1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam minh có Mig-23 không nhỉ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi rangnanh, 08/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Nhưng chiến đấu trên không không phải là mục tiêu cuối cùng của không quân. Những nước không có tiền mà đánh nhau như ta hồi đánh Mỹ thực ra là phát triển không quân hoàn toàn không bình thường. Mục tiêu cuối cùng của không quân vẫn là bắn bộ binh, lô cốt, xe tăng và chiến hạm. Các máy bay không chiến chuyên nghiệp interceptor trong tấn công chỉ đạt mục đích tối đa là hộ tống các máy bay ném bom và bắn mặt đất đến nơi. Chỉ có ở ta, nơi không quân chỉ phòng thủ thụ động mới có dội máy bay chiến đấu rặt đồ không chiến(do hổng có xiền, toàn đồ đi xin). Duy trì một đội máy bay chiến đấu trên không chuyên nghiệp hết sức tốn kém, vì ngoài chúng phải đóng thêm những kiểu máy bay làm nhiệm vụ tấn công. Thế nhưng, kể từ MIG-21 về trước, cuộc không chiến tầm ngắn, lại cần nhỏ nhẹ linh hoạt. Tức là máy bay mang bom nặng nề và máy bay không chiến khác nhau.
    Đầu thập kỷ 60, cùng với việc xuất hiện máy tính số, những máy bay to lớn mang khí tài vũ khí nặng nề, không chiến tầm xa vượt lên những máy bay không chiến tầm ngắn. Đã to lớn nặng nề thì sao không mang được bom và tên lửa chống hạm. Nhưng chiếc MIG-25 quá đắt để làm những việc như vậy.
    Chiếc TU-128 Fiddler có thể coi là loại máy bay fighter lai điển hình thời những năm 1960. Nó được cải tiến từ máy bay ném bom TU-98, tầm bay 3200km, trọng lượng 36 tấn, lực đẩy hai động cơ Lyulka AL-21 mỗi chiếc 11 tấn, độ cao 18300met. Được đóng năm 1961. Máy bay có tốc độ không cao 1900km/h. Nó mang tên lửa cỡ rất lớn được thiết kế riêng, nặng nửa tấn, tầm 50km, cả hai bản hồng ngoại và radar từ một thân chung. Máy bay có kích thước khá lớn so với khối lượng, đảm bảo tuần tiếu đường dài, ít ăn dầu khi động cơ còn chưa tốt. Giống như F-4, máy bay có hai chỗ ngồi, xạ thủ điều khiển tên lửa tầm xa đến gần mục tiêu một cách thủ công. TU-128 được thiết kế để tuần tiếu vùng trời Xibêria, nơn các trạm SAM không phủ được, nó cũng như một trạm SAM-2 bay. Nó là sát thủ chính tiêu diệt các thiết bị trinh sát xuất hiện ở đây.
    MIG-25 và MIG-23 khác hẳn, MIG-25 có đài radar lớn và máy tính số, tự động ổn định và dẫn bắn. MIG-25 cũng có tốc độ vượt trội, đó là máy bay để đối kháng ở tiền tuyến chứ không phải cảnh sát đồng nhà. Quá đắt để dùng đánh mặt đất.
    Như vậy, nhìn vào đời các MIG trước MIG-25, thì chỉ có MIG-19 và MIG-23 thiên về tấn công mặt đất. MIG-19 thì đen đủi như trên, trở thành máy bay Tầu bại trận (như không quân Tầu vậy).
    Vậy là chỉ còn MIG-23. MIG-25 là tác phẩm cuối cùng của Mikoyan, thật ra, chỉ đến khi Gurevich hoàn thành kết cấu nó năm 1967 nó mới thật sự là máy bay chiến đấu M3. Mikoyan về hưu năm 1964, tác phẩm cuối của ông trở thành mẫu mực của máy bay chiến đấu trên không. Sau MIG-25, MIG-27 chỉ là một dạng MIG-23.
    Sau đó, hoà bình đã diễn ra quá lâu, những cuộc chiến tranh Nga Mỹ trong tưởng tượng không thể xảy ra. Các cuộc chiến tranh với Apganistan hay Checnhia không cần máy bay chiến đấu trên không chuyên nghiệp cực mạnh, vì du kích hiếm khi có máy bay, những nước yếu như Việt Nam, Iraq, Aicập hay Israel không có máy bay mạnh. Trung Quốc trước những năm 1990 càng không có (do kết quả của công cuộc chuyển giao công nghệ khẩn cấp bên trên). Những máy bay đa năng tấn công mặt đất và không chiến 2 trong 1 tất nhiên tiết kiệm hơn là đuổi theo cuộc thế chiến thứ 3 tưởng tượng. Người ta chỉ duy trì một lượng MIG-25 hoặc MIG-31 rất nhỏ so với số lượng các MIG-15, 17,21 trước đây. MIG-29 là chiếc YE-8 hiện đại hoá nhưng đa năng, giống như máy bay chiến đấu châu Âu ngày nay, thiên về tấn công mặt đất hơn.
    Rõ ràng MIG-23 là một hiện tượng, có thể coi là một bản lề của dòng MIG.
    Mikhoyan được Stalin đưa lên trong công cuộc phát triển kỹ thuật kinh tế vượt bậc sau thế chiến. Ông cùng Giucov, mỗi người đi một con đường, đều bị Khrusov cho về vườn. MIG-19 đen đủi như là một điềm báo. MIG-23 và MIG-25 ra đời cùng nhau như một buổi chuyển giao.
  2. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Theo tớ MiG-19 là một phần lịch sử mà không quân Việt Nam hình như không muốn nhắc tới nhiều?
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    [​IMG]
    Bồ nào biết, làm ơn giải thích cho tớ hiểu, đám sương mù trên cánh và những vệt trắng xuất hiện khi máy bay thay đổi độ cao do đâu mà có. Tớ không nói quầng không khí bị nén bởi sóng xung kích khi máy bay thay đổi vận tốc qua vận tốc âm thanh.
    Tớ cảm ơn trước!
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 03:29 ngày 13/03/2006
  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Trong trận đánh "điển hình" về thế mạnh của Mig-19 mà đồng chí Tuat / Huyphuc81_nb / Minhmai nhắc đến ngày 2/9/72, Mig-19 bắn rơi một máy bay địch thì bị địch bắn lại rơi một chiếc. 1 tuần sau đó, ngày 9/9, lại mất thêm 2 chiếc nữa mà không hạ được địch.
    Chung cuộc, theo số liệu đối chiếu của 2 bên, Mig-19 bắn cháy và bắn rơi 5 F-4 (địch công nhận 2), nhưng bị mất tới 11 chiếc và hi sinh 7 phi công (số liệu ta).
    Sau tháng 10/72 Mig-19 coi như không active duty nữa.
    [Số liệu đối chiếu từ lịch sử trung đoàn tk 925, sách của Toperz về Mig-17/19, acig.org].
  5. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Vệt sương trongkhông khí khô thì phải nói chuyện với bác kqndvn. Bác ấy đã mất 40 trang để chứng minh hơi nước đọng trong không khí khô. Bác ấy còn vận dụng rằng trong hơi động cơ toả ra có axit sunfuaric, nên hút ẩm rất mạnh tạo thành sương. Bác kqndvn à, sao ảnh trên vệt khí không ở chỗ động cơ.
    Cũng nên nhắc lại rằng, bác này luôn nhồi vặn các dẫn chứng để thêm vào chút ít của bác.
    Như trận đánh của Vũ Đình Rạng, lần đầu tiên bắn hạ B-52 (và tất nhien là lần đầu tiên trên thế giới). Bác ấy nói dẫn đường Chơn viết lại trong hồi ký rằng, MIG không thể đuổi B-52 nên Đinh Tôn bị gọi về. Đây là môt trạn đánh nổi tiếng, chi tiết của nó nhiều người biết, không thể có một cựu phi công, dẫn đường nào nói như vậy. Bác ấy dẫn chứng cả ảnh và sơ đồ.
    Đến khi Tuất phải đưa cả đoạn nguyên văn trong cuốn chuyện của nhà văn Chơn vào.
    Trận đánh ngày 2/9/1971 không phải chỉ có 2 MIG-19 tham gia. Đây là thời kỳ nhóm phi công được huấn luyện kỹ TopGun tham chiến. Đây cũng là thời kỳ mà địch đã sử dụng toàn vũ khí hiện đại thế hệ mới. Đây cũng là một thời kỳ mà mỗi trận đánh của phi công ta đều là một trận đấu trí hết sức mới lạ, sáng tạo.
    Tuy MIG-19 là một máy bay đen đủi, các phi công Tầu dùng tồi, nhưng ta đã tạo ra những trận đánh kinh hoàn cho địch, như trận đánh đó. 2 chiếc MIG đã đánh tan 12 chiếc máy bay mới nhất của địch, hạ 2 chiếc. Không MIG nào mất.
    Đây là máy bay được thiết kế để làm một máy bay ném bom tiền tuyến. Nó không phải là máy bay không chiến mạnh. Đặc biệt, thời kỳ mà máy bay không chiến bằng súng, cần những máy bay không chiến nhỏ nhẹ, gia tốc lớn. MIG-19 tuy rằng có tốc độ cơ hơn MIG-17, nhưng gia tốc và độ linh hoạt thấp.
    Trong những đoạn bốt ngắn về không quân máy bay... Tuất cho rằng nó là một máy bay vô duyên. Vô duyên từ lúc thiết kế thử nghiệm đến lúc sử dụng. Vô duyên đến độ được thiết kế như là máy bay chủ lực nhưng lại không được chế tạo nhiều trên quê hương nó. Vô duyên kiêu hãnh mang súng trong thời đại tên lửa, nhưng lại thiết độ nhanh nhẹn duyên dáng như MIG-17. (Nhắc lại là, MIG-19 được thiết kế như là máy bay chủ lực, nhưng chỉ có 2500 chiếc được đóng, so với hàng vạn chiếc MIG-15, MIG-17 và MIG-21. May bay lúc thử nghiệm xông rất tiên tiến, nhưng phải đợi 5-6 năm vì động cơ AM-5 gặp nhiều khó khăn khi thiết kế. Đến khi động cơ này đã đạt yếu cầu thì máy bay MIG-21 đã sắp thành công. MIG-19 là chiếc cuối cùng mang cánh xuôi sau trong dòng MIG.)
    Đây là nguyên văn đoạn của nhà văn Lê Thành Chơn:
    Hôm đó, chúng tôi được phổ biến, bọn Mỹ sẽ tổ chức đánh lớn Thủ đô Hà Nội, nhằm phá hoại ngày lễ độc lập của ta. Mới sáng sớm, hai chiếc F-4 đã lượn qua Hòa Bình- Mộc Châu. Tàu cấp cứu, trực thăng, được lệnh tiến vào khu vực cứu nạn, 10 giờ 30 phút, máy bay mang bom xuất hiện. Biên đội hai chiếc Mig- 21 cất cánh từ sân bay Nội Bài chặn địch ở hướng Tây Nam, một biên đội Mig-19 do Hoàng Cao Bổng và Nguyễn Văn Quảng cất cánh ra khu vực Việt Trì. Địch vào rất đông. Nhưng hai gọng kìm của Không quân ta với lợi thế cơ động, bất ngờ đã băm nát đội hình của địch, hai chiếc Mig- 21 thu hút toàn bộ tiêm kích hướng về Hoà Bình. ở Việt Trì, 12 chiếc F-4 mang bom từ phía Tây theo đường số 2 tiến vào Hà Nội, gặp biên đội Mig - 19, đã chờ sẵn. Trong chớp mắt, ngay loạt đạn đầu, Hoàng Cao Bổng bắn rơi một chiếc F-4.
    Bọn Mỹ thả bom khẩn cấp, trở thành những chiếc tiêm kích không chiến với Mig-19. Bổng yểm hộ cho Quảng quần nhau với bọn Mỹ. Mig- 19 nhiều lần tiếp cận, chiếm được góc trong, nhưng không bắn được. Cuộc không chiến ác liệt, không gian như nứt ra, bọn Mỹ quyết bắn rơi Mig - 19. Nhưng, hai chiếc Mig của ta yểm hộ nhau rất tốt. Chớp thời cơ một chiếc F-4 lỏng tay lái, Nguyễn Văn Quảng đè đầu chiếc F-4D, xả một tràng đạn cắt chiếc F-4D làm hai tên giặc lái không kịp nhảy dù?

    MIG-19 tuy không hợp như vậy, nhưng không phải vì thế mà nó làm xấu mặt không quân ta. Không còn giphài bàn. CŨng giải thích tại sao phi công Mỹ ngaị không quân ta đến vậy. Nếu như vào năm trước 1967, người Mỹ có thể đổ thừa thất bại là do chủ quan. Phi công chủ quan, coi thường MIG-17 đã quá lạc hậu. Kỹ sư chủ quan, thiết kế máy bay hông hợp, không có súng. Nhưng đây là năm 1972, F-4 đã được thiết kế lại, kinh nghiệm chiến trường đã đầy mình cho TopGun tác oai.
    Bác kqndvn đã thấy nguyên nhân thắng lợi của trận đánh chưa.
    Có thể kể lại trận đánh thế này. F-4 cùng một đoàn nhưng chia làm 2 đội, mượn dãy Hoàng Liên Sơn và thung lũng sông Đà che chắn tín hiệu radar, theo sông Đà và sông Hồng như là một hệ thống dẫn đường (mòn). Một đội ném bom còn một đội hộ tống. Trên các hướng khác là các máy bay trợ chiến: nghi binh, gây nhiễu, cấp cứu, đáng phân tán lực lượng.....Theo con đường mòn sông Đà-sông Hồng, Địch cũng tạo điều kiện cho ta len lỏi giữa các thung lũng bí mật tiếp cận. F-4 hoàn toàn trội về dầu để bay lâu, nhưng 12 chiếc F-4 mang bon thì không thế, chúng phải mang ít dầu vì bom, lại rất hao dầu trên đường đi do mang nặng, chúng cúng không bay nhanh đượcmặc dù tốc độ tối đa trên M2, quá xa so với MIG. MIG-19 được chọn cho trận chiến này vì có thời gian bay lâu. MIG-21 nghi binh kéo các F-4 hộ tống, chuyên không chiến về Tây Nam. Khi đã đạt được điều đó, hai chiếc MIG-19 vẫn nấp sau Tam Đảo lao thẳng vào công kích. F-4 vội vàng vứt bom đi nghênh chiến, nhưng trận đánh quần vòng đổi hướng liên tục không cho chúng tăng tốc. F-4 thừa hiểu rằng nếu MIG-19 bỏ trận, MIG sẽ chết, do F-4 lấy lại được ưu thế tốc độ. Ai đủ dầu người đấy về nhà được, F-4 buộc phải bỏ trận trước, MIG cũng không thể đuổi theo F-4 được.
    Thắng lợi đạt được là do MIG-19, tuy không nhiều dầu như F-4, nhưng dủ cho trận này.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 21:13 ngày 14/03/2006
  6. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Sau một loạt câu cú phân tích loằng ngoằng vẫn chưa thấy dẫn chứng nào về việc Mig19 có tham gia không chiến giai đoạn 65-67 hết nhỉ. Giáo sư lại muốn làm người khác mỏi mệt để dẫn câu chuyện sang một chủ đề mới đây.
  7. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này