1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam minh có Mig-23 không nhỉ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi rangnanh, 08/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khesanh1968

    khesanh1968 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    0

    . Cũng có thể coi MIG-23 là phiên bản tiếp theo của MIG-19, đa năng, trọng tải lớn so với giá thành, có thể tấn công mặt đất tốt và không chiến không tồi. Chúng ta nhớ ràng trong chiến tranh Việt Nam, thời kỳ không chiến đầu tiên năm 1965-1967, MIG-19 đã chiến đấu với sức mạnh kinh hoàng. Nó đời cũ, tốc độ rất thấp so với F-4, vũ khí thì quá lạc hậu, nếo coi vũ khi của F-4 đã ở bờ sông bên kia thì MIG-19 vẫn bên này trong cuộc cách mạng vũ khi: một kẻ bắn súng, một người mang tên lửa tự tìm mục tiêu. Thế nhưng có nhiều trận đánh mà một đối MIG-19 đấu với trên một chục F-105 hay F-4, chiến thắng.
    Bác gì cho em hỏi : trong chiến tranh Việt Nam ,những trận đánh nào thể hiện sức mạnh kinh hoàng của mig19. Như bác nói thì chắc phải có rất nhiều trận đánh mig19 giành ưu thế tuyệt đối trước F4m, F105 .Hay là bác nhầm với một siêu máy bay Mig nào đó mà chúng ta không được biết.
    Kiểu máy bay nhỏ rẻ, đa năng này sau MIG-23 là MIG-27, hai đời khác nhau không nhiều. Đời MIG-29 có hai động cơ và sử dụng bào khí trước tĩnh. Một bản tiếp theo là MIG-33 rất giống MIG-29. Phát triển tiếp theo của các loại MIG này là chiếc MIG-35, nó được thiết kế để sử dụng những tiến bị điện tử và thiết kế tự động gần đây, khá giống F-22 nhưng không chiến mạnh hơn và có tầm chiến đấu cao hơn.
    Làm sao mà Bác gì biết được Mig 35 không chiến mạnh hơn F22 và tầm chiến đấu cao hơn F22, hay đây chỉ là những sự tưởng tưởng.
  2. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Góp vui với các bác tí: Em cũng mê con này lắm, giá hồi CTVN mình có chục chú nện mấy thằng F-111 cắn trộm thì hay nhỉ:
    MiG-23:
    Thể loại: Máy bay quân sự cánh cố định
    Nước SX: Nga
    Hãng SX: MAPO - MiG ( hãng nghiên cứu chế tạo MiG
    Moscow)
    Tên: MAPO - MiG MiG-23
    Tên báo cáo của NATO: Flogger -A,B,C,E,F,G và H
    Thể loại: Máy bay chiến đấu một người lái, máy bay
    huấn luyện hai người lái, cánh cụp-xoè
    Chương trình phát triển: Bắt đầu từ năm 1964, bản thử
    nghiệm 23-11/1 bắt đầu bay từ ngày 10/6/1967 và được
    biểu diễn tại Ngày Hội hàng không sân bay
    Domoyedovo, Moscow ngày 9/7/1967, sản xuất hàng
    loạt và trang bị trong quân đội Xô viết từ năm 1970, phiên
    bản nâng cấp tiêm kích đánh chặn được trang bị từ
    1973, với tên gọi: MiG-27, thay thế cho lực lượng chính
    của KQ Xô Viết là MiG-21 thời đó. Việc sản xuất tại LX
    kết thúc vào giữa những năm 80, tuy nhiên chương trình
    sản xuất tiếp tục được thực hiện tại Ấn Độ. Hiện quân
    đội Nga đã thay thế MiG-23, MiG-27 bằng các loại máy
    bay thế hệ mới MiG-29 và Su-27.
    Các biến thể:
    - MiG-23-11 : (Flogger-A): bản thử nghiệm biểu diễn tại
    Domodyevo ngày 9/7/1967, một động cơ phản lực after
    burning AL-7F-1, sức kéo 98.1kN (22,046 lb st)
    - MiG-23S (Flogger-A): bản sản xuất hàng loạt từ năm
    1971, động cơ R-27-300.
    - MiG-23SM (Flogger-A): Giống MiG-23S, nhưng có
    thêm 4 mấu treo ngoài dưới cửa hút gió và cánh.
    -MiG-23M (Flogger-B): bản được SX nhiều nhất, được
    trưng bày từ 6/1972, là phiên bản chiến đấu cơ 1 người
    lái, là phiên bản máy bay chiến đấu đầu tiên của KQ Xô
    Viết có khả năng bám và tấn công mục tiêu ở đô cao
    thấp hơn (first aircraft of former Soviet Union with
    demonstrated ability to track and engage targets flying
    below its own altitude), động cơ Soyuz R-29-300, sức
    kéo 122.5kN (27,540 lb st), ra đa Sapfir-23D-sh J-band
    (NATO: High Lark); Hệ thống cảnh báo ra đa Sirena-3,
    hệ thống dò tìm hồng ngoại TP-23 nằm trong thùng đặt
    dưới ****pit, là máy bay chiến đấu cơ bản của KQ Xô
    viết từ 1975
    -MiG-23MF (Flogger-B): Bản xuất khẩu của MiG-23M,
    trong lực lượng của các nước thuộc khối Warsaw.
    - MiG-23UB (Flogger-C): Bản huấn luyện, hai chỗ ngôì
    dạng Tandem , động cơ Turmansky R-27F2M-300, sức
    kéo 98kN(22,045 lb st) có afterburning, có buồng lái
    riêng cho mỗi phi công, chuyến bay đầu tiên tháng
    5/1969, sản xuất từ 1970-1978.
    -MiG-23MS (Flogger-E): bản xuất khẩu của MiG-23M với
    động cơ R-27F2M-300, nhưng thiết bị không bằng
    MiG-23M, ra đa nhỏ hơn (Jay Bird, tầm tìm kiếm
    29km,18 dặm, tầm bám 19km, 12 dặm), mũi máy bay
    ngắn hơn, không thiết bị dò hồng ngoại, trang bị tên lửa
    R-3S (K-13T, NATO AA-2 Atoll) hoặc R-60 (K-60, NATO
    AA-8Aphid) và súng GSh -23.
    -MiG-23B(Flogger-F): Bản chiến đấu cơ hạng nhẹ một
    người lái dựa trên nền tảng MiG-23S, mũi máy bay
    được thiết kế lại để chứa hệ thống tấn công mục tiêu
    biển Sokol-23S, súng 2 nòng 23mm Gsh-23L đặt dưới
    bụng, hai bên ****pit được bọc giáp, bánh máy bay to
    hơn, động cơ Lyuka AL-21F-300, sức kéo 11.27kN
    (25,350lb st) có afterburning, thùng chứa xăng được
    thiết kế để chứa gas để chống phát nổ khi bị ảnh hưởng
    (?), ECM chủ động và bị động, 6 mấu treo dưới thân và
    cánh để có thể chứa nhiều vũ khí hơn, chương trình
    phát triển từ 1969, bay chuyến đầu 1970, đã có 24 chiếc
    được sản xuất, với tên gọi MiG-23BN/BM/BK và sau
    này là thế hệ MiG-27.
    -MiG-23BN (Flogger-F): Giống MiG-23B, trang bị động
    cơ R-29V-300,sức kéo 11.27kN (25,350 lb st) có
    afterburning, hệ thống tấn công biển Sokol-23N
    - MiG-23BM (Flogger-F): Giống MiG-23BN, trang bị hệ
    thống tấn công biển PrNK-23 và máy tính.
    -MiG-23BK (Flogger-H): Một số trang bị được thay đổi,
    hệ thống thu nhận, cảnh báo ra đa bố trí hai bên thân và
    mũi máy bay, có hệ thống tiếp nhiên liệu ở mũi. KQ Iraq
    đã trang bị bản này và được tiếp nhiên liệu bằng MB
    Dassault.
    - MiG-23ML (Flogger-G): bản được thiết kế lại khá
    nhiều, sản xuất từ 1976 -1981. Cơ bản giống MiG-23M,
    động cơ Soyuz R-35-300, trang bị thiết bị tiếp nhiên liệu
    trên ko, mũi nhỏ hơn, càng trước thay đổi, ra đa
    Sapfir-23ML, thùng chứa TP-23M IRST lắp dưới mũi,
    được trang bị tên lửa mới.
    -MiG-23P ((Flogger-G): bản mô đi fê của MiG-23ML,
    trang bị máy tính và hệ thống tấn công kỹ thuật số, có
    khả năng điều khiển tự động từ mặt đất, có khả năng
    báo phi công biết trạng thái chiến đấu và chỉ thị bắn tên
    lửa/ súng tấn công mục tiêu.
    -MiG-23MLD (Flogger-K): Bản nâng cấp của MiG-23ML,
    thay đổi một số chi tiết của cửa hút gió và đầu cánh,
    cho phép thay đổi mở rộng góc cụp, xoè lên hơn 30 độ,
    ăng ten mới IFF, có thể mang 4 tên lửa tầm gần R-73A
    (NATO AA-11 Archer) dưới bụng, 2 tên lửa R-24 dưới
    cánh hoặc 2 R-24 dưới cánh và 4 R-60 dưới thân, trang
    bị hệ thống thu nhận, cảnh báo radar và hệ thống bảo vệ
    chaff/flare, hệ thống mô phỏng cho phép phi công luyện
    tập vũ khí mà không cần sử dụng vũ khí và tên lửa thật.
    Hiện đại hoá: Các phiên bản MiG-23ML đều được nâng
    cấp lên MiG-23MLD.
    Hoạt động: Trang bị trong quân đội các nước :
    Afganistan (25), Algeria (60), Angola (23), Belarus (37),
    Bulgaria (62), Cuba (69), Séc (66), Ethiopia (30),
    Hungary (11), Ấn Độ (142), Iraq (60), Kazashtan (31),
    Libya (125), Bắc TT (55), Ba Lan (42), Romania (51),
    Nga (1.100). Sudan (6), Syria (146), Ukraine (120),
    Yemen (25).
    Đặc điểm thiết kế ( phần này dành cho bác nào thích
    nghiên cứu sâu thì tự dịch vậy em ngại tra từ điển lắm,
    toàn từ kỹ thuật thôi):
    DESIGN FEATURES:
    Shoulder-wing variable geometry configuration; sweep
    variable manually in flight or on ground to 16ø, 45ø or 72ø
    (values given in manuals and on pilot''s panel; true values
    18ø 40'', 47ø 40'' and 74ø 40'' respectively); two hydraulic
    wingspeed motors driven separately by main and control
    booster systems; if one system fails, wing sweep
    system remains effective at 50 per cent normal angular
    velocity; rear fuselage detachable between wing and
    tailplane for engine servicing; lower portion of large
    ventral fin hinged to fold to starboard when landing gear
    extended, for ground clearance; leading-edge sweepback
    72ø on fixed-wing panels, 57ø on horizontal tail surfaces,
    65ø on fin.
    FLYING CONTROLS:
    Hydraulically actuated; full-span single-slotted
    trailing-edge flaps, each in three sections; outboard
    sections operable independently when wings fully swept;
    no ailerons; two-section upper surface spoilers/lift
    dumpers, forward of mid and inner flap sections each
    side, operate differentially in conjunction with horizontal
    tail surfaces (except when disengaged at 72ø sweep),
    and collectively for improved runway adherence and
    braking after touchdown; leading-edge flap on outboard
    two-thirds of each main (variable geometry) panel,
    coupled to trailing-edge flaps; all-moving horizontal tail
    surfaces operated differentially and symmetrically for
    aileron and elevator function respectively; ground
    adjustable tab on each horizontal surface; rudder
    actuated by hydraulic booster with spring artificial feel;
    four door type airbrakes, two on each side of rear
    fuselage, above and below horizontal tail surface.
    STRUCTURE:
    All-metal; two main spars and auxiliary centre spar in
    each wing; extended chord (dogtooth) on outer panels
    visible when wings swept; fixed triangular inboard wing
    panels; welded steel pivot box carry-through structure;
    basically circular section semi-monocoque fuselage,
    flattened each side of ****pit; lateral air intake trunks
    blend into circular rear fuselage; splitter plate, with
    boundary layer bleeds, forms inboard face of each
    intake; two rectangular auxiliary intake doors in each
    trunk, under inboard wing leading-edge, are sucked open
    to increase intake area at take-off and low airspeeds;
    pressure relief vents under rear fuselage; fin and forward
    portion of horizontal surfaces conventional light-alloy
    structures; rudder and rear of horizontal surfaces have
    honeycomb core.
    LANDING GEAR:
    Hydraulically retractable tricycle type; single wheel on
    each main unit and steerable twin-wheel nose unit;
    mainwheel tyres size 830 x 300; nosewheel tyres size
    520 x 125; main units retract inward into rear of air intake
    trunks; main fairings to enclose these units attached to
    legs; small inboard fairing for each wheel bay hinged to
    fuselage belly. Nose unit, with mudguard over each
    wheel, retracts rearward. Mainwheel disc brakes and
    anti-skid units. Brake parachute, area 21 m{2} (226 sq
    ft), in cylindrical fairing at base of rudder with split conic
    doors.
    POWER PLANT:
    One Soyuz/Khachaturov R-35-300 turbojet, rated at up to
    127.5 kN (28,660 lb st) with maximum afterburning.
    Three fuel tanks in fuselage, aft of ****pit, and six in
    wings; internal fuel capacity 4,250 litres (1,122 US
    gallons; 935 Imp gallons). Variable geometry air intakes
    and variable nozzle. Provision for jettisonable external
    fuel tank, capacity 800 litres (211 US gallons; 176 Imp
    gallons), on underfuselage centreline; two more under
    fixed-wing panels.Two ad***ional external tanks of same
    capacity may be carried on non-swivelling pylons under
    outer wings for ferry flights, with wings in fully forward
    position. Attachment for assisted take-off rocket each
    side of fuselage aft of landing gear.
    ACCOMMODATION:
    Pilot only, on zero/130 ejection seat in air con***ioned
    and pressurised ****pit, under small actuated
    rearward-hinged canopy. Bulletproof windscreen.
    AVIONICS:
    Modernised SAU-23AM automatic flight control system
    coupled to Polyot short-range navigation and flight
    system. Sapfir-23ML J-band multimode radar (NATO
    `High Lark 2'': search range 38 n miles; 70 km; 43 miles,
    tracking range 29 n miles; 55 km; 34 miles) behind
    dielectric nosecone; no radar scope; instead, picture is
    projected onto head-up display. RSBN-6S short-range
    radio nav system; ILS, with antennae (NATO `Swift Rod'')
    under radome and at tip of fin trailing-edge; suppressed
    UHF antennae form tip of fin and forward fixed portion of
    ventral fin; yaw vane above fuselage aft of radome; angle
    of attack sensor on port side. SRO-2 (NATO `Odd Rods'')
    IFF antenna immediately forward of windscreen. TP-23M
    undernose infra-red sensor rod, Sirena-3 radar warning
    system, and Doppler equipment standard on CIS version.
    Sirena-3 antennae in horns at inboard leading-edge of
    each outer wing and below ILS antenna on fin.
    ...
    Trang bị: Hệ thống ngắm ASP-17ML, kính ngắm điện tử
    / nhiệt trên màn hình buồng lái.
    Vũ khí: 1 súng 23mm GSH-23L 2 nòng đặt dưới bụng,
    200 viên đạn. Hai mấu treo giữa bụng để mang tên lửa
    điều khiển bằng ra đa R-23R (K-23R, NATO AA-7Apex),
    tên lửa hồng ngoại R-23T (K-23T, AA-7 Apex), hay
    R-60T, thùng rocket B-8 chứa 20 rocket 80mm S8,
    thùng rocket 32 đạn 57mm S5, S-24 240mm rocket,
    bomb, thùng UPK-23-250 mang súng Gsh-23L, các loại
    sensor và thùng thiết bị, hai mấu treo dưới cánh sát thân
    mang R-60 và hai mấu dưới cánh mang 2 R-23.
    Miêu tả:
    -Sải cánh: Xoè 13.965m, Cụp 7.779m
    -Chiều dài: 16.71m
    -Chiều dài thân: 15.56m
    -Cao: 4.82m
    -Diện tích đỗ : 37.25 m2 khi xòe, 34.16m2 khi cụp
    -Nặng: khi trống 14,700-17,800 kg
    -Sức chở tối đa của cánh: Xoè 476.6kg/m2, cụp
    521kg/m2
    -Sức chở tối đa: 139.6kg/ kN ( sức chở thực tế = sức
    chở tối đa x sức kéo động cơ)
    Khả năng:
    - Tốc độ: max mach2.35 (2.500km/h) khi cụp 72 độ,
    mach0.88 (940km/h) khi cụp 16 độ khi bay bằng, mach
    1.1 (1350km/h) khi cụp 72 độ khi leo cao.
    -Tầm leo cao tối đa: 14.400m/ phút
    -Trần bay: 18.500m
    -Chạy cất cánh: 500m
    -Chạy hạ cánh: 750m
    -Chỉ số chiến đấu: với 6 tên lửa không đối không:
    1.150km
    với 2.000kg bomb 700km
    - Tầm hoạt động: Nạp nhiên liệu trong thân max:
    1.950km
    Thêm 3 thùng NL phụ: 2.820km
    - Giới hạn g: dưới mach 0.85 : +8.5, trên mach 0.85 :
    +7.5
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12

    MiG-19 đâu có thành công trong CTVN. Chỉ duy nhất 1 trung đoàn dùng loại này, tham chiến không nhiều và tổn thất nhiều hơn là chiến thắng.
  4. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
  5. souri

    souri Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    7
    Không biết trên thế giới đã có chiếc Mig-23/27 nào được mấy chú Nga ngố nâng cấp với động cơ Al-31 chưa nhỉ?
  6. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Về "Trực Thằng Hiện Đại".
    Để các bác tham khảo về vai trò của các loại cơ giới trên chiến trường trên bộ, để các bác có một cách nhìn rộng rãi, Tuất xin tóm tắt một vài ý kiến lớn của giới quân sự giữa và sau thế kỷ 20. Một số tài liệu nước ngoài thường thiên về cách nói chuyện cho vui trong phòng trà hơn là nhìn rộng qua thời gian và không gian, nhưng cũng có rất nhiều ý kiến của nước ngoài có cách nhìn đúng đắn và sáng sủa.
    Nếu như so sánh, ở thế kỷ 18 và 19, người ta cơ khí hoá, cơ giới hoá, công nghiệp hoá các ngành kinh tế kỹ thuật khác một cách rộng rãi, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, cho năng suất sản lượng tăng vọt. Còn trong ngành phá phách giết người, chỉ đến trong thế kỷ 20, người ta mới bắt đầu cơ khí hoá và cơ giới hoá.
    Việc tự động hoá trong kinh tế kỹ thuật tiến hành đã lâu, nhưng việc tự động hoá giết người chỉ mới manh nha bắt đầu cuối thế kỷ 20.
    MIG-23, chủ đề của chúng ta, là máy bay đa năng thiên về tấn công mặt đất. Nói chính xác hơn nữa, nó là máy bay tấn công mặt đất đột kích. Nó có thể lựa chọn nhiều phương án luồn sâu vào trong đất địch, đánh chính xác những mục tiêu khó khăn, như là chính lực lượng phòng không đối phương để dọn đường cho những đòn tấn công bằng không quân. Nó có thể bay cao và nhanh tấn công chớp nhoáng, có thể bay thấp bám sát mặt đất tấn công bất ngờ. Khi cần, nó không chiến độc lập không tồi, với vũ khí mạnh và tốc độ 2300-2400km/h, cũng được coi thuộc hàng cao nhất trong số những máy bay chiến đấu thời đó. Kết cấu máy bay thân rộng, khoẻ, nhẹ, rẻ có thể sản xuất nhiều. Đúng ra, theo các phân loại của Mỹ, thì có thể nó mang họ A (tấn công mặt đất). Khác với các máy bay tấn công mặt đất tầm ngắn như A-10 hay SU-25, MIG-23 có tầm bay, tốc độ và khoang mang khí tài điện tử lớn hơn cho những nhiệm vụ luồn sâu. A-10 hay SU-25 chỉ có thể không chiến với trực thăng, còn MIG-23 không thể như vậy, sâu trong đất địch phải cố mà tự sống. Vì mục tiêu lớn nhất của nó là tấn công mặt đất, nên việc đánh chính xác lô cốt hay xe tăng là một trong những chiêu thức cần thiết hàng đầu. Việc máy bay đánh xe tăng trước những năm 1960 là điều rất khó khăn. Trong thế chiến, máy bay chỉ chiến đấu hiệu quả với xe cơ giới bọc thép nhẹ hoặc không bọc thép. Máy bay làm việc đó bằng cách bắn đại bác 30mm hoặc đạn xuyên 20mm, 23mm vào phần giáp mỏng. Cũng có thể ném bom làm lật xe, nhưng phải tác xạ ở tầm rất nguy hiểm và khả năng thành công thấp. Máy tính điện tử số xuất hiện cho phép máy bay tấn công xe tăng hiệu quả hơn. Cũng nhấn mạnh một lần nữa rằng, MIG-23 và MIG-25 đều được phát triển để sử dụng những tiến bộ điện tử, cơ bản là máy tính số xuất hiện đầu những năm 1960 và đến nay vẫn trong thời kỳ phát triển chóng mặt.
    Nhìn lại vấn đề xe cơ giới. Nguyên nhân đại bại của Đức trong trận đanh Vertdun (Véc Đoong) là gì???. Đầu thế kỷ 20, với việc áp dụng định luật về tốc độ cháy, trình độ luyện kim tiên tiến và việc sử dụng TNT một cách rộng rãi, người Đức đã có những đại bác mạnh nhất thế giới lúc đó. Thời này, các nước Anh Pháp Mỹ coi TNT là thứ thuốc nổ yếu, họ ưa dùng Tri-Nitro-Glycerin mạnh mẽ kết hợp với bông thuốc súng hoá nhựa Tri-Nitro-Cellulose (thuốc súng không khói) để làm thuốc phóng đạn và thuốc nổ, dùng Dynamite để làm thuốc nổ. Nhưng TNT thuận lợi hơn cho việc áp dụng định luật cháy ở áo suất cao (và sau này kỹ thuật cho phép Tri-Nitro-Glycerin). Về phóng đạn, viên TNT lúc đó rắn không vỡ ở áp suất cao, cho phép chế tạo đại bác lớn nòng dài có thời gian cháy ổn định lâu. Về nổ đạn, trong khi đạn của đối phương phát nổ khi chưa xuyên vào giáp sắt tầu chiến thì đạn TNT chui vào bên trong. Đại bác của lục quân Đức sử dụng trong trận Verdun lớn nhất thế giới kể cả sau này. Đến tận thế chiến hai, cũng chỉ người Đức có đại bác trên bộ lớn hơn nhưng đi bẳng đường sắt.
    Phòng tuyến Vertdun bị bắn phá tơi bời, nhưng không thất thủ. Nếu người Đức chỉ có một vài xe tăng lúc đó thì trận chiến quyết định của thế chiến 1 này đã kết thúc nhanh chóng theo chiều ngược lại. Cuối cùng, người Đức đã bại trận, khi đó, vài chục chiếc xe tăng đầu tiên tham chiến (Mỹ và Anh), tuy sơ khai nhưng biến những khẩu đại bác khổng lồ của Đức thành chiến lợi phẩm. Đối thủ của Đức, người Nga đã nghĩ đến và chế tạo xe tăng từ trước cuộc chiến này, mang súng cỡ trung liên bây giờ chạy hơi nước. Hồng Quân trong nội chiến dùng thứ binh khí dễ kiếm và chạy nhanh hơn, là xe ngựa chở đại liên. Cũng chính Hồng Quân nêu cao sức mạnh quyết định của những đoàn tầu hoả bọc thép.
    Chính người Đức và Hồng Quân cho ra đời xe tăng đúng nghĩa sau chiến tranh "thi thử" Tây Ban Nha. Trước đó, từ kinh nghiệm thế chiến 1, người ta chỉ chế tạo xe cơ giới bọc thép và vũ trang để chống công sự và bộ binh. Sau Tây Ban Nha, yêu cầu chế tạo sát thủ của những con rồng lửa này xuất hiện cả ở Liên Xô và Đức. Nhưng trong khi ở Liên Xô, Stalin đánh mãi bọn bảo thủ mới đưa được thế hệ vũ khí mới vào sản xuất thì Đức đã kịp gây tổn hại khủng khiếp cho thế giới thời kỳ đầu thế chiến 2. Đến giữa thế chiến 2, loại xe dùng để diệt xe đã được chứng minh là át chủ bài, là bà chúa chiến trường trên bộ, việc sử dụng chúng là xương sống của khoa học quân sự, việc thiết kế sản xuất chúng là mũi nhọn di đầu của công nghiệp quốc phòng. Trên chiến trường cơ giới, các xe cộ cơ khí hoá cho phép phá huỷ và giết người với năng suất công nghiệp, nòng cốt của chúng là các xe thiết giáp hạng nặng săn cơ giới, quyết định chiến trường là cuộc đấu của những xe tăng có giáp hạng nặng bắn đạn xuyên giáp hạng nặng. Nói cụ thể: xe tăng là xe được chế tạo để chịu đựng đạn xuyên giáp, có nhiệm vụ diệt xe có thiếp giáp hạng nặng.
    Để xuyên được giáp xe lúc đó rất khó (phía trước tăng hạng trung lúc đó có độ dầy tương đương 10-20 cm thép cán, tăng hạng nặng là 30cm và hơn nữa). Trong thế chiến 2, hầu hết tăng bị diệt bởi những phát đạn bắn từ đại bác hạng nặng. Lúc đó đã có đạn lõm nhồi thuốc nổ C4 nhưng tầm bắn rất gần và không chính xác. Đại bác hạng nặng và đạn lõm đó đều không thể chở trên máy bay được. Đại bác thì to quá còn đạn lõm thì tầm gần và kém chính xác quá. Chỉ đến những năm 1950, mới xuất hiện đạn diệt tăng hiệu quả cho máy bay là tên lửa có điều khiển. Đạn AT-2 (Liên Xô) trang bị cho trực thăng vũ trang là vũ khí đầu tiên loại này, nó giúp trực thăng vũ trang bắn lung lay ngai vàng của bà chúa bãi chiến trường. Thế nhưng, tiến bộ điện tử giúp đạn chống tăng bắn được bằng súng nhẹ thì cũng giúp xe tăng chống được tên lửa chống tăng có điều khiển, đó là các hệ thống bắn chặn đạn chống tăng APS (hệ thống phòng thủ tích cực). Rồi hệ thống tác chiến tầm ngắn, tức là các xe cơ giới phòng không tầm ngắn cũng được máy tính điện tử cưới các tiến bộ kỹ thuật khác đẻ ra.
    Chiến tranh Việt Nam có thể coi là cuộc chiến điệnt tử lớn đầu tiên. Một ví dụ điển hình về ưu thế tiến bộ điện tử là chiếc cầu Hàm Rồng. Do địa thế thuận lợi, cây cầu đứng vững suốt nửa đầu cuộc chiến Bắc Bộ. Mặc cho Mỹ coi đây là một trong những mục tiêu qua trọng nhất, lại gần biển và Thái Lan, thuận tiện không kích. Cây cầu chỉ bị sập khi xuất hiện bom lượn điều khiển laser, cho phép máy bay không kích chính xác từ ngoài khoảng cách nguy hiểm.
    Trên chiến trường Miền Nam, hai mấu chốt chiến tranh cho Mác đẻ ra, là "Thiết Xa Vận" và "Trực Thăng Vận". Những cowboy miền Tây kiêu dũng nay cưỡi ngựa bay bắn súng máy hạng nặng. Quân ta đã hoàn thiện phương pháp xạ kích bằng 12,7mm làm sụp đổ "Trực Thăng Vận". Có những xạ thủ tiêu diệt 17 máy bay trong cuộc đời chinh chiến. Nhưng dấu chấm hết "Trực Thăng Vận" rõ rệt nhất trong chiến tranh này là xuất hiện tên lửa vác vai SAM-7, cho phép từ một bụi cấy hố đất không thể phát hiện được, một xạ thủ ăn gọn một chú ngựa bay mang một tốp kỵ binh. Việc sử dụng tên lửa này không dễ dàng, ban đầu, rất khó bắt mục tiêu. Có lẽ Liên Xô căn cứ vào tham số phát xạ của vùng lạnh, hoặc máy bay Mỹ đã áp dụng các biện pháp giảm phát xạ. Các chuyên gia đã hiệu chỉnh một số đầu dò ngay trên chiến trường, sau đó các đầu dò cải tiến được gửi đến. Các cải tiến triệt để hơn với đầu dò có mật độ dot-píc cao, làm lạnh và tính toán vị trí, nhiệt độ mục tiêu được thực hiện sau đó. Chiếc máy bay ném bom cuối cùng trúng đạn này được các phóng viên ghi lại trong chiến dịch Hồ CHí Minh, nó cố quay về trước khi rơi, được coi như biểu tượng của sự ngắc ngoải trước khi sụp đổ.
    Trên đất, hậu duệ của các súng vác vai bắn đạn lõm hồi thế chiến là B-41 đã trở thành súng diệt nhiều xe cộ nhất sau thế chiến. Với tầm bắn tối đa 500met, trọng lượng mỗi người mang một súng và vài đạn, sức xuyên 180mm thép cán, điạ hình rừng núi đầm lầy bụi rậm, hàng chục năm sau chiến tranh vẫn chưa bán sắt vụn hết xác xe thiết giáp. Cũng như trên không, sự kinh hoàng trên mặt đất cuối cùng giành cho vũ khí có điều khiển. AT-3 xuất hiện cuối năm 1972 gây một cú sốc mạnh, chứng minh kết cục tất yếu của cuộc chiến. Ngay sau đó, Sinai đã chứng kiến ưu thế tuyệt đối của vũ khí có điều khiển. Không hề có bụi rậm như Việt Nam, quân Ai Cập bố trí đúng như bài bản. Từng tổ chiến đấu kết hợp AT-3 và súng chống tăng không điều khiển vác vai được sắp xấp trên đỉnh và sườn các đồi cát thấp trống trải. Họ đã chứng minh rằng các xe tăng thiếu thiết bị phòng thủ mới, dù rất mạnh, vẫn thua tổ chiến đấu không hề cơ giới, chỉ mang vũ khí bằng đôi vai. Ở khoảng cách gần 2km, xe tăng không thể quan sát, đuổi theo, tiêu diệt một nhóm người chạy bộ trên vùng đồi cát, bị tiêu diệt dễ dàng bởi ATGM (tên lửa chống tăng có điều khiển). Vào gần hơn, các tên lửa không điều khiển đánh chặn toàn thắng bằng cách bố trí trận địa bắn từ nhiều hướng. Ngay cả cuộc chiến bằng vũ khí rất hiện đại ngày nay, chiến tranh Iraq 2003, phát đạn AT-3 đầu tiên ở Barsa cũng gây sốc, tạo ra vụ cãi vã lớn, Bush hoảng hồn quy Nga đi đêm AT-14, nhưng đó là AT-3 lái dây. Phía nam Baghdad, cách bố trí vũ khí chống tăng vác vai không điều khiển, phục kích, bắn tầm rất gần từ nhiều hướng, nhằm điểm yếu nhất trên tăng cũng buộc đoàn xe tăng tiên tiến M1A1 tháo chạy, bỏ lại những xác tăng cháy đen đỏ, trưng bầy ầm ỹ trên BBC hay CNN, đặt một dấu hỏi lớn về sức mạnh lục quân Mỹ. Chiến thắng Sinai của AT-3 gây một tiếng vang chấn động địa cầu, AT-3 trở thành loại tên lửa tiêu chuẩn, tên lửa chống tăng phổ biến nhất thế giới. Bất kể theo Do Thái, Ả Rập hay theo Mỹ, ủng hộ Nga hay Tầu, trường phái Tây Âu hay Viễn Đông đều mua, ăn trộm và sản xuất để dùng. Buồn cười nhất là các đôi Tầu lớn bé, Hàn bắc nam, Đức đông tây, Ấn bà la môn hay Ấn hồi giáo đều dùng choảng nhau hay doạ nhau.
    Cũng trong chiến tranh Trung Đông 1973. Ngai vàng bà chúa chiến trường của tank bị máy bay bắn tơi tả. Bà chúa có một đội quân không thông minh lắm, sử dụng bài bản cứng ngắc, lại tham công dẫn đến tiến quân không đồng bộ các lực luợng. Sau chiến thắng rực rỡ mở đầu trên Sinai, đoàn tank Ai Cập cuối cùng lại bị các máy bay chặn hậu cần, bao vây. Phần lớn các tank Ai Cập bị bắt sống, tạo một lỗ hổng lực lượng lớn, quân Israel phản công bao vây lại quân Ai Cập (tưởng nhớ chiến công của Ariel Saron). Một phần các tank Ai Cập bị ATGM bắn từ máy bay phá huỷ, nhưng lúc này, ATGM phương Tây chưa tốt lắm để trở thành vũ khí chủ lực. Chúng ta cũng có một bài học đắt giá về sử dụng xe tank. Trong 1972, trước thời điểm AT-3 được sử dụng, một trận ném bom lớn nhất trong lịch sử chiến tranh được thực hiện, 420 ngàn tấn bom đã ném xuống Quảng Trị lúc đó. Bom B-52 gần như vô hại nếu tính mục tiêu phá huỷ trực tiếp xe tăng. Nhưng mỗi xe tăng mỗi ngày cần cả chục tấn tiếp viện. Việc bom B-52 đánh gẫy hậu cần đã làm suy yếu mũi nhọn xe tăng của ta. Việc thiếu kinh nghiệm sử dụng xe tăng cũng thể hiện trong nhiều điểm khác, ví dụ, thiếu các xe cứu hộ trên chiến trường làm ta mất nhiều tăng hỏng. Cuối năm 1972, địch đánh bật ta về bờ bắc sông Thạch Hãn, nhưng đây là nỗ nực tiến công cuối cùng của địch, sau đó ta phản công chiến lại cảng Cửa Việt, cắt đứt yết hầu của phòng tuyến Quảng Trị mang tên Mac.
    Cuộc cãi vã trong giới nghiên cứu khoa học quân sự về vai trò bà chúa bãi chiến trường ồn lên vào những năm 1980 đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Bọ cạp hay chuồn chuồn đều luôn được cải tiến. Máy tính điện tử làm ATGM, mũi tên chủ lực của chuồn chuồn hoàn thiện với tốc độ của định luật Môorre. Đại bác hạng nặng đặt trên tăng hồi thế chiến chỉ diệt nhau hiệu quả tầm dưới 1km, nay chuồn chuồn hại bọ cạp ở 5km và hơn nữa. Đừng tưởng cứ nói đến máy bay là mỏng nhẹ, chiếc AH-64 Apache nặng 60 tấn như là tăng chủ lực ngày nay (hơn tank chủ lực Nga) và như tăng hạng nặng thời thế chiến. Đã từ lâu, các máy bay trực thăng vũ trang và máy bay chống tăng chuyên nghiệp như SU-25 hau A-10 chống được đạn 12,7mm của chiến tranh Việt Nam. Ngày nay với động cơ được thiết kế bằng siêu máy tính, với titan vô tận khai thác được từ độ sâu vài km dưới biển, chuồn chuồn đã thật sự là xe tăng bay. Tốc độ và độ linh hoạt trội tuyệt đối, liên kết dữ liệu cùng các phương triện phát hiện dẫn bám hiện đại cho phát quan sát rộng bắn nhiều mục tiêu cùng lúc. Thử tưởng tượng một đàn bọ cạp đang tiến quân, một con chuồn chuồn theo dõi chúng từ lâu qua máy bay trinh sát tầm cao hoặc vệ tinh, chuồn chuồn bất ngờ vọt lên cho mỗi bọ cạp một hay vài đạn bắn gần như cùng lúc. Đạn chưa cần đến đích và bọ cạp chưa biết cái gì đã xảy ra thì chuồn chuồn đã biến mất.
    Ngai vàng bà chúa đã bị chuồn chuồn bắn tả tơi hồi 1973, nay đã bị cướp rồi chăng ???
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Không, cuộc cãi vã chưa ngã ngũ, các bác có biết hồi thượng cổ người ta dùng đại bác gì không, hồi chưa có thuốc nổ ấy. Người ta dùng máy bắn đá. Vâng, ngày nay, chuồn chuồn chưa thắng bọ cạp được do hoạt cảnh trên chỉ áp dụng với Mỹ đánh Iraq. Đã từ lâu, các phương án chế thắng của chuồn chuồn trong hoạt cảnh trên đã bị vô hiệu quá, không có cách gì chống lại bọ cạp, chuồn chuồn đang nghiên cứu tranh cổ thành Roma để chế máy bắn đá, máy bắn đã thật sự, chính xác là máy bắn đá để chống tăng.
    http://shadowsource.org/redskull/essays/splos.html
    Sức mạnh của chuồn chuồn, ATGM cũng như B-41 dựa vào liều nổ định hướng, đạn lõm. Khối thuốc nổ lõm tập trung sức công phá về phía trước. Trước đây, người ta nhồi liều lõm bằng các thuốc nổ cũ như TNT hay Tri-Nitro-Glycerin, C4...Lúc dó, liều nổ vài trăm gram đã xuyên thủng giáp dầy cỡ trăm milimet. Thuốc nổ có mật độ năng lượng không cao được tăng cường sức xuyên phá bằng tấm tích năng lượng. Tức là dán vào khối lõm một tấm kim loại nặng, nó hất thụ năng lượng và trở thành đạn xuyên giáp(giải pháp này áp dụng trên Bazoka Việt Nam, các máy tiện đạp chân Trần Hưng Đạp đã bắn cháy những lò luyện kim danh tiếng Phú Lãng). Sau này, các chất RDX, PENT, HMX... xuất hiện có mật dộ năng lượng cao và tốc độ truyền sóng nổ đến gần 10000m/s. Chúng tạo thành luồng gió 6000 độ C tốc độ 3-4km/s ở tiêu điểm lõm, tốc độ 1km/s xung quanh. Luồng gió này thổi giáp sắt thủng và nhồi khí nóng áp cao giết người vào khoang xe tăng, phá huỷ bên trong, kích thuốc nổ trong tank. Người ta không dùng khối tích năng lượng nữa và cho vào các phụ gia như bột nhôm và cao su để tăng cường năng lượng và hiệu quả tốc độ truyền sóng nổ.
    Người Anh giữ "bí mật" và không chính thức quảng cáo rầm rộ về một lớp chắn đặc biệt chống luồng gió này. Nhưng thật ra, lớp gốm chịu nhiệt và chịu lực ngăn chặn luồng gió nóng đã được áp dụng từ lâu ở Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Thuỵ Điển. Để chống lại lớp gốm đó thì đơn giản, lại dùng đạn nhồi thuốc nổ yếu, góc mở lớn và đường kính đầu đạn lớn, có tấm tích năng lượng như đạn B-40, B-41. (Người Anh thì không chính thức loan tin để lớp gốm Chobham của họ có vẻ bí ẩn, cũng như nhiều "bí ẩn" nữa để tăng của họ có vẻ vô địch. Nhưng hỡi ôi, xem cảnh thời sự ở Barsa, tăng của họ vẫn diễu oai pháo nòng xoắn, lạc hậu 40 năm. Vụ AT-3 đầu tiên gây choáng năm 2003 là ở đây. AT-3 tuy lạc hậu nhưng vẫn hiện đại hơn chán tăng nòng xoắn). Cũng từ UK, BBC (vừa cắt đi cái loa ở Đông Nam Á, do đưa nhiều "Bí Ẩn", chán chả ai buồn quan tâm ba trò phù thuỷ trong thế giới internet), đã và đang loan tin về giáp điện, nhưng đang nghiên cứu hiệu quả. Thật ra, giáp điện đã được Nga và Mỹ nghiên cứu từ lâu, rất ít kết quả trên xe tăng, cũng như các loại đại bác bắn bằng năng lượng điện hay xe tank chạy bằng năng lượng điện, chắc cùng thế hệ với tầu ngầm chạy điện bảo vệ bằng điện của thuyển trưởng Nê Mô. Thật ra, người Anh vốn có truyền thống chế súng đáng tự hào, BBC đã làm lu mờ hào quang đó khi "bí ẩn" tung tin về các đạn và giáp linh tinh kia, mà quên mất rằng, chính người Anh đã phát minh ra đạn DU nén, chứ không phải Mỹ.
    Nguyên nhân thứ gốm Chobham "bí ẩn" không được các ông trùm sò xe tăng Nga hay Mỹ chú ý là như vậy. Ban đầu đạn lõm được chống bằng lưới thép (tên lưới B-40 xuất phát từ mục tiêu chống đạn B-40). Lưới thép là kết quả từ kinh nghiệm sử dụng vành sắt hay bao cát từ hồi thế chiến. Đạn lõm bắn từ súng vác vai nhẹ mắc lại ở lưới này. Nhưng những tên lửa chống tăng ngày nay có tốc độ đến 800m/s thì sao, ngay cả B-41 cũng xuyên quá lưới thép nói trên. B-41 có ngòi nổ điện, điều này cho phép nó kích nổ rất chính xác. Đạn lõm cần phát nổ ở vị trí chính xác so với giáp, để góc chạm mặt giáp và tiêp điểm của luồng hội tụ đủ tác dụng xuyên. Do đó, khi bắn thiết giáp B-41 hiệu quả cao. Cũng do không tính đến điều đó, M-72 bại trận ở Quảng Trị, trước xe....tăng bơi PT-76 hạng....ruồi. Đạn M-72 cần góc chạm tốt không xuyên được giáp xe này do phía trước quá nghiêng, M-72 chỉ có thể bắn từ trên máy bay xuống, mà trên máy bay không cần súng chống tank vác vai. Khi bắn bao cát, B-41 chui vào trong đó, ngòi nổ điện mất tacd dụng, đạn chờ ngòi nổ huỷ đạn (khi quá tầm) tác dụng, thổi cát thành đạn vào trong công sự.
    Israel đưa ra phương án chống đạn lõm bán tích cực đầu tiên, ERA. Người Nga đã hoàn thiện nó trên T-90, loại ERA này có tên Kontac-5. Khi đạn lõm phát nổ, luồng gió nóng kích nổ một liều lõm đối ngược, liều này vừa triệt tiêu luồng kia vừa thổi ra một tấm tích năng lượng như đạn lõm cổ. Tấm này phân tán bớt luồng nổ tập trung của đạn lõm, vừa làm lệch hướng và bẻ gẫy đạn thanh xuên cứng khi tăng đấu tăng bằng đạn đại bác hạng nặng. Với giáp dầy 20cm, thanh xuyên đã bị phân tán năng lượng mất đi 2/3 sức xuyên, còn loại thanh xuyên yếu đã gẫy thì hầu như vô dụng. Đạn lõm khì mất hoàn toàn tác dụng, chỉ làm hở ra một lỗ thiếu ERA trên giáp, cần một siêu xạ thủ và một vũ khí siêu chính xác bắn tiếp đạn chui vào lỗ đó. Loại ERA trước đời Kontác-5 nhỏ hơn được phủ kín trên T-72, làm vô hiệu hoá toàn bộ ATGM thời đó.
    Nhưng ATGM đâu có chịu thua ERA. Cũng chính người Nga, vốn dẫn đầu về tăng, đã đầu tiên áp dụng, và ngày nay cả thế giới đều theo phương án đạn hai tầng. Tầng phụ đi trước có tác dụng kích hoạt và thổi bạt ERA cũng như lưới, bao cát, tấm chắn thép, gốm chịu nhiệt....tạo thành cái lỗ hổng trên, để liều lõm chính chui vào. Khó khăn của kỹ thuật này là thời điểm kích nổ hai khối hợp lý, cần chính xác đến 1/5 vạn giây. Lại dùng đến điện tử, kết hợp với thuốc nổ cực mạnh, có tốc độ dẫn sóng nổ cao.
    Đó là một phần của cuộc đấu bò cạp-chuồn chuồn. Thế là chuồn chuồn đã đưa được tên đạn của nó vào nách bọ cạp rồi, bọ cạp tiêu rồi??? Chưa. Điện tử ở ngòi nổ tuy khó, nhưng bọ cạp còn thực hiện được thứ khó hơn. Việc bắn chặn tên lửa chống tăng bằng máy tính được Anh-Đức phát triển, trong thời kỳ mà ở Viễn Đông, thiết giáp đang mắc trong đầm lầy rừng rậm tua tủa Bazoka và B-41. BBC cũng quên điều này, làm thiên hạ phát chán các trò phù thuỷ. Ban đầu, đó là một súng máy cực nhanh, cảm biến hồng ngoại. Sau đó là những liều nổ lõm bằng thuốc nổ mạnh đặt trong các lỗ khoét trên giáp thân như nòng súng, phá huỷ đạn bay ngang qua, không cho chạm vào tháp pháo. Cải tiến hiệu quả hơn dựa vào máy tính tốt hơn. Hệ thống Drop phát hiện đạn đến từ phía trước, các súng bắn chùm bi đặt cố định trên thân xe bắn chùm bi đối đầu với đạn, mỗi súng một hướng, được điều khiển bởi máy tính, hệ thống này đánh chặn hầu hết đạn B-41 và tên lửa có điều khiển trong chiến tranh Apganistan, nhưng nhược điểm là số lượng súng giới hạn, nên chỉ được ưu tiên phía trước, nên tănk vẫn cần các lực lượng khác hỗ trợ phía sau. Điều này có lẽ chỉ thích hợp với điều kiện sa mạc, chứ vào bụi rậm Việt Nam chưa biết thế nào. Arena sử dụng 6 thùng súng bi sắt như vậy, bố trí mọi hướng quanh thân xe. Radar băng sóng milimet xác định thời điểm bắn súng bi chính xác hơn hồng ngoại. Nhược điểm của loại này là chùm bi rộng và mạnh, bộ binh tùng thiết cần vô hiệu hết các tay súng B-41, nếu không chính họ-bộ binh tùng thiết bị diệt bởi Arena. Với ATGM có tầm bắn hàng km thì thôi rồi bộ binh tùng thiết. Nhưng không sao, T-80 dùng loại này được chế tạo cho những trận đánh kiểu Kursk. T-90 được thiết kế cho binh chủng hợp thành, đã hoàn thiện Kontac-5 rất mạnh để tránh nhược điểm này, đồng thời giáp của T-90 rất nghiêng, đạt được do hoàn thiện hệ thống tự động hoá và các thu nhỏ các thiết bị trong khoang. Tuy nhiên, sinh ra trong thời khó khăn, nó được chế tạo rất ít. Dùng nhiều T-90 lại là Ấn Độ chứ không phải quê hương nó. Ở quê hương của T-90, khi tiền đã có thì cũng đã có mẫu tănk mới. Arena-E dùng cho T-2000 và T-95 khắc phục nhược điểm này và tăng gấp bội số lần đánh chặn thực hiện được, cũng như hiệu quả đánh chặn, đánh chặn mọi hướng trước sau và trên xuống. Thời gian giữa hai lần đánh chặn chỉ còn 0,2 giây. Tiến bộ đạt được cũng bằng việc nâng cấp máy tính và radar. Radar của loại này cũng dùng băng sóng mm, nhưng kỳ diệu là nó được bọc giáp dầy, sóng đi qua lớp giáp đó, nhiều antena được đặt trên một cột cao trên tháp pháo, thay thế cho nhau, tăng độ tin cậy và giảm khoảng cách gữa hai lần đánh chặn. Arena-E đánh chặn được đạn có tốc độ đến 800m/s (tốc độ đạn đại bác lõm bắn đi từ xe tăng). Chùm bi kim loại nặng được tên lửa gắn cố định trên thân xe mang đi, phát nổ bên trên đầu đạn đang đến, chùm bi chúi xuống đất, giảm phần lớn tác hại với bộ binh tùng thiết. Do đặc điểm antena và máy tính có nhiều modul thay thế nhau, ngày nay nhiều tên lửa có thể bắn nhiều đạn đến từ nhiều hướng cùng lúc với tốc độ cao, nhưng khó lòng vượt qua hệ thống "đối không" này. Đây là hệ thống phòng thủ tích cực APS.
    Cuộc đấu của đạn lõm và giáp chính là cuộc đấu của chiến tranh điện tử tranh nhau chiếc ngai vàng Nữ hoàng nơi Chiến Địa, giữa chuồn chuồn và bọ cạp, giữa máy bay trực thăng vũ trang và xe tăng. Phần thắng hiện nay vẫn nằm trong tay bọ cạp, nên chuồn chuồn mới tìm tranh cổ thành Roma, học người xưa dùng máy bắn đá. Trong chiến tranh vùng vịnh 2003, người Anh có dịp thử nghiệm một vũ khí mới. Đó là bom lượn hạng nặng, không dùng thuốc nổ mà dùng sức nặng và tốc độ của một cục bê tông để khoan thủng hay đè bẹp xe tăng. Rõ ràng, vũ khí này khó mang bằng trực thăng vũ trang, mà chỉ có thể mang bằng các máy bay tải nặng tấn công mặt đất, có khoang lớn cho các thiết bị điện tử. Đó là các hậu duệ của F-111 và MIG-23. Đây cũng là một điểm mà BBC thường quên, BBC chỉ khoài các trò phù thuỷ thôi. Phát minh của người Anh này, trong điều kiện kỹ thuật hiện nay, hoàn toàn có thể thực hiện với nhiều nước và dễ dàng thực hiện ở châu Âu, Mỹ hay Nga. Khó mà có APS nào, ERA nào chống lại được thứ này.
    Tuy nhiên, binh chủng hợp thành ngày nay có nhiều thứ tác chiến tầm ngắn bắn hạ các máy bay ở ngoài khoảng máy bắn đá Roma tác dụng. Ngoài các SAM vác vai (cho bộ binh) và các SAM tầm xa (cho phòng không) như hồi chiến tranh Việt Nam, ngày nay xuất hiện một thứ SAM có cỡ trung gian, đó là SAM đặt trên xe của binh chủng hợp thành. Nó đủ nhỏ để đặt nhiều quả trên một xe thiết giáp, tầm bắn trên dưới 10km đủ giữ khoảng cách an toàn. Nhưng khá nặng để không thể vác vai được. Xe chở nó cũng có loại chuyên dụng kết hợp với súng phòng không bắn nhanh điều khiển tự động. T-2000 mang tháp pháo hoàn toàn tự động hoá không có người nhưng có hai giá lớn đằng sau. Đâu là hai ổ cho "option", tên lửa chống tăng, khí tài vũ khí chống bộ binh hay mắy bay. Ngay cả khẩu phòng không 12,7mm truyền thông trên các xe tăng cổ nay cũng được tự động hoá, không cần cảnh giới viên phải thò ra ngoài tháp pháo nhữa. Tiến bộ điện tử cho phép đo nhiệt độ hồng ngoại, kết hợp radar để chống các máy gây nhiễu trên máy bay. Súng phòng không cơ động trên xe cũng như đại bác trên tăng chuyển sang nòng trơn, tăng tốc độ bắn và tuổi thọ nòng. Hệ thống datalink kết nối dữ liệu với các đài radar lớn cho phép khắc chế tốt hơn sự cơ động của máy bay. Iraq không có những đồ thời trang đó, nhưng bom bê tông cũng mới dùng trong chiến tranh này để thử nghiệm.
    Cũng như trên đất liền, trên biển cũng có thứ làm vô hiệu hoá hệ thống tác chiến tầm ngắn. Hệ thống tác chiến tầm ngắn này trên biển có tầm và tác dụng như của các xe phòng không trong binh chủng hợp thành nói trên. (tầu biển thì chả cần đánh chặn làm gì những thứ đầu đạn nặng vài cân như ATGM). Tên lửa chống hạm ngày nay có tốc độ rất cao, sát mặt biển khi tấn công là M2 hay M3, nhưng chẳng may trúng đạn vẫn nổ. Người Mỹ trang bị súng máy bắn đạn xuyên DU tốc độ cực nhanh (6000 phát phút mỗi giàn). Góc bắn của hệ thống tác chiến trên tầu biển rất thuận lợi vì đạn chống hạm phải bay về phía tầu. Ngay từ thời thế chiến, người Đức đã chế bom lượn chống tầu, nhưng chưa kịp sử dụng. Người Anh cũng đã chế ra Tall Boy. Bom này có vỏ thép rất dầy, mũi nó dầu trên 100mm. Đạn đại bác chống tăng còn khó xuyên nó chứ đừng nói đạn phòng không. Vậy cũng như trên bờ, yêu cầu datalink để kết nối các hệ thống phòng không, không quân tầm ngắn, cực ngắn và xa là một yêu cầu quan trọng để chế thắng.
    Nhìn lại chiến tranh Việt Nam. Sau thắng lợi của tính kiên trì và dũng cảm, có phần đóng góp quan trọng của Kỹ thuật trên miền Bắc là giai đoạn kết thúc chiến tranh 1973 trở đi. Giai đoạn này mở đầu bằng việc xuất hiện các tên lửa có điều khiển nhỏ, làm chết hẳn hai thế mạnh của đối phương là thiết giáp và trực thăng. Trận Xuân Lộc là nỗ lực cuối cùng dùng không quân đánh mặt đất. Thật ra, đây là trận nỗ lực giẫy chết thì đúng hơn, vì tập trung già nửa hoả lực mạnh ở đây, ta chỉ cần thực hiện cuộc di chuyển nhỏ vòng qua Xuân Lộc là nỗ lực này trở nên vô ích. Điều đáng nói về kỹ thuật là chiến thuật "Trực Thăng Vận" không còn thấy xuất hiện. Một đơn vị nhỏ dùng xe phòng không tự hành chuyên cho binh chủng hợp thành ZSUR-23mm không kịp tham chiến. Lúc đó, tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM dùng cho máy bay địch không có, những xe này hoàn toàn làm chủ được trận địa. Phát đạn SAM-7 "biểu tượng ngắc ngoải" đã mô tả bên trên.
    Đối với chúng ta, việc sử dụng trực thăng vũ trang cũng đã được thực hiện một cách hoàn hảo, trong những trận đánh ở biên giới Tây Nam, đặc biệt là những trận đánh bảo vệ các hải đảo cực nam. Việc sử dụng các máy bay phản lực tấn công mặt đất cũng hết sức hiệu quả ở biên giới tây nam và phía bắc. Đến tận năm 1987, một lần nữa giới quân phiệt Thái lại nhảy choi choi lên trong một cuộc chiến không công bố, chẳng cần biết quân đội này dùng F5 hay F-16. Các đài kiểu BBC thì cho là ta dùng MIG-23 cất cánh từ miền trung, chắc là MIG-23 cải tiến có máy bay tiếp dầu trên không???. Dù là MIG-21 của 195x hay là MIG-23 thì điều này cũng góp một phần vào tiến trình dân chủ hoá Thái sau đó.
    Nhưng rõ ràng, một máy bay trực thăng vũ trang rất đắt đỏ, ngay cả những máy bay phản lực tấn công mặt đất nhưng quá kém không chiến cũng là dồ xa xỉ với chúng ta. Để đối phó với thiết giáp hay trực thăng, truyền thống kết hợp nhiều thứ binh khí vác vai, trung tâm là các tên lửa có điều khiển vác vai, vẫn là thế manh trong khoa học quân sự của ta.
    Cũng có thể ta sẽ mua hàng trăm chiếc trực thăng vũ trang hiện đại, oh, lúa và cafe cao su chắc không đổi được rồi. Kế hoạch này chắc được xây dựng cùng với nhà máy sản xuất CPU đầu tiên của ta. Nhưng mà phải là nhà máy làm thứ gì trước khâu kiểm tra lắp ráp mới đủ lãi cho đám chuồn chuồn đó ăn.
  8. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Tớ đính chính mấy thông tin của cậu tuat huyphuc81_nb:
    Thứ nhất:
    Trong "thời kỳ không chiến đầu tiên 65-67" tuyệt đối không có bất cứ một trận đánh nào của Mig-19 cả.
    Trận đánh đầu tiên của Mig-19 là ở cuộc chiến tranh đánh phá đường không lần thứ 2, bắt đầu từ ngày 08/05/1972, bắn rơi 2 F-4 (địch không công nhận. Thực tế phi công ta cũng chỉ thấy máy bay trúng đạn cháy chứ chưa thấy máy bay địch rơi thì đã phải cơ động gấp tránh đạn từ phía sau). Hôm sau đó 10/05/72 trung đoàn Mig-19 mất 2 máy bay và 2 phi công.
    Số liệu của ta là Mig-19 bắn rơi hai F-4 (Tiệp và Sơn), nhưng số liệu địch thì không mất chiếc nào (Các cuộc không chiến .
    Thứ hai,
    Theo tài liệu của KQNDVN, toàn bộ số Mig-19 của Việt nam là do Trung quốc sản xuất và viện trợ, tính năng cơ động thua hẳn Mig-19 của LXô. Cũng chính tác giả Tuat Huyphuc81_nb này viết hồi tháng 9 năm ngoái thì loại Mig-19 này của TQ chán đến nỗi ... chứ không được kinh hoàng như trên.
    Số liệu thực tế chiến đấu của Mig-19 của KQ ta đánh giá Mig-19 hiệu suất đánh quá kém và mất nhiều phi công nên về sau chỉ được giữ lại đánh trên sân nhà, trên nền cao xạ bảo vệ. Mig-17 cũng chịu chung một tình trạng. Sách LSử trung đoàn 927 ghi rõ: "Mig-17 và Mig-19 hầu như không còn đánh được...ra trận là bị mất máy bay, hi sinh phi công ... Quân chủng chỉ đạo Mig-21 phải tăng cường độ hoạt động trong lúc Mig-17/19 tạm dừng chiến đấu tìm cách đánh mới".
    Trong cả giai đoạn cuộc chiến tranh đánh phá đường không lần thứ 2 năm 72 gần 6 tháng, thành tích của Mig-17 và Mig-19 cộng lại chỉ được hơn 10 chiếc (hầu hết địch không công nhận).
    Thứ ba,
    Theo sử liệu của cả ta và Mỹ thì Mig-19 chỉ trạm chán với F-4.
    Theo tác giả tuat huphuc81_nb thì Mig-19 của ta còn đánh "tả tơi" cả F-8 và F-105. Nhưng trong khi thực tế thì cả hai loại này đến năm đó (72) đã được thay thế bằng F-4 tiêm kích / cường kích nên không còn thực hiện các phi vụ nữa.
    F-105 được đưa hẳn về Mỹ. Mãi sau do hiệu quả hoạt động của SA-2 tăng đáng lo ngại nên trước tháng 12/72 KQ Mỹ đành gọi F-105 trở lại VN, cỡ > 2 chục chiếc, nhưng đó là loại "Iron Hand" có 2 phi công và chỉ làm nhiệm vụ chống SAM từ xa và không hề bay vào khu vực ném bom.
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 04:36 ngày 13/03/2006
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Bác trường Sơn à, MIG-19 không tham chiến nhiều. Thế mạnh của nó là hoả lực mạnh và thời gian bay lâu hơn MIG-17. Nó không linh hoạt bằng MIG-17, nhưng thất bại của nó do các phi công Triều Tiên và Tầu gây ra thì nhiều hơn. Trong chiến tranh Việt Nam, MIG-17 được Mỹ coi là gây tiếng vang và thành công nhất. Thật ra, điều đó là do Mỹ ban đầu chủ quan, cho là MIG-17 đã quá đát, quá quá quá đát. Ngay cả thiết kế máy bay của họ cũng rất chủ quan. Chiến thuật thì thay đổi ngay được chứ thiết kế máy bay thì khá mất thời gian.
    Một nhược điểm của F-4 ban đầu là không có súng, điều đó làm cho MIG-17 và MIG-19 nổi trội trong những loại đạn đầu tiên khi đối đầu trực tiếp. Góc này tên lửa bắn không tác dụng, máy bay bị bắn buộc phải đổi hướng, mà mất tốc độ khi đổi hướng là "thế mạnh" của F, tất cả các loại F. Loạt đạn này buộc các F tốc độ cao phải dừng lại nghênh chiến cùng các MIG "out of date". Loạt đạn giá trị này phải kể đến trận đánh kinh điển ở Đồ Sơn: "lắc mình tránh hai loạt phi đạn, hạ hai máy bay"
    Chiến thuật đánh quần vòng trên mặt phằng ngang là chiến thuật cơ bản của MIG-17 và MIG-19. Khi đuổi nhau vòng hẹp, "thế mạnh" mất tốc độ khi đổi hướng của các F càng thể hiện rõ, trong khi thế mạnh tên lửa của F rất khó thực hiện, vì MIG luôn tránh ra ngoài góc bắn tí xíu 30 độ của tên lửa ngày ấy. Cái này thì MIG-17 trội hẳn.
    Lao vào đám máy bay ném bom, chúng đang có tốc độ thấp vội vã trút bom không chiến, sa vào trận đánh quần thảo đổi hướng liên tục, không tăng tốc được, thể hiện "thế mạnh" mất tốc độ khi đổi hướng là một cách đánh nguy hiểm, nhưng MIG-19 dài hơi hơn. Điều này thuận lợi vì ta có tốc độ bay thẳng thấp, không cho địch bỏ trận thì ta cũng khó bỏ trận, địch vốn mang bom, đã ít dầu nên nếu tính toán đúng thì địch phải bỏ trận trước, ai về nhà nấy trừ những người trúng đạn. Nếu tính toán sai thì MIG-21 cũng bị F-4 không chiến đầy dầu giả làm F-105 mang bom nặng nề thịt.
    Nhưng MIG-17 có thời gian bay, tốc dộ thấp và hoả lực yếu, khó mà đánh dài hơi được.
    Một trận đánh mà Tuất đã post, ở ngay trên "thung lũng MIG". Tuất xin lược lại. Bác khesanh1968 có thể hỏi bác kqndvn chỗ Tuất đã bốt kỹ hơn. Trận đánh diễn ra ngày 2/9. Thung lũng MIG là khoảng giữa núi Tam Đảo và núi Ba Vì. Ở đây là chỗ gặp nhau của các con sông Lô, Chảy, Đà hợp lại thành sông Hồng về Hà Nội. Việc địch bay dọc núi né tránh radar cũng tạo điều kiện cho chúng gặp ta nấp sau núi không ngờ. Truyền thống bay dọc các thung lũng của Mỹ có từ thời Triều Tiên, lúc đó "Thung Lung MÌG" là sông Áp Lục. Công nhận là sau thế chiến, họ chỉ quen đánh trên biển, còn trên bộ thì hệ thống dẫn đường điện tử hồi đó còn tồi. Các máy bay Mỹ thường căn theo các dãy núi và sông, nên thường tụ ở đây và về Hà Nội. Cái kiểu thực hiện chiến tranh theo đường mòn này biến nơi đây thành một cái cổng, cửa ải trên không, diễn ra nhiều trận đánh không quân lớn. Trận đánh trên, các MIG-21 nghi binh kéo các máy bay hộ tống về phía giữa Thanh Hoá-Hoà Bình. Hai MIG-19 đủng đỉnh từ sân bay Nội Bài bây giờ mới xuất hiện, buộc đoàn F vứt bom mang theo phải quần thảo không chiến, rồi bỏ trận về cứ tạm biệt (hay vĩnh biệt không rõ) 4 ông bạn trên 2 máy bay.
    Bác khesanh1968 ạ, bác nhớ tìm lại bài bốt đó của Tuất nhé, hay ra hiệu sách, hay lên thư viện... Đó chỉ là một trận đánh điển hình về thế mạnh của MIG-19. Thật ra, MIG-19 cũng như MIG-23 được thiết kế là máy bay đa năng, mà ta là không chiến chuyên nghiệp, như MIG-21 và MIG-25. Tuất có nhắc đến những trận đánh điển hình cho mỗi loại máy bay. Trận này, như bác thấy, MIG-19 hợp hơn là MIG-21 hay MIG-17.
    Hai chiếc MIG-19 đánh tan 12 chiếc F hiện đại, buộc toàn bộ phải vứt bom không hoàn thành nhiệm vụ, diệt hai chiếc.
    Ăn cơm đã nhé.
    Tuất không hơi đâu mà đôi co với bác như bác kqndvn, Tuất không có nhiều thời gian để cãi vã với cái bác mất 40 trang chứng minh sương đọng trong không khí khô hay là bay lộn tùng phèo hay những vẫn đề hiển nhiên đúng như vậy.
    Chúng ta cùng quay lại MIG-23.
    MIG-23 là một hiện tượng lạ trong các mác máy bay hiệu MIG.
    Trên thế giới, chỉ có hai nước chế tạo nhiều máy bay chiến đấu trên không chuyên nghiệp, đó là Đức và Liên Xô. Ngay cả nước Nga này nay, các kế hoạch chế tạo loại máy bay như vậy cũng luôn bị đình trệ. Niềm tự hào của người Đức đã tắt cùng thế chiến, còn vinh quang của MIG là chiếc MIG-25. So với các MIG không chiến khác, nó ít được tham chiến, nhưng mà nó là hình mẫu cho máy bay không chiến chuyên nghiệp hiện đại.
    Trước thế chiến, hai nước Đức và Liên Xô đã "thử chơi" một trận nhỏ ở Tây Ban Nha. Lúc này, việc cơ khí hoá, công nghiệp hoá ngành công nghiệp phá hoại giết người mới bắt đầu ở nửa giai đoạn đầu. Người ta mới chỉ chú ý nhiều đến súng máy, lựu đạn, xe thiết giáp hỗ trợ bộ binh, máy bay ném bom, máy bay tấn công mặt đất. Tức là vẫn đề "công nghiệp hoá" việc phá hoại giết người mới dừng ở mục tiêu trên bộ là bộ binh, chưa tính đến việc đối kháng cơ động. Trên biển, nơi không có bộ binh, tình hình được cải thiện một chút, đã xuất hiện các vũ khí chuyên nghiệp đối kháng, như thiết giáp hạm, nhưng hoá ra, thế chiến chứng minh đó là một sai lầm.
    Chiến tranh Tây Ban Nha, lần đầu tiên cơ giới và máy bay tham chiến với số lượng đáng kể. Điều này thể hiện rõ vai trò của cơ giới, cũng thể hiện rõ vai trò của diệt cơ giới, diệt cơ giới bằng cơ giới, hay là tính đối kháng. Trên không tính đối kháng chuyên nghiệp thể hiện là máy bay không chiến chuyên nghiệp, máy bay đánh chặn interceptor, người Tầu gọi là máy bay tiêm kích. Yak, người thiết kế dòng máy bay đó của Liên Xô trong thế chiến, cũng là người đấu tranh để dòng máy bay đó được đầu tư thử nghiệm và sản xuất. Stalin là người tập hợp những người như ông, những nhà chế tạo súng trường, đại bác, xe tank và máy bay, tầu chiến và thuốc nổ. Ở Liên Xô, lần đầu tiên công nghiệp được phát triển mạnh, cũng lần đầu tiên xuất hiện mâu thuẫn bảo thủ và tiến bộ trong kỹ thuật, hiệu quả và số lượng trong kinh tế, thắng thua và huy hoàng trong quân sự. Có lẽ Stalin đã vụng về chậm chạp khi đánh bại những thế lực khác, dẫn đến việc Liên Xô bị phá hoại khủng khiếp đầu chiến tranh. Yak sau này được Stalin đưa lên làm thứ trưởng bộ hàng không, phụ trách thử nghiệm. Ông đã mô tả trong hồi ký vai trò của máy bay tiêm kích. Câu chuyện được những người lính bộ binh dưới đất chứng kiến trận đánh kể lại, 3 máy bay tiêm kích Đức lần lượt tấn công bắn hạ 4 chiếc máy bay ném bom to lớn đắt tiền của Hồng Quân, một chiếc thoát, một máy bay Đức rơi vào đường bắn khẩu súng hậu máy bay ném bom và rụng, bọn Đức điên cuồng hạ sát các phi công đang nhảy dù. Những máy bay ném bom to lớn đắt tiền của Hồng Quân trước chiến tranh như là biểu tượng của đội máy bay Soviet. Sau chiến tranh Tây Ban Nha, đã có nhiều ý kiến về khả năng sống sót của chúng trong chiến trận sẽ trái ngược với sự to lớn, chậm chạp, oai hùng của chúng trong thời bình. Điều đó cũng như các xe tank vỏ mỏng, pháo bé, nhưng rất nhiều tháp pháo và súng máy, như một pháo đài di động, oai vệ hoàng tráng, dễ thủng và không thể bắn thủng lại, hay chạy trốn xe tăng Đức. Cuôc cách mạng vũ khí diễn ra gấp rút ở Đức khoảng thời gian ngắn ngủi giữa chiến tranh Tây Ban Nha và thế chiến. Ở Liên Xô, đó cũng là lúc xuất hiện các máy bay Yak và Pe, các xe tăng T-34. Nhưng người Liên Xô khó khăn lắm mới đẩy sản phẩm của các thế lực bảo thủ ra khỏi các xưởng sản xuất.
    Yak được phân về như là một sản phẩm phụ của một xưởng giường sắt. Đốc công xưởng này đã cố công thuyết phục ông về viễn cảnh sản lượng giường sắt, về tiền lãi và tiền thưởng thu về. Hắn ta chỉ giao cho ông duy nhất một chiếc máy tiện cọc cạch, sau đó được trưng bầy ở viện Yak. Thật khó hình dung ra, những Yak-1, Yak-3, Yak-7 và Yak-9 danh tiếng thời thế chiến là gường sắt. Khi quân Đức tràn qua biên giới, mới chỉ có vài chục chiếc Yak tiêm kích.
    May mắn hơn các máy bay Yak là các xe tăng T-34. Nhưng người thiết kế ban đầu của chúng thì không may bằng Yak. Ban đầu, nhà máy xe xích Kharcov cương quyết phản đối dự án. Rồi xe cũng được Stalin biết đến. Sau này, tay xưởng trưởng phản đối kia đã chỉ huy một đội lữ hành, lái A-34, tiền thân của T-34 đến trình diễn trong Kremlin. Nguyên do chậm trễ trong thử nghiệm, xe chưa đạt yêu cầu 3000km chạy thử, thực hiện nốt bằng hành trình này. Chuyến đi gian khổ trong tuyết dày của một kẻ lận đận gây ra bệnh viêm phổi và giết chết ông, làm cho ông nổi tiếng, làm lu mờ người kỹ sư trẻ tài hoa đã vẽ ra A-32 và A-34. Hơn 900 xe T-34 đã được đóng trước chiến tranh, nhưng chỉ một số rất ít trong chúng đạt mức chạy được.
    Không may mắn hơn hai sản phẩm trên, là động cơ phản lực TRD-1. Động cơ này có tư tưởng thiết kế gần giống Nene-5, động cơ cho MIG-15 sau này. Hoàn toàn không có kinh phí, động cơ chỉ là bản vẽ đến năm 1939. Sau đó, nhờ quen biết với một số người danh tiếng ở Lêningrad, động cơ được thử nghiệm, rồi lại phải dừng do chiến tranh. Đến năm 1943, TD-1 là phiên bản tiếp sau được thử nghiệm, nhưng mãi đến MIG-25, hai mươi năm sau đó, động cơ TD-1 mới đẩy MIG-25 danh tiếng với tên phiên bản là R-11.
    Chúng ta trở lại với xưởng gường sắt của Yak. TU cũng không hơn gì ông, có ai nghĩ rằng nhưng TU-128, TU-160 là những xe đạp hiện đại nào đó. Xe đạp, Giường sắt, YAK, TU tất cả chỉ giống nhau ở các ống sắt thời đó, bọn bảo thủ nghĩ như vậy, máy bay thật là đơn giản.
    YAK đã hoàn thành nhiệm vụ trong chiến tranh. Sau chiến tranh, hai máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên của Liên Xô xuất hiện trong duyệt binh năm 1947, chiếc YAK-15 và MIG-9, hai chiếc máy bay thực hiện chuyến bay chuyển giao thế hệ. MIG thắng lợi liên tiếp trong các cuộc đua thiết kế máy bay không chiến chuyên nghiệp. Tài năng của ông được khẳng định trong chiến tranh Triều Tiên, khi đó các máy bay Soviet dùng động cơ của phương Tây Rolls-Royce Nene nhưng lại vượt trội về tính đối kháng. Nếu so sánh F-86 và MIG-15 lúc đó có thể coi như so sánh các toà thành di động của Liên Xô và Tiger giác đấu của Đức: một giàn súng 12,7mm to tướng và 1 khẩu 37mm của MIG-15 (hoặc 2 khẩu 23mm, hoặc 1 khẩu 30mm). Khả năng bay thẳng nhanh và xa của F-86 và khả năng vòng lượn lên xuống mạnh mẽ. F-86 bắn bộ binh và ném bom không tồi, nhưng phải sống sót trước MIG-15. Đỉnh cao của MIG là MIG-25 thế nào thì đã rõ.
    Tuy vượt trội trong các mẫu thiết kế MIG không chiến (interceptor) nhưng MIG luôn thua trong các cuộc đua máy bay chiến đấu đa năng (fighter). Hai loại một và hai động cơ luôn được thiết kế song hành, nhưng chỉ loại nhỏ không chiến là may mắm được chọn sản xuất lớn. MIG-19 là máy bay đen đủi, nó là một thiết kế máy bay đa năng không tồi. Đây là chiếc máy bay siêu âm được sản xuất hàng loạt đầu tiên của Liên Xô. Nó đã hứa hẹn thắng cuộc mười mươi, nhưng nó lại sai lầm khi đặt cược vào động cơ Mikulin AM-5. Động cơ này ra đời rất chậm, làm MIG-19 mòn mỏi đợi chờ. Khi máy bay MIG cánh xuôi sau cuối cùng này được sản xuất hàng loạt thì kiểu máy bay mới, phương pháp không chiến mới, thế hệ máy bay mới đã xuất hiện và liền sau đó là sản xuất hàng loạt: chiếc MIG-21.
    Lịch sử ngành hàng không Soviet và lai lịch chiếc MIG-19 trên bầu trời Bắc Việt Tuất đã mô tả rất rõ trong một số bốt trước đây.
    MIG-21 là máy bay cánh tam giác, tốc độ M2, nó là chiếc máy bay MIG đầu tiên sử dụng động cơ có cốt máy ***g nhau thành đòn bẩy Tumansky (cũng là máy bay đầu tiên trên thế giới dùng thứ này). MIG-21 sử dụng tên lửa có điều khiển làm vũ khí chính, thay cho khẩu súng máy cổ điển. Đồ điện tử đã xuất hiẹn thay cho tay cơ và mắt phi công.
    Ra đời trong khoảng khắc cánh mạng không chiến đó, MIG-19 dĩ nhiên không được sản xuất nhiều ở Liên Xô. Lúc đó, Liên Xô đang viện trợ kỹ thuật khẩn cấp cho Trung Quốc. Người Trung Quốc đã sản xuất được toàn bộ MIG-17, sản xuất được MIG-19 thiếu động cơ và nhà máy cùng công nghệ MIG-21 đang được chuyển giao. Nhưng người Trung Quốc vẫn tưởng họ là thiên hạ, tưởng gầm trời này chỉ có họ, họ chỉ lo đối nội, không chú ý gì đến xung quanh. Cuộc chuyển giao kỹ thuật khẩn cấp làm xuất hiện một lớp người mới. Chỉ có một cách ngăn chặn những kỹ sư giỏi vượt qua những nông dân dốt nát, đó là gây hấn với Liên Xô, cắt khẩn cấp quan hệ và chuyển giao công nghệ, thực hiện cách mạng văn hoá để đánh đập đến chết những kẻ nào thích nghiên cứu học hành, thực hiện toàn dân làm gang thép thay cho nhận kỹ thuật Soviet. Các lò luyện gang ở thôn xã đã thay thế cho kỹ thuật hàng không tiên tiến Soviet. Kỹ thuật máy bay chiến đấu tầu khựa đã dừng lại 40 năm, với đỉnh cao là chiếc CF-1 rỗng mũi như đã nói bên trên.
    Ta trở lại với chiếc MIG-19 đen đủi, nó là thân máy bay tốt nhất mà Trung Quốc có lúc đó, nhưng còn thiếu động cơ và đồ điện. Nó được sản xuất rất nhiều ở Trung Quốc với tính năng xén bớt là vì vậy. Vài năm sau, chiếc MIG-21 Trung Quốc cũng xuất hiện trong cách mạng văn hoá.
    Vì nhiều lý do, người Tầu viện trợ kỹ thuật và trực tiếp tham chiến ở ta, cùng với người Triều Tiên. Ngoài tình anh em thiết thực môi (ta) hở răng (tầu) lạnh còn vì một lý do khác. Người Trung Quốc và Bắc Hàn chiến đấu không may mắn lắm ở Triều Tiên và eo Đài Loan, họ muốn kinh nghiệm thực tế và những kỹ thuật mới của Liên Xô, cả thiết kế máy móc và kỹ năng phi công, cả tính năng vũ khí và tính nết phi công Mỹ, kẻ thù lớn nhất của họ. Đây là lý do chiến lược mà hàng của ta không ngon lành gì khi đánh Mỹ, người Nga phải giữ bí mật chiến lược của họ để dành cho cuộc chiến cuối cùng. Các máy bay chuyên nghiệp không chiến tầm ngắn YAK-1, YAK-3, YAK-15, MIG-9, MIG-15, MIG-17, MIG-21 phải sản xuất với số lượng rất lớn, phải nghiên cứu và sản xuất lâu dài để dành cho trận chiến lớn ngắn ngủi nếu nó xảy ra.
    Dâyd là nghuyên nhan chiếc MIG-19 cắt xén tính năng bại trận ở miền Bắc. Nhưng cũng không phgải vì nó bị xén như thế mà thiếu vài phát hoành tráng.
    tí tiếp
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 16:38 ngày 12/03/2006
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Spam
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 14:41 ngày 12/03/2006

Chia sẻ trang này