1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam năm 1979

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi tarzan, 11/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jied

    jied Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Hồi chiến tranh chống TQ ở biên giới phía Bắc, tôi đang học lớp 3 (hồi đó học hệ 10 năm - tương đương lớp 4 bây giờ) ở HN.
    Sáng 17/02/1979, vào lớp, đám con nít lớp 3 tụi tôi chẳng hiểu gì lắm, nhưng khi thấy cô giáo vừa khóc vừa nói đất nước chưa đầy 4 năm hòa bình mà đã lại phải chịu một cuộc chiến tranh mới, thì cả lớp đều im lặng. Hồi đó đúng làm tôi chẳng hiểu gì nhưng không biết sao tôi nhớ mãi hình ảnh đó của cô giáo.
    Những ngày sau đó thì báo đài nói nhiều về các cuộc chiến ở biên giới. Đám trẻ bọn tôi cũng căm thù bọn bành trướng Bắc Kinh lắm. Nghe mấy anh cấp 3 theo lệnh tổng động viên nhập ngũ, ông anh tôi lúc đó mới học lớp 5 cũng rục rịch định viết đơn xin tồng quân. Chuyện này nghe mắc cười nhưng nói để biết lúc đó bọn trẻ chúng tôi cũng được lên gân lắm.
    Hồi đó, chung quanh trường tôi bắt đầu có giao thông hào các kiểu. Giờ thể dục bọn tôi khoái lắm vì thay vì được tập điền kinh, bọn tôi được cô giáo giao cho mỗi đứa về đẽo một quả lựu đạn bằng gỗ để tập ném lựu đạn. Ngoài ra bọn tôi được học cấp cứu các kiểu...
    Điểm các môn học lúc đó đều được quy ra số xe tăng, pháo, bộ binh địch bị giết, để mỗi người đều đánh giặc theo kiểu của mình. Nói không phải khoe nhưng tính ra thì tôi giết được không biết bao nhiêu xe tăng địch (tương đương điểm 10).
    May The Force Be With You
    Que La Force Soit Avec Vous
    Được jied sửa chữa / chuyển vào 20:21 ngày 17/06/2003
    Được jied sửa chữa / chuyển vào 20:24 ngày 17/06/2003
  2. haintvcb

    haintvcb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    4
    Bổ sung thông tin:
    Từ năm 1979 Nga có trang bị cho chúng ta thêm một loại pháo - hoả tiễn phản lực kiểu mới trong loạt seri H.... Không như H12, loại mới (còn gọi là H40) dàn phóng được gắn trên xe ô tô trung xa ZIL, tầm bắn xa hơn 30Km, lượng nổ lớn hơn, mật độ bắn dày đặc hơn và phân phối đồng đều (1quả/100m2), giàu tính năng tiêu diệt mục tiêu, đặc biệt là bộ binh trên địa hình bằng phẳng hay bắn phát quang. Loại pháo này đặc biệt cơ động. Sau khi trinh sát pháo binh đã tính toán phần tử bắn, các xe phóng đi đến trận địa, công tác chuẩn bị chiến đấu chỉ một vài phút là phát hoả, sau 5 phút kết thúc đợt oanh tạc là lập tức di chuyển tránh phản pháo. Công tác tiếp đạn từ các xe chở đạn cũng tương đối tuyệt vời.
    Nếu bạn nào đã dự hoặc xem lại cuộc duyệt binh năm 2/9/1985(tôi đang tìm lại ảnh) thì sẽ được chứng kiến loại pháo này. Đây là khắc tinh đối với chiến thuật biển người, và cũng tránh được trò phản pháo chết người, điểm mạnh nhất của quân đội Trung Quốc.
  3. haintvcb

    haintvcb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    4
    Bổ sung thông tin:
    Từ năm 1979 Nga có trang bị cho chúng ta thêm một loại pháo - hoả tiễn phản lực kiểu mới trong loạt seri H.... Không như H12, loại mới (còn gọi là H40) dàn phóng được gắn trên xe ô tô trung xa ZIL, tầm bắn xa hơn 30Km, lượng nổ lớn hơn, mật độ bắn dày đặc hơn và phân phối đồng đều (1quả/100m2), giàu tính năng tiêu diệt mục tiêu, đặc biệt là bộ binh trên địa hình bằng phẳng hay bắn phát quang. Loại pháo này đặc biệt cơ động. Sau khi trinh sát pháo binh đã tính toán phần tử bắn, các xe phóng đi đến trận địa, công tác chuẩn bị chiến đấu chỉ một vài phút là phát hoả, sau 5 phút kết thúc đợt oanh tạc là lập tức di chuyển tránh phản pháo. Công tác tiếp đạn từ các xe chở đạn cũng tương đối tuyệt vời.
    Nếu bạn nào đã dự hoặc xem lại cuộc duyệt binh năm 2/9/1985(tôi đang tìm lại ảnh) thì sẽ được chứng kiến loại pháo này. Đây là khắc tinh đối với chiến thuật biển người, và cũng tránh được trò phản pháo chết người, điểm mạnh nhất của quân đội Trung Quốc.
  4. CUN

    CUN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với chú. Đọc mấy chục trang của các bác giá trị thật đấy. Không ngờ cái topic của thằng Tarzan lập nên mà kéo dài và hay thế này. Thế mà chẳng hiểu nó biến đi đâu mất rồi.
    IN LIFE MUST TRY - NOTHING IS DIFFICULT
  5. CUN

    CUN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với chú. Đọc mấy chục trang của các bác giá trị thật đấy. Không ngờ cái topic của thằng Tarzan lập nên mà kéo dài và hay thế này. Thế mà chẳng hiểu nó biến đi đâu mất rồi.
    IN LIFE MUST TRY - NOTHING IS DIFFICULT
  6. xuxin

    xuxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    tôi có viết bài nói VN cũng đánh sang đất khựa năm 1979 mà bác Chitto lại nói là không có bằng chứng và xoá mất. giờ thì tôi gửi lại bằng chứng nhé. hy vọng bác không xoá bài của tôi nữa.
    tôi cứ kiếm được miếng vàng nào là các bác mod cứ hè nhau chia hết của tôi thì làm sao mà tôi giàu được khà khà khà.
    source: http://www.onwar.com/aced/data/charlie/chinavietnam1979.htm
    Although communist China had backed North Vietnam in its struggle against South Vietnam and the United States, the Chinese and Vietnamese were tra***ional enemies; tensions between the two increased when Vietnam strengthened its ties with the Soviet Union, invaded Laos and Cambodia (Kampuchea) in late 1978, and expelled Chinese living in Vietnam. On February 17, 1979, some 120,000 well-equipped Chinese troops crossed the border into northern Vietnam in several places and seized control of several towns; they penetrated 25 miles into Vietnamese territory, encountering stiff resistance. Divisions from Vietnamese occupying forces in Cambodia arrived to reinforce the resistance, which was unable, however, to prevent the Chinese capture of Lang Son, a vital center in Vietnam's northern provinces, on March 3, 1979. About the same time, a separate Chinese force reached the coastal town of Quang Yen, some 100 miles from Hanoi, after several days of fierce fighting against Vietnamese units. Meanwhile, Vietnamese counteroffensives across the border into China's Yunnan province were repulsed. Declaring its punitive military operation against Vietnam a success, China began withdrawing its forces about March 6, 1979, and within two weeks they were all back on Chinese territory. Subsequently, there were many exchanges of fire along the Chinese-Vietnamese border and numerous talks to reach an accord, but no treaty or settlement was concluded.
  7. xuxin

    xuxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    tôi có viết bài nói VN cũng đánh sang đất khựa năm 1979 mà bác Chitto lại nói là không có bằng chứng và xoá mất. giờ thì tôi gửi lại bằng chứng nhé. hy vọng bác không xoá bài của tôi nữa.
    tôi cứ kiếm được miếng vàng nào là các bác mod cứ hè nhau chia hết của tôi thì làm sao mà tôi giàu được khà khà khà.
    source: http://www.onwar.com/aced/data/charlie/chinavietnam1979.htm
    Although communist China had backed North Vietnam in its struggle against South Vietnam and the United States, the Chinese and Vietnamese were tra***ional enemies; tensions between the two increased when Vietnam strengthened its ties with the Soviet Union, invaded Laos and Cambodia (Kampuchea) in late 1978, and expelled Chinese living in Vietnam. On February 17, 1979, some 120,000 well-equipped Chinese troops crossed the border into northern Vietnam in several places and seized control of several towns; they penetrated 25 miles into Vietnamese territory, encountering stiff resistance. Divisions from Vietnamese occupying forces in Cambodia arrived to reinforce the resistance, which was unable, however, to prevent the Chinese capture of Lang Son, a vital center in Vietnam's northern provinces, on March 3, 1979. About the same time, a separate Chinese force reached the coastal town of Quang Yen, some 100 miles from Hanoi, after several days of fierce fighting against Vietnamese units. Meanwhile, Vietnamese counteroffensives across the border into China's Yunnan province were repulsed. Declaring its punitive military operation against Vietnam a success, China began withdrawing its forces about March 6, 1979, and within two weeks they were all back on Chinese territory. Subsequently, there were many exchanges of fire along the Chinese-Vietnamese border and numerous talks to reach an accord, but no treaty or settlement was concluded.
  8. langbavibo

    langbavibo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Bài viết:
    2.810
    Đã được thích:
    1
    Nhìn từ phía bên kia​
    Qua những lời bà Tô Mai Hồng (nguyên sỹ quan tình báo T--Q) đã điều trần trước Ủy Ban Tình Báo của Thượng Viện H.Kỳ và một số điểm do bà ta đã ghi lại trong bài " Cuộc thử thách đau thương của T - Q " (Chinese Ordeal)​
    .......
    Trong cuộc chiến tranh thứ nhất ở Đông Dương giữa quân đội Pháp và V-N và nhất là trong trận Điện Biên Phủ, thì sự yểm trợ của T - Q đối với V-N không những được coi như là vô cùng quan trọng mà còn có tính cách quyết định nữa. Qua cuộc chiến tranh Đông Dương thứ hai giữa V- N và Nam V.N với đồng minh H.Kỳ thì T - Q cũng đã từng tỏ ra rất tích cực trong việc yểm trợ nước "anh em xã hội chủ nghĩa" của họ.
    Nhưng qua năm 1972, sau khi tổng thống Nixon viếng thăm Bắc Kinh rồi tiếp theo việc hai nước Hoa, Mỹ tiến dần đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao, thì sự giao hảo giữa V-N và T - Q ngày càng trở nên lạnh nhạt. Sau khi Chu Ân Lai rồi đến Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976, thì những bất đồng ý kiến giữa đôi bên ngày càng tăng thêm và trở nên trầm trọng.
    Đáng ghi nhất là vụ tranh chấp chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở miền Nam biển Nam Hải, ............................................. Chỉ còn một giải pháp duy nhất để cứu Thái Lan và dạy cho V-N một bài học là dùng biện pháp quân sự, và T - Q đã cho dàn 225,000 quân dọc theo biên giới Hoa Việt. Ngày 17 tháng 2, 1979, quân đội T - Q bắt đầu tấn công. Trọng pháo của Hồng quân nhã đạn dữ dội vào vị trí của quân đội V-N khiến cho một phóng viên H.Kỳ ở trong vùng phụ cận ví cuộc pháo kích nầy giống như một cuộc oanh tạc của phóng pháo cơ B52, có khác chăng là ở thời gian, vì B52 chỉ oanh tạc khoảng hơn một phút thôi, còn cuộc pháo kích này kéo dài hơn 20 phút, và sau đó, 85,000 quân T - Q tràn qua biên giới Hoa-Việt, xuất phát từ 26 địa điểm khác nhau.
    Cuộc chiến tranh "trừng phạt" này kéo dài 16 ngày, từ 17 tháng 2, đến 5 tháng 3, 1979, là một cuộc chiến ác liệt và đẫm máu, vì chỉ trong một thời gia ngắn mà tổn thất của Hồng quân T - Q - căn cứ theo bản báo cáo lên thượng cấp - có thể xấp xỉ với số tổn thất của quân đội H.Kỳ trong cuộc chiến tranh Đông Dương thứ hai.
    Một sĩ quan Hồng quân T - Q từng tham gia cuộc chiến cho biết : " Đây là một cuộc chiến đẫm máu và vô cùng man rợ. Những bạn đồng ngũ của tôi - nhưng không tham gia các trận đánh ở Triều Tiên hay ở Ấn Độ hoặc chưa từng tham gia một cuộc chiến tranh nào khác - đã cho biết là họ không thể nào tưởng tượng được chiến tranh dã man, tàn độc như vậy. Một số lớn đơn vị được gởi ra mặt trận đã không được chuẩn bị kỹ càng về tinh thần cũng như về vũ khí, nên họ đã phải trả một giá rất đắt : đó là mạng sống của họ. Chỉ có một điều duy nhất làm cho anh em binh sĩ vô cùng hể hả là việc san bằng thị trấn Lạng Sơn thành bình địa, mà chính bản thân tôi đã được chứng kiến tận mắt. Vụ phá hoại này đã làm cho chúng tôi vui lòng vì chúng tôi muốn trả thù bọn V- N và như một cấp chỉ huy của chúng tôi từng nói " đó là một cái hôn giả biệt " để cho bọn V.N luôn luôn nhớ mãi chúng ta. Không phải riêng gì Lạng Sơn, mà tất cả các thị trấn dọc theo biên giới Hoa Việt đều bị san bằng trước khi quân đội chúng ta rút lui khỏi V.N; và chúng tôi không bao giờ ân hận hết, có đi chăng nữa là rất tiếc không có cơ hội để san thành bình địa hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng ".
    Mấy tuần trước khi chiến tranh bùng nổ, quân của V-N đã mở chiến dịch khiêu khích Hồng quân và sau đây là lời khai của một sĩ quan nhân chứng : " Binh sĩ chúng tôi rất bực tức khi bị khiêu khích và nghĩ rằng bọn V- N tưởng là chúng cũng mạnh tương đương với chúng ta vì được xếp vào hàng thứ 3 trên thế giới về quân lực, cho nên giờ đây chúng nghĩ rằng chúng muốn tác oai tác quái gì cũng được, vì chúng là bá chủ hiện nay trên bán đảo Đông Dương về lãnh vực quân sự ".
    Sau khi chiến tranh chấm dứt, chúng tôi có cơ hội để nghiên cứu và phân tích những bản báo cáo về hành quân tại các chiến trường thì thấy rằng Hồng quân T - Q đã trả một giá quá đắt cho cuộc thắng trận này vì chưa được chuẩn bị kỹ càng trước khi tham gia cuộc chiến. Có rất nhiều đơn vị được đánh thức dậy từ sáng sớm tinh sương để chuẩn bị hành trang xong là lên đường ra mặt trận. Và qua ngày hôm sau là đã tham gia chiến đấu rồi. Còn đạn dược thì có rất nhiều lô đã quá hạn xử dụng từ lâu, cho nên lắm khi đạn tuy rơi trúng mục tiêu nhưng lại không nổ. Trong khi đó thì chúng tôi đã tìm thấy trong những đồn bót mà chúng tôi đánh chiếm được của V- N vô số vũ khí tối tân được tiếp tế trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương thứ hai, còn đa số đạn dược của chúng ta gởi ra mặt trận được chế tạo trong thập niên 1950. Một số anh em binh sĩ xử dụng rốc kết bắn chiến xa đã bị địch bắn chết vì mặc dầu đạn đã trúng đích rồi nhưng lại không nổ. Tuy nhiên trong cái rủi lại có chỗ may là nhờ đó mà về sau đồng chí Đặng Tiểu Bình mới phát động chiến dịch canh tân vũ khí. (buồn cười quá)
    Thật đáng tiếc là chúng ta không chịu rút tỉa những kinh nghiệm của quân đội H.Kỳ trong cuộc chiến ở V.N. Chúng ta tin rằng H.Kỳ đã thua trận vì quân đội của họ không có niềm tin khi lâm chiến. Chính Chủ Tịch Mao đã từng bảo chúng ta là một đạo binh dù cho có vũ khí tối tân mấy đi nữa mà binh sĩ không có niềm tin ở mục tiêu chiến đấu của họ, thì họ không bao giờ mang lại chiến thắng cho chính họ được.
    Nếu chúng ta tin và thực sự tin là khi chúng ta dùng hết tiềm năng quân sự của chúng ta vào cuộc chiến tranh " trừng phạt " này, thì quân đội của V- N sẽ bị tan vỡ ngay trong vài giờ, và chúng ta sẽ chiếm Hà Nội và Hải Phòng trong một hay hai ngày mà thôi. Sau khi trừng phạt xong bọn vong ân bội nghĩa thì chúng ta rút quân về ngay. Nhưng đáng tiếc thay, mọi việc đến với chúng ta không được suông sẽ cho lắm. Và chúng ta đã phải trả một giá rất đắt cho cuộc chiến thắng này. Một trong những vấn đề quan yếu trong cuộc chiến là việc xử dụng sao cho hữu hiệu đoàn quân cơ giới của chúng ta, căn cứ vào địa hình, địa vật của miền sơn cước V- N cũng như rút tỉa những kinh nghiệm mà H.Kỳ đã thu thập được trong trận chiến tranh thứ hai ở Đông Dương. Nhưng rất tiếc là chúng ta không chịu học hỏi những kinh nghiệm của H.Kỳ trong khi điều động các đoàn quân thiết giáp của chúng ta. Đó là một hành động có thể nói là ngu xuẩn (quá đúng), vì mặc dầu chúng ta đã điều động các trung đoàn thiết giáp vượt qua biên giới trước tiên mà chúng ta vẫn không nắm được ưu thế. Sau đây là một trường hợp điển hình:
    Một nữ cán bộ V-N đóng chốt tại một vị trí sát ngay biên giới, đã dùng rốc kết phá hủy từng chiếc chiến xa một của chúng ta và phá luôn một lèo 7 chiếc. Những trường hợp như thế này đã xảy đến cho rất nhiều trung đoàn, gây thiệt hại rất lớn cho Hồng quân của chúng ta.
    Có những toán chiến xa tiền sát nhận được lệnh phải băng qua những chiếc cầu ở biên giới nhưng cấp chỉ huy không biết ước lượng sức chịu đựng của những chiếc cầu này nên đã cho từng đoàn chiến xa chạy qua cầu cùng một lượt - thay vì cho qua từng chiếc một - nên cầu bị gảy và cả đoàn chiến xa rơi cả xuống sông. Sở dĩ xảy ra những chuyện đáng tiếc như thế là vì các sĩ quan chỉ huy thiết giáp của chúng ta nghĩ rằng sĩ quan công binh của V- N có trình độ cao, nhưng sự thật lại không phải thế.
    Và đây là một trường hợp thật là hiếm có: Một đoàn chiến xa trên đường tiến quân gặp phải một ngọn đồi cao, dốc dựng đứng choáng cả lối đi. Viên sĩ quan chỉ huy đơn vị - vì muốn tiến nhanh - nên đã ra lệnh cho tất cả các chiến xa phải trực chỉ leo thẳng lên đỉnh đồi. Vì độ dốc của đồi quá cao nên một số chiến xa bị lật ngược trước khi lăn xuống chân đồi. Viên chỉ huy vẫn cứ ngoan cố, cho rằng vì một số tài xế lái dở nên chiến xa mới bị lật, nên vẫn duy trì lệnh tiến quân. Rốt cục 6 chiến xa bị lật và không xử dụng được nữa. Còn viên sĩ quan chỉ huy đơn vị này thì bị truy tố ra trước tòa án của mặt trận.
    Rất nhiều binh sĩ đã bị đưa ra xử trước tòa án mặt trận trong cuộc chiến tranh " trừng phạt " này. Tuy nhiên chỉ trong quân đội mới được biết những tin tức này mà thôi chứ đối với quiần chúng thì những tin nầy vẫn bị ém nhẹm.
    Sự thiệt hại về nhân mạng cũng như về vũ khí tuy lớn nhưng cũng không lớn bằng sự thiệt hại về uy tín của Hồng quân, vì mọi yếu kém của quân đội đã được phơi bày ra hết nhất là về phương diện kỷ luật và tuân hành mệnh lệnh.
    Vì bất tuân thượng lệnh mà từng xảy ra chậm trễ trong khi hành quân: Tại một ngã tư vùng biên giới gần thị trấn Lạng Sơn, một số lớn xe cộ của nhiều đơn vị đồng thời đến nơi đây cùng một lúc; và chả có đơn vị nào chịu nhường quyền ưu tiên cho đơn vị nào, nên chỉ trong chốc lát một cảnh kẹt xe hỗn loạn xảy ra ngay trước mắt. Lúc bấy giờ trong quân đội chúng ta chưa có vụ mang huy hiệu trên quân phục vì cấp lãnh đạo cho rằng mọi người lính đều ngang nhau, nên không thể nào phân biệt được ai là sĩ quan và ai là lính (ngu quá !!!). Vì giao thông bị tắt nghẽn quá lâu nên vị tư lệnh lộ quân XLI bèn đứng ra đjều động sự giao thông, giống như tướng Patton đã từng làm khi ông chỉ huy quân đoàn III ở Âu Châu. Nhưng khổ một nỗi là có một số sĩ quan trẻ ở các đơn vị khác, không thuộc lộ quân XLI nên nhất định không chịu nghe theo mệnh lệnh của ông và cứ đòi cho kỳ được quyền ưu tiên qua trước vì họ không biết ông ta là ai. Thậm chí có người xỉ vả rằng ông là ai mà dám đứng ra dành quyền điều khiển việc giao thông tại nơi đây ? Khi ông cho biết ông ta tư lệnh lộ quân XLI thì tiếng la ó lại càng to hơn nữa vì họ cho rằng làm gì có chuyện một vị tư lệnh của một lộ quân lại chịu hạ mình xuống làm nhiệm vụ của một anh quân cảnh. Rồi trong tiếng la ó lại có xen lẫn tiếng "Vậy tôi đây là tham mưu trưởng Hồng quân ", hoặc " Còn tôi là Đặng Tiểu Bình thì ông nghĩ sao?". Trong lúc đó có một số sĩ quan phụ tá viên tư lệnh lộ quân XLI chạy đến giải thích thêm, nhưng cũng chả có ai chịu nghe và cuối cùng họ đi đến xô xát nhau làm cho người nào người nấy quần áo bê bết cả bùn. May sao khi đó lại có một viên sĩ quan cao cấp kịp thời chạy đến và nhận diện được vị tư lệnh lộ quân XLI, và các viên sĩ quan đang tranh chấp nhau cũng biết mặt viên sĩ quan đến sau cùng, nên mọi việc đã được dàn xếp ổn thỏa. Cần nên ghi nhớ đây là một chuyện có thật. Và sau đó mọi sự việc đã được báo cáo lên lãnh tụ Đặng Tiểu Bình. Hai năm sau cuộc chiến tranh " trừng phạt V- N " , lãnh tụ Đặng Tiểu Bình ra lệnh mọi binh sĩ của Hồng quân đều phải mang huy hiệu về quân hàm của họ trên bộ quân phục.
    Một sĩ quan khác được phỏng vấn kể tiếp: " Rất nhiều binh sĩ của Hồng quân đã bị thiệt mạng vì bị chính quân đội của ta pháo kích. Sở dĩ có chuyện đáng tiếc như vậy là vì sĩ quan pháo binh của chúng ta không được huấn luyện kỹ càng hoặc trong các đơn vị pháo binh không có sĩ quan tiền thám để cho tọa độ tác xạ, nên các xạ thủ chỉ bắn phỏng chừng mà thôi. Nếu đi sâu vào vấn đề thì nguyên do cũng chỉ tại thiếu sự liên lạc giữa các vị chỉ huy từng vùng của mặt trận ".
    Vấn đề tiếp liệu cũng gặp nhiều khó khăn vì chúng ta đưa ra mặt trận quá nhiều quân. Chúng tôi không rõ cấp chỉ huy của quân đội H.Kỳ đã rút tỉa được gì trong khi chiến đấu với quân đội V- N, chứ theo chúng tôi thì đánh nhau với V- N không cần phải đưa ra thật nhiều quân mà chỉ cần đưa ra một số đơn vị được huấn luyện thật kỹ càng, nhất là về chuyên môn. Một vấn đề khác nữa là cấp chỉ huy của chúng ta cho rằng không dùng Không quân để yểm trợ cho bộ binh cũng có thể thắng được V- N; vì bên V- N có rất nhiều hỏa tiễn SAM do L..X cung cấp,
    Được langbavibo sửa chữa / chuyển vào 17:35 ngày 02/07/2003
  9. langbavibo

    langbavibo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Bài viết:
    2.810
    Đã được thích:
    1
    Nhìn từ phía bên kia​
    Qua những lời bà Tô Mai Hồng (nguyên sỹ quan tình báo T--Q) đã điều trần trước Ủy Ban Tình Báo của Thượng Viện H.Kỳ và một số điểm do bà ta đã ghi lại trong bài " Cuộc thử thách đau thương của T - Q " (Chinese Ordeal)​
    .......
    Trong cuộc chiến tranh thứ nhất ở Đông Dương giữa quân đội Pháp và V-N và nhất là trong trận Điện Biên Phủ, thì sự yểm trợ của T - Q đối với V-N không những được coi như là vô cùng quan trọng mà còn có tính cách quyết định nữa. Qua cuộc chiến tranh Đông Dương thứ hai giữa V- N và Nam V.N với đồng minh H.Kỳ thì T - Q cũng đã từng tỏ ra rất tích cực trong việc yểm trợ nước "anh em xã hội chủ nghĩa" của họ.
    Nhưng qua năm 1972, sau khi tổng thống Nixon viếng thăm Bắc Kinh rồi tiếp theo việc hai nước Hoa, Mỹ tiến dần đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao, thì sự giao hảo giữa V-N và T - Q ngày càng trở nên lạnh nhạt. Sau khi Chu Ân Lai rồi đến Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976, thì những bất đồng ý kiến giữa đôi bên ngày càng tăng thêm và trở nên trầm trọng.
    Đáng ghi nhất là vụ tranh chấp chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở miền Nam biển Nam Hải, ............................................. Chỉ còn một giải pháp duy nhất để cứu Thái Lan và dạy cho V-N một bài học là dùng biện pháp quân sự, và T - Q đã cho dàn 225,000 quân dọc theo biên giới Hoa Việt. Ngày 17 tháng 2, 1979, quân đội T - Q bắt đầu tấn công. Trọng pháo của Hồng quân nhã đạn dữ dội vào vị trí của quân đội V-N khiến cho một phóng viên H.Kỳ ở trong vùng phụ cận ví cuộc pháo kích nầy giống như một cuộc oanh tạc của phóng pháo cơ B52, có khác chăng là ở thời gian, vì B52 chỉ oanh tạc khoảng hơn một phút thôi, còn cuộc pháo kích này kéo dài hơn 20 phút, và sau đó, 85,000 quân T - Q tràn qua biên giới Hoa-Việt, xuất phát từ 26 địa điểm khác nhau.
    Cuộc chiến tranh "trừng phạt" này kéo dài 16 ngày, từ 17 tháng 2, đến 5 tháng 3, 1979, là một cuộc chiến ác liệt và đẫm máu, vì chỉ trong một thời gia ngắn mà tổn thất của Hồng quân T - Q - căn cứ theo bản báo cáo lên thượng cấp - có thể xấp xỉ với số tổn thất của quân đội H.Kỳ trong cuộc chiến tranh Đông Dương thứ hai.
    Một sĩ quan Hồng quân T - Q từng tham gia cuộc chiến cho biết : " Đây là một cuộc chiến đẫm máu và vô cùng man rợ. Những bạn đồng ngũ của tôi - nhưng không tham gia các trận đánh ở Triều Tiên hay ở Ấn Độ hoặc chưa từng tham gia một cuộc chiến tranh nào khác - đã cho biết là họ không thể nào tưởng tượng được chiến tranh dã man, tàn độc như vậy. Một số lớn đơn vị được gởi ra mặt trận đã không được chuẩn bị kỹ càng về tinh thần cũng như về vũ khí, nên họ đã phải trả một giá rất đắt : đó là mạng sống của họ. Chỉ có một điều duy nhất làm cho anh em binh sĩ vô cùng hể hả là việc san bằng thị trấn Lạng Sơn thành bình địa, mà chính bản thân tôi đã được chứng kiến tận mắt. Vụ phá hoại này đã làm cho chúng tôi vui lòng vì chúng tôi muốn trả thù bọn V- N và như một cấp chỉ huy của chúng tôi từng nói " đó là một cái hôn giả biệt " để cho bọn V.N luôn luôn nhớ mãi chúng ta. Không phải riêng gì Lạng Sơn, mà tất cả các thị trấn dọc theo biên giới Hoa Việt đều bị san bằng trước khi quân đội chúng ta rút lui khỏi V.N; và chúng tôi không bao giờ ân hận hết, có đi chăng nữa là rất tiếc không có cơ hội để san thành bình địa hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng ".
    Mấy tuần trước khi chiến tranh bùng nổ, quân của V-N đã mở chiến dịch khiêu khích Hồng quân và sau đây là lời khai của một sĩ quan nhân chứng : " Binh sĩ chúng tôi rất bực tức khi bị khiêu khích và nghĩ rằng bọn V- N tưởng là chúng cũng mạnh tương đương với chúng ta vì được xếp vào hàng thứ 3 trên thế giới về quân lực, cho nên giờ đây chúng nghĩ rằng chúng muốn tác oai tác quái gì cũng được, vì chúng là bá chủ hiện nay trên bán đảo Đông Dương về lãnh vực quân sự ".
    Sau khi chiến tranh chấm dứt, chúng tôi có cơ hội để nghiên cứu và phân tích những bản báo cáo về hành quân tại các chiến trường thì thấy rằng Hồng quân T - Q đã trả một giá quá đắt cho cuộc thắng trận này vì chưa được chuẩn bị kỹ càng trước khi tham gia cuộc chiến. Có rất nhiều đơn vị được đánh thức dậy từ sáng sớm tinh sương để chuẩn bị hành trang xong là lên đường ra mặt trận. Và qua ngày hôm sau là đã tham gia chiến đấu rồi. Còn đạn dược thì có rất nhiều lô đã quá hạn xử dụng từ lâu, cho nên lắm khi đạn tuy rơi trúng mục tiêu nhưng lại không nổ. Trong khi đó thì chúng tôi đã tìm thấy trong những đồn bót mà chúng tôi đánh chiếm được của V- N vô số vũ khí tối tân được tiếp tế trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương thứ hai, còn đa số đạn dược của chúng ta gởi ra mặt trận được chế tạo trong thập niên 1950. Một số anh em binh sĩ xử dụng rốc kết bắn chiến xa đã bị địch bắn chết vì mặc dầu đạn đã trúng đích rồi nhưng lại không nổ. Tuy nhiên trong cái rủi lại có chỗ may là nhờ đó mà về sau đồng chí Đặng Tiểu Bình mới phát động chiến dịch canh tân vũ khí. (buồn cười quá)
    Thật đáng tiếc là chúng ta không chịu rút tỉa những kinh nghiệm của quân đội H.Kỳ trong cuộc chiến ở V.N. Chúng ta tin rằng H.Kỳ đã thua trận vì quân đội của họ không có niềm tin khi lâm chiến. Chính Chủ Tịch Mao đã từng bảo chúng ta là một đạo binh dù cho có vũ khí tối tân mấy đi nữa mà binh sĩ không có niềm tin ở mục tiêu chiến đấu của họ, thì họ không bao giờ mang lại chiến thắng cho chính họ được.
    Nếu chúng ta tin và thực sự tin là khi chúng ta dùng hết tiềm năng quân sự của chúng ta vào cuộc chiến tranh " trừng phạt " này, thì quân đội của V- N sẽ bị tan vỡ ngay trong vài giờ, và chúng ta sẽ chiếm Hà Nội và Hải Phòng trong một hay hai ngày mà thôi. Sau khi trừng phạt xong bọn vong ân bội nghĩa thì chúng ta rút quân về ngay. Nhưng đáng tiếc thay, mọi việc đến với chúng ta không được suông sẽ cho lắm. Và chúng ta đã phải trả một giá rất đắt cho cuộc chiến thắng này. Một trong những vấn đề quan yếu trong cuộc chiến là việc xử dụng sao cho hữu hiệu đoàn quân cơ giới của chúng ta, căn cứ vào địa hình, địa vật của miền sơn cước V- N cũng như rút tỉa những kinh nghiệm mà H.Kỳ đã thu thập được trong trận chiến tranh thứ hai ở Đông Dương. Nhưng rất tiếc là chúng ta không chịu học hỏi những kinh nghiệm của H.Kỳ trong khi điều động các đoàn quân thiết giáp của chúng ta. Đó là một hành động có thể nói là ngu xuẩn (quá đúng), vì mặc dầu chúng ta đã điều động các trung đoàn thiết giáp vượt qua biên giới trước tiên mà chúng ta vẫn không nắm được ưu thế. Sau đây là một trường hợp điển hình:
    Một nữ cán bộ V-N đóng chốt tại một vị trí sát ngay biên giới, đã dùng rốc kết phá hủy từng chiếc chiến xa một của chúng ta và phá luôn một lèo 7 chiếc. Những trường hợp như thế này đã xảy đến cho rất nhiều trung đoàn, gây thiệt hại rất lớn cho Hồng quân của chúng ta.
    Có những toán chiến xa tiền sát nhận được lệnh phải băng qua những chiếc cầu ở biên giới nhưng cấp chỉ huy không biết ước lượng sức chịu đựng của những chiếc cầu này nên đã cho từng đoàn chiến xa chạy qua cầu cùng một lượt - thay vì cho qua từng chiếc một - nên cầu bị gảy và cả đoàn chiến xa rơi cả xuống sông. Sở dĩ xảy ra những chuyện đáng tiếc như thế là vì các sĩ quan chỉ huy thiết giáp của chúng ta nghĩ rằng sĩ quan công binh của V- N có trình độ cao, nhưng sự thật lại không phải thế.
    Và đây là một trường hợp thật là hiếm có: Một đoàn chiến xa trên đường tiến quân gặp phải một ngọn đồi cao, dốc dựng đứng choáng cả lối đi. Viên sĩ quan chỉ huy đơn vị - vì muốn tiến nhanh - nên đã ra lệnh cho tất cả các chiến xa phải trực chỉ leo thẳng lên đỉnh đồi. Vì độ dốc của đồi quá cao nên một số chiến xa bị lật ngược trước khi lăn xuống chân đồi. Viên chỉ huy vẫn cứ ngoan cố, cho rằng vì một số tài xế lái dở nên chiến xa mới bị lật, nên vẫn duy trì lệnh tiến quân. Rốt cục 6 chiến xa bị lật và không xử dụng được nữa. Còn viên sĩ quan chỉ huy đơn vị này thì bị truy tố ra trước tòa án của mặt trận.
    Rất nhiều binh sĩ đã bị đưa ra xử trước tòa án mặt trận trong cuộc chiến tranh " trừng phạt " này. Tuy nhiên chỉ trong quân đội mới được biết những tin tức này mà thôi chứ đối với quiần chúng thì những tin nầy vẫn bị ém nhẹm.
    Sự thiệt hại về nhân mạng cũng như về vũ khí tuy lớn nhưng cũng không lớn bằng sự thiệt hại về uy tín của Hồng quân, vì mọi yếu kém của quân đội đã được phơi bày ra hết nhất là về phương diện kỷ luật và tuân hành mệnh lệnh.
    Vì bất tuân thượng lệnh mà từng xảy ra chậm trễ trong khi hành quân: Tại một ngã tư vùng biên giới gần thị trấn Lạng Sơn, một số lớn xe cộ của nhiều đơn vị đồng thời đến nơi đây cùng một lúc; và chả có đơn vị nào chịu nhường quyền ưu tiên cho đơn vị nào, nên chỉ trong chốc lát một cảnh kẹt xe hỗn loạn xảy ra ngay trước mắt. Lúc bấy giờ trong quân đội chúng ta chưa có vụ mang huy hiệu trên quân phục vì cấp lãnh đạo cho rằng mọi người lính đều ngang nhau, nên không thể nào phân biệt được ai là sĩ quan và ai là lính (ngu quá !!!). Vì giao thông bị tắt nghẽn quá lâu nên vị tư lệnh lộ quân XLI bèn đứng ra đjều động sự giao thông, giống như tướng Patton đã từng làm khi ông chỉ huy quân đoàn III ở Âu Châu. Nhưng khổ một nỗi là có một số sĩ quan trẻ ở các đơn vị khác, không thuộc lộ quân XLI nên nhất định không chịu nghe theo mệnh lệnh của ông và cứ đòi cho kỳ được quyền ưu tiên qua trước vì họ không biết ông ta là ai. Thậm chí có người xỉ vả rằng ông là ai mà dám đứng ra dành quyền điều khiển việc giao thông tại nơi đây ? Khi ông cho biết ông ta tư lệnh lộ quân XLI thì tiếng la ó lại càng to hơn nữa vì họ cho rằng làm gì có chuyện một vị tư lệnh của một lộ quân lại chịu hạ mình xuống làm nhiệm vụ của một anh quân cảnh. Rồi trong tiếng la ó lại có xen lẫn tiếng "Vậy tôi đây là tham mưu trưởng Hồng quân ", hoặc " Còn tôi là Đặng Tiểu Bình thì ông nghĩ sao?". Trong lúc đó có một số sĩ quan phụ tá viên tư lệnh lộ quân XLI chạy đến giải thích thêm, nhưng cũng chả có ai chịu nghe và cuối cùng họ đi đến xô xát nhau làm cho người nào người nấy quần áo bê bết cả bùn. May sao khi đó lại có một viên sĩ quan cao cấp kịp thời chạy đến và nhận diện được vị tư lệnh lộ quân XLI, và các viên sĩ quan đang tranh chấp nhau cũng biết mặt viên sĩ quan đến sau cùng, nên mọi việc đã được dàn xếp ổn thỏa. Cần nên ghi nhớ đây là một chuyện có thật. Và sau đó mọi sự việc đã được báo cáo lên lãnh tụ Đặng Tiểu Bình. Hai năm sau cuộc chiến tranh " trừng phạt V- N " , lãnh tụ Đặng Tiểu Bình ra lệnh mọi binh sĩ của Hồng quân đều phải mang huy hiệu về quân hàm của họ trên bộ quân phục.
    Một sĩ quan khác được phỏng vấn kể tiếp: " Rất nhiều binh sĩ của Hồng quân đã bị thiệt mạng vì bị chính quân đội của ta pháo kích. Sở dĩ có chuyện đáng tiếc như vậy là vì sĩ quan pháo binh của chúng ta không được huấn luyện kỹ càng hoặc trong các đơn vị pháo binh không có sĩ quan tiền thám để cho tọa độ tác xạ, nên các xạ thủ chỉ bắn phỏng chừng mà thôi. Nếu đi sâu vào vấn đề thì nguyên do cũng chỉ tại thiếu sự liên lạc giữa các vị chỉ huy từng vùng của mặt trận ".
    Vấn đề tiếp liệu cũng gặp nhiều khó khăn vì chúng ta đưa ra mặt trận quá nhiều quân. Chúng tôi không rõ cấp chỉ huy của quân đội H.Kỳ đã rút tỉa được gì trong khi chiến đấu với quân đội V- N, chứ theo chúng tôi thì đánh nhau với V- N không cần phải đưa ra thật nhiều quân mà chỉ cần đưa ra một số đơn vị được huấn luyện thật kỹ càng, nhất là về chuyên môn. Một vấn đề khác nữa là cấp chỉ huy của chúng ta cho rằng không dùng Không quân để yểm trợ cho bộ binh cũng có thể thắng được V- N; vì bên V- N có rất nhiều hỏa tiễn SAM do L..X cung cấp,
    Được langbavibo sửa chữa / chuyển vào 17:35 ngày 02/07/2003
  10. langbavibo

    langbavibo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Bài viết:
    2.810
    Đã được thích:
    1
    những hỏa tiễn phòng không này đã từng hạ nhiều phóng pháo cơ B52 của H.Kỳ, nên cấp chỉ huy của chúng ta mới dè dặt khi nói đến việc xử dụng Không quân để yểm trợ cho bộ binh.
    Khi phát động chiến tranh rồi mới thấy là chúng ta thiếu hẵn phương tiện để liên lạc và phối hợp hành động giữa các đại đơn vị cùng được lệnh tấn công một mục tiêu chung. Đó là trường hợp của 2 sư đoàn tuy được lệnh tiến chiếm một thành phố nhỏ mà vẫn cứ tưởng là chỉ có riêng đơn vị của mình được lệnh này mà thôi. Ba sư đoàn được lệnh đánh chiếm Lạng Sơn và ai cũng tưởng rằng thị trấn này có rất nhiều quân V- N trấn giữ. Trước khi tấn công, pháo binh của ta đã nhả liên tục hàng trăm ngàn viên đạn đại bác trong vòng 8 tiếng đồng hồ vào thành phố này. Nhưng đến khi vào chiếm Lạng Sơn, chúng ta mới thấy đó là một thành phố bỏ ngõ và chỉ có khoảng vài trăm thường dân còn sống sót nhưng đều bị điếc vì cuộc pháo kích, cho nên chúng ta cũng đã " giải thoát " hộ cho họ(bọn khốn !). Khi cuộc chiến sắp chấm dứt, bên ta đã huy động toàn bộ sinh viên sĩ quan trường công binh của Hồng quân đến đặt mìn trong từng nhà một của thành phố Lạng Sơn, tất cả những xác chết của dân chúng đều được chất thành từng đống và cũng được quấn mìn; khi mọi việc phá hoại được chuẩn bị xong xuôi,ai nấy đều rút ra khỏi thị trấn, thì viên chỉ huy mới nhấn nút cho mìn nổ. Và Lạng Sơn, thành phố lớn nhất của V- N ở vùng biên giới kể từ nay đã trở thành bình địa và coi như đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới.(bọn khốn)
    Trong khi tiến quân xuống miền Nam, một số lớn binh sĩ của chúng ta bị thiếu ngủ ngày này qua ngày khác, nên khi có lệnh dừng lại để nghỉ ngơi là anh em rất hoan nghênh. Nhưng nào có nghỉ được phút nào đâu vì du kích quân V- N chỉ rình có cơ hội đó để phục kích chúng ta. Đó là chưa kể hầm chông thì có khắp nơi, làm cho binh sĩ của chúng ta thiệt mạng cũng khá nhiều. Có nguồn tin cho hay là nhiều rừng tre ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh đã trở nên xơ xác vì tre đã bị đốn để làm hầm chông ở trên vùng Việt Bắc nhắm làm chậm cuộc tiến quân của quân ta.
    Nạn mìn bẫy cũng làm cho quân ta chết khá nhiều, và vì vậy mà quân ta ít khi bắt tù binh vì gặp bất cứ dân V- N nào họ cũng đều bắn hạ cho hả cơn giận(bọn khốn). Về phía V- N, binh sĩ họ cũng có những hành động tương tợ như quân của chúng ta. Cho nên sau khi ngưng chiến và trao đổi tù binh thì chỉ có một số rất ít thôi vì đa số thì đã bị giết chết cả rồi.
    Một trong những điều làm cho binh sĩ của chúng ta bực tức nhất là bọn nữ du kích V- N. Trong khi tiến quân xuống miền Nam, chỗ nào đã đi qua rồi là chúng tôi coi như vùng đó là nơi an toàn, nhưng sự thật thì không phải như thế vì trên nội địa V- N không có nơi nào có thể gọi là nơi an toàn đối với chúng tôi cả.. Một đoàn chiến xa T59 đi hàng một trên một con đường núi nhỏ hẹp. Gặp khúc quanh ngặt, xe dẫn đầu phải chạy rất chậm mới có thể quẹo được; nhưng trong khi quẹo thì lổ châu mai dùng để nhắm vẫn đứng yên bất động, không quay theo hướng của chiếc xe. Và chính lúc đó là lúc mà tên du kích dùng súng của hắn bắn vào lổ châu mai và giết chết người lái xe. Tài xế của bảy chiếc chiến xa đều bị giết chết khi họ muốn quẹo xe và cả đoàn cơ giới đành phải dừng lại vì không có bộ binh đi theo hộ tống, và ai cũng tưởng đã gặp phải sức chống cự của một lực lượng hùng hậu của địch. Rồi mọi chiến xa đều bắt đầu xạ kích lung tung vì không thấy mục tiêu. Khi dứt tiếng súng thì cảnh vật lại trở về im lặng với cây rừng. Sau đó một chốc, một đại đội bộ binh được gởi đến để lục soát trong vùng. Cuối cùng họ bắt được một nữ du kích V- N với một khẩu súng. Viên chỉ huy đoàn chiến xa giận quá bèn cho lột truồng cô bé, đoạn trói cả tay chân rồi ném ra giữa đường. Rồi ông ta nhảy lên một chiếc chiến xa và lái xe này chạy qua chạy lại nhiều lần trên mình cô bé cho đến khi chỉ còn một mớ thịt bầy nhầy trải trên mặt đường núi. (bọn khốn) Trong khi đó binh sĩ của ông ta lên tiếng cổ võ rầm rĩ vang cả khu rừng. Cảnh tượng này cho ta thấy rằng Hồng quân của chúng ta không phải thiếu về vũ khí tối tân, mà thiếu sự chuẩn bị về tâm lý khi phát động cuộc chiến tranh " trừng phạt V- N ". Chúng ta cứ tưởng rằng cuộc chiến này sẽ là một cuộc chiến tranh qui ước và người dân thường không tham gia cuộc chiến như một người lính. Nhưng họ có biết đâu ở V.N mọi người dân đều là lính cả; và chính điều này đã cho ta thấy là chúng ta chưa bao giờ chịu rút tỉa những bài học từ kinh nghiệm đã qua của người H.Kỳ.
    Phụ nữ V- N thường hay giả bộ chào đón chúng ta, nhưng khi đến gần thì họ ném lựu đạn vào chúng ta hoặc cầm lựu đạn nhảy vào giữa đám quân của ta để cùng chết. Có một lần có một cô gái dân sự V.N bị thương và được đưa vào điều trị tại một bệnh viện dã chiến của Hồng quân. Khi vào trong bệnh viện cô bé cho nổ quả lựu đạn mang trong người để tự sát và cũng để giết luôn một số người của chúng ta nữa.Nói đến sự dã man của cuộc chiến tranh nầy thì quả thật không có bút nào tả xiết, nhất là khi binh sĩ V- N đối xử với tù binh T - Q. ....
    ( đoạn này nói rất láo về bộ đội ta)
    Binh sĩ của chúng ta khi nghe kể lại những hành động dã man của quân đội V- N thì họ rất căm thù và sau đó họ cũng đối xử như vậy với nữ tù binh V- N. Một khi binh sĩ ta đã nổi cơn thịnh nộ thì họ cũng biết bắn, giết, đốt phá nhà cửa như điên, và họ rất lấy làm vui thích khi có dịp để trả thù lại quân đội V- N.
    Trong cuộc chiến tranh " trừng phạt " này, chúng ta đã áp dụng chính sách tiêu thổ đối với V- N. Ngay trong vùng Lạng Sơn có mỏ "Lân Tinh", chúng ta đã cho công binh tháo gỡ toàn bộ máy móc và dụng cụ dùng để khai thác hầm mỏ này và mang về T - Q. Những gì không mang đi được như đường sá, nhà cửa, các con đường hầm, đều bị phá sạch.
    Đối với người ngoại quốc, nhất là đối với H.Kỳ - nước đã thất bại ở V.N - thì T - Q đã không thành công trong cuộc chiến tranh " trừng phạt V- N ", nhưng sự thật thì ngược lại vì nhờ có cuộc chiến tranh nầy mà quân đội T - Q đã rút được rất nhiều ưu khuyết điểm để ngày càng tiến bộ thêm lên.
    ________________________________________________
    Được langbavibo sửa chữa / chuyển vào 17:42 ngày 02/07/2003

Chia sẻ trang này