1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam năm 1979

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi tarzan, 11/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dudu08

    dudu08 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2001
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    0
    [Thực sự có nhiều xúc động và suy nghĩ khi nghĩ về quá khứ của đất nước mình. Sự hiểu biết và quan tâm của các bạn thanh niên về năm 1979 làm cho tôi kinh phục. Chúng ta đều đã trải qua những tháng năm khó khăn đó, đều hiểu cái giá mà đất nước phải trả cho hoà bình, cho độc lập và tự do. Quá khứ không thể thay đổi được, và càng không có quyền xúc phạm. Tôi còn nhớ một câu chuyện như thế này, năm 1978, trong một cuộc họp tại Tây nguyên về Lâm nghiệp, đại tướng Võ Nguyên Giáp, lúc ấy đã bắt đầu bị thất sủng cũng tham dự. Đại tướng có phân tích tình hình Việt Nam lúc đó, và khẳng định, một cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung chắc chắn sẽ xảy ra, chỉ là vấn đề thời gian thôi. Đại tướng nói, : việc này hãy để cho thế hệ chúng tôi ( lúc đó ) làm, thế hệ chúng tôi đã kinh qua chiến tranh, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, và quan trọng hơn, chúng tôi rất hiểu anh Tàu, vì vậy, trách nhiệm này chúng tôi phải thực hiện, đó là món nợ của lịch sử. Để cho thế hệ con cháu sau này không còn phải trả món nợ này nữa.
    Đây hoàn toàn là chuyện có thật, nhiều nhân chứng đã tham dự cuộc họp này. Các bạn ạ, lịch sử dân tộc là một dòng chảy, đó là xương máu, là trách nhiệm của thế hệ này với thế hệ sau, chỉ với một mục đích duy nhất là duy trì sụ tồn vinh của đất nước, của giống nòi. Đến bây giờ tôi vãn cảm phục và hiểu những gì mà Bác Giáp đã nói.
    Cũng xin cảm ơn các bạn không quên một trang sử hào hùng mà cũng đầy đau thương của đất nước và dân tộc, mà cũng mong mỗi chúng ta khi tham gia diễn đàn, hãy nói bằng suy nghĩ của 1 người Việt Nam chân chính, dù xấu, dù tốt, mục dích của chúng ta là vì sự hưng thịnh của đất nước mình.
    Rất thâm thía những điều các bạn đã bàn luận, mạo muội có vài lời.
    NAV
  2. vietnobita

    vietnobita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    xin chào các bạn rất vui được trò truyện với các bạn trong việc TQ đánh VN ta năm 1979 .Tôi dã được thầy tôi kể rằng năm đó TQ cho quân sang đánh ta .Bộ chỉ huy quân sư của ta ( BCHQS ) vạch ra chủ trương là để cho quân TQ đánh sâu vào VN rồi mới đánh khi quân TQ đã tiến sâu vào trong VN rồi liền sau đó BCHQS của ta liền chặn đầu khoá đuôi chúng lại ko cho chúng rút về sau đó ta cho quân tiến lên chiếm một phần tỉnh o phía biên giới của chúng .Tước tình hình đó tướng chỉ huy của TQ nhận thấy được kế sách của ta liền vội cho quân rút về ( lý do thứ nhất ) ,(ly do hai ) lúc đó ta đã có loại tên lửa của LX giúp đỡ đã có thể bắn từ VN đến Nam Kinh -TQ .Nên tron trận này ta mới chỉ tiêu diệt được một số ít lính của đich nhưng đã làm cho TQ một phen hú vía
    Nguyễn Việt
  3. vietnobita

    vietnobita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    xin chào các bạn rất vui được trò truyện với các bạn trong việc TQ đánh VN ta năm 1979 .Tôi dã được thầy tôi kể rằng năm đó TQ cho quân sang đánh ta .Bộ chỉ huy quân sư của ta ( BCHQS ) vạch ra chủ trương là để cho quân TQ đánh sâu vào VN rồi mới đánh khi quân TQ đã tiến sâu vào trong VN rồi liền sau đó BCHQS của ta liền chặn đầu khoá đuôi chúng lại ko cho chúng rút về sau đó ta cho quân tiến lên chiếm một phần tỉnh o phía biên giới của chúng .Tước tình hình đó tướng chỉ huy của TQ nhận thấy được kế sách của ta liền vội cho quân rút về ( lý do thứ nhất ) ,(ly do hai ) lúc đó ta đã có loại tên lửa của LX giúp đỡ đã có thể bắn từ VN đến Nam Kinh -TQ .Nên tron trận này ta mới chỉ tiêu diệt được một số ít lính của đich nhưng đã làm cho TQ một phen hú vía
    Nguyễn Việt
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Chào các bác. Em ở KTQSNG, đáp lễ bác cavalry, sang đây hỏi thăm các bác tí.
    Về năm 1979, đúng là năm kinh hoàng nhất đối với quân xâm lược, và năm "thế giặc nhàn" như cụ Tuấn nhà ta chuẩn bị cho Nguyên-Mông lần 3. Đó là ý kiến riêng. Tài liệu vụ này, bọn thân tầu nhà ta trẩm sạch.
    Em đã lặn lội lên biên giới hồi còn trẻ con để xem lại.
    Một quân đoàn VN, được hai quân đoàn khác làm dự bị, được một đội đổ bộ chia rẽ lực lượng địch, hoàn thành việc CPC trong 2 tuần (đối phương mất phần lớn chủ lực khi họ chủ động tiến công, quay lui bất ngờ khi ta đổ bộ phía sau)
    Ở Lao Cai, TQ trả giá rất đắt lấy được thị xã (cách TQ 1-2 bước chân. Nhưng xung quanh thị xã, VN tiến sang TQ.
    Ở LẠng Sơn, sau khi không thể tiến được theo đường 1 (họ dự định trong ngày đến Hà Nội), rẽ vào đường Đình Lập, ở đây, họ có một quyết định thông minh: bỏ lại phần lớn xe cộ, đi bộ về. Đoàn xe này đến cuối những năm 80 bán sắt vụn.
    Không quân họ cất cánh, lập tức bị bắn rơi nên không dùng nữa.
    Ngoài khơi, kế hoạch mũi tấn công thứ 3 (kế hoạch này được dự tính từ thời Thanh, Tôn Sĩ Nghị tham công không dùng), cắt đôi VN thất bại do hạm đội Nga lập tức lên đường tuần tra, sau đó Hạm Đội Thái Bình Dương đến thăm Hải Phòng.
    Các bác nên chú ý: trên bắc, quân TQ không khác gì Pôn Pốt không phải trong phim mà người dân kể lại: để làm sạch đường hành quân, TQ dùng dao quắm với người không kịp chạy cho đỡ tốn đạn.
    Đây là một kế hoạch được chuẩn bị lâu dài (từ thời đánh Mĩ), Nhiều lần bị dừng do không tin tưởng được Miền Nam (vào những vụ ta gặp vận bĩ).
    Đó là một cuộc tiến công hoàn hảo: Campuchia(bị biến thành trại lính khổng lồ) tiến công một mặt, TQ ủng hộ. Kế hoạch được các thế lực thù địch (Anh, Mĩ sau này Anh đã đưa kỹ thuật viên viện trợ Khơme đỏ) hưởng ứng, hi vọng báo thù. Các máy bay TQ, các đơn vị quân chủ lực lục quân, một lực lượng lớn khí tài (tăng, xe) và hạm đội tiến xuống nam. Quân ta chỉ cho rằng đó là căng thẳng biên giới, hoàn toàn không thể có chiến tranh.
    Cuộc chiến diễn ra nhanh gọn, không một quân đoàn chủ lực nào của ta tham gia (chưa chuyển quân xong). Việc các quân đoàn ta lập phòng tuyến 2(dọc đường 279 bây giờ) là sau khi TQ bắt đầu rút.
    Các bác đã biết nguyên nhân chính họ rút rồi chứ: mới dân quân và bộ đội địa phương, chưa gặp chủ lực. Trận chiến làm nội bộ quân đội TQ xáo trộn.
    TQ nhận được một thất bại chính trị lớn hơn nhiều lần thất bại QS: ảnh hưởng của họ ở Bancăng và châu Phi tiêu tan, Campuchia hồi sinh, các tốp du kích theo chủ nghĩa Mao ở Đông Nam Á lặn hết. Ấn Độ, Nhật Bản tiến gần hơn với Đông Nam Á. Hậu quả vụ này vẫn còn ở Inđônêxia, năm khủng hoảng gần đây.
    Với các nước lớn, TQ bị tách biệt (Anh Mĩ chung mưu đồ về Khơme đỏ ở LHQ nhưng không ai buôn bán vũ khí với TQ nữa).
    Người TQ cũng tỏ ra lắm mưu nhiều mẹo sau khi bại trận: họ nhanh chóng tuyên bố rút quân, bảo với dân TQ là thắng lợi rồi, và cấm VN cản đường rút (nhưng nói với dân họ). Trước khi các quân đoàn chủ lực của ta và thế giới phản ứng mạnh mẽ hơn.
    Người TQ lắm mưu nhiều mẹo, nhưng không bao giờ đi sai quy luật của họ. Các bác cứ nhìn lịch sử của họ xem. Sau khi được chính quyền là các cuộc thanh trừng và chiến tranh biên giới. Những kẻ mới có quyền lực trong quân đội sốt sắng lập quân công. Kết quả các cuộc chiến tranh đó là nước TQ bao giờ cũng gạt QĐ ra xa quyền lực. Đánh VN chỉ là một chuyện hài hước nhỏ, họ còn đem 1 triệu quân đánh LX. Quân biên phòng LX gọi máy bay, tước vũ khí và trả về.
    Việc quá lạm dụng quân đội của chính quyền TQ đã gây hoạ cho nguyên soái Bành Đức Hoài: ông báo cáo về nên dừng lại sau khi chiếm Xơun. Được lệnh tiếp tục tấn công Mĩ, quân đội của ông thương vong lớn. Về nước ông bị đánh tới chết. Đó không phải là hình phạt, mà là sự tranh giành quyền lực. Vì ngoài ông, các nguyên soái khác không tránh khỏi số phận như vậy: bị đấm đá tới chết.
    Sau khi bị Hoàng Đế Quang Trung coi như bọn trẻ con (Hoàng Đế dùng 1/3 số quân so với địch, đạo chủ yếu mới huấn luyện vài ngày: quân Thanh Hoá). Vua Thanh sai vẽ sáu bức hoạ lớn, rất đẹp kỷ niệm chiến thắng (của quân Thanh) này, nay vẫn còn.
    Khơme đỏ tiêu tan là dự tính người Tầu: khi huy động đại bộ phận quân đội vượt biên giới, không một nhà QS tài ba nào giữ nổi nước CPC nữa. Người Tầu định thủ lợi, nhưng 10 năm sau họ vẫn đi tìm thắng lợi chưa có.
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Chào các bác. Em ở KTQSNG, đáp lễ bác cavalry, sang đây hỏi thăm các bác tí.
    Về năm 1979, đúng là năm kinh hoàng nhất đối với quân xâm lược, và năm "thế giặc nhàn" như cụ Tuấn nhà ta chuẩn bị cho Nguyên-Mông lần 3. Đó là ý kiến riêng. Tài liệu vụ này, bọn thân tầu nhà ta trẩm sạch.
    Em đã lặn lội lên biên giới hồi còn trẻ con để xem lại.
    Một quân đoàn VN, được hai quân đoàn khác làm dự bị, được một đội đổ bộ chia rẽ lực lượng địch, hoàn thành việc CPC trong 2 tuần (đối phương mất phần lớn chủ lực khi họ chủ động tiến công, quay lui bất ngờ khi ta đổ bộ phía sau)
    Ở Lao Cai, TQ trả giá rất đắt lấy được thị xã (cách TQ 1-2 bước chân. Nhưng xung quanh thị xã, VN tiến sang TQ.
    Ở LẠng Sơn, sau khi không thể tiến được theo đường 1 (họ dự định trong ngày đến Hà Nội), rẽ vào đường Đình Lập, ở đây, họ có một quyết định thông minh: bỏ lại phần lớn xe cộ, đi bộ về. Đoàn xe này đến cuối những năm 80 bán sắt vụn.
    Không quân họ cất cánh, lập tức bị bắn rơi nên không dùng nữa.
    Ngoài khơi, kế hoạch mũi tấn công thứ 3 (kế hoạch này được dự tính từ thời Thanh, Tôn Sĩ Nghị tham công không dùng), cắt đôi VN thất bại do hạm đội Nga lập tức lên đường tuần tra, sau đó Hạm Đội Thái Bình Dương đến thăm Hải Phòng.
    Các bác nên chú ý: trên bắc, quân TQ không khác gì Pôn Pốt không phải trong phim mà người dân kể lại: để làm sạch đường hành quân, TQ dùng dao quắm với người không kịp chạy cho đỡ tốn đạn.
    Đây là một kế hoạch được chuẩn bị lâu dài (từ thời đánh Mĩ), Nhiều lần bị dừng do không tin tưởng được Miền Nam (vào những vụ ta gặp vận bĩ).
    Đó là một cuộc tiến công hoàn hảo: Campuchia(bị biến thành trại lính khổng lồ) tiến công một mặt, TQ ủng hộ. Kế hoạch được các thế lực thù địch (Anh, Mĩ sau này Anh đã đưa kỹ thuật viên viện trợ Khơme đỏ) hưởng ứng, hi vọng báo thù. Các máy bay TQ, các đơn vị quân chủ lực lục quân, một lực lượng lớn khí tài (tăng, xe) và hạm đội tiến xuống nam. Quân ta chỉ cho rằng đó là căng thẳng biên giới, hoàn toàn không thể có chiến tranh.
    Cuộc chiến diễn ra nhanh gọn, không một quân đoàn chủ lực nào của ta tham gia (chưa chuyển quân xong). Việc các quân đoàn ta lập phòng tuyến 2(dọc đường 279 bây giờ) là sau khi TQ bắt đầu rút.
    Các bác đã biết nguyên nhân chính họ rút rồi chứ: mới dân quân và bộ đội địa phương, chưa gặp chủ lực. Trận chiến làm nội bộ quân đội TQ xáo trộn.
    TQ nhận được một thất bại chính trị lớn hơn nhiều lần thất bại QS: ảnh hưởng của họ ở Bancăng và châu Phi tiêu tan, Campuchia hồi sinh, các tốp du kích theo chủ nghĩa Mao ở Đông Nam Á lặn hết. Ấn Độ, Nhật Bản tiến gần hơn với Đông Nam Á. Hậu quả vụ này vẫn còn ở Inđônêxia, năm khủng hoảng gần đây.
    Với các nước lớn, TQ bị tách biệt (Anh Mĩ chung mưu đồ về Khơme đỏ ở LHQ nhưng không ai buôn bán vũ khí với TQ nữa).
    Người TQ cũng tỏ ra lắm mưu nhiều mẹo sau khi bại trận: họ nhanh chóng tuyên bố rút quân, bảo với dân TQ là thắng lợi rồi, và cấm VN cản đường rút (nhưng nói với dân họ). Trước khi các quân đoàn chủ lực của ta và thế giới phản ứng mạnh mẽ hơn.
    Người TQ lắm mưu nhiều mẹo, nhưng không bao giờ đi sai quy luật của họ. Các bác cứ nhìn lịch sử của họ xem. Sau khi được chính quyền là các cuộc thanh trừng và chiến tranh biên giới. Những kẻ mới có quyền lực trong quân đội sốt sắng lập quân công. Kết quả các cuộc chiến tranh đó là nước TQ bao giờ cũng gạt QĐ ra xa quyền lực. Đánh VN chỉ là một chuyện hài hước nhỏ, họ còn đem 1 triệu quân đánh LX. Quân biên phòng LX gọi máy bay, tước vũ khí và trả về.
    Việc quá lạm dụng quân đội của chính quyền TQ đã gây hoạ cho nguyên soái Bành Đức Hoài: ông báo cáo về nên dừng lại sau khi chiếm Xơun. Được lệnh tiếp tục tấn công Mĩ, quân đội của ông thương vong lớn. Về nước ông bị đánh tới chết. Đó không phải là hình phạt, mà là sự tranh giành quyền lực. Vì ngoài ông, các nguyên soái khác không tránh khỏi số phận như vậy: bị đấm đá tới chết.
    Sau khi bị Hoàng Đế Quang Trung coi như bọn trẻ con (Hoàng Đế dùng 1/3 số quân so với địch, đạo chủ yếu mới huấn luyện vài ngày: quân Thanh Hoá). Vua Thanh sai vẽ sáu bức hoạ lớn, rất đẹp kỷ niệm chiến thắng (của quân Thanh) này, nay vẫn còn.
    Khơme đỏ tiêu tan là dự tính người Tầu: khi huy động đại bộ phận quân đội vượt biên giới, không một nhà QS tài ba nào giữ nổi nước CPC nữa. Người Tầu định thủ lợi, nhưng 10 năm sau họ vẫn đi tìm thắng lợi chưa có.
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Xin được tiếp tục, vẫn trận đang kể :
    ...
    Hồi đó, từ sân bay Trà Nóc (Cần Thơ), phi đội A37 có 3 chiếc cất cánh, theo mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Tổng tham mưu trong trận đánh hiệp đồng quân binh chủng đánh trả đợt tấn công lán chiếm của bọn Pol Pot ở phía tây Bến Cầu (Tây Ninh). Tạ Đông Trung bay ở vị trí số 3, qua Gò Dầu, anh phát hiện mục tiêu ném bom. Đó là 1 cụm cứ điểm phía bắc con đường nối liền Gò Dầu với Svay-riêng, trong 1 làng cách biên giới chừng 1km. Từ cứ điểm này bọn Pol Pot tấn công sang biên giới nước ta ở khu vực phía tây sông Vàm Cỏ Đông... A37 kéo lên cao, đội hình hàng dọc, 2 chiếc đi đầu ném bom xong, lửa khói còn cuồn cuộn, Tạ Đông Trung bổ nhào, đến cự li 500m anh ném bom. Chiếc A37 theo đà lao xuống đến 300m vừa ngóc lên bị súng 12 ly 8 bắn trúng, chiếc máy bay bốc cháy. Trung kéo dù... chiếc dù theo gió bay ngược về phía biên giới. Quân ta ở bên tuyến phòng ngự nhìn thấy rất rõ, các chiến sĩ ở đài quan sát nhìn thấy Tạ Đông Trung cố lái chiếc dù về phía đông, họ thấy anh kéo dù để nhờ gió đẩy nhanh về phía quan ta. Nhưng chiếc dù như có một sức mạnh trì kéo, Trung cố vươn về phía con đường còn sức hút của trái đất lại kéo anh xuống. Trung rơi xuống 1 cánh đồng cách quân ta chừng 700m, lập tức quân Pol Pot kéo đến bao vây. Ở bên này, quân ta nhả đạn, những khẩu đại liên cơ động ra khỏi công sự lao lên mặt ruộng ở những vị trí có thể bắn xa nhất. Nhưng những viên đạn chẳng thể đi xa hơn. Quân Pol Pot tiến rất nhanh, những ta súng AK, đầu trần, quần cụt, áo đen lao đến, Trung lùi dần về phía con đường. Nhưng bọn chúng đến rất gần, khẩu súng ngắn trong tay đã lên đạn. Từ trên bờ ruộng Trung bắn gục 2 tên tiến đến gần định bắt sống anh. Quân ta, 1 trung đội vượt biên giới lao về phía người phi công của ta, trượt qua ruộng lúa khô, còn cách chừng 500m, cánh đồng lầy chắn ngang, dù mùa khô đã trên 1 tháng, nước ở đây vẫn chưa khô, việc cơ động rất chậm. Trong khi đó bọn Pol Pot xả súng ngăn lực lượng quân ta từ biên giới tiến sang. Cuộc chiến đấu đã diễn ra trên đồng ruộng, các chiến sĩ bộ binh dựa vào bờ ruộng bắn trả, quân ta không tiến lên được. Họ nhìn thấy người đồng đội của mình bắn trả bọn áo đen lao đến ngày càng đông. Họ thấy Trung từ trên bờ ruộng đứng thẳng bắn gục thêm 2 tên nữa. Bọn Pol Pot không thể bắt sống người lái máy bay Việt Nam kiên cường, bọn chúng bèn tập trung AK đồng loạt bắn gục Tạ Đông Trung...
    ...
    Hùng bóp micro :
    - Hải Yến, tôi vượt qua chiến tuyến đánh từ phía sau.
    - Trung Nguyện chú ý quan sát, tôi sẽ chi viện.
    - Nghe rõ.
    Hùng lái chiếc UH-1 vượt qua xe tăng và bộ binh ta, tiến sâu vào đất địch. Từ trên cao và phía sau, anh nhìn thấy rất rõ quân Pol Pot phơi mình sau những mô đất. Anh ra lệnh cho xạ thủ điểm từng loạt đạn ngắn, chính xác làm vỡ toang tuyến phòng thủ, tạo điều kiện tốt cho xe tăng vượt chướng ngại vật. Chiếc máy bay của Hùng bay sát mặt đất, ào ào lướt qua trên cánh đồng rồi xoay ngang. Từng loạt M60 cày tung đất, cắm phăng vào bọn đề kháng. Anh căng mắt quan sát, tập trung lái, tránh những nơi có quân áo đen... Bỗng 1 loạt súng bộ binh của quân Pol Pot, chẳng biết từ góc nào bắn thẳng vào mũi chiếc trực thăng, đạn lửa đỏ lừ trong nháy mắt xuyên qua kính chắn gió... viên đạn cắm thẳng vào ngựng rất mạnh... nhờ chiếc áo giáp, viên đạn cắm vào ngực vỡ ra một ảnh áo và bắn sang tay người lái phụ của Hùng là phi công Lê Việt Bắc.
    ...
    Vậy là Bắc chỉ bị thương ở tay, Hùng yên tâm, tiếp tục cơ động máy bay đề phòng địch bắn, anh bay ở độ cao sát mặt ruộng, hiệu quả xạ kích của trực thăng rất cao nhưng cũng dễ bị súng bộ binh bắn. Chiếc UH-1 của anh bay trên đồng lúa vừa gặt, cùng với biên đội hình thành 5 pháo đài bay cơ động nhả đạn vào bọn diệt chủng... Tiếng động cơ, tiếng súng, tiếng pháo của ta và địch trên cánh đồng phía tây Nhà Bàng - Thất Sơn, tạo nên cảnh tượng hùng vĩ chưa từng có trong 1 trận chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng của quân đội ta. Như những thiên thần, những chiếc trực thăng nhào lộn, lượn vòng, bổ nhào làm cho bọn Pol Pot thực sự hoảng loạn, chúng lo đối phó với trực thăng thì không tập trung ở mặt đất. Cuộc chiến đấu giữa quân ta và bọn Pol Pot diễn ra rất căng thẳng và ác liệt. Bọn chúng chống trả điên cuồng. Phi đội trực thăng vừa diệt địch, vừa yểm trợ chi viện cho bộ binh và xe tăng. Phi đội Nguyễn Đình Khoa phát hiện 1 chốt rất lợi hại của địch làm cho quân ta không thể tiến lên được. Ở đó địa hình rất khó cho xe tăng cơ động, chiếc xe tăng nào định lách qua đám cỏ có bãi lầy liền bị những tay súng chống tăng bắn cháy. Khoa cơ động, chiếc UH-1 vòng ra phía sau phóng 1 loạt rốckét, ổ đề kháng của bọn lính áo đen bị tiêu diệt. Trong lúc đó, chiếc UH-1 của Hùng tấn công vào khu hậu cần. Hùng nghe trên tai tiếng gọi của Khoa gấp gấp :
    - 36, 35 gọi.
    - 36 nghe rõ.
    - 36, máy bay của tôi bị thương, điều khiển rất khó khăn.
    - 35, anh bay về đất của ta được không.
    - Được, tôi cố gắng, tay lái rất nặng.
    Sau khi phóng loạt rốkét cuối cùng vào ổ phòng ngự của địch, Hùng lái chiếc UH-1 của mình cũng bị thương, anh hộ tống chiếc trực thăng của Khoa hạ cánh. Anh cũng hạ cánh vì nhanh chóng phát hiện chiếc UH-1 của Khoa bị AK của bọn Pol Pot bắn bể ống dầu đỏ (loại dầu phụ trợ tay lái) nên điều khiển rất nặng và khó khăn. Sau khi bố trí người canh gác, Hùng chở tổ bay của Khoa về, đem ống khác lên thay...
    KCVQNBHSCTQ
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Xin được tiếp tục, vẫn trận đang kể :
    ...
    Hồi đó, từ sân bay Trà Nóc (Cần Thơ), phi đội A37 có 3 chiếc cất cánh, theo mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Tổng tham mưu trong trận đánh hiệp đồng quân binh chủng đánh trả đợt tấn công lán chiếm của bọn Pol Pot ở phía tây Bến Cầu (Tây Ninh). Tạ Đông Trung bay ở vị trí số 3, qua Gò Dầu, anh phát hiện mục tiêu ném bom. Đó là 1 cụm cứ điểm phía bắc con đường nối liền Gò Dầu với Svay-riêng, trong 1 làng cách biên giới chừng 1km. Từ cứ điểm này bọn Pol Pot tấn công sang biên giới nước ta ở khu vực phía tây sông Vàm Cỏ Đông... A37 kéo lên cao, đội hình hàng dọc, 2 chiếc đi đầu ném bom xong, lửa khói còn cuồn cuộn, Tạ Đông Trung bổ nhào, đến cự li 500m anh ném bom. Chiếc A37 theo đà lao xuống đến 300m vừa ngóc lên bị súng 12 ly 8 bắn trúng, chiếc máy bay bốc cháy. Trung kéo dù... chiếc dù theo gió bay ngược về phía biên giới. Quân ta ở bên tuyến phòng ngự nhìn thấy rất rõ, các chiến sĩ ở đài quan sát nhìn thấy Tạ Đông Trung cố lái chiếc dù về phía đông, họ thấy anh kéo dù để nhờ gió đẩy nhanh về phía quan ta. Nhưng chiếc dù như có một sức mạnh trì kéo, Trung cố vươn về phía con đường còn sức hút của trái đất lại kéo anh xuống. Trung rơi xuống 1 cánh đồng cách quân ta chừng 700m, lập tức quân Pol Pot kéo đến bao vây. Ở bên này, quân ta nhả đạn, những khẩu đại liên cơ động ra khỏi công sự lao lên mặt ruộng ở những vị trí có thể bắn xa nhất. Nhưng những viên đạn chẳng thể đi xa hơn. Quân Pol Pot tiến rất nhanh, những ta súng AK, đầu trần, quần cụt, áo đen lao đến, Trung lùi dần về phía con đường. Nhưng bọn chúng đến rất gần, khẩu súng ngắn trong tay đã lên đạn. Từ trên bờ ruộng Trung bắn gục 2 tên tiến đến gần định bắt sống anh. Quân ta, 1 trung đội vượt biên giới lao về phía người phi công của ta, trượt qua ruộng lúa khô, còn cách chừng 500m, cánh đồng lầy chắn ngang, dù mùa khô đã trên 1 tháng, nước ở đây vẫn chưa khô, việc cơ động rất chậm. Trong khi đó bọn Pol Pot xả súng ngăn lực lượng quân ta từ biên giới tiến sang. Cuộc chiến đấu đã diễn ra trên đồng ruộng, các chiến sĩ bộ binh dựa vào bờ ruộng bắn trả, quân ta không tiến lên được. Họ nhìn thấy người đồng đội của mình bắn trả bọn áo đen lao đến ngày càng đông. Họ thấy Trung từ trên bờ ruộng đứng thẳng bắn gục thêm 2 tên nữa. Bọn Pol Pot không thể bắt sống người lái máy bay Việt Nam kiên cường, bọn chúng bèn tập trung AK đồng loạt bắn gục Tạ Đông Trung...
    ...
    Hùng bóp micro :
    - Hải Yến, tôi vượt qua chiến tuyến đánh từ phía sau.
    - Trung Nguyện chú ý quan sát, tôi sẽ chi viện.
    - Nghe rõ.
    Hùng lái chiếc UH-1 vượt qua xe tăng và bộ binh ta, tiến sâu vào đất địch. Từ trên cao và phía sau, anh nhìn thấy rất rõ quân Pol Pot phơi mình sau những mô đất. Anh ra lệnh cho xạ thủ điểm từng loạt đạn ngắn, chính xác làm vỡ toang tuyến phòng thủ, tạo điều kiện tốt cho xe tăng vượt chướng ngại vật. Chiếc máy bay của Hùng bay sát mặt đất, ào ào lướt qua trên cánh đồng rồi xoay ngang. Từng loạt M60 cày tung đất, cắm phăng vào bọn đề kháng. Anh căng mắt quan sát, tập trung lái, tránh những nơi có quân áo đen... Bỗng 1 loạt súng bộ binh của quân Pol Pot, chẳng biết từ góc nào bắn thẳng vào mũi chiếc trực thăng, đạn lửa đỏ lừ trong nháy mắt xuyên qua kính chắn gió... viên đạn cắm thẳng vào ngựng rất mạnh... nhờ chiếc áo giáp, viên đạn cắm vào ngực vỡ ra một ảnh áo và bắn sang tay người lái phụ của Hùng là phi công Lê Việt Bắc.
    ...
    Vậy là Bắc chỉ bị thương ở tay, Hùng yên tâm, tiếp tục cơ động máy bay đề phòng địch bắn, anh bay ở độ cao sát mặt ruộng, hiệu quả xạ kích của trực thăng rất cao nhưng cũng dễ bị súng bộ binh bắn. Chiếc UH-1 của anh bay trên đồng lúa vừa gặt, cùng với biên đội hình thành 5 pháo đài bay cơ động nhả đạn vào bọn diệt chủng... Tiếng động cơ, tiếng súng, tiếng pháo của ta và địch trên cánh đồng phía tây Nhà Bàng - Thất Sơn, tạo nên cảnh tượng hùng vĩ chưa từng có trong 1 trận chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng của quân đội ta. Như những thiên thần, những chiếc trực thăng nhào lộn, lượn vòng, bổ nhào làm cho bọn Pol Pot thực sự hoảng loạn, chúng lo đối phó với trực thăng thì không tập trung ở mặt đất. Cuộc chiến đấu giữa quân ta và bọn Pol Pot diễn ra rất căng thẳng và ác liệt. Bọn chúng chống trả điên cuồng. Phi đội trực thăng vừa diệt địch, vừa yểm trợ chi viện cho bộ binh và xe tăng. Phi đội Nguyễn Đình Khoa phát hiện 1 chốt rất lợi hại của địch làm cho quân ta không thể tiến lên được. Ở đó địa hình rất khó cho xe tăng cơ động, chiếc xe tăng nào định lách qua đám cỏ có bãi lầy liền bị những tay súng chống tăng bắn cháy. Khoa cơ động, chiếc UH-1 vòng ra phía sau phóng 1 loạt rốckét, ổ đề kháng của bọn lính áo đen bị tiêu diệt. Trong lúc đó, chiếc UH-1 của Hùng tấn công vào khu hậu cần. Hùng nghe trên tai tiếng gọi của Khoa gấp gấp :
    - 36, 35 gọi.
    - 36 nghe rõ.
    - 36, máy bay của tôi bị thương, điều khiển rất khó khăn.
    - 35, anh bay về đất của ta được không.
    - Được, tôi cố gắng, tay lái rất nặng.
    Sau khi phóng loạt rốkét cuối cùng vào ổ phòng ngự của địch, Hùng lái chiếc UH-1 của mình cũng bị thương, anh hộ tống chiếc trực thăng của Khoa hạ cánh. Anh cũng hạ cánh vì nhanh chóng phát hiện chiếc UH-1 của Khoa bị AK của bọn Pol Pot bắn bể ống dầu đỏ (loại dầu phụ trợ tay lái) nên điều khiển rất nặng và khó khăn. Sau khi bố trí người canh gác, Hùng chở tổ bay của Khoa về, đem ống khác lên thay...
    KCVQNBHSCTQ
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    một trận khác, khá là ác liệt
    ....
    Ngày 14-3-1978, cuộc chiến đấu ác liệt và liên tục. Có lúc bọn Pol Pot phản công dọc tuyến biên giới hết sức căng thẳng. Quân ta phải chiến đấu trong điều kiện cực kì khó khăn. Càng về sau quân địch tổ chức đối phó với trực thăng rất có hiệu quả, lần xuất kích nào cũng có những chiếc UH-1 bị thương.
    ... bọn Pol Pot tung hơn 10 sư đoàn, liên tục tấn công sang biên giới nước ta. Tại khu vực 2 xã Khánh An, Khánh Bình tỉnh An Giang, quân địch đã cố thủ khá chắc. Nhiều lần ta tổ chức đánh nhưng đều không thành công. Tại đây, trung đoàn 11 của Pol Pot được tặng danh hiệu anh hùng, vì đã đánh liên tục, chưa lần nào quân ta lọt vào được trận địa của chúng. Khu vực trung đoàn 11 chiếm chạy dài gần 3km, xung quanh có sông, rạch bao bọc. Con đường bộ duy nhất đi vào đến trung tâm chừng 500m, có 1 công sự vững chắc, nơi đặt sở chỉ huy trung đoàn.
    Bộ chỉ huy mặt trận quyết định sử dụng 1 sư đoàn chủ lực, 2 đại đội địa phương, có sự phối hợp chiến đấu của không quân.
    Mờ sáng, pháo của ta cấp tập vào sở chỉ huy trung đoàn 11, cùng lúc đó, các chiến sĩ bộ binh đã áp sát tuyến xuất phát xung phong... Bộ binh vừa đặt chân đến khu vực đầu cầu, lập tức đạn cối từ những nơi chúng bố trí và được ngắm bắn sẵn từ trước, gần như đạn cối rơi đúng từng bước chân của chiến sĩ ta. Đến gần trưa, 4 đợt xung phong đều bị chặn đứng. ộ chỉ huy thấy rõ, mối đe doạ chính từ những trận địa súng cối, rải rác ở khắp các khu vực trên cánh đồng ruộng mênh mông, bèn ra lệnh cho UH-1 tiêu diệt. Các chiến sĩ lái máy bay tràn qua khu vực bên kia chiến tuyến, Hồ Duy Hùng nhanh chóng phát hiện các trận địa cối của địch, anh phóng những loạt rốckét rất chính xác, tiêu diệt các trận địa hoả lực của bọn Pol Pot... bộ đội ta tiếp tục xung phong, nhưng không sao vào được căn cứ của địch, hoả lực phòng ngự rất mạnh, đặc biết chúng sử dụng B40 và đại liên khống chế cửa mở độc đạo khá hiệu quả, quân ta hy sinh khá nhiều nên phải dừng lại. Rõ ràng thế phòng thủ dựa vào địa hình sông, rạch, đầm lầy rất lợi hại. Quân ta buộc phải dùng bom, 4 chiếc A37 xuất kích, ngay loạt bom đầu tiên toàn bộ cứ điểm phòng thủ của sở chỉ huy trung đoàn 11 bị san bằng. Địch bỏ trận địa rút chạy, vượt sông về bên kia biên giới. Khi rời khỏi trận địa là phơi mình, là bộc lộ điểm yếu. Bọn Pol Pot dù biết nhưng không còn con đường nào khác. Không để cho bọn diệt chủng chạy thoát, ngay lúc dó, Hồ Duy Hùng và đồng đội đè đầu quân địch nhả đạn, những chiếc xuồng, những tên lính vứt súng bơi trên sông đều bị UH-1 tiêu diệt. Suốt 1 ngày, chiếc Uh-1 của Hồ Duy hùng và đồng đội cà nát trận địa địch. Anh đánh vào sở chỉ huy phía sau của trung đoàn 11, đánh trận địa, xạ kích vào các cụm đóng quân, những chiếc xe chở lương thực và cả những tên lính khoác súng hành quân. Những chiếc UH-1 của trung đoàn không quân 917 cũng bị không ít viên đạn dính vào, có rất nhiều viên AK và cả những viên đạn 12 ly 8 cắm vào bên hông, dưới bụng. Nhờ có những tấm thép chắn đạn phía dưới bụng chiếc trực thăng, phi công vẫn an toàn. Đến chiều, quân ta làm chủ trận địa, toàn bộ ban chỉ huy trung đoàn 11 bị tiêu diệt, 3 tiểu đoàn bị thiệt hại nặng, 2 xã Khánh An, Khánh Bình sau nhiều tháng bị chiếm đóng đã được giải phóng
    KCVQNBHSCTQ
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    một trận khác, khá là ác liệt
    ....
    Ngày 14-3-1978, cuộc chiến đấu ác liệt và liên tục. Có lúc bọn Pol Pot phản công dọc tuyến biên giới hết sức căng thẳng. Quân ta phải chiến đấu trong điều kiện cực kì khó khăn. Càng về sau quân địch tổ chức đối phó với trực thăng rất có hiệu quả, lần xuất kích nào cũng có những chiếc UH-1 bị thương.
    ... bọn Pol Pot tung hơn 10 sư đoàn, liên tục tấn công sang biên giới nước ta. Tại khu vực 2 xã Khánh An, Khánh Bình tỉnh An Giang, quân địch đã cố thủ khá chắc. Nhiều lần ta tổ chức đánh nhưng đều không thành công. Tại đây, trung đoàn 11 của Pol Pot được tặng danh hiệu anh hùng, vì đã đánh liên tục, chưa lần nào quân ta lọt vào được trận địa của chúng. Khu vực trung đoàn 11 chiếm chạy dài gần 3km, xung quanh có sông, rạch bao bọc. Con đường bộ duy nhất đi vào đến trung tâm chừng 500m, có 1 công sự vững chắc, nơi đặt sở chỉ huy trung đoàn.
    Bộ chỉ huy mặt trận quyết định sử dụng 1 sư đoàn chủ lực, 2 đại đội địa phương, có sự phối hợp chiến đấu của không quân.
    Mờ sáng, pháo của ta cấp tập vào sở chỉ huy trung đoàn 11, cùng lúc đó, các chiến sĩ bộ binh đã áp sát tuyến xuất phát xung phong... Bộ binh vừa đặt chân đến khu vực đầu cầu, lập tức đạn cối từ những nơi chúng bố trí và được ngắm bắn sẵn từ trước, gần như đạn cối rơi đúng từng bước chân của chiến sĩ ta. Đến gần trưa, 4 đợt xung phong đều bị chặn đứng. ộ chỉ huy thấy rõ, mối đe doạ chính từ những trận địa súng cối, rải rác ở khắp các khu vực trên cánh đồng ruộng mênh mông, bèn ra lệnh cho UH-1 tiêu diệt. Các chiến sĩ lái máy bay tràn qua khu vực bên kia chiến tuyến, Hồ Duy Hùng nhanh chóng phát hiện các trận địa cối của địch, anh phóng những loạt rốckét rất chính xác, tiêu diệt các trận địa hoả lực của bọn Pol Pot... bộ đội ta tiếp tục xung phong, nhưng không sao vào được căn cứ của địch, hoả lực phòng ngự rất mạnh, đặc biết chúng sử dụng B40 và đại liên khống chế cửa mở độc đạo khá hiệu quả, quân ta hy sinh khá nhiều nên phải dừng lại. Rõ ràng thế phòng thủ dựa vào địa hình sông, rạch, đầm lầy rất lợi hại. Quân ta buộc phải dùng bom, 4 chiếc A37 xuất kích, ngay loạt bom đầu tiên toàn bộ cứ điểm phòng thủ của sở chỉ huy trung đoàn 11 bị san bằng. Địch bỏ trận địa rút chạy, vượt sông về bên kia biên giới. Khi rời khỏi trận địa là phơi mình, là bộc lộ điểm yếu. Bọn Pol Pot dù biết nhưng không còn con đường nào khác. Không để cho bọn diệt chủng chạy thoát, ngay lúc dó, Hồ Duy Hùng và đồng đội đè đầu quân địch nhả đạn, những chiếc xuồng, những tên lính vứt súng bơi trên sông đều bị UH-1 tiêu diệt. Suốt 1 ngày, chiếc Uh-1 của Hồ Duy hùng và đồng đội cà nát trận địa địch. Anh đánh vào sở chỉ huy phía sau của trung đoàn 11, đánh trận địa, xạ kích vào các cụm đóng quân, những chiếc xe chở lương thực và cả những tên lính khoác súng hành quân. Những chiếc UH-1 của trung đoàn không quân 917 cũng bị không ít viên đạn dính vào, có rất nhiều viên AK và cả những viên đạn 12 ly 8 cắm vào bên hông, dưới bụng. Nhờ có những tấm thép chắn đạn phía dưới bụng chiếc trực thăng, phi công vẫn an toàn. Đến chiều, quân ta làm chủ trận địa, toàn bộ ban chỉ huy trung đoàn 11 bị tiêu diệt, 3 tiểu đoàn bị thiệt hại nặng, 2 xã Khánh An, Khánh Bình sau nhiều tháng bị chiếm đóng đã được giải phóng
    KCVQNBHSCTQ
  10. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị bác chiangsan tiếp tục. Vote bác 5 sao.

    Le Van Le

Chia sẻ trang này