1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam mình là thuộc hệ thống Pháp luật nào các bác nhỉ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 13/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. civilrights

    civilrights Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Hi Constancy!
    Anh vao day doc cac bai luat hay wa''''. Anh thi` rat ngu ve luat le.
    Hom nao ranh anh vao de doc tiep nhung bai luat hay khac, that su ma` noi em that co'''' ta`i.
    bye nha,
    best regards,
    HN
    Được civilrights sửa chữa / chuyển vào 13:07 ngày 06/08/2003
  2. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Việc phân chiat theo các tiêu chí khác nhau thì sẽ có các kiêu Pháp luật khác nhau!
    Constancy ơi: Đào đâu ra quyển của David năm 2002!Ông này "tỏi" từ lâu, sách của ông ấy bây giờ có tái bản thì cũng đã được biên tập lại bởi các học trò hay đồng nghiệp của ông ấy!
    David đưa ra 5 tiêu chí để phân chia các họ pl, Đây chỉ là một trong số nhiều cách phân chia thôi! Zù David rất nổi tiếng!Nên chị SUNu phản đối cũng phải!
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  3. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Em constancy có nhớ cách đây 2 năm, có ông GS Glansdoft là trưởng Khoa Luật-ĐHTT Librre của Bỉ sang dạy một cours về Luật So sánh không?
    Theo ông này thì có tận 7 tiêu chí để phân chia các họ pháp luật trên thế giới( tay Phương Hâm dạo đó cũng đi nghe mà! Nhớ không?)
    Để lúc nào có thời gian anh xem lại plan bài giảng của ông ấy , rồi post lên để chúng ta cùng bàn luận nhé!Thân ái!
    j''adore la solitude quand même je suis seul
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 06/08/2003
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    To anh Civilrights,
    Ạnh thích set title không? Em set cho. Nếu anh chưa nghĩ ra thì set là ''''Thành viên box Khoa học pháp lý'''' nhé.
    To anh A_U:
    Em sẽ nêu lên một số tiêu chí nữa. Em cũng có nghe qua mà.
    Em biết ông người Bỉ đó. Nhưng hồi đó phải học Luật dân sự của cô Hằng nên không dự được. Giờ vào đây thì chả có ai đến ĐHLuật HCM như ngoài khoa mình cả. Chán lắm cơ.
    Xin lỗi các bác vì hơi lạc đề. Em sẽ post các tiêu chí khác trong thời gian sớm nhất.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_246KHOA HỌC PHÁP LÝ
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  5. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    COMMON LAW, tiếng Việt mình gọi là ÁN LỆ. Án lệ, không nhiều thì ít, nước nào cũng có dùng, chứ không riêng gì bên Anh hay Mỹ.
    Ở nước ta lâu nay vẫn hay dùng ÁN LỆ. Vào những năm năm mươi của thế kỷ trước, có nhóm cụ Nguyễn Hữu Đang viết báo với nội dung đi ngược lại chủ trương đường lối của Đảng đã bị kết tội GIÁN ĐIỆP. Kể từ đó, những ai có hành vi lời nói trái với chính sách của Đảng đều có thể bị kết án như cụ Nguyễn Hữu Đang Gần đây ÁN LỆ ấy được đem ra dùng khá nhiều, như trong hai vụ của ông NKT và bác sĩ PHS là điển hình.
    Bên Anh hay Mỹ, ÁN LỆ chỉ áp dụng trong những vụ án về tranh chấp dân sự; chứ những vụ hình sự, nhất là khi kết tội người ta làm gián điệp, không ai dùng ÁN LỆ bao giờ.
    THÁI HỒNG ANH.
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Thaihonganh,
    Thiết nghĩ cần có vài điều phải nói với anh.
    1.Common law vẫn được dịch sang tiếng Việt là Thông luật. Nhà em không có Từ điển Anh - Việt chuyên ngành Luật học cũng như bất kỳ một quyển từ điển khổ to nào để có thể tra thấy từ Common law nhưng qua những tài liệu mà em có thì em chưa thấy người ta dịch trơn Common law là ?oÁn lệ? bao giờ cả.
    2.Hệ thống pháp luật Common law còn có tên khác là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ. Em đã dùng dấu gạch ngang không chính xác dẫn đến sự hiểu lầm như trên của anh. Tại sao người ta lại còn gọi nó là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ? Đó là vì trong hệ thống pháp luật này thì Anh và Mỹ là hai nước tiêu biểu cho hệ thống pháp luật đó. Các nước khác theo hệ thống pháp luật này nói chung đều dựa trên pháp luật Anh hoặc Mỹ đề xây dựng cho hệ thống pháp luật của riêng nước mình.
    3.Hệ thống pháp luật này cũng còn có một tên khác là Án lệ (như anh nói, nhưng không phải là dịch trơn từ Common law ra). Tại sao lại gọi như vậy? Đó là vì ở những nước theo hệ thống pháp luật này, án lệ được dùng phổ biến và được coi là một nguồn quan trọng. Thậm chí còn quan trọng hơn cả văn bản pháp luật. Về điều này thì anh No-fear đã có một bài khá hay ở trên. Nếu có thời gian anh nên đọc lại.
    4.Em nghĩ là anh hiểu sai khái niệm Án lệ khi đưa ra dẫn chứng. Mặc dù biết là anh rất hay dùng chuyện này để lái sang chuyện khác. Nhưng luật là phải rõ ràng anh ạ. Dù luật cũng là một ngành thuộc khoa học xã hội như chính trị nhưng luật không phải là chính trị anh ạ. Muốn quy cho ai tội gì thì người ta đều căn cứ trên pháp luật. Còn nếu ai làm sai luật thì đó là lỗi của người đó rồi. Thế là anh hiểu phải không ạ?
    Sơ sơ có vài điều với anh như thế. Hẹn gặp lại anh và mong được chỉ giáo nhiều hơn ở Khoa học pháp lý này.
    p/s: Thật ra cách gọi các hệ thống pháp luật như trên chỉ là quy ước. Và xu hướng hiện nay thì người ta thường dùng chính xác cụm từ tiếng nước ngoài. Ví dụ như Common law thì vẫn là Common law. Nếu có thời gian em sẽ nói thêm về hệ thống pháp luật này. Tuy nhiên nếu anh Thái chịu khó đọc các bài viết từ đầu thì cũng sẽ hiểu thêm phần nào.
    Thân mến,
    size 3 blue url "http://www.ttvnol.com/forum/f_246" b KHOA HỌC PHÁP LÝ /b /url /blue /size 3
  7. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    ------------------------------------------------
    Thaihonganh thân mến, trong phần này bổ sung thêm cho Constancy, tớ chỉ xin bàn với bạn chút ít về Common law, ý nghĩa và nguồn gốc của từ này.
    Trước tiên, phải khẳng định rằng Common law khi dịch sang tiếng Việt không phải là ÁN LỆ
    Để hiểu rõ hơn, cần phải nhìn lại Lịch sử pháp luật nước Anh:
    Trải qua 4 giai đoạn:
    - Thời kỳ Anglo saxon. Đây là thời kỳ có sự xâm lược của người Romande năm 1066.
    - Thời kỳ từ 1066 - 1485 (triều đại Tudors). Đây là thời kỳ hình thành common law, với tư cách là hệ thống luật mới, hệ thống luật áp dụng chung cho toàn Vương quốc, thay thế tập quán địa phương.
    - Thời kỳ từ 1485 -> năm 1832: thời kỳ xuất hiện "pháp luật công bằng" bên cạnh Common law.
    - Thời kỳ từ 1832 --> nay, thời kỳ xuất hiện luật thành văn, thời kỳ pháp luật Anh hiện đại.

    Quay trở lại với từ COMMON LAW:
    Common law là một phần của pháp luật Anh, căn cứ trên các điều luật mà các toà án Hoàng gia đã phát triển thành một hệ thống áp dụng trên toàn quốc để đối lại với các phong tục của địa phương trong 3 thế kỷ đầu sau cuộc chinh phục của người Norman (1066).
    Người Norman đã không tìm cách làm lại luật mới cho nước Anh hoặc áp đặt luật pháp cho nước Anh, họ chỉ quan tâm đến việc thiết lập một hệ thống hành chính trung ương vững mạnh và việc bảo toàn các thu nhập của Hoàng gia. Chính nhờ việc tái lập bộ máy nhà nước nhằm thoả mãn các nhu cầu này mà thông luật đã phát triển.
    Đại diện của Hoàng gia được gửi tới các hạt (quận, huyện - shire) theo chu kỳ để kiểm tra tổng quát công việc của địa phương. Cùng thời kỳ đó, từ một nhóm các nhà cố vấn tập trung quanh Nhà vua đã thành lập toà án Hoàng gia chỉ định đầu tiên - đó là Toà Ngân Khố (Court of Exchequer), đặt tại Westminster để xử tranh chấp về thu nhập.
    Dưới triều vua Henry II (trị vì từ 1154 - 1189), người có công chủ yếu trong việc phát triển Thông luật, các đại diện Hoàng gia được phái đi đều đặn và chức năng của họ bắt đầu là tư pháp thuần tuý. Được gọi là các quan toà nay đây mai đó (justiciae errantes), họ nhận công việc của các toà án địa phương.
    Cùng thời kỳ này, tại Westminster xuất hiện một toà án cố định thứ hai là Toà xử thường vụ (Court of Common Pleas).
    Hai bước phát triển trên đã đánh dấu nguồn gốc thực tiễn của thông luật. Các thẩm phán của toà xử thường vụ đã rất thành công trong việc áp đặt một hệ thống duy nhất đối với sự đa dạng của phong tục địa phương. Chính vì thế mà chỉ mới cuối thế kỷ 12, người ta tìm được trong hồ sơ lưu của toà án những chi tiết chứng tỏ sự tham khảo phong tục của toàn vương quốc.
    Trong quá trình tham khảo, họ hợp tác với Toà ngân khố, lúc ấy đã bắt đầu thực hiện thẩm quyền của mình trong nhiều vụ liên quan đến tranh chấp giữa các thần dân hơn là về vấn đề thu nhập của Hoàng gia.
    Bên cạnh hai toà trên dần dần xuất hiện Toà Court of Queen''s Bench.
    Thông luật sau này còn được bổ sung thêm luật công bằng (equity), nhưng thông luật vẫn được 3 toà sử dụng riêng biệt cho đến khi 3 toà trên cùng với Toà xét xử theo luật công bằng (Court of Chancery) được thay thế bằng Toà tối cao (High Court) theo các luật tổ chức Tư pháp năm 1873 - 1875) (Judicature Acts) (4 toà này ban đầu đặt tại điện Westminster nhưng sau này được dời đến đường Strand vào năm 1872.)
    Tóm lại, một lần nữa xin khẳng định Common law dịch ra tiếng Việt không phải là án lệ. Truyền thống COMMON LAW là một truyền thống pháp luật, bao gồm tổng thể các hệ thống pháp luật của các nước có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống pháp luật của nước Anh. Người ta đã cố gắng diễn đạt truyền thống này một cách Việt hoá bằng các tên gọi như truyền thống Luật Anglo-Saxson, Luật Anh - Mỹ, luật chung, luật chung Anh Mỹ, luật cộng đồng, truyền thống luật án lệ... Tuy nhiên các tên gọi này đều không chính xác.
    Theo tôi, nên quy ước sử dụng thuật ngữ COMMON LAW gốc để nói tới truyền thống Luật này.

  8. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Anh NF và Constancy đã trình bày khá đầy đủ!
    nhưng bác gì hỏi về Common law hình như không phải dân Luật ?
    về ngôn ngữ, nếu viết common law thường thì có nghĩa đây là một loại nguồn của luật( source du droit) Còn nếu viết hoa-Common Law thì đây được hiểu là một hệ thống pháp luật( systeme du droit)
    Còn về nguồn gốc của Common Law thì như anh NF đã trình bày khá đầy đủ!
    thân ái!
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    To anh A_U:
    Hix, lần đầu tiên em nghe đến việc người ta sử dụng từ common law (không viết hoa) để nói đến một loại nguồn của pháp luật. Anh thân mến ơi, đó là case law chứ. Em nghĩ là anh nhầm rồi.
    Anh đọc trong cuốn của David cũng có nói mà.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_246 > KHOA HOC PHAP LY
  10. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    quote-No-fear viết lúc 20:30 ngày 26/06/2003:
    ..........................
    Ngoài hệ thống pháp luật tôn giáo, thế giới trước đây và hiện nay vẫn tồn tại hai loại hệ thống căn bản: Hệ thống văn bản của Châu âu lục địa và hệ thống án lệ (thông luật) của Anh - Mỹ. Vậy hệ thống pháp luật của chúng ta thuộc loại nào?
    ..........................
    [/QUOTE]
    Tôi không hề nói COMMON LAW tiếng Việt không gọi là THÔNG LUẬT. Tôi chỉ nói?oCOMMON LAW, tiếng Việt mình gọi là ÁN LỆ?. Tôi cũng không hề nói rằng chỉ có từ ÁN LỆ mới tương xứng với từ COMMON LAW. Khi nói câu trên, ít nhất tôi dựa vào lời của hai bác tham gia ngay chính chủ đề này làm ?onhân chứng?: LVHa74 và No-fear. Bác LVHa74 bảo:? Hệ thống thông luật (common law) hay còn gọi là hệ thống luật anglo-saxon; các giáo trình luật tại Việt nam thường gọi hệ thống này với cái tên "án lệ"??. Còn bác No-fear lại nói:? : Hệ thống văn bản của Châu âu lục địa và hệ thống án lệ (thông luật) của Anh - Mỹ?.? Như thế, cả hai bác đều đồng ý cái từ ÁN LỆ đã được dùng (khá phổ biến) tương đương với từ THÔNG LUẬT. Tại sao Constancy không phản đối hai bác ấy ngay từ đầu mà lại phản đối tôi? Chẳng lẽ, khi phê bình tôi, Constancy không hề đọc kỹ những bài viết trước của hai bác ấy hay sao?
    Tôi cũng không hiểu sao bác No-fear đến giờ phút chót lại ?ophản cung?, viết lại bằng một hàng chữ lớn đỏ chói lọi:? Trước tiên, phải khẳng định rằng Common law khi dịch sang tiếng Việt không phải là ÁN LỆ?.
    Nếu bác No-fear đã khẳng định như thế tại sao trong bài trước bác lại viết ?ohệ thống án lệ (thông luật) của Anh - Mỹ??
    Bài viết trên của tôi không phải để bàn về COMMON LAW, mà để trả lời GIÁN TIẾP cho câu hỏi của Constancy ?oViệt Nam mình là thuộc hệ thống Pháp luật nào các bác nhỉ??. Nếu trả lời trực tiếp cho câu hỏi đó, tôi e các Mods sẽ xóa bài của tôi mất.
    À, trong phần liệt kê các hệ thống luật pháp trên thế giới, Constancy đã quên thêm vào một loại luật được dùng khá nhiều: JUNGLE LAW.
    THÁI HỒNG ANH.

Chia sẻ trang này