1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam mình là thuộc hệ thống Pháp luật nào các bác nhỉ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 13/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chị sunu ạ,
    Theo em biết, tài liệu 2001 thì chỉ có 4 hệ thống pháp luật kia thôi, không có Droit Coutumier (nếu có thì chị cho em ví dụ nước nào nhé). Còn Droit mixte,cô giáo em cũng có nói nhưng không gọi nó là một Famille de droit.
    Việc em dựa vào 5 tiêu chí đê so sánh với VN là tư duy pháp lý thông thường mà chị. Em cũng chưa học Luật so sánh một cách kỹ lưỡng về phía tiếng Việt, còn tiếng Pháp thì chỉ là Droit compare ge'ne'ral thôi chị ạ. Thế nên em cũng không bàn cãi với chị nhiều về chuyện này. Để em đọc tài liệu Luật so sánh bằng tiếng Việt đã, chị nhé.
    Còn 5 tiêu chí là cô em cho đấy chị ạ. Em chỉ biết thế thôi. Có gì chị bổ sung thêm cho em nhé.
    Chào chị, Chị mấy hôm nay bận rộn hay sao mà không thấy vào diễn đàn?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    http://www.ttvnol.com/forum/f_461

    Luật et CNN -C'est My love
  2. sunu

    sunu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    theo chị còn nhớ trong bài học ở Pháp thì họ phân ra làm 3 hệ thống như anh LVHA đa nêu. Droit Coutumier vẫn được xét như 1 hệ thống nếu dựa trên những đặc tính của nó, nhưng ngày nay, hệ thống này đã bị hạn chế và gần như biến mất .
    Tài liệu mà chị dựa vào để viết bài lần trước là 1 tài liệu của Canada
    Chi va sano, va lontano
  3. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Cơ sở để phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới
    Theo như tôi được biết, người ta phân các hệ thống pháp luật trên thế giới ra thành các hệ thống pháp luật như hệ thống pháp luật lục địa, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ ( Còn gọi là hệ thống Ănglô - Sắcxông, - hoặc gọi là hệ thống thông luật Common Law), hệ thống luật tôn giáo và pháp luật dựa vào truyền thống.
    Trong thực tế, cũng có những nước giữ được tính chất thuần tuý của các hệ thống, song phần nhiều hệ thống pháp luật của các nước có sự pha trộn với những mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào lịch sử hình thành của mỗi một hệ thống pháp luật.
    Người ta phân loại được các hệ thống pháp luật là căn cứ trên BẢN CHẤT của pháp luật được coi như là những nguyên tắc điều chỉnh hành vi xã hội. Tính chất xã hội của pháp luật trước hết nói lên rằng pháp luật ra đời trong những hoàn cảnh xã hội rất khác nhau, với những ?ođiểm xuất phát? không giống nhau chính vì vậy mà xuất hiện nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.
    Là một yếu tố xã hội, pháp luật đương nhiên cũng tồn tại cùng với các yếu tố xã hội khác trong mỗi xã hội. Vai trò và vị trí của từng yếu tố xã hội được đánh giá, sử dụng không giống nhau trong tổng thể. Hay nói cách khác, pháp luật cũng có những vị trí khác nhau trong ?othang? giá trị xã hội ở mỗi nước. Có nơi pháp luật được coi như là yếu tố điều chỉnh cơ bản nhất đối với mọi hành vi xã hội. Ở những nơi khác, pháp luật nhiều khi chỉ là cái vỏ bọc bề ngoài cho những tục lệ đã được hình thành từ trước.
    Ở đó, sự vi phạm quy định của luật được coi như là tất yếu nếu tục lệ hoặc giáo lý thấy cần phải như vậy! Hay thậm chí, có những nước pháp luật bị coi rẻ, trong đời sống hàng ngày, nếu phải dùng đến luật thì đó là điều sỉ nhục đối với người dân.
    Tuy nhiên, cùng với tư cách là một yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc điểm của pháp luật ở mỗi nước và mỗi khu vực trên thế giới được quyết định bởi đạc điểm của thực tiễn xã hội của các nước đó trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, quản lý, thương mại, các hoạt động nghề nghiệp...Sắc thái và cách thức tiến hành các hoạt động ở mỗi nơi lại mỗi khác, do vậy pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các hoạt động xã hội cũng vận hành dựa trên những cơ chế khác nhau. Thủ tục pháp lý là yếu tố phản ánh cách thức đó. Đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá, tôn giáo ... không giống nhau đã tạo nên sự khác nhau cả trong ngôn ngữ, ngôn từ pháp lý. Nhiều phạm trù, khái niệm tuy giống nhau về từ ngữ song cũng có thể khác nhau hoặc trái ngược nhau về mặt ngữ nghĩa. Và trên cơ sở đó định hình những truyền thống pháp luật của từng nước, người ta xác định các hệ thống pháp luật như trên. Tuy nhiên, những sự khác nhau tuy rất đa dạng, nhưng chủ yếu được phản ánh qua các yếu tố tạo thành những bộ phận chính của một hệ thống pháp luật và phương thức sử dụng các yếu tố đó:
    - Các văn bản pháp luật
    - Luật tục
    - Thực tiễn xét xử của toà án
    - Các học thuyết pháp lý
    - Địa vị xã hội của nhà làm luật và các định chế pháp luật như tổ chức luật sư, cố vấn pháp luật...
    - Các quan niệm về giá trị của pháp luật so với những chuẩn giá trị khác trong xã hội.
    - Các thủ tục pháp lý, phương thức bảo vệ trước tào, phương thức kiểm tra, giám sát pháp luật...
    Tôi viết theo bản dịch về Luật so sánh - do thời gian có hạn và trình độ dịch còn chưa chuẩn mong các bạn góp ý kiến - phần sau tôi sẽ bàn thêm về đặc điểm của từng hệ thống pháp luật trên thế giới.
    ..Click vào đây để ghé thăm Box ĐH Luật..
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 16:52 ngày 28/06/2003
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Vote cho 5* bài viết nhé. Em thì chưa có thời gian đọc cái đống Luật so sánh bằng tiếng Pháp, lại còn nói gì là hiểu được nó nữa cơ chứ?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    http://www.ttvnol.com/forum/f_461

    Luật et CNN -C'est My love
  5. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống pháp luật Việt Nam theo lý luận cũ vẫn là hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.
    Tuy nhiên, như đã nói, ngày nay các hệ thống luật của các nước càng ngày càng có nhiều pha trộn, điều này là tất yếu bởi bất kỳ một hệ thống pháp luật nào cũng có những ưu và nhược điểm của nó.
    Song nếu nhìn pháp luật Việt Nam ?" tôi nghĩ không thể khẳng định rõ ràng là hệ thống pháp luật kiểu Civil law hay Common law.
    Sở dĩ gọi là Civil Law bởi truyền thống pháp luật này có nguồn gốc xuất phát từ Bộ luật dân sự của Napoleon ?" Pháp, tất cả các quy phạm pháp luật của các ngành luật khác đều được xây dựng xoay quanh bộ luật dân sự này. Về sau, khi mà truyền bá truyền thống pháp luật này ra châu Âu, người ta còn gọi là Continental Law.
    Ngoài hệ thống pháp luật tôn giáo, thế giới trước đây và hiện nay vẫn tồn tại hai loại hệ thống căn bản: Hệ thống văn bản của Châu âu lục địa và hệ thống án lệ (thông luật) của Anh - Mỹ. Vậy hệ thống pháp luật của chúng ta thuộc loại nào? Không thấy trong khoa học chỉ rõ song theo quan điểm của tôi dù hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa có tồn tại và phát triển hay không thì cũng nên xếp hệ thống pháp luật của chúng ta vào loại văn bản.
    Có nhiều lý do để nói lên điều đó: Chúng ta không coi án lệ là nguồn của pháp luật, không cho thẩm phán có quyền sáng tạo ra pháp luật. Hai hệ thống nêu trên của pháp luật đều có những điểm mạnh điểm yếu. Hiện nay chúng đang có xu hướng xích lại gần nhau. Theo tôi, tốt nhất trong cơ chế mới, bên cạnh việc mang những đặc điểm của hệ thống pháp luật châu âu lục địa, đòi hỏi chúng ta phải tính đến thực tế, thiết thực của hệ thống pháp luật Common Law.
    Hệ thống pháp luật của chúng ta không nên xếp vào loại hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, theo tôi cách nói này là sai và không đầy đủ.
    Chỉ có thể khẳng định rằng: Đặc thù của hệ thống pháp luật của chúng ta thể hiện ở chỗ có tính định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ cho định hướng xã hội chủ nghĩa mà thôi.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 00:59 ngày 27/06/2003
  6. phuongham

    phuongham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    em chào các bác !
    lời đầu tiên cho em bày tỏ sự kính phục tới các bác ! thật là những cao nhân.
    chúng ta đang bàn thảo xem luật việt nam thuộc hệ thống pháp luật nào. Các bác đã bàn về các hệ thống pháp luật trên thế giới. em thấy đúng quá nhưng thực sự chưa đầy đủ.đấy mới chỉ là những sự phân loại cổ điển và các bác mới chỉ nêu 4, 5 họ tiêu biểu. em nhớ là cái hồi em học môn Luật so sánh có nhiều họ hơn cơ. em sẽ liệt kê lại vào lần sau khi em có tài liệu bên cạnh. còn bây giờ là một sự tình cờ nên em không chuẩn bị kĩ.
    điều em muốn nói bây giờ là tại sao lại cố tìm xem luật việt nam thuộc họ nào? common law, civil law hay XHCN...điều này em thấy nó cứ thế nào ấy. chúng ta cứ đi tìm những cái khung để mà cố áp luật việt nam vào . em thấy ý kiến của bác NF hợp lý. không thể nói, trong lúc này , luật việt nam hoàn toàn thoả mãn mọi đặc điểm của một họ nào cả. chưa muốn nói, bây giờ, sự khác biệt giữa các họ luận ngày càng ít đi do có xu hướng toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến pháp luật dần có sự pha trộn.ai dám nói việt nam không áp dụng án lệ, tập quán. chỉ là vớ vẩn nếu lại cãi rằng pháp luật không hề có quy định cho áp dụng. nếu ai nói không thì thử hỏi quy định áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế để làm gì . mà ở đây cũng có bác nào đấy là dân QT thì phải, bác nói hộ em một nhời nhé !
    em nói linh tinh thế nhưng chỉ để nói lại một lần rằng luật việt nam thuộc họ nào là tuỳ thuộc quan điểm từng trường phái luật. khi ta nói thì cứ nói rằng theo ai đó thì thế này và theo trường phái nào thì thế kia thôi. không thể ngã ngũ được. ngay cả trường học dạy thế nào là do giáo sư đó ưa chuộng học thuyết đó mà thôi. giáo sư cũng không và không thể bắt sinh viên phải theo một quan điểm nào cả.
    khi muốn biết rõ về luật việt nam thì nghiên cứu các đặc điểm từ chính các quy phạm của pháp luật việt nam chứ không thể làm ngược lại là tìm xem nó thuộc họ nào thì sẽ có đặc điểm gì. bởi lý do lịch sử và nhiều thứ linh tinh khác mà pháp luật việt nam mang nhiều điểm pha tạp. nếu nói bộ luật dân sự giống của pháp thì cũng còn luật thương mại giống tây ban nha , bộ luật hình sự giống đức và quy phạm cho phép áp dụng luật tục của luật hôn nhân gia đình như ..châu phi , còn luật hàng hải hay hàng không thì về cơ bản đâu khác quan điểm của mỹ, pháp hay một nước bất kì... . thế nên em phản đối cách làm ngược đó.
    nói tóm lại, ta là người thì không nhất thiết phải đắn đo ta có phải thuộc bộ linh trưởng hay không? đắn đo để làm gì
  7. phuongham

    phuongham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Phân loại thành các hÔ pháp lu
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Yêu cầu anh phuongham gõ lại theo Unicode, thê này không ai đọc được.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  9. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Phân chia hệ thống pháp luật phải dựa trên những tiêu chí nhất định!Mọi sự phân chia đề có điểm mạnh và hạn chế của nó!
    Khoa học Luật so sánh ở VN chỉ vừa mới manh nha thôi !Các bác ạ!hiện chưa có một giáo trình nào được viết ở mức độ có thể xem được!
    Về việc hệ thống Pháp luật VN theo hệ thống nào là cả một vấn đề đấy!
    Trong cuốn sách nổi tiếng" Các họ pháp luật hiện hành trên thế giới"( les grands systèmes de droit du monde contemporain) của Giáo sư Luật So sánh người Pháp Réné David thì xếp hệ thống Pl Việt nam và hệ thống Pl Xã hội chủ nghĩa hay còn gọi là systeme sovietique!Nhưng cuốn sách này được viết từ thời còn Liên Xô cơ!
    Hiện nay Pl của Nga cũng đang biến đổi theo hướng xích lại gần Pl của các Nuớc Châu Âu lục địa!
    về hệ thống pl mà các bác gọi là Romain ấy thực ra phải gọi là family Romano-germanique -Họ Pháp luật Pháp Đức!(dịch theo nội dung ) theo đó hệ thống này lại bao gồm hai dòng lớn là Họ Pháp luật Pháp và Pl kiểu Đức!
    Trong cuốn sách của Réné David ngoài các họ pháp luật như các bác đã nêu là: Anh-Mỹ( thông luật), Pháp Đức, Nga- Xô( XHCN), Đạo Hồi, còn có các họ nhỏ như: Hindu( Kiểu của Ấn độ), Nhật bản.....
    -------------Em chỉ nêu vài ý nhỏ thế thôi!Có gì ta trao đổi thêm, em cũng đã học vài đưòng cơ bản về Luật So sánh , nhưng nói chung là ta cần trao đổi thêm!
    ----------Constancy: Có cần đọc sách về Luật So sánh bằng tiếng Pháp không? anh phôt gửi cho nhé!
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Có, nếu anh có quyển của Rene'' david (nhưng mà xuất bản mới nhất - 2002 thì phải) thì càng tốt. Em cũng có một tài liệu anh NF gửi cho, cũng có nội dung giống với cuốn của René david bằng tiếng Việt - nhưng nội dung sơ lược hơn, A_U có muốn tham khảo không?
    5 cái Characteristique mà em post ở phần trên là lấy từ sách của René david đấy. Chả là bọn em cũng học quyền này mà. Nhưng mà chị sunu chị ý không đồng tình anh ạ.
    -----------------
    Nói thêm một chút về việc xếp một nước có thuộc một hệ thống pháp luật không?
    Theo tư duy của em thì muốn xếp nước vào một hệ thống pháp luật, như ở trường hợp này là Việt Nam, thì ta nên xem bản thân hệ thống pháp luật nước đó có đặc điểm gì, những đặc điểm đó có điểm gì chung với hệ thống pháp luật mà ta biết không. Từ đó, đưa ra kết luận.
    Tuy nhiên, ngày nay, với việc các hệ thống pháp luật có xu hướng xích lại gần nhau thì việc đòi hỏi có sự phân biệt rạch ròi giữa các hệ thống pháp luật là hơi ''''khó thực hiện''''. Theo đó thì việc đòi hỏi buộc phải xếp một nước theo một hệ thống pháp luật cũng là một vấn đề khó.
    Và việc phân chia các hệ thống pháp luật, hay xem xét một nước có hệ thống pháp luật thuộc họ nào thật ra chỉ mang tính chất nghiên cứu mà thôi.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ

Chia sẻ trang này