1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam mình là thuộc hệ thống Pháp luật nào các bác nhỉ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 13/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam mình là thuộc hệ thống Pháp luật nào các bác nhỉ?

    Việt Nam mình trước đây là hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa rồi? Nhưng hiện nay thì thế nào hả các bác? Có ngừoi bảo là Law civil? hic, em nhờ các bác giúp em ạ.

    Em ở trong này mưa nắng Miền Nam - Thèm một lần được ra Hà Nội
    ..Box Luật..

    Được Terminator3 sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 06/08/2003
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    hình như em nghe nói nó dựa trên hệ thống pháp luật của Pháp thì phải, trong tương lai có thể có tập quán pháp và tiền lệ pháp (vẫn đề nảy còn đang cãi nhau dữ dội ) , nếu áp dụng thì pháp luật nước ta lại có 1 chút ảnh hưởng của Anh và Mĩ
    Hic, kiến thức của em giờ chỉ có bấy nhiêu thôi ,mong được thỉnh giáo các bác
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  3. sunu

    sunu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    civil law là luật dân sự chỉ là một phần của "nhánh" luật tư (droit privé) trên "cây" luật .
    Theo như sunu được biết thì VN thuộc hệ droit romain (giống Pháp), tức là chủ yếu dựa trên các văn bản pháp luật (không biết mình dịch có đúng không), chứ không phải các tập quán pháp (coutume), tiền lệ pháp (jurisprudence) giữ vai trò chính (khác với hệ thống common law dựa trên các precedents )
    Chi va sano, va lontano
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Gần giống thôi, tức là có nguồn là các văn bản pháp luật. Nhưng cái em hỏi là Việt Nam mình theo hệ thống pháp luật nào cơ chị ạ. Vì hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa thì cũng chỉ công nhận nguồn là văn bản pháp luật thôi mà chị.
    Em ở trong này mưa nắng Miền Nam - Thèm một lần được ra Hà Nội
    ..Box Luật..
  5. sunu

    sunu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    thành thật mà nói thì chị không biết và không hiểu bản chất của hệ thống pháp luật XHCN nên chị không thể phát biểu linh tinh được.
    Chi va sano, va lontano
  6. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Nhìn chung vào thời điểm hiện tại ở trên thế giới tồn tại 3 hệ thống luật pháp tồn tại độc lập một cách tương đối, đó là:
    1. Hệ thống thông luật (common law) hay còn gọi là hệ thống luật anglo-saxon; các giáo trình luật tại Việt nam thường gọi hệ thống này với cái tên "án lệ"- và gắn hệ thống này với một đặc điểm không tách rời là "không chú trọng đến luật thành văn", chủ yếu sử dụng nguồn luật từ các phán quyết của Toà án, và sinh viên Luật cũng phải hiểu y như vậy nếu muốn qua được môn lý luận chung (ít nhất là thời tôi đang học). Thực ra nhận định như vậy là không sát với thực tế, nguồn luật của các nước có luật pháp theo hệ thống thông luật được kết hợp một cách hài hoà giữa văn bản luật thành văn và các giải thích luật và hiến pháp của toà án, đặc biệt là toà án hiến pháp (ở Hoa kỳ là Tối cao pháp viện).
    Ngày nay hệ thống luật thành văn của các quốc gia trong áp dụng hệ thống thông luật cực kỳ được chú trọng và phát triển ở trình độ cao, các bạn có thể kiểm chứng đặc điểm này nếu đọc Bộ luật UCC của Hoa kỳ; thêm vào đó các phán quyết của toà án (đặc biệt là tối cao pháp viện) thường đóng vai trò như sự giải thích chính thức và đơn nhất đối với các quy định của luật hoặc hiến pháp.
    2. Hệ thống luật pháp tôn giáo. (tôi không có thời gian để bàn về hệ thống này)
    3. Hệ thống luật roman, cũng còn được gọi là hệ thống luật châu Âu lục địa (continental). Tên "Roman" có xuất phát điểm từ thời hoàng đế Justinien cho xây dựng bộ Dân luật 12 bảng lừng danh của đế quốc La mã, về phần lớn các quốc gia châu Âu đã áp dụng lại các nguyên tắc cơ bản của luật 12 bảng làm nền tảng cho các quan hệ dân sự trong hệ thống luật pháp của mình. Các nước theo hệ thống luật này bao gồm phần lớn các nước Châu Âu như Pháp, Đức, Ý..vv. Nếu xét về bản chất Việt nam cũng là một trong những nước áp dụng hệ thống luật châu ÂU lục địa này.
    4. Xin lưu ý một điểm rằng ở vào thời điểm hiện tại, sự phân biệt rành rọt các hệ thống luật pháp nêu trên nhiều khi cũng chỉ mang tính học thuật và nghiên cứu, trên thực tế nhờ quan hệ giao lưu thương mại- dân sự ngày càng phát triển, ranh giới giữa thông luật và luật châu Âu lục địa nhiều khi không rõ ràng.
    Vì thời gian có hạn, tôi xin chỉ trao đổi cùng các bạn vài ý kiến sơ bộ nêu trên, lúc khác có dịp sẽ tiếp tục chủ đề này.
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chắc chắn rồi, anh LVHa nhé.
    Em đính chính lại là cái hệ thống luật common law mà anh nói đó, quan điểm đó là quan điểm xa lắc xa lơ rồi. Vì bọn em tuy chưa được học Luật so sánh bằng tiếng Việt, mới học bằng tiếng Pháp (còn rất sơ sài, chưa cụ thể lắm) nhưng ngày trước được giới thiệu là:
    - COmmon law, Còn gọi là Luật Anh -Mỹ
    - Mỹ là nước có hiến pháp cổ nhất thể giới.
    Thế nên không có chuyện CL có một đặc điểm là ''không có hiến pháp thành văn''.
    Thứ hai, em muốn đưa ra đây 5 đặc điểm của Hệ thống Civil law để mọi người xem là Việt Nam mình có điểm gì giống (đây là kiến thức em được học - mới nguyên):
    - Có nguồn gốc Lịch sử từ luật La mã cổ, là người kế tục của luật La mã cổ => Viẹt Nam không có đặc điểm này.
    - Hệ thống pháp luật này phân chia thành Luật công và Luật tư. Trong luật tư phân thành luật dân sự và luật thương mai.
    Vai trò của quan toà: không làm luật, chỉ giải thích và áp dụng luât. Nhưng theo luật dân sự Pháp thì nếu điều Luật không rõ (thiếu, không đầy đủ, không chính xác) mà quan toà từ chối xét xử thì phạm tội "từ chối xét xử''. => VN thì na ná thôi. VN mình không chia luật công luật tư (mà chỉ là cách nhìn nhận thông thường trong xã hội pháp lý) còn chia thành 12 ngành luật độc lập với đối tượng điều chỉnh riêng, nguyên tắc riêng và phương pháp điều chỉnh đặc thù (nhớ nhất là câu này hổi học Lý luận chung)
    -Luật nội dung quan trọng hơn luật hình thức => VN mình cũng có đặc điểm này
    - Trình độ lập pháp cao (code Justinnien, Code napoléonnien) => VN mình với hàng loạt Bộ luật cổ : Hồng Đức, Gia Long ... thì có cao không các bác nhỉ?
    - Nguồn luật là nguồn thành văn, có thêm Doctrine (văn bản của người làm công tác khoa học pháp lý), Coutume (như là tập quán pháp), Jurisprrudence (Như là tiền lệ pháp vậy)
    Sơ sơ có vậy. Bao giờ nghiên cứu sâu hơn em lại bàn với mọi người.
    Anh Hà bao giờ quay lại nói chuyện tiếp với bọn em nhé,
    Còn em thắc mắc là tại sao giờ trên thế giới không còn hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa hả anh? Tuy Liên Xô sụp đổ nhưng mà những giá trị của nó vẫn còn và một số nước còn đi theo như Việt Nam, Cu ba, Bắc Triều Tiên ... Trung Quốc cũng có mà. Anh giải thích giùm em với,
    Em ở trong này mưa nắng Miền Nam - Thèm một lần được ra Hà Nội
    ..Box Luật..
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống pháp luật XHCN à, các bác có tài liệu không vì em chưa nghe nói đến , em chỉ biết có 2 hệ thống là của Anh Mĩ và Pháp, em nghĩ các nước khác dù TB hay XHCN đều dựa vào 2 hệ thống này
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chậc, cậu này học Chuyên ngành Luật quốc tế mà lạc hậu quá.
    Trên thế giới trước 1991 - Liên Xô tan rã thì có 4 hệ thống pháp luật. Và hệ thống pháp luật của Việt Nam mình - về mặt lý luận - thì cho đến giờ vẫn không khác hồi trước 1991 là mấy.
    Tài liệu hả? Để tôi về nhà xem nó ở đâu nhé. Có gì liên lạc, tôi cho cậu mượn. Nhé.
    4 hệ thống pháp luật:
    1. Luật dân sự - Civil law
    2. Anh - Mỹ - common law
    3. Luật Hổi giáo
    4. Xã hội chủ nghĩa.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    http://www.ttvnol.com/forum/f_461

    Luật et CNN -C'est My love
  10. sunu

    sunu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Theo thông tin mà sunu được biết, người ta phân loại như sau :
    Hệ thống Droit civil
    Hệ thống Common law
    Hệ thống Luật tôn giáo mà tiêu biểu là Hồi Giáo
    Hệ thống Luật hỗn hợp
    Hệ thống Droit coutumier
    Tại sao lại không xếp thêm Hệ thống luật XHCN , thì theo nguồn thông tin này, hệ thống Marx-Lenin chỉ khác hệ thống phương tây về hình thức bề ngoài chứ không phải về kỹ thuật hay các phương pháp hình thành cũng như trình bày luật . Vì thế, chưa đủ để xếp thành 1 hệ thống riêng biệt .
    Để xét xem luật VN thuốc hệ thống luật nào, đâu thể đem so sánh với 5 điểm mà em nói là đặc trưng của Droit civil .
    Droit civil ngoài Droit privé và public thì còn có droit mixte nữa . Vấn đề nguồn gốc có đáng xếp vào như một đặc điểm để phân biệt hay không ?
    "Luật nội dung quan trọng hơn luật hình thức" : chị không hiểu rõ ý của em .
    "trình độ lập pháp cao" không có thể coi là 1 đặc điểm của droit civil vì trong nhóm "romano-germanique", luật không nhất thiết phải codifié, trong khi luật của Cali, dù có codifié vẫn thuộc hệ thống common law vì tiền án lêvẫn đóng vai trò chủ chốt nền tảng .
    Common law là hệ thống của các nước mà có quan điểm và cách tổ chức pháp lý dựa trên "common law của Anh", tức là dành vị trí ưu tiên cho các tiền án lệ . Bởi thế, cho dù Mỹ là nước có Hiến Pháp lâu đời nhất, luật của Mỹ vẫn được xếp vào hệ thống của common law .
    Chi va sano, va lontano
    Được sunu sửa chữa / chuyển vào 08:42 ngày 22/06/2003

Chia sẻ trang này