1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam minh có Mig-23 không nhỉ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi rangnanh, 08/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    hmm ! cái này có chính xác ko bác ?
  2. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    75
    Tin nay qua cu roi anh em post nhieu roi, dich tu Kanwa ko may tin cay, chi la phong doan.
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Binh pháp hư hư thực thực, biết thế quái nào được. Theo tớ: chắc gì viên phi công Soviet kia bay MiG-25 sang Nhật với nguyên nhân như chúng ta thường biết? Trong thời kỳ cao điểm chiến tranh lạnh, cơ quan tình báo cả hai bên cùng hoạt động hết công suất để tìm hiểu nhau thì việc "vô tình phải công khai" một bí mật mà đối phương đang đặc biệt quan tâm theo một hướng khác thì cũng là một việc nên làm.
    Các bồ cần nhớ rằng: MiG-25 là loại máy bay có nhiều phiên bản nhất trong tất cả các loại máy bay trên thế giới đã được sản xuất hàng loạt (theo tài liệu từ năm 1988 thì đã có hơn 80 phiên bản MiG-25 được sản xuất), thì tớ nghĩ vấn đề không đơn giản đâu!
    Ngày nay, khi chiến tranh lạnh đã tạm thời kết thúc, khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ vượt bậc về: vật liệu, công nghệ thông tin.v.v. và quan trọng nhất là quan điểm và tư duy giải quyết vấn đề đã khác... nên đã có nhiều thay đổi. Do đó chiếc MiG-25 dần dần không còn trong biên chế không quân Nga nữa. nó đang được thay thế bằng các loại máy bay hiện đại hơn. Nhưng dù sao một thời, chiếc MiG-25 đã là bóng ma luôn luôn ám ảnh các nhà quân sự phương Tây.
    Với điều kiện mọi mặt còn hạn chế như thập niên 60 của thế kỷ trước, mà các nhà khoa học không quân Soviet vẫn cho ra đời chiếc MiG-25 thì chúng ta phải công nhận đó là một kỳ tích, có những vấn đề họ phải đốt cháy giai đoạn bằng những giải pháp tình thế, đôi khi rất đơn giản, đơn giản đến thô thiển nhưng cũng rất hiệu quả để đáp ứng được yêu cầu chính trị cũng như kịch bản tác chiến đặt ra.
    Trước đây tớ có đọc ở đâu đó kịch bản: Khi chiến tranh hạt nhân xảy ra, mọi cơ sở hạ tầng đều bị phá huỷ, hoặc hư hỏng thì từ những căn cứ bí mật còn xót lại ở đâu đó trên lãnh thổ Soviet, chiếc MiG-25 vẫn có thể cất cánh chiến đấu. Đây là loại máy bay có khả năng hoạt động độc lập rất cao, có thể không cần tới hỗ trợ từ mặt đất khi chiến đấu. Một vũ khí hiện đại nhưng đáp ứng được điều kiện chiến tranh "du kích". MiG-25 có thể cất cánh từ đường băng giã chiến bằng đất nện (thử hỏi máy bay chiến đấu hiện đại của phương tây đã có chiếc nào đáp ứng được tiêu chí này?). Và bất cứ một thợ cơ khí nào biết sửa "máy kéo" là có thể thực hiện các bảo trì và sữa chữa thông thường một chiếc MiG-25...(tất nhiên không phải là động cơ hay các thiết bị điện tử phải không các bồ?) Một ưu điểm khác, MiG-25 thuộc loại con nhà nghèo rễ nuôi, nhiên liệu sử dụng không phải là những loại tinh khiết nhiều chất dinh dưỡng mà đơn giản chỉ là dầu hoả thông thường (người trong Nam gọi là dầu hôi). Một thứ nhiên liệu không khó kiếm trong điều kiện chiến tranh, tổ quốc bị tàn phá nặng nề.
    Một vấn đề khác tớ muốn nói đến, đó là chuyện đào thoát, nó có đơn giản vậy không? Các bồ còn nhớ ngày xưa anh hùng Nguyễn Thàng Trung chỉ có 3 giây địch sơ hở để làm nên lịch sử. 3 giây thôi nhé! 3 giây đài kiển soát không lưu và phi đội không hiều nhau. Cơ may này hiếm hoi lắm...
    Còn trường hợp sự kiện trên là sự thật đúng như ta đã biết thì nếu như họ có xuyên tạc thì tớ nghĩ cũng chẳng có gì khó hiểu?
    Nhiều khi thông tin chúng ta được biết cũng chỉ từ tuyên truyền mà có
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 11:50 ngày 11/03/2006
  4. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    -Nói gì thì nói. thời đó nó vẫn là 1 trong 2 Loại Phi cơ bay nhanh nhất thế giới đó Bác(thằng kia là SR-71)
    -1 vài Thông số: Bay lần đầu:1964
    +2 động cơ phản lực đốt sau 11000kgp
    +Dài 22.3 m
    +Sải cánh 14m
    +Tải Trọng 20-35 tấn
    +Tầm hoạt động:2000km
    +Tốc độ: M2.8-M3.2 ở độ cao 11.000m
    -Được SX dưới 2 dạng Trinh sát và tiêm kích.
  5. kyson

    kyson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    Cậu có nhầm ko vậy ? cái vụ bay sang Nhật Mig 25 chứ đâu phải Mig 23. thằng mẽo mổ ra nghiên cứu về động cơ phản lực vì loại này bay nhanh quá ( ko thèm xem về hệ thống vũ khí đâu ) nhưng lại thất vọng vì nếu đạt tốc độ như vậy thì nhiên liệu hết quá nhanh ---> tầm chiến đấu hạn chế, và càng ngạc nhiên hơn là động cơ Mig 25 chính là động cơ tên lửa, sau vụ này tuy LX lấy được nó về nhưng cũng phải thay đổi nhiều, sau đó dừng sx luôn.
  6. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Thông tin này có vẻ ngược hoàn toàn với những gì tôi biết về con "chim ưng" hay "xe tăng bay" này. Nó là một cỗ máy có tốc độ khủng khiếp chuyên để đánh chặn nhưng trang bị điện tử cực tồi nên không thể tác chiến độc lập được mà hoàn toàn dựa vào chỉ huy mặt đất. Nhưng đây lại là thế mạnh của kỹ thuật hàng không Sô viết, với Mig25 tôi nhớ có tài liệu nói phi công chỉ cần cất cánh, rồi mọi thao tác đến mục tiêu đều do hệ thống dẫn đường mặt đất làm hết, phi công chỉ bấm nút phóng đạn rồi bay về- một kịch bản lý tưởng cho các cuộc đại chiến. Điều này hoàn toàn tương tự cách đánh của các loại Mig nhà ta thời chống Mỹ, không có mặt đất dẫn đường thì Mig không thể gặp địch mà đánh được. Nếu được thì bạn làm ơn cho mình xem nguồn nào nói về khả năng độc lập tác chiến của Mig-25 nhé.
    PS: Máy bay bay bằng dầu thật nhưng nếu là loại "dầu hỏa" mà ngày xưa ta dùng thì tớ e là hơi phi lý với loại động cơ cần vận hành để đạt tốc độ khủng khiếp như Mig-25. Loại "dầu" cho máy bay là loại dầu nhẹ hơn cả xăng mà ta dùng thì phải (cái này thì nhờ bác 929 là biết ngay)
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Sở dĩ tại sao tớ đọc được tài liệu trên? câu chuyện là thế này:
    Hồi học phổ thông ở Hà Nội, lớp tớ có đứa ông già nó là (.../) không biết làm gì trong trường Sỹ quan tham mưu không quân ở đường Tầu Bay, chỗ gần Quân Nhạc.
    Hồi đó hàng năm trẻ con có phong trào kế hoạch nhỏ phải nộp giấy vụn cho nhà trường. Thằng đó mang giấy cũ đi nộp, chắc là của ông già nó cho? có mấy tập giấy pơluya đánh máy. Bọn thu giấy không chịu nhận, còn bảo: (Chúng mày mang về mà chùi... chứ mang tới đây làm gì? có mang tới nhà máy người ta cũng trả về.) Thằng đó định vứt đi, tớ đọc qua thấy hay hay nên mang về cất. Tài liệu khoảng 40-50 trang nhưng lộn xộn lắm, không cuốn nào ra đầu ra đuôi gì cả?
    Cái gì lạ lạ thì cũng nhớ được chút chút. Nhưng, thú thực hồi đó mình còn nhỏ quá, nhân sinh quan hạn hẹp. Biết được là tài liệu hay không cố mà giữ. Giấy pơluya thì mỏng mà hồi đó chũng chẳng có phương tiện sao chép như bây giờ. Chép lại bằng tay cũng như không, đành cố đọc, nhớ đợc cái gì hay cái ấy!
    Quay về vụ MiG-25. Sau này học thuyết khác đi theo thời gian, nên không nhất thiết các tiêu chí ban đầu còn được thực hiện vì vậy thông tin không cập nhật thì cũng như không. Vậy các bồ hãy coi thông tin của tớ như một khía cạnh để tham khảo. Tiếc là anh em ở đây chẳng có mấy thông tin chính thống mang tính giáo khoa... Thôi đành phụ thuộc vào sự sàng lọc và nhận thức của mỗi người vậy.
    Nhắn bồ nào biết trường Sỹ quan tham mưu không quân: Ngày xưa trong đó có 3 chiếc: MiG-21, Mi-8, Mi-24 để ngoài sân (cạnh sân bóng chuyền) bây giờ còn không? hay đã chuyển đi nơi khác?, tớ nhìn trên hình vệ tinh không thấy nữa, có thể cho vào trong nhà rồi.
    Hồi ấy trong trường Sỹ quan tham mưu không quân còn có lò nấu nhôm chuyên đúc xoong nồi, Tớ thấy các bác nhà mình toàn nấu bằng vỏ máy bay cũ, không biết ở đâu ra mà nhiều thế. Gần đó còn có xưởng T-80 sửa chữa máy bay, có một chiếc MiG-21 cũ (thằng bạn tớ nói là bố nó bảo do hết giờ bay) bị các bác vứt bên đường. Mấy lần tớ thấy các chú bộ đội nhà ta buổi trưa ra tháo trộm đồ đem bán ve chai.
  8. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Tuất góp một chút ý kiến:
    Thứ nhất:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    "... với tốc độ trung bình M 3.2" có nghĩa là có đoạn bay nhanh hơn 3.2, có đoạn thấp hơn 3.2. Cái đó phi lí. Đúng ra là "... với tốc độ tối đa là M 3.2".
    Chú phải biết thêm máy bay không như xe máy. Mig-25 khởi đầu mang 10 tấn dầu và vài tấn vũ khí thì nó có bật after burn toàn phần cũng chỉ hơn M 2.0. Đến lúc nó gần hết dầu rồi (nhẹ bớt 10 tấn), và bắn hết đạn (giảm bớt lực cản + nhẹ bớt ? tấn) lúc đó nó mới lên được Max speed. Cái quá trình để nó lấy được Max speed không phải tính bằng vài giây đâu mà là chục phút.[/QUOTE]
    Cả hai chuyến bay trên đều cần tốc độ tối đa nhanh nhất có thể.
    -Chuyến bay đầu tiên, hướng Syria-Iran là chuyến bay demo. Chính chuyến bay này đã gây kinh hoàng cho phương Tây. Phương Tây chỉ đạt được hơn tốc độ này ở máy bay F-12, nhưng F-12 vô dụng cho không chiến, như thế nào thì bác đọc lại trang trước.
    -Chuyến bay thứ 2, là chuyến bay trinh sát dọc theo Israel, trên đầu toàn bộ hệ thống phòng không không quân của nước này, hướng Aicập-Syria. Máy bay ở độ cao lớn và địa hình không có các dãy núi cao quá, khí hậu bán sa mạc để đảm bảo toàn bộ các đài radar tầm ngắn và tầm xa, phát hiện sớm và dẫn bắn đều quan sát rõ. Máy bay được sử dụng là MIG-25PD, được cải tiến chút để mang khí tài trinh sát và một phần vũ khí. Nhiệm vụ là bay thất nhanh và cao để Israel chỉ có thể nhìn được.
    Chuyến thư nhất đạt tốc độ trung bình M3,2 và chuyến thứ 2 thấp hơn tí tẹo. Đây là tốc độ đã được thực hiện trước đó nhưng đến lúc này phương Tây mới quan sát được. MIG-25 đạt tốc độ trung bình M3,2 khi mang vài tấn trọng tải (không kể nhiên liệu) đã đạt 1000km trước đó lâu trong vòng tròn chiều dài 1000km, được ghi trong danh sách các kỷ lục, đây mới chính gọi là tốc độ cao nhất của MIG-25, còn tốc độ cực đại (hay nói đầy đủ tiếng Việt là tốc độ cực cao nhất, max speed) thực hiện được trong một thời điểm ngắn nào đó thì khác. Đường bay của hai chuyến bay trên dến thực hiện tốc độ trung bình hơn là vòng tròn chiều dài 1000km, do đường bay của hai chuyến bay trên thẳng tắp. Cả chuyến bay lập kỷ lục và hai chuyến bay trên đều có đặc điểm giống nhau là phải duy trì tốc độ trung bình cao nhất có thể trong khu vực làm nhiệm vụ chính. Do đường bay ổn định, thẳng, nên tốc độ trung bình đạt xấp xỉ tốc độ cực đại. MIG-25 mang theo nhiều nhất trên 25 tấn dầu, nếu theo bác hao trong tối đa 10 phút thì mỗi giây máy bơm của nó phun ra...40 kg ??? Có lẽ, với tốc độ bơn đó, phản lực của dầu không cần đốt cháy cũng dủ đẩy máy bay bác ạ. Vả lại, 1000km nó cũng chỉ cần bay trong mười mấy phút thôi.
    Thứ hai:
    MIG-25 hoàn toàn khác biệt MIG-21 về phương pháp tấn công. Không thể nói MIG-25 phụ thuộc vào đài dẫn đường mặt đất như MIG-21. MIG-21 là máy bay gần như tốt nhất cho phương pháp đó, yêu cầu của phương pháp đó là máy bay nhỏ nhẹ linh hoạt. Còn MIG-25 dựa trên thế mạnh ngược lại: trọng tải rất lớn để mang vũ khí khí tài lớn. Tốc độ cao để đuổi bắt mọi đối phương, cũng như đường bay dài. Các đài dẫn bắn mặt đất có tầm 300km lúc đó hoàn toàn vô ích với tầm bay của MIG-25. Các đài cảnh giới (hay là phát hiện sớm, hay là tầm xa) thì không đủ độ chính xác để dẫn đường cho máy bay hoặc vũ khí khác, trừ bom hạt nhân (lúc đó đầu đạn hạt nhân nhỏ được dùng để đánh chặn tầm xa và đạn đạo).
    Có thể coi, MIG-25 là phát triển tiếp theo của MIG-21, máy bay chiến đấu trên không chuyên nghiệp. Sau này, có đời MIG-25 và MIG-31 khác có tính năng tấn công mặt đất, nhưng ít được dùng (hình như theo chính hãng thì chỉ là một tên gọi để đối phó, chứ không khác biệt nhiều). Cũng có thể coi MIG-23 là phiên bản tiếp theo của MIG-19, đa năng, trọng tải lớn so với giá thành, có thể tấn công mặt đất tốt và không chiến không tồi. Chúng ta nhớ ràng trong chiến tranh Việt Nam, thời kỳ không chiến đầu tiên năm 1965-1967, MIG-19 đã chiến đấu với sức mạnh kinh hoàng. Nó đời cũ, tốc độ rất thấp so với F-4, vũ khí thì quá lạc hậu, nếo coi vũ khi của F-4 đã ở bờ sông bên kia thì MIG-19 vẫn bên này trong cuộc cách mạng vũ khi: một kẻ bắn súng, một người mang tên lửa tự tìm mục tiêu. Thế nhưng có nhiều trận đánh mà một đối MIG-19 đấu với trên một chục F-105 hay F-4, chiến thắng.
    MIG-23 và MIG-25 cùng dược phát triển trong một thời gian. Tuy MIG-25 được coi là thành công trước (năm 1964), nhưng thật ra, đến năm 1967 MIG-25 mới đầy đủ tính năng vận động. MIG-23 tuy được phát triển như là máy bay đa năng (Fighter), khác hoàn toàn MIG-21 và MIG-25 chuyên nghiệp không chiến (Interceptor), nhưng MIG-23 lại là hậu duệ trực tiếp của MIG-21. MIG-21 có thể coi là phiên bản trung gian của cuộc các mạng kỹ thuật đầu những năm 1960, nó đã có tên lửa có điều khiển nhưng chưa có trọng tải và hệ thống dẫn bắn lớn. MIG-21 có các mẫu thử là YE. Các YE-1, 2, 3 đều chưa thành công, chúng chuyển tiếp từ hình dáng MIG-17 và MIG-19 sang hình dáng MIG-21 sau này. YE-4 là đời MIG-21 đầu tiên, tuy nhiên, phía phương Tây coi YE-2 hoặc YE-3 là đời MIG-21 đầu tiên. YE-5 là một đời MIG-21 khác, cũng như YE-7 và YE-9. YE-10 là một mẫu thử nghiệm dùng ghi kỷ lục.
    MIG-23 phát triển từ thuỷ tổ là YE-6. Đây là máy bay hoàn toàn giống MIG-21 chỉ thêm bào khí trước cố định. Bào khí này cố định trong khi bay nhưng trong xưởng có thể tháo lắp và điều chỉnh vị trí được, YE-6 chính là máy bay đầu tiên mang bào khí, là máy bay MIG-21 nghiên cứu tính năng bào khí. Kết quả nghiên cứu cho thấy ưu việt của bào khí trước khi máy bay có dải tốc độ rộng, tức là nó có tốc dộ cất hạ cánh thấp như yêu cầu mà vẫn có tốc độ bay rất cao. Nhưng kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhu cầu sử dụng bào khí trước di chuyển được và được điều khiển bởi máy tính điện tử, điều mà lúc đó còn thiếu. YE-8 là máy bay vô tiền khoáng hậu, từ năm 1958 đến năm 1962, nó chỉ được đóng hai chiếc. So với YE-6, nó tiến bộ rõ rệt ở biện pháp chống xung M1 cửa hút gió. MIG-21 sử dụng cửa có khe hẹp gập góc, còn YE-8 lần đầu tiên sử dụng ống thẳng dài có tiết diện hay đổi trước động cơ làm nhiệm vụ này, cho kết quả tăng vọt lượng thông qua ở tốc độ cao. Nếu như nhiệm vụ của các đời MIG-21 giới hạn ở M2 thì YE-8 là cửa mở tiến lên. Cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, một thế hệ máy bay của toàn thế giới rất giống YE-8. Còn trước đó, chiếc F-16 có thể coi là YE-8 hiện đại hoá.
    Mẫu thử YE-8-2 là tiền đề cho nhưng phát tiển tiếp theo. Các mẫu thử trong chương trình MIG-25 có số hiệu E-1xx, trong đó E-155 là bản MIG-25 năm 1964, bản đầu tiên. Các mẫu thử MIG-23 có số hiệu E-2xx. Chiếc YE-8-2 là chiếc mẫu thử MIG-23 đầu tiên. MIG-23 và MIG-25 là những máy bay thực hiện nhiệm vụ bằng hệ thống khí tài lớn nặng. Chúng hoạt động độc lập và hoạt động trong dội hình máy bay, khác biệt với những SAM có người lái MIG-21. MIG-23 và MIG-25 ra đời bởi những tiến bộ máy tính số đầu những năm 1960. MIG-25 là máy bay đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống máy tính số trung tâm, dùng cho cả ổn định tự động, điều khiển động lực và đánh nhau. Chính hệ thống ổn định và động lực điển tử đó đã đưa những kết quả nghiên cứu từ YE-8 vào thực tế. Cũng chính điều đó là mấu chốt của việc MIG-25 trở thành mẫu mực cho máy bay không chiến, còn đối thủ của nó, chiếc F-12 thì cancel.
    Nếu như MIG-21 chỉ bắn được ở vài km, phải tìm cách đến điểm bắn bằng độ linh hoạt và gia tốc thì MIG-25 có thể quan sát địch ở 120 km và bắn ở khoảng cách 60km, nó có thể bắn ở 80km nhưng lúc đó chưa có AAM nào đủ cho những mục tiêu là máy bay chiến đấu tầm đó. Tầm bắn của MIG-25 lớn hơn SAM-2 và SAM-3 nhà ta lúc đó. Nếu như MIG-21 là máy bay trung gian, đang ở trên cầu của cuộc cách mạng không chiến thì MIG-25 đã ở bờ bên kia: bắn quá tầm nhìn. Như vậy, không thể coi giống nhau chiến thuật của hai loại máy bay: một lấy sức mạnh từ nhỏ nhẹ và một lấy sức mạnh từ to lớn.
    Với tầm xa, tàm radar lớn và tầm dẫn bắn lớn, MIG-25 hoạt động độc lập và hoạt động trong đội hình máy bay. Các đài mặt đất không đủ độ chính xác ở tầm của nó, chỉ còn tác dụng cảnh giới, cũng giống như các máy bay bây giờ.
    MIG-25 quá trội cho tính năng không chiến. Chiếc MIG-23 rẻ hơn, đa năng hơn chính là anh em của nó. Cùng được phát triển để sử dụng sức mạnh của hệ thống điện tử, nhưng đặc tính khí động của MIG-23 không phụ thuộc hoàn toàn vào máy tính số ổn định tự động, một phương pháp thích nghi nhiều tốc độ cổ điển là cụp xoè được dùng. Góc nhìn xuống của MIG-23 thì hoàn toàn trội so với MIG-25, cùng với khả năng mang rất nhiều loại khí tài trinh sát và dẫn bắn xuất hiện lúc đó và sau này. Điều đó làm cho vùng phổ biến và thời gian phục vụ của MIG-23 rất rộng và dài. Thử tưởng tượng, nó cổ và rẻ như thế nhưng Ấn Độ vẫn sử dụng đuổi F-16 Pakistan chạy dài đều đều. Nhược điểm lớn nhất của MIG-23 là một động cơ và động cơ của nó cổ quá. Trong 10 năm cuối thế kỷ 20, Ấn Độ mất 200 chiếc MIG-21 và MIG-23 do hỏng động cơ. Nhưng cũng nên chú thích rằng, máy bay và phi công của Ấn Độ có thời gian làm việc trung bình rất lớn.
    Cũng nhấn mạnh một điều rằng, MIG-23 và MIG-25 đều được phát triển để sử dụng những tiến bộ điện tử. Nước Tầu trước khi cắt quan hệ với Liên Xô đã có dược những phác thảo một vài mẫu thử trong chương trình MIG-23, họ đã chế tạo một thế hệ máy bay như vậy. Hệ động lực loại này tương đương MIG-21, còn hệ thống điện tử thì rỗng. Khoang mũi rộng đợi đến khi thân máy bay quá lạc hậu vẫn chưa có gì nhét vào. Đến nay, loại này vẫn còn, có tên FC-1 (máy bay Chiến Đấu Trung Hoa 1). Một cái tên rất đáng tự hào, nhìn vào điểm nhấn mạnh trên thì thật hài hước.
    Kiểu máy bay nhỏ rẻ, đa năng này sau MIG-23 là MIG-27, hai đời khác nhau không nhiều. Đời MIG-29 có hai động cơ và sử dụng bào khí trước tĩnh. Một bản tiếp theo là MIG-33 rất giống MIG-29. Phát triển tiếp theo của các loại MIG này là chiếc MIG-35, nó được thiết kế để sử dụng những tiến bị điện tử và thiết kế tự động gần đây, khá giống F-22 nhưng không chiến mạnh hơn và có tầm chiến đấu cao hơn.
    Thế còn dòng MIG-21, MIG-25 chuyên không chiến. Oh, phiên bản phát triển mới nhất là MIG-39, nhưng lại quay trở về hình dáng đối thủ xưa, kẻ mà MIG-25 đã loại bỏ ngay từ đầu cuộc đua, hình dáng của chiếc F-12. Do kỹ thuật hồi đó, F-12 quá đắt đỏ mà cũng chỉ là một mũi tên bay thẳng và cancel. Thế nhưng tư tưởng chế tạo một máy bay không chiến chuyên nghiệp có tốc độ cao, đường bay dài, diện tích mặt ngoài thấp và phủ lớp tàng hình thì vẫn bền. MIG-39 được thiết kế như vậy, tầm 7000km. Nhưng cả MIG-39 và MIG-35 vẫn đang chờ tiền. MIG-35 có tương lai đang hé sáng, do tiền bán dầu của Nga và khả năng phục hồi kinh tế. Trước đây nó suýt bị SU-47 loại do quá đắt. Còn MIG-39, theo thông tin bi đát gần đây, có lẽ đến sau năm 2013 mới có cơ sản xuất.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 22:58 ngày 11/03/2006
  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Chuyển đi hết cỡ năm 1998, để xây dựng chuyển đổi thành trụ sở cơ quan Bộ QPhòng gì đó. Bộ QPhòng chuyển từ trong thành ra chỗ đó, trả lại thành Hà nội cho UBND thành phố.
    Kể cả chiếc Mig-21 và Su-22 để trong nhà tôn Hanguar, hay vỏ chiếc Mi-24 trên đường đi lại nội bộ cũng bị chuyển đi rồi.
    @ than_dau_tuat Huyphuc81_nb
    Chắc Tuất học tại chức HVKTQSự - Khoa Chính trị hay sao mà kiến thức "tốt" thế ?
    Tuat đỗ chính quy năm nào ? hay trượt ĐH đi nhập ngũ thời gian rồi được gọi đi đào tạo hệ tại chức?
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 03:35 ngày 12/03/2006
  10. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Danh sách nào bác ghi cụ thể cái, đăng ở đâu, tên sách, ai xuất bản, ngày tháng năm, trang mấy. Nói khơi khơi như bác thế này tôi bảo MIG-25 lập kỷ lục động cơ chóng hỏng nhất thế giới hay đã từng không chiến với UFO thì cũng rứa.

Chia sẻ trang này