1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam năm 1979

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi tarzan, 11/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vercingetorix

    vercingetorix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Về chiến tranh biên giới Tây Nam, tôi xin đóng góp một số thông tin như sau để các bạn tham khảo :
    Có thể chia quan hệ Việt Nam ?" Cam-pu-chia từ hoà bình đến chiến tranh (1975-1979) thành hai giai đoạn :
    1. Từ 1975-1977 : Trong giai đoạn này đã diễn ra các xung đột nhỏ ở dọc biên giới Tây Nam. Đặc biệt là các vụ Khme đỏ đánh chiếm đảo Thổ Chu, Phú Quốc, giết hại dân thường VN. Trong giai đoạn này VN chưa đánh giá đúng bản chất của Khme đỏ cũng như những tính toán của lực lượng này và những thế lực đứng sau nó nên đã không coi xung đột biên giới là chủ trương của lãnh đạo CPC. Do đó, phía VN chủ trương giải quyết hoà bình cách tranh chấp, giữ hoà khí và chưa đánh trả quyết liệt. VN thúc đẩy xúc tiến đàm phán để giải quyết xung đột.
    2. Từ 1977-1978 : Giai đoạn này tần số những lần gây chiến của Khme đỏ và quy mô tăng đột biến. Qua tìm hiểu và đánh giá VN đã nhận rõ nguyên nhân các cuộc xung đột. Chính vì vậy VN kiên quết đánh trả và đồng thời kiên trì đề nghị phía CPC thương lượng, vận động quốc tế giúp VN thương lượng với CPC (qua trung gian TQ, Không Liên Kết, LHQ nhưng không thành vì nhân tố TQ)
    Nguyên nhân chiến tranh biên giới Tây Nam
    1. Bối cảnh : Cuộc chiến tranh này diễn ra cuối thời chiến tranh lạnh. Mỹ mới rút khỏi ĐNÁ lục địa và đang phải tiến hành củng cố vị trí của mình trong thế giới « tự do ». Liên Xô và Trung Quốc đều lợi dụng tình thế cải thiện quan hệ với Mỹ. Đây là giai đoạn hoà hoãn thứ hai giữa hai cường quốc Xô-Mỹ trong suốt chiến tranh lanh. Quan hệ quốc tế trong khu vực ĐNÁ nói chung và Đông Dương nói riêng chịu tác động của các mâu thuẫn lớn giữa LX-Mỹ; LX-TQ; TQ-VN.
    2. Mục tiêu của Polpot và nguyên nhân cuộc chiến tranh :
    Thứ nhất, Polpot lựa chọn mô hình cộng sản nông thôn của Mao Trạch Đông là nền tảng lý luận xây dựng CNXH. Theo lý luận này, trong chiến tranh, « nông thôn bao vây thành thị », đưa cách mạng từ rùng rú về thành phố. Còn trong xây dựng hoà bình, vai trò của nông dân là trên hết. Không cần trí thức, không cần thành phố. Cả nước là một cánh đồng. Tiến lên CNXH bằng cái đòn gánh và nồi cơm to (thuyết này của MTĐ nêu ra khi tiến hành CM công nghiệp không thành công đầu những năm 50). Chính vì vậy, Polpot đã tiến hành những « cải cách » nhằm làm trong sạch hoá xã hội CPC : loại trừ trí thức, tiểu tư sản, tầng lớp bóc lột (Việt kiều, Hoa kiều, Thái kiều?). Đối lập mô hình XHCN ở CPC với mô hình ở VN. Tiến hành tuyên truyền chống VN để loại trừ những phần tử thân VN trong Đảng Cộng sản CPC không tuân theo định hướng mao-ít của Polpot. Đánh ra bên ngoài cũng là một giải pháp giải quyết vấn đề nội bộ. Lý do tương tự cũng phù hợp với trường hợp TQ năm 1979.
    Thứ hai, Polpot có tư tưởng « dân tôc » quái thai. Trong nước thì tiến hành đàn áp, diệt chủng nhưng lại nêu cao ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa bằng việc tuyên truyền cho một nhà nước CPC tương xứng với hào quang của Đế chế Angco khi thịnh vượng nhất với lãnh thổ bảo gồm Nam bộ VN và phần Đông Thái Lan. Đây là một ám ảnh của không chỉ Polpot mà còn của nhiều Đảng phái CPC hiện nay nhằm lôi kéo cử trị. Polpot một phát động chiến tranh với VN (tất nhiên với hy vọng chiến thắng) nhằm lấy lại vùng đất Khme Kromm.
    Thứ ba, chúng ta phải kể đến sự mâu thuẫn giữa VN và Đảng CS CPC (Khme đỏ). Từ 1954, Đảng CS CPC bất đồng đường lối với VN. Cho rằng VN đã bán rẻ CPC trên bàn đàm phán tại Geneve, ký hiệp định này trên lưng cách mạng CPC và Lào. Thực chất tại Geneve, đoàn VN đã hết sức đấu tranh để đoàn Đảng CS CPC và đoàn Pathet Lào tham dự. Nhưng do tính toán của các cường quốc và do thực lực của hai lực lượng này, họ đã không được tham dự đồng thời trong Hiệp định Geneve, hai lực lượng này không được phân chia vùng tập kết (tức vùng chiếm đóng) mà phải giải giáp và gia nhập chính quyền hoà giải. Trong chiến tranh chống Mỹ, VN vừa ủng hộ Đảng CS CPC vừa có quan hệ tốt với chính quyền trung lập CPC do Hoàng Thân Xi-ha-núc đứng đầu. Trong khi Đảng CS CPC lại chống lại chính quyền của Xi-ha-núc. Năm 1973, VN ký Hiệp định Paris với Mỹ. Polpot cho rằng một lần nữa VN lại ký hiệp định trên lưng cách mạng CPC vì Hiệp định này chỉ có giá trị đối với VN và vô hình chung đẩy CPC thành mục tiêu chiến tranh của Mỹ. Thực tế là sau 1973, Mỹ tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Nguỵ ở Phnôm-pênh và ném bom gây nhiều thiệt hại cho Đảng CS CPC. Trong thời gian này, Poltpot đã dần triển khai chính sách chống VN thông qua việt loại trừ khỏi ban lãnh đạo những phần tử thân VN và nhích dần về phía TQ.
    Thứ tư, sau khi giải phóng Phnôm-pênh, tháng 4/1975, Polpot cho rằng CPC đã thắng Mỹ. Trên cở sở « lạc quan cách mạng », Polpot cho rằng CPC hoàn toàn có thể thắng cả VN nhất là trong bối cảnh có sự trợ giúp của TQ. Vì vậy Khme đỏ đã sớm sắp đặt kế hoạch đánh VN.
    Thứ năm, những tồn tại lịch sử giữa VN và CPC bị Polpot công cụ hoá. Miền Nam là lãnh thổ cũ của Angkor, hồi ức về sự đối xử dã man của lính VN dưới thời chúa Nguyễn Ánh, lính Cộng hoà?
    Thứ sáu, sai lầm chủ quan của VN. Như trên đã nói, từ năm 1975, CPC đã nhiều lần gây xung đột. Nhưng do thiếu thông tin, quá tin vào « bạn bè », VN đã không sớm nhận ra bản chất của Khme đỏ để có biện pháp đối phó hoặc răn đe sớm hơn. Không sớm nhận thức được rõ vai trò của TQ (đến giữa năm 78 ta mới nhận biết được mối liên hệ này).
    Thứ bảy, vai trò « thày dùi » không thể phủ nhận của TQ. TQ là người cung cấp lý luận, trang bị vũ khí, cố vấn, hứa hẹn giúp đỡ và thúc gục Polpot đánh VN.
    Về vấn đề CPC, ông Trường Chinh có viết (ND ngày 24/11/1979): Cuộc chiến tranh xâm lược của bè lũ Polpot Ieng Xary chống VN thực chất là một cuộc chiến tranh của tập đoàn ********* trong giới cầm quyền Bắc Kinh, do Bắc Kinh tổ chức, nuôi dưỡng và chỉ đạo. Nó nằm trong kế hoạch từng bước kiềm chế, làm suy yếu và thôn tính VN.
    Văn kiện Đại hội V ĐCS Viêt-nam viết : Trung quốc " thúc đẩy bè lũ tay sai Polpot mở rộng và tăng cường chiến tranh ở biên giới Tây Nam nước ta hòng đánh chiếm nhiều vùng rộng lớn từ Hà Tiên đến Tây Ninh, tạo cơ hội cho bọn ********* trong Việt Nam nổi dậy lật đổ cách mạng. Phối hợp với kế hoạch này, Trung Quốc dựng lên cái gọi là "sự kiện nạn kiều", "cắt viện trợ", rút chuyên gia, tìm đủ cách gây rối cho ta về chính trị, kinh tế, tăng sức ép quân sự dọc biên giới phía Bắc nước ta và ở Biển Đông... Trung Quốc xúi giục bọn Polpot cự tuyệt mọi đề nghị thiện chí của VN (VKĐH V TI,tr 25-26)
    Các mốc lớn cuộc chiến tranh :
    - Khiêu khích, xung đột : 04/5/1975 : CPC đánh Phú Quốc; 8/5/75 : đánh Hà Tiên - Tây ninh; 10/5 : đánh Thổ chu. Năm 1975 gây ra 100 vụ xung đột; năm 1976 : 280 vụ; đầu năm 1977 : 185 vụ.
    - 30/4/1977 : Chiến tranh biên giới (vào thời điểm này đã xảy ra chiến tranh biên giới chứ không phải đển 12/1978 như một số bạn đã nêu).
    - 31/12/77 : Cắt quan hệ ngoại giao.
    - 23/12/1978 : Khme đỏ tập trung 19/23 sư đoàn, đánh sang Việt nam. Việt nam đánh lại, truy kích và đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước CPC đã giúp nhân dân CPC lật đổ chế độ diệt chủng.
    Các biện pháp đấu tranh ngoại giao của phía VN nhằm giải quyết chiến tranh biên giới tây nam
    - 4/1976 : Thoả thuận họp hội nghị cấp cao giữa hai Đảng
    - 5/1976 : Hội nghị trù bị họp, thoả thuận : hai bên giáo dục nhân dân, tránh va chạm; mọi va chạm phi được giải quyết trên tinh thần hữu nghị, tôn trong lẫn nhau; Ban liên lạc điều tra, giải quyết các cuộc va chạm.
    - 7/6/1976 : Trung ương Đảng và chính phủ Viêt-nam gửi thư đề nghị gặp phía CPC. (18-6 CPC trả lời : găp khi hết va chạm)
    - 10/1977 Thứ trưởng Phan Hiền gặp đoàn Polpot ở Bắc kinh, đề nghị đàm phán về biên giới (khme đỏ yêu cầu chấm dứt xung đột biên giới đã).
    - 31/12/1977 : Chính phủ Viêt-nam ra tuyên bố sẵn sàng gặp phía CPC
    - 1/1978, Thứ trưởng Phan Hiền găp phía CPC ở Bắc kinh(CPC yêu cầu VN thừa nhận đã xâm lược thì gặp)
    - 4/1/1978 : VN phê phán gián tiếp Trung Quốc trong vấn đề CPC
    - 5/2/1978 : Tuyên bố của chính phú VN gồm 3 điểm : (1) Chấm dứt xung đột, cách ly quân hai bên, rút về 5 km ; (2) Đàm phán ký hiệp ước tôn trọng độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ, không xâm lược, lật đổ ; (3) Thoả thuận hình thức bảo đảm quốc tế.
    - 10/3/1978 : Qua TTK LHQ, đề nghị LHQ giúp hai bên ngồi vào đàm phán
    - 3/1978 : Đề nghị Xrilanca, chủ tịch phong trào KLK giúp VN gặp CPC
    - 10/4/1978 : Bộ trưởng ngoại giao VN gửi công hàm nhắc lại nội dung 5/2/1978
    - 6/6/78 : BNG VN gửi công hàm nhắc lại đề nghị ngày 5/2/78 và hai điểm : (1) Chấm dứt hoạt động quân sự, lưc lượng vũ trang rút về 5 km ; (2) Bàn địa điểm họp hai bên.
    (12-4 CPC bác bỏ, nêu 3 vấn đề : biên giới, âm mưu lật đổ, quan hệ đặc biệt)
    - 27/6/1978 : TTXVN bác bỏ lời vu cáo 24/6/78 của IENGXARY về kế hoạch VN làm đảo chính cùng với CIA.
    - 7/1978 : tại hội nghị ngoại trưởng KLK Beograt VN đưa dự thảo nghị quyết kêu gọi VN và CPC giải quyết xung đột
    - 23/12/1978? đoạn này tất cả các bạn đều đã biết và sau đó là giải phóng CPC.
    Đánh giá việc VN giải quyết chiến tranh biên giới tây nam, giúp nhân dân CPC lật đổ chế độ diệt chủng Polpot
    - Giai đoạn đầu 1975-77 : Ta chưa thấy rõ bọn Polpot; còn coi là cộng sản chân chính : chủ trương không đánh trả nên bị thiệt hại.
    - Các biện pháp đấu tranh ngoại giao với CPC đã nêu được thiên chí muốn giải quyết xung đột băng đàm phán, song chưa nêu rõ trên dư luận quốc tế việc Việt Nam sẽ vào CPC là phòng vệ chính đáng, vừa để truy kích địch, vừa giúp nhân dân CPC lật đổ chế độ diệt chủng, thậm chí lúc đầu còn Viêt nam tuyên truyền không có quân VN ở CPC. Điều này dẫn đến thế giới nghi ngờ tính toán của Viêt nam.
    - Về mặt quân sự : Sử dụng chiến thuật không phù hợp. Nhiều nhà nghiên cứu quân sự đã mô tả chiến thuật này là « ném đá ao bèo » hoặc « xua gà ». Chính vì vậy, mặc dù giành chiến thắng nhanh chóng nhưng không tiêu diệt được sinh lực địch, chỉ xua tan, không bắt được đầu sỏ do đó địch mau chóng cụm lại.
    - Chưa chuẩn bị tổt lực lượng cho một kể hoạch hậu Polpot. Việc Đảng của Hênh Somrin thành lập tại Viêt Nam quá muộn dẫn đến tính hợp pháp của đảng này trên thế giới chưa cao. Đảng này cũng không đủ mạnh để đảm nhận vai trò lãnh đạo CPC sau chiến tranh.
    - Sai lầm lớn nhất của Viêt Nam là việc ở lại CPC quá lâu, bị cuốn vào chiến tranh du kích với vị trí bất lợi. Đúng như một bạn đã nói, chúng ta có lẽ đã có giải pháp nào hay hơn thế. Chẳng hạn sau đó rút về nước, yêu cầu LHQ vào giám sát (tất nhiên khả thi hay không sẽ phụ thuộc vào TQ với vai trò là thành viên thường trực HĐBA LHQ)? Hậu quả của việc chúng ta phải ở lại là rất lớn cả về kinh tế, chính trị, ngoại giao? Đến năm 1991 khi Hiệp định Paris về CPC được ký kết chúng ta mới phần nào thoát khỏi gánh nặng này.
  2. vercingetorix

    vercingetorix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Về nguyên nhân chiến tranh biên giới phía Bắc xin có một số thông tin cùng các bạn như sau :
    Để đánh giá đúng nguyên nhân cuộc chiến này trước hết phỉa xem lại quan hệ giữa VN và TQ từ 1975 trở đi. Trong giai đoạn 1975-1978, Việt nam vẫn coi TQ là nước XHCN do đó chủ trương phát triển quan hệ với TQ như với các nước XHCN khác, giải quyêt các vấn đề giữa hai nước qua thương lượng. Tuy nhiên trong quan hệ hai nước đã nảy sinh một số vấn đề.
    1. Việc Trung Quốc cắt viện trợ đã cam kết với VN :
    Có thể nói cắt viên trợ là một bộ phận trong chính sách của TQ nhằm ép VN theo định hướng của TQ, phục vụ mục tiêu bình thường hoá quan hệ với Mỹ, tăng cường mở rộng ảnh hưởng ở ĐNA.
    Trong hai năm 1969-1970, để phục vụ tiếp xúc với Mỹ, ép VN giảm nhịp độ chiến tranh thống nhất VN và giảm đàm phán với Mỹ ở Paris, Trung Quốc liên tục giảm viện trợ cho Việt Nam. Riêng về viện trợ quân sự, TQ chuyển dần sang viện trợ vũ khí phòng thủ nhằm giảm khả năng tiến công của quân đội VN. Tiếp tục đặt vấn đề viện trợ của TQ trong yêu cầu VN giảm quan hệ với LX, thậm chí khuyên VN từ chối viện trợ của LX. Mao tuyên bố : TQ có thể bao VN hết nếu VN thôi nhận viện trợ của LX. Ý đồ của TQ bộc lộ rõ là âm mưu độc quyền công cụ hoá chiến tranh VN trong đàm phán với Mỹ.
    Ngược lại trong hai năm 1971-1972, TQ lại tăng viện trợ nhằm gây sức ép với phía Mỹ trong đàm phán Trung - Mỹ. Đồng thời giai đoạn này tình hình chiến trường căng thẳng hơn nhiều nên phái VN cũng yêu cầu TQ và LX tăng viện trợ thêm. Năm 1973, lãnh đạo tuyên bố giữ nguyên mức viện trợ trong 5 năm cho VN. TQ muốn duy trì nguyên trạng VN (chia cắt hai miền như Triều Tiên và đúng với thoả thuận giữa TQ và Mỹ ở Thượng Hải) nên chuyển hẳn viện trợ vũ khí tiến công sang vũ khí phòng thù nhằm ngăn cản khả năng VN giải phóng và thống nhất. Đến cuối năm 1975, TQ chấm dứt mọi viện trợ không hoàn lại cho VN. Cuối năm 1977 TQ chấm dứt cho vay. Căng thẳng trong vấn đề viện trợ, cho vay và chuyên gia TQ ngày càng tăng cao. Sau khi tiến hành rút chuyên gia khỏi nhà máy dệt Vĩnh Phú tháng 5/1978, giữa tháng 5/78, TQ tuyên bố cắt 21 công trình TQ đang giúp VN, cuối tháng 5/78, cắt 51 công trình , tháng 7/78, TQ rút toàn bộ chuyên gia, cắt toàn bộ viện trợ.
    Có thể nói viện trợ của TQ cho VN trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ phục vụ một cách sát sao chính sách của TQ đối với Mỹ và khu vực. Đúng như câu nói mà nhiều người đều đã từng nghe : TQ đánh Mỹ đến người VN cuối cùng. Viện trợ này một mặt để nuôi chiến tranh ở VN nhằm thúc đẩy đàm phán Mỹ - Trung. Mặt khác viên trợ này nhằm buộc VN nằm trong quỹ đạo của TQ, gạt ảnh hưởng của LX đối với VN và thông qua VN sẽ tăngg cường ảnh hưởng trong khu vưc. Nên biết rằng trong suốt giai đoạn này TQ lớn tiếng ủng hộ các phong trào CS mao-ít tại các nước khác trong khu vực với ý đồ sử dụng lựclượng này và cộng đồng người Hoa như là tiền trạm cho chính sách của TQ trong khu vực.
    2. Vấn đề xung đột biên giới VN ?" TQ 1975-1978.
    Tranh chấp biên giới là một trong những đặc điểm quan hệ VN-TQ kể từ khi hai nước tồn tại như la hai quốc gia. Trong các tranh chấp này hầu TQ luôn là bên chủ động tạo vấn đề thông qua di dân, mua chuộc các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng biên hoặc lấn chiếm bằng quân sự, xâm canh?Trong giai đoạn này, khiêu khích biên giới là bộ phận trong chính sách của Trung Quốc chống Việt Nam nhằm gây mất ổn định cho Việt Nam, ép VN nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của TQ. Những hành động lấn chiếm của TQ diễn ra một cách hệ thống ngay từ sau khi Hiệp định Geneve được ký kết nhưng đến khi VN thống nhất, TQ tăng cường hơn nữa các hoạt động này.
    Bị vong lục Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 14/2/79 nêu tóm lược lịch sử biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ các công ước ký kết giữa Chính phủ Pháp và triều đình Mãn Thanh 1887, 1895. Trong đó ghi rõ những vi phạm của Trung Quốc : năm 1974 : 179 vụ; 1975 : 294 vụ; 1976 : 812 vụ; 1977 : 873 vụ (tổng cộng từ 1974-1977 : 2158 vụ). Từ năm 1975-1977 : 1.500 lần tàu thuyền TQ xâm phạm vùng biển VN.
    Kể từ tháng 9/78 khi Trung Quốc chấm dứt đàm phán về người Hoa, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động chuẩn bị chiến tranh ở biên giới, điều động hàng chục sư đoàn, đem nhiều vũ khí dụng cụ chiến tranh tới biên giới. Đồng thời Trung Quốc kích động người Hoa gây rối ở vùng biên giới, tăng cường hoạt động vũ trang xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
    Tháng 1/1979, Đặng Tiểu Bình khi thăm Mỹ, Nhật đã đe doạ "cho Việt Nam một bài học cần thiết", "cần phải trừng phạt Việt Nam". Theo hãng tin ANSA từ Nữu Ước ngày 23/1/79 : ?oTrung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch mở một cuộc xâm lăng vào Việt Nam".
    3. Vụ "nạn kiều", người Hoa
    Gây vụ "nạn kiều" nằm trong chính sách chống Việt Nam của Trung Quốc nhằm gây rối cho Việt Nam, phá hoại kinh tế của Việt Nam (do người Hoa bỏ công việc, ra đi hàng loạt) tạo tâm lý chống Việt Nam trong nhân dân Trung Quốc ép VN phải nhân nhượng trong vấn đề biên giới, CPC?
    Ở Việt Nam có trước 1978 có khoảng hơn một triệu người Hoa, nhiều người Hoa là tư sản. Từ 24/3/1978 Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Do nắm vai trò chính trong kinh tế tư nhân ở Miền Nam, người Hoa là lực lượng bị ảnh hưởng nhiều nhất của chính sách này. Nhân dịp này, cuối tháng 4/1978, Trung Quốc chủ động nêu ra vụ "nạn kiều"
    Đây thực ra là một vấn đề khá nan giải. Từ tháng 5/1955, hai Đảng Việt Nam - Trung Quốc tho thuận là Hoa kiều ở Việt Nam do ĐLĐ Việt Nam phụ trách : Đại sứ quán Trung Quốc không cấp hộ chiếu cho người Hoa, chỉ cấp "chứng minh thư du lịch" theo danh sách của Việt Nam.
    Ở miền Nam, theo chính sách của chính quyền NĐD, từ 1956 hầu hết Hoa kiều phải vào quốc tịch Việt Nam, trở thành người Việt gốc Hoa.
    Như vây thực chất ở VN không còn thừa nhận khái niệm Hoa kiều mà chỉ có cộng động người Việt gốc Hoa. Họ là những công dân VN và phải chịu pháp luật VN như mọi công dân khác.
    Nhằm gây hận thù dân tộc, kích động tâm lý chống Việt Nam trong nhân dân Trung Quốc, TQ đã tung tin tuyên truyền đe doạ, lôi kéo người Hoa của Trung Quốc để gây vụ "nạn kiều". Từ đầu 1977, trong người Hoa có tin đồn : Trung Quốc ủng hộ CPC chống Việt Nam. Chiến tranh Trung Quốc - Việt Nam sẽ xảy ra. Người Hoa ở Việt Nam sẽ bị thiệt hại, phi rời Việt Nam nhanh. Chính phủ Trung Quốc kêu gọi người Hoa về nước, ai không về là phản bội Tổ quốc.
    Trung Quốc quyết định từ 1/9/78 cấp lữ hành chứng thay cho hộ chiếu cho Hoa kiều chưa có hộ chiếu Trung Quốc. Ngày 8/8/1978, hai bên họp cấp thứ trưởng, song không tho thuận được gì do phía Trung Quốc họp để tuyên truyền, kích động người Hoa, gây tâm lý chống Việt Nam trong nhân dân Trung Quốc.
    Cũng ngày 8/8/1978 xung đột ở cửa khẩu Bắc Luân, Quảng Ninh. Các ngày 10, 11, 13, 19, 20/8/1978, đặc biệt ngày 25/8/1978, TQ kích động người Hoa khiêu khích ở Hữu Nghị quan làm 2 người chết, 25 bị thương (7 bị thương nặng). Thủ đoạn của TQ còn thâm hiểm ở chỗ sau khi kêu gọi người Hoa về TQ, tập trung người Hoa ở các cửa khẩu, hải cảng TQ lại không mở cửa khẩu hay cho tầu đến đón người Hoa gây ra tình trạng lộn xộn. Đặc biệt ngày 19/8/1978, Trung Quốc bắt đầu yêu cầu Việt Nam nhận lại người Hoa (đến đây thì thủ đoạn ?othâm nho nhọ đít? như một số bạn nói đã lộ mặt)
    Nguyên nhân của cuộc chiến tranh 17/2/1979 :
    1. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đánh Việt Nam vì Việt Nam chống Trung Quốc, thể hiện qua các sự kiện lớn :
    - Vấn đề người Hoa
    - Việt Nam liên minh với Liên Xô, góp phần thực hiện chiến lược của Liên Xô bao vây Trung Quốc, mở rộng ảnh hưởng ở khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc.
    - Lật đổ đồng minh của Trung Quốc ở CPC, xây dựng liên minh đặc biệt Việt Nam-Lào-CPC, trái với chiến lược của Trung Quốc ở ĐNA'.
    2. Một số ý kiến khác cho rằng : Trung Quốc đánh Việt Nam chủ yếu nhằm phục vụ việc điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Trung Quốc : đi với Mỹ và phương Tây nhằm tranh thủ vốn và khoa học kỹ thuật của họ phục vụ 4 hiện đại hoá (đánh cho người ta xem); phá thế 2 cực Xô-Mỹ, xác lập thế 3 cực Xô-Mỹ-Trung gii quyết công việc thế giới; phục vụ chiến lược của Trung Quốc ở ĐNA'.
    Những ý kiến nêu ở phần (1) đáng để suy nghĩ, song cần cân nhắc thêm các khía cạnh :
    - Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ 1974, liên tục xâm phạm, khiêu khích biên giới trong những năm về sau, trước khi có vụ người Hoa, trước khi Việt Nam ký với Liên Xô hiệp ước hữu nghị và hợp tác và vào CPC giúp nhân dân CPC lật đổ chế độ diệt chủng.
    - Người Hoa ở CPC bị bọn Polpot đối xử tệ hại, song Trung Quốc không phản ứng, ngược lại, còn viện trợ cho chúng.
    - Anbani chống Liên Xô gay gắt, liên tục, song từ 1971, Trung Quốc đã giảm viện trợ cho Anbani, không cử đoàn Đảng sang dự đại hội Đảng Anbani và từ 7/7/1978 đã cắt hoàn toàn viện trợ, rút chuyên gia về nước vì những lý do kỹ thuật. Những mốc đó gắn với các mốc điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc : 1971 đón Kissinger và 1972 đón Nixon.
    - Việt Nam đã nêu quan hệ đặc biệt với Lào và CPC từ 1976; đã ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Lào ngày 18/7/1977, song Trung Quôc không phản ứng.
    Trong Bản báo cáo của Chính phủ VN trước Quốc hội tháng 5/1979 nêu rõ nguyên nhân của cuộc xâm lược của Trung Quốc là :
    - Tiêu diệt một bộ phận lực lượng vũ trang của ta, phá hoại tiềm lực quốc phòng và kinh tế, chiếm đoạt đất đai của ta, kích động bạo loạn.
    - Buộc chúng ta từ bỏ trách nhiệm giúp đỡ Campuchia, tạo điều kiện cho bọn Polpot-Ieng sary đẩy mạnh hoạt động chống lại nhân dân Campuchia, khôi phục ách thống trị của chúng.
    - Tranh thủ sự tín nhiệm của Mỹ và các nước đế quốc đối với Trung Quốc, cầu mong các nước đế quốc liên minh chặt chẽ hơn nữa với Trung Quốc, giúp Trung Quốc nhiều hơn để thực hiện kế hoạch 4 hiện đại hoá hòng nhanh chóng ngoi lên địa vị một cường quốc siêu đẳng, để chống Việt Nam, chống Liên Xô, chống lại các trào lưu cách mạng thế giới.
    - Thị uy với các nước ĐNA', gỡ thể diện của chúng sau thất bại nặng nề ở CPC.
    Thực tế TQ còn muốn trừng phạt VN vì đã làm hỏng tiến trình hoàn hoãn Mỹ -Trung do việc VN giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. Làm cho thoả thuận của TQ với Mỹ ở Thượng Hải vô nghĩa và như vậy làm cho khả năng thống nhất TQ với Đài Loan trở nên khó khăn.
    Ngoài ra, việc TQ đánh VN cũng là để giải quyết các vấn đề nội bộ. Như nhiều bạn đã phân tích, ĐTB mới trở lại nắm quyền nhưng định hướng 4 hiện đại hoá không được chấp nhận bởi tất cả các phe phái. Vị trí chính trị của họ Đặng chưa thực sự được bảo đảm. Trong bối cảnh đó đánh VN sẽ chuyển dịch trọng tâm dự luận TQ ra ngoài tạo điều kiện cho Đặng tiến hành cải cách như đã định. Thực tế lịch sử TQ đã nhiều lần chứng minh thủ đoạn chính trị này của giới cầm quyền TQ : Tể tướng Vương An Thạch khi tiến hành cải cách cũng đánh Đại Việt để đánh lạc hướng dư luận. Dưới thời Mao, những xung đột biên giới với Ấn Độ, LX cũng gắn liền với những khủng hoảng chính trị nội bộ sau Đại nhảy vọt, Trăm hoa đua nở hay Đại *****************.
    Nguyên nhân từ phía VN :
    - Không có đánh giá đúng về TQ ngay từ đầu. Thực ra sau Geneve, VN đã phần nào nhận ra được thâm ý của TQ và trong suốt kháng chiến chống Mỹ, VN đều cảnh giác với những gì TQ thúc giục chúng ta : Cách mạng văn hoá, trường kỳ kháng chiến không đàm phán với Mỹ, không nhận viện trợ của LX, đưa quân tình nguyện TQ sang đánh Mỹ ở VN, để TQ đứng ra làm trung gian đàm phán với Mỹ? VN vẫn có một phần tin vào sự hợp tác ?ovô tư? của TQ nên khi gặp vấn đề từ năm 1975 đã không xử lý đúng đắn được.
    - Không đánh giá đúng vấn đề CPC để dẫn đến phải đưa quân vào CPC tạo cớ cho TQ đánh VN với sự ủng hộ ngầm hoặc công khai của Mỹ và các nước ASEAN đặc biệt là Thái Lan.
    - Không cân bằng được quan hệ giữa VN-TQ và VN-LX. Tạo cớ cho TQ tố cáo VN liên minh với LX để bao vây TQ.
    Tóm lại cuộc chiến ở biên giới phía Bắc, nếu nhìn từ cả hai phía thì khó tránh khỏi. Một mặt TQ đã chuẩn bị cuộc chiến này như là một con bài trong quan hệ với Mỹ và ASEAN (TQ tuyên bố : ?ođánh cho người ta xem?). Mặt khác TQ cũng cần có chiến tranh để giải quyết các vấn đề nội bộ. Và cuối cùng những thiếu sót của VN cũng đã góp phần làm cho cuộc chiến nổ ra.
    Mặc dù TQ không dạy được cho VN bài học mong muốn là phải thần phục TQ, nhưng thực tế cho thấy VN cũng nhận được nhiều bài học qua vụ này. Bài học lớn nhất là bài học sống như thế nào với thằng láng giềng vừa to khoẻ, vũ phu, tham lam, giảo hoạt. Con người ta có nhiều thứ có thể lựa chọn được (kể cả vợ, chồng) nhưng cha mẹ, anh em, họ hàng và thằng hàng xóm thì không. Chính vì vậy truyền thống VN đã để lại câu nói chỉ đạo cho ứng xử với làng giềng là : ?obán anh em xa, mua láng giềng gần?. Trong khi đó VN lại đi tìm kiếm một ông anh ở rất xa (LX) để chọc tức một thằng láng giền gần. Bài học thứ hai, VN là nước nhỏ (như ***** nói : nước nhược tiểu) thì tốt nhất không nên giây vào cuộc chơi của các nước lớn. Mà nếu vì quyền lợi của mình bị xúc phạm mà phải tham gia vào thì giữ cân bằng trong quan hệ vơi các nước lớn là an toàn nhất. Không nên thực hiện ?onhất biên đảo?. Các nước lớn sẵn sàng hy sinh lợi ích của các nước nhỏ để đạt mục tiêu của mình. Nam tư, Hy lạp đã bị LX vứt bỏ trong chiến tranh TG II đã là ví dụ. Và chính trong vụ việc này thái độ của LX cũng đủ cho VN một bài học. Mặc dù ĐTB đã tuyên bố sẽ ?odạy cho VN một bài học? từ 31/1/1979, nhưng LX vẫn làm ngơ cho dù đã ký Hiệp ước với VN trong đó có điều khoản tương trợ khi bị xâm lược và bị đe doạ xâm lược. Thực chất tuyên bố của Đặng ở Mỹ và sau đó ở Nhật không chỉ nhằm vào Mỹ và đồng minh hay VN mà còn là câu xin phép LX : tớ sắp đánh thằng VN, cậu có ý kiến gì không. Sự im lặng của LX là câu trả lời đồng ý : cậu cứ việc đánh, tớ sẽ kiếm chác tí trong vụ này? Và sau đó, tháng 5/1979, LX được VN đồng ý cho vào cảng Cam Ranh.
    "Thế giới sẽ HOÀ BÌNH khi QUYỀN LỰC của ÁI TÌNH chiến thắng ÁI TÌNH đối với QUYỀN LỰC"
    Được vercingetorix sửa chữa / chuyển vào 03:17 ngày 20/04/2003
  3. vercingetorix

    vercingetorix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Về nguyên nhân chiến tranh biên giới phía Bắc xin có một số thông tin cùng các bạn như sau :
    Để đánh giá đúng nguyên nhân cuộc chiến này trước hết phỉa xem lại quan hệ giữa VN và TQ từ 1975 trở đi. Trong giai đoạn 1975-1978, Việt nam vẫn coi TQ là nước XHCN do đó chủ trương phát triển quan hệ với TQ như với các nước XHCN khác, giải quyêt các vấn đề giữa hai nước qua thương lượng. Tuy nhiên trong quan hệ hai nước đã nảy sinh một số vấn đề.
    1. Việc Trung Quốc cắt viện trợ đã cam kết với VN :
    Có thể nói cắt viên trợ là một bộ phận trong chính sách của TQ nhằm ép VN theo định hướng của TQ, phục vụ mục tiêu bình thường hoá quan hệ với Mỹ, tăng cường mở rộng ảnh hưởng ở ĐNA.
    Trong hai năm 1969-1970, để phục vụ tiếp xúc với Mỹ, ép VN giảm nhịp độ chiến tranh thống nhất VN và giảm đàm phán với Mỹ ở Paris, Trung Quốc liên tục giảm viện trợ cho Việt Nam. Riêng về viện trợ quân sự, TQ chuyển dần sang viện trợ vũ khí phòng thủ nhằm giảm khả năng tiến công của quân đội VN. Tiếp tục đặt vấn đề viện trợ của TQ trong yêu cầu VN giảm quan hệ với LX, thậm chí khuyên VN từ chối viện trợ của LX. Mao tuyên bố : TQ có thể bao VN hết nếu VN thôi nhận viện trợ của LX. Ý đồ của TQ bộc lộ rõ là âm mưu độc quyền công cụ hoá chiến tranh VN trong đàm phán với Mỹ.
    Ngược lại trong hai năm 1971-1972, TQ lại tăng viện trợ nhằm gây sức ép với phía Mỹ trong đàm phán Trung - Mỹ. Đồng thời giai đoạn này tình hình chiến trường căng thẳng hơn nhiều nên phái VN cũng yêu cầu TQ và LX tăng viện trợ thêm. Năm 1973, lãnh đạo tuyên bố giữ nguyên mức viện trợ trong 5 năm cho VN. TQ muốn duy trì nguyên trạng VN (chia cắt hai miền như Triều Tiên và đúng với thoả thuận giữa TQ và Mỹ ở Thượng Hải) nên chuyển hẳn viện trợ vũ khí tiến công sang vũ khí phòng thù nhằm ngăn cản khả năng VN giải phóng và thống nhất. Đến cuối năm 1975, TQ chấm dứt mọi viện trợ không hoàn lại cho VN. Cuối năm 1977 TQ chấm dứt cho vay. Căng thẳng trong vấn đề viện trợ, cho vay và chuyên gia TQ ngày càng tăng cao. Sau khi tiến hành rút chuyên gia khỏi nhà máy dệt Vĩnh Phú tháng 5/1978, giữa tháng 5/78, TQ tuyên bố cắt 21 công trình TQ đang giúp VN, cuối tháng 5/78, cắt 51 công trình , tháng 7/78, TQ rút toàn bộ chuyên gia, cắt toàn bộ viện trợ.
    Có thể nói viện trợ của TQ cho VN trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ phục vụ một cách sát sao chính sách của TQ đối với Mỹ và khu vực. Đúng như câu nói mà nhiều người đều đã từng nghe : TQ đánh Mỹ đến người VN cuối cùng. Viện trợ này một mặt để nuôi chiến tranh ở VN nhằm thúc đẩy đàm phán Mỹ - Trung. Mặt khác viên trợ này nhằm buộc VN nằm trong quỹ đạo của TQ, gạt ảnh hưởng của LX đối với VN và thông qua VN sẽ tăngg cường ảnh hưởng trong khu vưc. Nên biết rằng trong suốt giai đoạn này TQ lớn tiếng ủng hộ các phong trào CS mao-ít tại các nước khác trong khu vực với ý đồ sử dụng lựclượng này và cộng đồng người Hoa như là tiền trạm cho chính sách của TQ trong khu vực.
    2. Vấn đề xung đột biên giới VN ?" TQ 1975-1978.
    Tranh chấp biên giới là một trong những đặc điểm quan hệ VN-TQ kể từ khi hai nước tồn tại như la hai quốc gia. Trong các tranh chấp này hầu TQ luôn là bên chủ động tạo vấn đề thông qua di dân, mua chuộc các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng biên hoặc lấn chiếm bằng quân sự, xâm canh?Trong giai đoạn này, khiêu khích biên giới là bộ phận trong chính sách của Trung Quốc chống Việt Nam nhằm gây mất ổn định cho Việt Nam, ép VN nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của TQ. Những hành động lấn chiếm của TQ diễn ra một cách hệ thống ngay từ sau khi Hiệp định Geneve được ký kết nhưng đến khi VN thống nhất, TQ tăng cường hơn nữa các hoạt động này.
    Bị vong lục Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 14/2/79 nêu tóm lược lịch sử biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ các công ước ký kết giữa Chính phủ Pháp và triều đình Mãn Thanh 1887, 1895. Trong đó ghi rõ những vi phạm của Trung Quốc : năm 1974 : 179 vụ; 1975 : 294 vụ; 1976 : 812 vụ; 1977 : 873 vụ (tổng cộng từ 1974-1977 : 2158 vụ). Từ năm 1975-1977 : 1.500 lần tàu thuyền TQ xâm phạm vùng biển VN.
    Kể từ tháng 9/78 khi Trung Quốc chấm dứt đàm phán về người Hoa, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động chuẩn bị chiến tranh ở biên giới, điều động hàng chục sư đoàn, đem nhiều vũ khí dụng cụ chiến tranh tới biên giới. Đồng thời Trung Quốc kích động người Hoa gây rối ở vùng biên giới, tăng cường hoạt động vũ trang xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
    Tháng 1/1979, Đặng Tiểu Bình khi thăm Mỹ, Nhật đã đe doạ "cho Việt Nam một bài học cần thiết", "cần phải trừng phạt Việt Nam". Theo hãng tin ANSA từ Nữu Ước ngày 23/1/79 : ?oTrung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch mở một cuộc xâm lăng vào Việt Nam".
    3. Vụ "nạn kiều", người Hoa
    Gây vụ "nạn kiều" nằm trong chính sách chống Việt Nam của Trung Quốc nhằm gây rối cho Việt Nam, phá hoại kinh tế của Việt Nam (do người Hoa bỏ công việc, ra đi hàng loạt) tạo tâm lý chống Việt Nam trong nhân dân Trung Quốc ép VN phải nhân nhượng trong vấn đề biên giới, CPC?
    Ở Việt Nam có trước 1978 có khoảng hơn một triệu người Hoa, nhiều người Hoa là tư sản. Từ 24/3/1978 Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Do nắm vai trò chính trong kinh tế tư nhân ở Miền Nam, người Hoa là lực lượng bị ảnh hưởng nhiều nhất của chính sách này. Nhân dịp này, cuối tháng 4/1978, Trung Quốc chủ động nêu ra vụ "nạn kiều"
    Đây thực ra là một vấn đề khá nan giải. Từ tháng 5/1955, hai Đảng Việt Nam - Trung Quốc tho thuận là Hoa kiều ở Việt Nam do ĐLĐ Việt Nam phụ trách : Đại sứ quán Trung Quốc không cấp hộ chiếu cho người Hoa, chỉ cấp "chứng minh thư du lịch" theo danh sách của Việt Nam.
    Ở miền Nam, theo chính sách của chính quyền NĐD, từ 1956 hầu hết Hoa kiều phải vào quốc tịch Việt Nam, trở thành người Việt gốc Hoa.
    Như vây thực chất ở VN không còn thừa nhận khái niệm Hoa kiều mà chỉ có cộng động người Việt gốc Hoa. Họ là những công dân VN và phải chịu pháp luật VN như mọi công dân khác.
    Nhằm gây hận thù dân tộc, kích động tâm lý chống Việt Nam trong nhân dân Trung Quốc, TQ đã tung tin tuyên truyền đe doạ, lôi kéo người Hoa của Trung Quốc để gây vụ "nạn kiều". Từ đầu 1977, trong người Hoa có tin đồn : Trung Quốc ủng hộ CPC chống Việt Nam. Chiến tranh Trung Quốc - Việt Nam sẽ xảy ra. Người Hoa ở Việt Nam sẽ bị thiệt hại, phi rời Việt Nam nhanh. Chính phủ Trung Quốc kêu gọi người Hoa về nước, ai không về là phản bội Tổ quốc.
    Trung Quốc quyết định từ 1/9/78 cấp lữ hành chứng thay cho hộ chiếu cho Hoa kiều chưa có hộ chiếu Trung Quốc. Ngày 8/8/1978, hai bên họp cấp thứ trưởng, song không tho thuận được gì do phía Trung Quốc họp để tuyên truyền, kích động người Hoa, gây tâm lý chống Việt Nam trong nhân dân Trung Quốc.
    Cũng ngày 8/8/1978 xung đột ở cửa khẩu Bắc Luân, Quảng Ninh. Các ngày 10, 11, 13, 19, 20/8/1978, đặc biệt ngày 25/8/1978, TQ kích động người Hoa khiêu khích ở Hữu Nghị quan làm 2 người chết, 25 bị thương (7 bị thương nặng). Thủ đoạn của TQ còn thâm hiểm ở chỗ sau khi kêu gọi người Hoa về TQ, tập trung người Hoa ở các cửa khẩu, hải cảng TQ lại không mở cửa khẩu hay cho tầu đến đón người Hoa gây ra tình trạng lộn xộn. Đặc biệt ngày 19/8/1978, Trung Quốc bắt đầu yêu cầu Việt Nam nhận lại người Hoa (đến đây thì thủ đoạn ?othâm nho nhọ đít? như một số bạn nói đã lộ mặt)
    Nguyên nhân của cuộc chiến tranh 17/2/1979 :
    1. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đánh Việt Nam vì Việt Nam chống Trung Quốc, thể hiện qua các sự kiện lớn :
    - Vấn đề người Hoa
    - Việt Nam liên minh với Liên Xô, góp phần thực hiện chiến lược của Liên Xô bao vây Trung Quốc, mở rộng ảnh hưởng ở khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc.
    - Lật đổ đồng minh của Trung Quốc ở CPC, xây dựng liên minh đặc biệt Việt Nam-Lào-CPC, trái với chiến lược của Trung Quốc ở ĐNA'.
    2. Một số ý kiến khác cho rằng : Trung Quốc đánh Việt Nam chủ yếu nhằm phục vụ việc điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Trung Quốc : đi với Mỹ và phương Tây nhằm tranh thủ vốn và khoa học kỹ thuật của họ phục vụ 4 hiện đại hoá (đánh cho người ta xem); phá thế 2 cực Xô-Mỹ, xác lập thế 3 cực Xô-Mỹ-Trung gii quyết công việc thế giới; phục vụ chiến lược của Trung Quốc ở ĐNA'.
    Những ý kiến nêu ở phần (1) đáng để suy nghĩ, song cần cân nhắc thêm các khía cạnh :
    - Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ 1974, liên tục xâm phạm, khiêu khích biên giới trong những năm về sau, trước khi có vụ người Hoa, trước khi Việt Nam ký với Liên Xô hiệp ước hữu nghị và hợp tác và vào CPC giúp nhân dân CPC lật đổ chế độ diệt chủng.
    - Người Hoa ở CPC bị bọn Polpot đối xử tệ hại, song Trung Quốc không phản ứng, ngược lại, còn viện trợ cho chúng.
    - Anbani chống Liên Xô gay gắt, liên tục, song từ 1971, Trung Quốc đã giảm viện trợ cho Anbani, không cử đoàn Đảng sang dự đại hội Đảng Anbani và từ 7/7/1978 đã cắt hoàn toàn viện trợ, rút chuyên gia về nước vì những lý do kỹ thuật. Những mốc đó gắn với các mốc điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc : 1971 đón Kissinger và 1972 đón Nixon.
    - Việt Nam đã nêu quan hệ đặc biệt với Lào và CPC từ 1976; đã ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Lào ngày 18/7/1977, song Trung Quôc không phản ứng.
    Trong Bản báo cáo của Chính phủ VN trước Quốc hội tháng 5/1979 nêu rõ nguyên nhân của cuộc xâm lược của Trung Quốc là :
    - Tiêu diệt một bộ phận lực lượng vũ trang của ta, phá hoại tiềm lực quốc phòng và kinh tế, chiếm đoạt đất đai của ta, kích động bạo loạn.
    - Buộc chúng ta từ bỏ trách nhiệm giúp đỡ Campuchia, tạo điều kiện cho bọn Polpot-Ieng sary đẩy mạnh hoạt động chống lại nhân dân Campuchia, khôi phục ách thống trị của chúng.
    - Tranh thủ sự tín nhiệm của Mỹ và các nước đế quốc đối với Trung Quốc, cầu mong các nước đế quốc liên minh chặt chẽ hơn nữa với Trung Quốc, giúp Trung Quốc nhiều hơn để thực hiện kế hoạch 4 hiện đại hoá hòng nhanh chóng ngoi lên địa vị một cường quốc siêu đẳng, để chống Việt Nam, chống Liên Xô, chống lại các trào lưu cách mạng thế giới.
    - Thị uy với các nước ĐNA', gỡ thể diện của chúng sau thất bại nặng nề ở CPC.
    Thực tế TQ còn muốn trừng phạt VN vì đã làm hỏng tiến trình hoàn hoãn Mỹ -Trung do việc VN giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. Làm cho thoả thuận của TQ với Mỹ ở Thượng Hải vô nghĩa và như vậy làm cho khả năng thống nhất TQ với Đài Loan trở nên khó khăn.
    Ngoài ra, việc TQ đánh VN cũng là để giải quyết các vấn đề nội bộ. Như nhiều bạn đã phân tích, ĐTB mới trở lại nắm quyền nhưng định hướng 4 hiện đại hoá không được chấp nhận bởi tất cả các phe phái. Vị trí chính trị của họ Đặng chưa thực sự được bảo đảm. Trong bối cảnh đó đánh VN sẽ chuyển dịch trọng tâm dự luận TQ ra ngoài tạo điều kiện cho Đặng tiến hành cải cách như đã định. Thực tế lịch sử TQ đã nhiều lần chứng minh thủ đoạn chính trị này của giới cầm quyền TQ : Tể tướng Vương An Thạch khi tiến hành cải cách cũng đánh Đại Việt để đánh lạc hướng dư luận. Dưới thời Mao, những xung đột biên giới với Ấn Độ, LX cũng gắn liền với những khủng hoảng chính trị nội bộ sau Đại nhảy vọt, Trăm hoa đua nở hay Đại *****************.
    Nguyên nhân từ phía VN :
    - Không có đánh giá đúng về TQ ngay từ đầu. Thực ra sau Geneve, VN đã phần nào nhận ra được thâm ý của TQ và trong suốt kháng chiến chống Mỹ, VN đều cảnh giác với những gì TQ thúc giục chúng ta : Cách mạng văn hoá, trường kỳ kháng chiến không đàm phán với Mỹ, không nhận viện trợ của LX, đưa quân tình nguyện TQ sang đánh Mỹ ở VN, để TQ đứng ra làm trung gian đàm phán với Mỹ? VN vẫn có một phần tin vào sự hợp tác ?ovô tư? của TQ nên khi gặp vấn đề từ năm 1975 đã không xử lý đúng đắn được.
    - Không đánh giá đúng vấn đề CPC để dẫn đến phải đưa quân vào CPC tạo cớ cho TQ đánh VN với sự ủng hộ ngầm hoặc công khai của Mỹ và các nước ASEAN đặc biệt là Thái Lan.
    - Không cân bằng được quan hệ giữa VN-TQ và VN-LX. Tạo cớ cho TQ tố cáo VN liên minh với LX để bao vây TQ.
    Tóm lại cuộc chiến ở biên giới phía Bắc, nếu nhìn từ cả hai phía thì khó tránh khỏi. Một mặt TQ đã chuẩn bị cuộc chiến này như là một con bài trong quan hệ với Mỹ và ASEAN (TQ tuyên bố : ?ođánh cho người ta xem?). Mặt khác TQ cũng cần có chiến tranh để giải quyết các vấn đề nội bộ. Và cuối cùng những thiếu sót của VN cũng đã góp phần làm cho cuộc chiến nổ ra.
    Mặc dù TQ không dạy được cho VN bài học mong muốn là phải thần phục TQ, nhưng thực tế cho thấy VN cũng nhận được nhiều bài học qua vụ này. Bài học lớn nhất là bài học sống như thế nào với thằng láng giềng vừa to khoẻ, vũ phu, tham lam, giảo hoạt. Con người ta có nhiều thứ có thể lựa chọn được (kể cả vợ, chồng) nhưng cha mẹ, anh em, họ hàng và thằng hàng xóm thì không. Chính vì vậy truyền thống VN đã để lại câu nói chỉ đạo cho ứng xử với làng giềng là : ?obán anh em xa, mua láng giềng gần?. Trong khi đó VN lại đi tìm kiếm một ông anh ở rất xa (LX) để chọc tức một thằng láng giền gần. Bài học thứ hai, VN là nước nhỏ (như ***** nói : nước nhược tiểu) thì tốt nhất không nên giây vào cuộc chơi của các nước lớn. Mà nếu vì quyền lợi của mình bị xúc phạm mà phải tham gia vào thì giữ cân bằng trong quan hệ vơi các nước lớn là an toàn nhất. Không nên thực hiện ?onhất biên đảo?. Các nước lớn sẵn sàng hy sinh lợi ích của các nước nhỏ để đạt mục tiêu của mình. Nam tư, Hy lạp đã bị LX vứt bỏ trong chiến tranh TG II đã là ví dụ. Và chính trong vụ việc này thái độ của LX cũng đủ cho VN một bài học. Mặc dù ĐTB đã tuyên bố sẽ ?odạy cho VN một bài học? từ 31/1/1979, nhưng LX vẫn làm ngơ cho dù đã ký Hiệp ước với VN trong đó có điều khoản tương trợ khi bị xâm lược và bị đe doạ xâm lược. Thực chất tuyên bố của Đặng ở Mỹ và sau đó ở Nhật không chỉ nhằm vào Mỹ và đồng minh hay VN mà còn là câu xin phép LX : tớ sắp đánh thằng VN, cậu có ý kiến gì không. Sự im lặng của LX là câu trả lời đồng ý : cậu cứ việc đánh, tớ sẽ kiếm chác tí trong vụ này? Và sau đó, tháng 5/1979, LX được VN đồng ý cho vào cảng Cam Ranh.
    "Thế giới sẽ HOÀ BÌNH khi QUYỀN LỰC của ÁI TÌNH chiến thắng ÁI TÌNH đối với QUYỀN LỰC"
    Được vercingetorix sửa chữa / chuyển vào 03:17 ngày 20/04/2003
  4. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Bác viết chí lý quá! Nước nhỏ thì phải chịu khó mà lách trong quan hệ giữa các cường quốc. Chứ cứ gân cổ ra mà cãi chúng nó thì chúng nó không dần cho cũng xui thằng khác đánh cho thì khổ lắm!
    Nói chung cứ chiến tranh là dại rồi, không nên lấy đó mà quá tự mãn.
  5. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Bác viết chí lý quá! Nước nhỏ thì phải chịu khó mà lách trong quan hệ giữa các cường quốc. Chứ cứ gân cổ ra mà cãi chúng nó thì chúng nó không dần cho cũng xui thằng khác đánh cho thì khổ lắm!
    Nói chung cứ chiến tranh là dại rồi, không nên lấy đó mà quá tự mãn.
  6. Quake3games

    Quake3games Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Hehe . Hơi lạc đề, nhưng cũng gửi lên để cho mọi người tham khảo. Những lần bắc phạt thời nhà Lý .
    1.1, Lần thứ nhất,
    Năm 1022, do vua Lý Thái-tổ ban chỉ, Khai-Thiên vương tổng chỉ huy, đánh sang trại Như-hồng của Tống đốt kho đụn rồi rút về. Cuộc xuất chinh để trừng phạt quân Tống tại đây thường vượt biên sang trấn Triều-dương của Đại-Việt cướp bóc. Trấn Triều-dương nay thuộc tỉnh Hạ-long. Trại Như-hồng thuộc Quảng-Tây Nam-lộ. Đại-Việt toàn thắng. Cuộc chiến tranh có tính cách trừng phạt một khê-động. Tống triều im lặng.
    1.2, Lần thứ nhì,
    Năm 1028, tướng Tống là Lý Tự đem quân vượt biên, cướp phá trên lãnh thổ Việt. Việt ra quân đánh tràn sang châu Thất-nguyên của Tống. Cuộc ra quân do Khai-Quốc vương lãnh đạo, tổng chỉ huy là công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa và phò-mã Thân Thừa-Quý. Mục đích chiếm lại mấy châu động đã mất về Tống, do các biên thần Tống chủ trương. Giết chết Lý Tự. Toàn thắng. Cuộc chiến có tính cách tự vệ, dằn mặt các biên thần Quảng-Tây. Tống triều không chủ trương.
    1.3, Lần thứ ba,
    Dưới thời vua Thái-tông, do Khai-Quốc vương lãnh đạo (1053), mục đích chiếm lại lãnh thổ thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, bị người Hán chiếm mất (Nay thuộc Quảng-Đông, Quảng-Tây, Vân-Nam, Quý-châu, Hồ-Nam), rồi đẩy dân Việt về sống ở vùng Bắc-cương thành 207 trang-động. Cuộc khởi binh thành công, đưa Nùng Trí-Cao lên làm vua, lấy lãnh thổ vùng Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu lập thành nước Đại-Nam. Cuộc ra quân này, đã tôi đã thuật chi tiết trong bộ Anh-linh thần võ tộc Việt. Nhưng khi Nùng Trí-Cao thành công, y lại trở mặt với Đại-Việt. Nên khi quân Tống đánh Cao, Đại-Việt không tiếp cứu, Cao bị bại. Cuộc chiến tranh có tính cách toàn diện. Đại-Việt không ra mặt khai chiến với Tống. Tống biết, nhưng không dám trả thù.
    1.4, Lần thứ tư,
    Cũng do Khai-Quốc vương lãnh đạo, diễn ra dưới thời vua Thánh-tông. Vùng tấn công là Khâm-châu. Người tổng chỉ huy là công-chúa Bình-Dương với phò mã Thân Thiệu-Thái (1059-1060). Mục đích cuộc Bắc phạt này là chiếm lại một số trang động do các bộ tộc thiểu số tự trị; bị Tống lấn chiếm, hoặc chiêu dụ các động chủ phản Việt, đem cả đất lẫn dân theo Tống. Sau khi chiếm lại các trang đã mất, trả đất cho các tộc bị mất, quân Việt tiến sâu vào vùng Tả-giang, Hữu-giang, chiếm hơn mười ải, giết nhiều tướng Tống. Tống cực kỳ phẫn uất, nhiều đại thần khuyên vua Tống Nhân-tông đem quân sang đánh Đại-Việt để trừng phạt; nhân đó chiếm nước đặt làm quận huyện. Ngặt vì bấy giờ phía Tây, Tống đang mắc họa với Hạ, phía Bắc thì Liêu chiếm đất, đòi cống vàng lụa; vả vua Tống cũng sợ binh hùng tướng mạnh của Đại-Việt, nên bàn hòa. Công-chúa Bình-Dương đòi nhiều điều kiện khắt khe mới chịu rút quân. Tống cũng phải nhượng. Thắng toàn diện. Chiến công oanh liệt trên thuật trong bộ Nam-quốc sơn-hà. Đến đây chiến cuộc leo thang. Đại-Việt ra mặt khai chiến với Tống, nhưng để cho công chúa Bình-Dương, phò-mã Thân Thiệu-Thái làm.
    1.5, Lần thứ năm,
    Diễn ra dưới thời vua Nhân-tông vào năm 1075, bấy giờ vua mới chín tuổi, Linh-Nhân hoàng thái hậu phụ chính. Vua còn thơ, chư sự lớn nhỏ đều do Linh-Nhân hoàng thái hậu quyết định. Nguyên do: Vua Tống Thần-tông dùng những cải cách về kinh-tế, nông-nghiệp, binh-bị, tài-chánh của Vương An-Thạch từ năm 1066, đã được chín năm, khiến binh lực trở thành hùng hậu, quốc-sản sung túc. Nhà vua muốn nhân đó tiến quân lên Bắc đánh Liêu, chiếm lại đất cũ, để rửa nhục. Nhưng Vương An-Thạch lại khuyên nên đánh Đại-Việt trước. Sau khi bại Đại-Việt, thì Chiêm-thành, Chân-lạp, Ai-lao, Xiêm-la, Đại-lý phải quy hàng. Bấy giờ dùng nhân lực, tài lực sáu nước, đem lên Bắc, thì thắng Liêu dễ dàng. Vua nghe theo, bí mật cho các châu Nam biên luyện binh, tích trữ lương thảo. Cuộc chuẩn bị được ba năm, thì bị Đại-Việt biết được. Linh-Nhân hoàng thái hậu quyết định: Ngồi yên đợi giặc, sao bằng mình ra tay trước. Mục đích cuộc hành quân là phá hết các kho lương thảo, vũ khí, thành trì, cầu cống, diệt các đạo quân mới huấn luyện của Nam thùy Tống. Thế là cuộc Bắc phạt nổ ra vào cuối năm 1075. Quân Việt tiến đánh 18 ải dọc biên thùy Tống, rồi công phá các châu Khâm, Liêm, Ung, Dung, Nghi, Bạch, cùng diệt viện quân ở núi Đại-giáp (Nay thuộc lãnh thổ Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu, Hồ-Nam). Nhiệm vụ chu toàn rồi, quân Việt rút về. Thắng toàn diện. Đến đây Đại-Việt ra mặt khai chiến với Tống. Cả hai bên cùng đem toàn lực ra đối phó với nhau.
    Cuộc ra quân của Việt lần này quá lớn lao, phá nát kế hoạch cải cách của Tống ở Giang-Nam. Quá uất hận, Tống chịu nhục; nhường Hạ ở phía Tây, cắt đất dâng cho Liêu ở phương Bắc... để cho rảnh tay, rồi họ mang quân nghiêng nước sang định chiếm Đại-Việt đặt làm quận huyện (1076-1077). Nhưng Tống lại bị thất bại phải rút quân về, và chịu hòa. Người có hùng tâm, tráng-chí, lãnh đạo là một thiếu phụ ở tuổi ba mươi, đó là Linh-Nhân hoàng thái hậu (Ỷ-Lan). Còn người Tổng chỉ huy cuộc vượt biên Bắc phạt là Lý Thường-Kiệt, Tôn Đản, Lý Hoằng-Chân, Lý Chiêu-Văn, Lý Kế-Nguyên. Tôi đã thuật trong bộ Nam-quốc sơn hà.
  7. Quake3games

    Quake3games Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Hehe . Hơi lạc đề, nhưng cũng gửi lên để cho mọi người tham khảo. Những lần bắc phạt thời nhà Lý .
    1.1, Lần thứ nhất,
    Năm 1022, do vua Lý Thái-tổ ban chỉ, Khai-Thiên vương tổng chỉ huy, đánh sang trại Như-hồng của Tống đốt kho đụn rồi rút về. Cuộc xuất chinh để trừng phạt quân Tống tại đây thường vượt biên sang trấn Triều-dương của Đại-Việt cướp bóc. Trấn Triều-dương nay thuộc tỉnh Hạ-long. Trại Như-hồng thuộc Quảng-Tây Nam-lộ. Đại-Việt toàn thắng. Cuộc chiến tranh có tính cách trừng phạt một khê-động. Tống triều im lặng.
    1.2, Lần thứ nhì,
    Năm 1028, tướng Tống là Lý Tự đem quân vượt biên, cướp phá trên lãnh thổ Việt. Việt ra quân đánh tràn sang châu Thất-nguyên của Tống. Cuộc ra quân do Khai-Quốc vương lãnh đạo, tổng chỉ huy là công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa và phò-mã Thân Thừa-Quý. Mục đích chiếm lại mấy châu động đã mất về Tống, do các biên thần Tống chủ trương. Giết chết Lý Tự. Toàn thắng. Cuộc chiến có tính cách tự vệ, dằn mặt các biên thần Quảng-Tây. Tống triều không chủ trương.
    1.3, Lần thứ ba,
    Dưới thời vua Thái-tông, do Khai-Quốc vương lãnh đạo (1053), mục đích chiếm lại lãnh thổ thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, bị người Hán chiếm mất (Nay thuộc Quảng-Đông, Quảng-Tây, Vân-Nam, Quý-châu, Hồ-Nam), rồi đẩy dân Việt về sống ở vùng Bắc-cương thành 207 trang-động. Cuộc khởi binh thành công, đưa Nùng Trí-Cao lên làm vua, lấy lãnh thổ vùng Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu lập thành nước Đại-Nam. Cuộc ra quân này, đã tôi đã thuật chi tiết trong bộ Anh-linh thần võ tộc Việt. Nhưng khi Nùng Trí-Cao thành công, y lại trở mặt với Đại-Việt. Nên khi quân Tống đánh Cao, Đại-Việt không tiếp cứu, Cao bị bại. Cuộc chiến tranh có tính cách toàn diện. Đại-Việt không ra mặt khai chiến với Tống. Tống biết, nhưng không dám trả thù.
    1.4, Lần thứ tư,
    Cũng do Khai-Quốc vương lãnh đạo, diễn ra dưới thời vua Thánh-tông. Vùng tấn công là Khâm-châu. Người tổng chỉ huy là công-chúa Bình-Dương với phò mã Thân Thiệu-Thái (1059-1060). Mục đích cuộc Bắc phạt này là chiếm lại một số trang động do các bộ tộc thiểu số tự trị; bị Tống lấn chiếm, hoặc chiêu dụ các động chủ phản Việt, đem cả đất lẫn dân theo Tống. Sau khi chiếm lại các trang đã mất, trả đất cho các tộc bị mất, quân Việt tiến sâu vào vùng Tả-giang, Hữu-giang, chiếm hơn mười ải, giết nhiều tướng Tống. Tống cực kỳ phẫn uất, nhiều đại thần khuyên vua Tống Nhân-tông đem quân sang đánh Đại-Việt để trừng phạt; nhân đó chiếm nước đặt làm quận huyện. Ngặt vì bấy giờ phía Tây, Tống đang mắc họa với Hạ, phía Bắc thì Liêu chiếm đất, đòi cống vàng lụa; vả vua Tống cũng sợ binh hùng tướng mạnh của Đại-Việt, nên bàn hòa. Công-chúa Bình-Dương đòi nhiều điều kiện khắt khe mới chịu rút quân. Tống cũng phải nhượng. Thắng toàn diện. Chiến công oanh liệt trên thuật trong bộ Nam-quốc sơn-hà. Đến đây chiến cuộc leo thang. Đại-Việt ra mặt khai chiến với Tống, nhưng để cho công chúa Bình-Dương, phò-mã Thân Thiệu-Thái làm.
    1.5, Lần thứ năm,
    Diễn ra dưới thời vua Nhân-tông vào năm 1075, bấy giờ vua mới chín tuổi, Linh-Nhân hoàng thái hậu phụ chính. Vua còn thơ, chư sự lớn nhỏ đều do Linh-Nhân hoàng thái hậu quyết định. Nguyên do: Vua Tống Thần-tông dùng những cải cách về kinh-tế, nông-nghiệp, binh-bị, tài-chánh của Vương An-Thạch từ năm 1066, đã được chín năm, khiến binh lực trở thành hùng hậu, quốc-sản sung túc. Nhà vua muốn nhân đó tiến quân lên Bắc đánh Liêu, chiếm lại đất cũ, để rửa nhục. Nhưng Vương An-Thạch lại khuyên nên đánh Đại-Việt trước. Sau khi bại Đại-Việt, thì Chiêm-thành, Chân-lạp, Ai-lao, Xiêm-la, Đại-lý phải quy hàng. Bấy giờ dùng nhân lực, tài lực sáu nước, đem lên Bắc, thì thắng Liêu dễ dàng. Vua nghe theo, bí mật cho các châu Nam biên luyện binh, tích trữ lương thảo. Cuộc chuẩn bị được ba năm, thì bị Đại-Việt biết được. Linh-Nhân hoàng thái hậu quyết định: Ngồi yên đợi giặc, sao bằng mình ra tay trước. Mục đích cuộc hành quân là phá hết các kho lương thảo, vũ khí, thành trì, cầu cống, diệt các đạo quân mới huấn luyện của Nam thùy Tống. Thế là cuộc Bắc phạt nổ ra vào cuối năm 1075. Quân Việt tiến đánh 18 ải dọc biên thùy Tống, rồi công phá các châu Khâm, Liêm, Ung, Dung, Nghi, Bạch, cùng diệt viện quân ở núi Đại-giáp (Nay thuộc lãnh thổ Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu, Hồ-Nam). Nhiệm vụ chu toàn rồi, quân Việt rút về. Thắng toàn diện. Đến đây Đại-Việt ra mặt khai chiến với Tống. Cả hai bên cùng đem toàn lực ra đối phó với nhau.
    Cuộc ra quân của Việt lần này quá lớn lao, phá nát kế hoạch cải cách của Tống ở Giang-Nam. Quá uất hận, Tống chịu nhục; nhường Hạ ở phía Tây, cắt đất dâng cho Liêu ở phương Bắc... để cho rảnh tay, rồi họ mang quân nghiêng nước sang định chiếm Đại-Việt đặt làm quận huyện (1076-1077). Nhưng Tống lại bị thất bại phải rút quân về, và chịu hòa. Người có hùng tâm, tráng-chí, lãnh đạo là một thiếu phụ ở tuổi ba mươi, đó là Linh-Nhân hoàng thái hậu (Ỷ-Lan). Còn người Tổng chỉ huy cuộc vượt biên Bắc phạt là Lý Thường-Kiệt, Tôn Đản, Lý Hoằng-Chân, Lý Chiêu-Văn, Lý Kế-Nguyên. Tôi đã thuật trong bộ Nam-quốc sơn hà.
  8. nonameVN

    nonameVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2002
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này có nhiều chỗ cực kỳ hồ đồ. Ai chả biết LX hay TQ thằng nào cũng chỉ trực kiếm lợi cho mình nhưng trong tình thế phải chọn một thì phải biết nên chọn thằng nào thì có lợi hơn chứ, theo thằng TQ hoàn toàn để rồi dùng súng trường, MIG đểu đánh Mĩ à? Rồi thử xem sau này liệu có mất mỗi cái cảng Cam Ranh không? Mà sao quý ngài "thông thái " này không sinh ra vào cái thời đấy để ra tay giúp các cụ " giữ cân bằng quan hệ với các nước lớn", uổng quá , uổng quá, một nhân tài sinh nhầm thời đành ôm hận ngồi post bài phán ...linh tinh.
    NONAME
    Bác có thể bày tỏ quan điểm của mình, nhưng không được xúc phạm thành viên khác. Em sẽ xoá những cho quá khích
    Được NguCong sửa chữa / chuyển vào 18:22 ngày 29/04/2003
  9. nonameVN

    nonameVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2002
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này có nhiều chỗ cực kỳ hồ đồ. Ai chả biết LX hay TQ thằng nào cũng chỉ trực kiếm lợi cho mình nhưng trong tình thế phải chọn một thì phải biết nên chọn thằng nào thì có lợi hơn chứ, theo thằng TQ hoàn toàn để rồi dùng súng trường, MIG đểu đánh Mĩ à? Rồi thử xem sau này liệu có mất mỗi cái cảng Cam Ranh không? Mà sao quý ngài "thông thái " này không sinh ra vào cái thời đấy để ra tay giúp các cụ " giữ cân bằng quan hệ với các nước lớn", uổng quá , uổng quá, một nhân tài sinh nhầm thời đành ôm hận ngồi post bài phán ...linh tinh.
    NONAME
    Bác có thể bày tỏ quan điểm của mình, nhưng không được xúc phạm thành viên khác. Em sẽ xoá những cho quá khích
    Được NguCong sửa chữa / chuyển vào 18:22 ngày 29/04/2003
  10. vercingetorix

    vercingetorix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Xin kể câu chuyện sau :
    Sau khi Phật tổ đã nổi tiếng. Triết lý của Phật tổ đã làm cho nhiều tôn giáo ở Ấn Độ thời đó ganh ghét. Rất nhiều giáo chủ các tôn giáo đã cử những học trò xuất sắc nhất đến tranh căi với Phật tổ.
    Giáo phái nọ có một học trò siêu quần được cử đến tranh biện với Phật; Học trò này rất xuất sắc trong việc dùng những lời lẽ không lấy làm đẹp đẽ để làm phân tâm đối thủ khi tranh biện. Khi tranh biện với Phật tổ, biết Phật là người khiêm hoà, người này càng ra sứ thoá mạ. Nhưng lạ thay, Phật chẳng một lời nói lại mà văn tươi cười với người nọ.
    Thấy thế, người kia hỏi lại Phật :
    - Sao tôi thoá mạ ông như thế mà ông vẫn cam chịu không mắng lại tôi.
    Phật cười nói :
    - Ta hỏi ngươi, khi co người mang quà đến tặng ngươi. Ta không nói quà đó là tốt hay xấu. Nhưng nếu ngươi không nhận thì quà đó thuộc về ai ?
    Người kia sợ Phật biện luận thêm nhanh nhảu cướp lời :
    - Tất nhiên thuộc về ta rồi.
    Phật mỉm cười nói tiếp :
    - Tất cả những gì ngươi mang đến cho ta, ta đều không nhận.
    Tôi viết bài trên đây không phải để nhận mình thông thái. Cũng không muốn chỉ đường cho hươu chạy. Lịch sử là lịch sử. Không thể phán xét lịch sử nhưng qua lịch sử ta có thể rút ra bài học cho tương lai. Với suy nghĩ như vậy tôi đưa thông tin để các bạn tham khảo chứ không có ý áp đặt hay để ra oai... Thực ra tôi đưa thông tin lên đây rất mong có ai đó đóng góp thêm.
    Bạn đã có lời với tôi như thế. Tôi rất vui. Và xin hãy nhận lại những gì của bạn.
    Khổng tử có nói : "Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo không biết, thế mới là người biết". Người biết nhiều nhất là người vẫn còn biết được rằng mình ngu. Còn vỗ ngực cho la mình biết thì...
    Thế giới sẽ HOÀ BÌNH khi QUYỀN LỰC của ÁI TÌNH chiến thắng ÁI TÌNH đối với QUYỀN LỰC

Chia sẻ trang này