1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam mình là thuộc hệ thống Pháp luật nào các bác nhỉ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 13/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Vì tôi vào đây lần đầu và tham gia cả ba chủ đề một lúc nên khi nói ?obàn về tiếng Việt thì sang bên Tiếng Việt? là nói chung cho cả diễn đàn KHOA HỌC PHÁP LÝ chứ không ở riêng một chủ đề nào cả. Và tôi cũng thấy bạn No Fear cũng tham gia luôn cả ba chủ đề đó nên tôi mới nói như trên. Mà thôi, Constancy đã nói vậy thì tôi bàn thêm về từ COMMON LAW trong tiếng Việt ở đây cho luôn.
    Từ này, nếu dịch sát nghĩa thì dùng THÔNG LUẬT đúng hơn là ÁN LỆ. Xét về toàn bộ nội dung của bộ luật này thì dùng từ THÔNG LUẬT cũng vẫn chính xác hơn. Tuy nhiên, thuở từ COMMON LAW mới vào nước ta, các bậc tiền bối dùng từ ÁN LỆ để dịch từ này. Từ này được dùng nhiều quá thành ra trở nên phổ biến. Theo nguyên tắc ngôn ngữ, một từ bị dùng sai nhưng quá nhiều người dùng thì sẽ trở thành ?ođúng?, và được mang nghĩa mới. Như từ KHỐN NẠN nghĩa nguyên thủy là gian nan khổ cực nhưng ngày nay lại đựợc dùng với nghĩa khác (Tiểu thuyết ?oNhững người khốn khổ? của Victor Hugo ngày trước được dịch là ?oNhững kẻ khốn nạn?) Bởi thế, chính những giáo sư luật có lẽ biết là nó không chính xác nhưng vì thấy quá phổ biến nên vẫn phải dùng khi soạn giáo trình. Do đó, nói rằng Common Law trong tiếng Việt là ÁN LỆ vẫn không sai, bởi vì nó đã được mang nghĩa mới nhờ được nhiều người dùng (sai). Một ví dụ khác như từ ECONOMICS được dịch là KINH TẾ (Kinh bang Tế thế) nhưng thật sự nó có phải hoàn toàn nghiên cứu về chuyện ?okinh bang tế thế? đâu. Nhưng các cụ ngày trước dùng như thế thì bây giờ chúng ta nối bước dùng như thế (vì chưa kiếm được từ nào hay hơn).
    Có lẽ ngày nay, các giáo sư luật cho rằng đã là luật thì phải dùng từ chính xác theo ý nghĩa nguyên thủy của nó nên họ loại hẳn từ ÁN LỆ mà thay bằng THÔNG LUẬT trong giáo trình đại học. Constancy mới trở thành sinh viên luật nên cứ ngỡ cái từ THÔNG LUẬT đã được người Việt dùng xưa nay như thế rồi, nên cho tôi nói vậy là sai.
    Tôi chỉ bàn chừng đó về vấn đề thuật ngữ pháp lý liên quan đến chủ đề này; còn những vấn đề khác giữa tôi và Constancy thì tôi sẽ trao đổi bằng PM.
    Riêng bạn No Fear, điều tôi muốn nói là bạn đã dùng từ không chính xác khi nói về thái độ của tôi ở đây, khiến người khác có thể hiểu sai về tôi. Chứ bản thân cái từ CAY CÚ thì nhằm nhò gì với tôi mà tức với bực. Bên Thảo Luận, nhiều kẻ còn dùng những từ ngữ ?ođậm đà? hơn nhiều để khiêu khích mà tôi còn coi như pha nữa là.
    Trong chính trị, một lời xin lỗi dù chân thành hay không vẫn có giá trị. Chứ trong xã giao hằng ngày, nếu không chân thành thì chẳng giá trị gì cả.
    THÁI HỒNG ANH.
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi vì em hơi lạc đề nhưng mà về điều này thì em đã PM một đoạn khá dài cho anh Thaihonganh rồi nhé.
    Còn chuyện với anh NF, để anh NF giải quyết.
    Còn nếu anh thaihonganh muốn bàn về JL thì cũng được thôi. Có điều anh nói xa xa thì không ai bắt bẻ nhưng em chỉ nói một câu mà anh lại quay sang giải thích gần gần cho em thì e là sai chủ trương, đường lối đấy ạ.
    Hà Nội - Sài Gòn xa dài nỗi nhớ
    Có khi nào anh hiểu được lòng em.
  3. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì các đồng chí cãi nhau hăng hái quá, việc udngf từ thế nào cũng quan trọng, nhưng mà quan trọng nhất vẫn là nội hàm của khái niệm cơ!!!
    Cũng có ngưòi dịch COMMON LAW là Án lệ, nhưng đã quá lâu rồi ,trong cuốn từ điển Pháp Luật Pháp Việt của GS. Luật Khoa Vũ Văn Mẫu in năm 1967 vẫn dịch COMMON LAW là THÔNg LUẬT!
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  4. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    [Tôi là dân Bắc, chỉ nghe đến khái niệm Án lệ mà chưa nghe đến khái niệm Thông luật.
    Theo Giáo trình lý luận chung về NN và PL của khoa Luật ĐH Tổng hợp: "có 3 hệ thống pháp luật lớn trên TG: PL lục địa, PL Anh - Mỹ (common law), PL tôn giáo. ... Còn đối với PL A-M thì loại quyền quan trọng nhất và có giá trị nhất chính là án lệ. Là luật án lệ (case law) nên các quy phạm ..."
    Về khái niệm Thông luật thì tôi chưa được nghe nói, vì vậy, có thể là khi dịch ra tiếng Việt, có nhiều người dịch theo các tên khác nhau. Điều quan trọng các bạn hiểu Án lệ là gì, Thông luật là gì, 2 khái niệm này có khác nhau không, từ đó đi so sánh với Common law, (tôi có chép ra khái niệm ở mục Những từ thường dùng trong luật (Anh - Việt) )
    Thân mến.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  5. Roseline

    Roseline Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    1
    Les différents systèmes juridiques existant dans le monde contemporain- Các hệ thống pháp luật hiện hành trên thế giới
    * Hệ thống thông luật ( le système de Common Law): họ luật này bao gồm luật của nước Anh và những luật có nền móng là luật Anh, nhất là luật của Mỹ, Canada( trừ Québec), Ấn Độ
    * Hệ thống luật dân sự ( le système de Droit civil): tập hợp các nước mà hệ thống luật được hình thành dựa trên nền tảng luật La Mã, chủ yếu là những nước thuộc châu Âu lục địa( 12 trong số 18 nước)
    Common law ở châu Âu quan hệ đến các nước sau: Ai-len( Irlande), Anh( Grande-Bretagne), Đan Mạch ( Danemark), Thuỵ Điển ( Suède), Na Uy( Norvège), Phần Lan( Finlande)
    Mặt khác, cần phải nhấn mạnh rằng một số Nhà nước có hệ thống luật hỗn hợp, vay mượn một số yếu tố của họ luật Pháp Đức( la famille romano-germanique) và một số khác của Common Law. Đó là trường hợp, ví dụ, của Ecosse, Israel, Nam Phi, Philippines và Québec.
    *Hệ thống luật xã hội chủ nghĩa ( Droits ***s socialistes): Đến sự sụp đổ của Bức tường Berlin và sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, các nước XHCN đã thiết lập một họ luật hoàn toàn riêng biệt. Hệ thống này được gọi là luật XHCN, được đặt nền móng trên ý muốn dựng nên một cơ cấu kinh tế mới, và nhất là trên sự ưu thế của sở hữu công đối với sở hữu tư.
    Cơ sở tư tưởng chung này đã biến mất, ngày nay rất khó để tìm ra trong luật của những nước nằm trong công ước Varsovie xưa một họ luật đồng nhất. ( Cette base idéologique commune ayant disparue, il est difficile de découvrir aujourd''''''''''''''''hui dans les droit des pays appartenant autrefois au Pacte de Varsovie une famille de droit homogène).
    Câu hỏi được đặt ra, vậy hiện nay những nước Trung Âu và Đông Âu thuộc hệ thống luật nào.
    Rất nhiều yếu tố cho rằng những nước này đã sát nhập vào họ Luật latinh. Thực ra, có lẽ phải nói về một sự tái sát nhập ( ré-intégration), bởi vì, trước giai đoạn XHCN, những nước này đều biết đến một truyền thống Pháp Đức ( tra***ion romano-germanique), vậy thì sự tiến hoá tự nhiên nhất sẽ là mở lại cái nền chung này. Vả lại, ta có thể ghi nhận rằng phần lớn các nước Trung Âu và Tây Âu được trang bị và chấp nhận cách thức tổ chức công chứng, đặc trưng cơ bản của họ luật Pháp Đức( la plupart de pays de l''''''''''''''''Europe centrale et de l''''''''''''''''Est se sont dotés et on adopté l''''''''''''''''organisation notariale, caractéristique majeure de la famille romano-germanique).
    Ngược lại, phải nhận thấy rằng trong những pháp điển hoá đã được thông qua(codifications adoptées), ta thấy một sự ảnh hưởng lớn của những giải pháp thực dụng thông qua bởi các án lệ hoặc trong những đạo luật đơn điệu của Common law.
    Trong vùng Trung Âu và Đông Âu này cũng như nước Nga- bình chứa khổng lồ của những mô hình pháp luật mới, ngày nay người ta đang tham dự vào sự xuất hiện của một hệ thống mới- ko phải cái gì khác ngoài một xu hướng pha trộn giữa Common law và Luật Latinh( Droit Latin)
    * Luật của các nước Đông Nam Á:
    Các nước châu Á thể hiện một sự đa dạng lớn trong những gì liên quan đến hệ thống pháp luật của họ. Tuy nhiên vẫn có thể, ít nhất là theo quan điểm châu Âu, nhận thấy một vài nét chung của chúng.
    Điểm khác nhau lớn nhất so với cách tổ chức của phương Tây( organisation occidentale), là ở một thái độ ngờ vực một cách truyền thống đối với luật pháp như một phương tiện tổ chức và bảo đảm công lý. Theo truyền thống, luật pháp chỉ có chức năng bổ trợ: chỉ đưa ra toà và áp dụng các đạo luật khi người ta ko đạt được việc loại bỏ xung đột và thiết lập lại những trật tự bị rối tung bằng cách khác. Cách khác ở đây chủ yếu là thuyết phục, trung gian hoà giải, dựa vào sự kêu gọi kiên trì sự tự phê bình một phần và tinh thần giảm nhẹ một phần.
    Tư tưởng chung được phát biểu rất rõ bởi một tục ngữ Trung Quốc: " Luật pháp chỉ tốt cho lũ bạo tàn dã man"( Droit n''''''''''''''''est bon que pour les barbares)
    Hệ thống tư tưởng duy tâm và truyền thống này ngày nay đang được xem xét lại bởi một sự " Tây phương hoá" cực kì mạnh các phong tục, cả trong lĩnh vực luật pháp. Phần lớn các nước châu Á đã tiếp nhận sự pháp điển hoá và được gắn với những tư tưởng luật thành văn. Tuy nhiên, sự chuyển động đổi mới này cũng ko thể che giấu được sau bề mặt những quan điểm truyền thống vẫn còn tồn tại và luật pháp, trong những nước châu Á, tiếp tục giữ một vai trò kém quan trọng hơn là trong những nước châu Âu.
    * Cuối cùng, ngoài những họ luật mà ta vừa xem xét, hiển nhiên vẫn còn những xu hướng luật pháp khác( ví dụ Luật tôn giáo- droits religieux, như là luật Hinđu- le droit hindou, luật Do Thái- le droit juif và luật Hồi giáo- le droit musulman)
    Nếu ta đặt mình trên một bối cảnh kinh tế và phân tích sự trao đổi thương mại quốc tế, ta sẽ nhận thấy sự tồn tại của 3 trường chính:
    - Bắc Mỹ ( l''''''''''''''''Amérique du Nord), tức là hệ thống Common Law
    -Châu Âu( l''''''''''''''''Europe), tức là hệ thống luật Latinh( Droit Latin)
    -Các nước châu Á mà ta ko thể nói rõ thuộc hệ thống nào vì lý do của chức năng bổ trợ của luật pháp mà ta vừa phân tích.
    Đây là một phần của tài liệu " Common law et le Droit Latin- deux systèmes concurrents au service des personnes et des entreprises" mà em search được trên mạng. Anh chị nào học tiếng Pháp có thể xem qua cho vui và tiện thể chỉ luôn giùm em những chỗ dịch lủng củng với( một số chỗ em ko biết dịch có đúng ko nên bê nguyên đoạn tiếng Pháp vào). Em chưa được học gì về mấy thứ này cả, chỉ đọc bài của các anh chị trên này thôi, nên có gì ko đúng các anh chị góp ý cho em với ạ.
    http://www.marsh.fr/marshv2/conseils.nsf/d4cd07be33ef6263c1256c0f003218b5/3ac905f0c162c6dec1256c25002f5336/$FILE/Common%20Law%20et%20Droit%20Latin.pdf
    Với cả, mấy anh chị del mấy bài cãi nhau đi nha, đang đọc hay thấy cãi nhau um sùm mất hứng quá. Cái vụ Common law là án lệ hay thông luật, thì em nghĩ nó là thông luật, mang ý nghĩa bao quát hơn. Nhưng nếu gọi Common law là án lệ thì cũng được, có gì đâu, án lệ là một phần quan trọng của nó mà, lấy cái đặc trưng nhất để làm tên gọi cho nó, kiểu như đặt biệt danh cho dễ nhớ thôi mà, có điều ko chính xác nếu như lấy đó làm tên gọi chính thức.

    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 08:26 ngày 06/09/2003
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài của anh @phuongham đã post khá lâu nhưng phông chữ không đọc được. Em gõ lại cho mọi người tham khảo.
    ----------------
    Phân loại thành các họ pháp luật khác nhau thì tuỳ theo nhà nghiên cứu lựa chọn tiêu chí nhất định. Bên cạnh các cách phân loại các bác đã giới thiệu, em xin giới thiệu một vài cách khác.
    Thứ nhất, căn cứ vào nội dung mà chú ý nhất tới nguồn gốc , xuất xứ và các đặc trng chung của pháp luật mà đại diện là Arminjon, Nolde, wolff đã chia pháp luật thế giới thành 7 họ khác nhau:Pháp, Ðức, Bắc âu, Anh, Nga , Ðạo hồi, và Ðạo Hindu.
    Thứ hai, Rơné David và Jonhn E.C Brierley căn cứ vào tiêu chí kĩ thuật (thuật ngữ, nguồn và phương pháp của pháp luật...) và tiêu chí bổ sung là điều kiện chính trị, xã hội đã chía pháp luật thế giới thành họ La mã-Ðức, pháp luật xã hội chủ nghĩa, Common Law, pháp luật Ðạo hồi, pháp luật ấn độ, pháp luật viễn đông, pháp luật châu phi và Madagscar.
    Thứ ba, Konrad Zweigert và Hein Koetz dựa vào phong cách pháp lý (lịch sử phát minh và phát triển của hệ thống pháp luật, cách t duy pháp lý đặc trng, các chế định đặc biệt, các loại nguồn và cách thức sử dụng chúng, ý thức của hệ thống pháp luật) để phân loại thành họ pháp luật La Mã, họ pháp luật Ðức, họ Anh _Mỹ, họ Bắc Âu, Họ XHCN, Họ Viễn Ðông, Họ Ðạo Hồi, Họ Hindu.
    Thứ tư, các nhà luật học XHCN phân chia thành Họ pháp luật XHCN, Họ pháp luật tư bản . Theo Eoersi , dựa vào học thuyết Marx về quan hệ sản xuất và sở hữu tư liệu sản xuất, cũng như việc sắp xếp quyền lực trong xã hội đã phân loại thành 2 họ như trên. Tuy nhiên , trong họ tư bản chủ nghĩa, hệ thống pháp luật Châu âu lại được chia thành 4 nhóm dựa vào thời gian, cách thức, mức độ mà giai cấp tư sản thành công trong lòng chế độ phong kiến . Ðó là :Anh và các nước Phương Bắc, Pháp, các nước nói tiếng Ðức ở Trung âu, Hungary và một phần Ðông âu, các nước ở Ðông-Nam âu.
    Thứ năm, một số nhà nghiên cứu Canada lại chia pháp luật thế giới thành 4 họ lớn là Civil Law , Common Law, Customary Law, Mixed Law và họ cho Việt Nam là một nước thuần Civil Law.
    Customary Law: Luật tập quán.

    No sign!!!

Chia sẻ trang này