hệ của Mỹ với Nhật, Ấn Độ và Việt Nam như là những bước đi chiến lược nhằm làm yếu và giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngược lại, Mỹ quan tâm đến sự kiện Trung Quốc đang tìm cách đối đầu và thử thách vai trò quân sự của Mỹ để ảnh hưởng đến sự ổn định và cân bằng quyền lực tại Đông Nam Á.
    Khi Đặng Tiểu Bình dạy cho Việt Nam bài học thứ nhất, bản Hiệp ước về Yểm trợ quân sự song phương giữa Liên Xô và Việt Nam do Tổng Bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn ký năm 1978 vẫn còn chưa ráo mực. Liên Xô đã không làm gì được để cứu vãn Việt Nam . Lúc đó, quân đội Trung Quốc vẫn còn lạc hậu, chiến lược quân sự dạy Việt Nam bài học chỉ tóm gọn ba bước:
    1) Bất ngờ đưa bộ binh mở mặt trận tấn công các tỉnh giáp biên giới Trung-Việt.
    2) Nhanh chóng tiêu diệt quân đội Việt Nam và làm chủ các tỉnh giáp biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn v.v?.
    3)Tàn phá và hủy diệt toàn diện các tỉnh nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc trước khi rút lui khỏi Việt Nam .
    Bài học lần thứ hai sẽ không đơn giản như vậy. Trung Quốc sau gần 30 năm hiện đại hoá, sức mạnh quân đội và chiến lược quân sự đã hoàn toàn thay đổi. Những chiến lược cổ điển ?olấy thịt đè người? hay ?otiền pháo hậu xung? trong cuộc chiến biên giới Lạng Sơn năm 1979 đã lỗi thời. Với những tiến bộ vượt bực về khoa học và tiềm lực quân sự hiện đại, câu hỏi đặt ra đối với những lãnh đạo quân đội là liệu Việt Nam có khả năng và kế hoạch để đối phó hiệu quả trước các hiểm hoạ sắp tới.
    - Trung Quốc có thể vô hiệu hoá hệ thống cung cấp điện khí toàn thành phố Hà Nội, làm tê liệt khả năng phòng vệ, truyền tin và chỉ đạo trước khi tấn công? Giống như Mỹ đã tiến hành kế hoạch đó vài tiếng đồng hồ trước khi xâm chiếm Iraq .
    - Việt Nam phải đối phó thế nào trước viễn ảnh quân đội Trung Quốc sẽ làm tê liệt mạng tin học, sử dụng hacker hay vũ khí hiện đại Electro Magnetic Pulse (EMP) phá hỏng, làm tê liệt thông tin đất liền và trên không, đánh sập toàn bộ hệ thống tin học cả nước trước khi tấn công, giống như Liên Xô đã làm trước khi xâm chiếm Gru-di-a.
    - Trước tình trạng yếu kém về phòng thủ, liệu quân đội Việt Nam có khả năng tự vệ trước cơn bão lửa của hỏa lực không chiến và hoả tiễn đối không từ tàu ngầm, biến thủ đô Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá.
    - Liệu Việt Nam có thể bảo vệ quân đội và nhân dân trước thảm cảnh chiến tranh vi trùng mà quân đội Trung Quốc đã âm thầm nghiên cứu, thử nghiệm và sẳn sàng tấn công toàn diện, không sợ bị dư luận thế giới lên án.
    - Làm thế nào để Việt Nam vô hiệu hoá đạo quân thứ năm của Trung Quốc? Những Hoa kiều có thể phản bội Việt Nam theo Tổ quốc Đại Hán của họ, trước và khi chiến tranh xảy ra.
    - Làm thế nào Việt Nam đủ sức chống đỡ hoả tiễn hiện đại JL-2, bắn ra trong phạm vi 12.800km từ các tàu ngầm nguyên tử nằm trên căn cứ hải quân ngầm gần đảo Hải Nam, một căn cứ tối tân Trung Quốc bí mật xây dựng gần đây. Căn cứ này có khả năng che giấu các tàu ngầm nguyên tử, sử dụng kỹ thuật cao tránh được phát hiện của radar trên không và biển, vừa có thể tấn công các quốc gia lân cận, nhằm kiểm soát eo biển chiến lược Malacca và toàn vùng Biển Đông.
    - Làm thế nào Việt Nam có thể nhanh chóng tân trang quân đội để tự vệ, đối trọng lại hiểm họa Trung Quốc với chi tiêu quốc phòng khổng lồ 197 tỷ đôlla trong năm 2007, nhằm phục vụ cho ý đồ bá quyền của họ?
    Trong khi hai nước xung đột âm ỉ và căng thẳng vì quyền lợi kinh tế và quân sự. Viễn ảnh một cuộc chiến tranh nóng giữa Trung Quốc và Việt nam rất khó tránh khỏi. /.
  8. dunghoiten

    dunghoiten Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    49
    anh Tàu kinh quá nhỉ. Nếu nó muốn ăn thì cứ sang đi, rồi nó lại giống cha ông chúng nó thôi. Tàu thì vẫn là tàu thôi. Mỹ mạnh thế ma còn chưa bình định nổi IRac kia mà. VịT thì khác nhé. Sợ quái gì nó.
  9. huuthanh81

    huuthanh81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Đừng chủ quan duy ý chí
  10. tuanmapnt

    tuanmapnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa các bác!
    Bài đầu tiên của em: Nếu xảy ra xung đột trên biển và không thể cứu vãn hoà bình được, Tung Của sẽ đánh và đổ bộ vào đâu trước trên bờ biển của ta? vẫn chưa có tiên sinh nào khai sáng.
    Theo như kiến thức quốc phòng hạn hẹp của em em thử làm thêm 1 bài toán nữa như sau:
    Hiện tại Quân chính qui của Việt Nam ta vào tầm 500.000 chiến binh quả cảm.
    Nhưng nhìn nhận vào thực tế sao các đợt tuyển quân gần đây, em lại thấy có 1 số vấn đề như sau:
    1- Một số thanh niên đến tuổi nhập ngũ sau khi có lệnh gọi lại được gia đình yêu thương quá đi mất, không thể rời xa và sợ các cháu khổ nên cũng có tí đỉnh cho êm rồi các cấp chỉ huy thương tình mà bỏ qua theo kiểu ?oLàm lơ cho mày xong đời lính? có nghĩa là xong thời gian quân trường, các chú nhà ta được biên chế về các đơn vị quản lý hoặc các đơn vị hành chính và rong chơi cho hết đời chiến sĩ.
    Số này chiếm khoảng tầm 1/10 quân số, tương đương 50.000 chú, còn lại 450.000 chú bộ đội thực thụ.
    2-Thời gian tại ngũ của các chiến binh nhà ta hiện nay là 1,5 năm. Và theo như tỉ lệ xuất nhập ngũ 1năm 1 lần thì 1 nửa đi và 1 nửa ở lại. Vậy lính có kinh nghiệm chiến đấu cao nhất là 1,5 năm và thành phần kinh nghiệm chiến đấu của lính ta là:
    1/3: 0,0 - 0,5 năm + 1/3: 0,5 - 1 năm + 1/3: 1 ?" 1,5 năm (150.000 quân cho mỗi loại kinh nghiệm)
    Xét theo thực tế thì chỉ có các ông vừa qua huấn luyện xong và vừa biên chế về các đơn vị trực tiếp sản xuất + chiến đấu thì mới đấm nhau được. Vậy số chiến binh thực thụ của ta cũng được rút xuống còn 2/3 của số 450.000 = 300.000 quân.
    3- 300.000 quân này bao gồm cả Hải, Lục, Không Quân.
    Vậy thì áng chừng theo tỉ lệ biên chế quân về các đơn vị. Bộ Binh ta còn lại: 0,7x300.000 = 210.000 chiến binh quả cảm.
    Đây chỉ là ý kiến của riêng em về cách tính quân số có khả năng đấm nhau ngon lành đấy. Em chỉ mới tính sơ sơ và số liệu của em có thể chưa chính xác. Nhưng bác nào có số liệu khác thì cứ giúp em chữa bài toán này, em rất cảm ơn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bác.
    Chẹp, nhìn chênh lệch quân thế này thì có lẽ câu trả lời cho bác chủ topic sẽ là:
    CHÚNG TA ĐẤM NHAU BẰNG NIỀM TIN , bác ạ!
    Được tuanmapnt sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 20/08/2008
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này