1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam năm 1979

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi tarzan, 11/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Chu Ân Lai qua đời đầu năm 1976 và Mao Trạch Ðông, chín tháng sau. Nội tình Trung quốc xáo trộn vì ba sự kiện hệ trọng:
    1 - Chiến dịch sôi nổi chống nhóm Tứ Quái của Giang Thanh, vợ Mao, đầu não phát động *****************.
    2 - Việc thi hành chậm trể kế hoạch Bốn Hiện Ðại Hóa do Chu Ân Lai đề xướng để canh tân kỷ nghệ, canh nông, quốc phòng và khoa học.
    3 - Sự tranh quyền ráo riết giữa Ðặng Tiểu Bình và Tổng bí thư Hoa Quốc Phong, lảnh tụ của "Phe Bất Cứ Gì" (bất cứ gì chủ tịch Mao nói và làm đều đúng cả :))) Cuối 1978, sau hai lần bị khai trừ, Ðặng phục hồi quyền lực, nắm đa số trong Chính trị bộ và Ủy ban trung ương Ðảng CS, giữ chức Tổng tư lệnh quân đội, thi hành chính sách của Chu và xét lại đường lối Mao xếnh xáng. Ðặng bắt tay nghiên cứu cách giải quyết khủng hoảng với láng giềng VN. Trung quốc cảm thấy bị đe dọa trong quyền lợi bởi một nước vẫn được coi là là nhỏ hơn tại và thời điểm lúc đó tự hào là nước mạnh quân sự thứ ba trên địa cầu. Theo Gs Irving Janis và Leon Mann, Ðặng Tiểu Bình hành động thực tế và thận trọng qua 3 giai đoạn. Trước hết, thu thâp đầy đủ dữ kiện bên ngoài (chiến lược bành trướng toàn cầu của Bắc Kinh, chiến lược bán đảo Ðông dương của VN, sự can thiệp của Liên xô, vấn đề Campuchia, tranh chấp biên giới, Hoa kiều tại VN, yếu tố Hoa kỳ, dư luận thế giới... ) và dữ kiện bên trong như: lợi ích và các giá trị của Trung quốc, phản ứng tâm lý quần chúng trong nước, khả năng của quân đội Tàu, ảnh hưởng chiến tranh đối với mức phát triển kinh tế quốc gia v...v... Thứ nữa, tham khảo ý kiến và đạt được sự đồng thuận của các cơ cấu trong đảng CS: Chính trị bộ, Ủy ban Trung ương và Quân ủy Trung Ương. Sau hết, hành động để giữ vững quyết định đến cùng. Trong khi đó việc VN ký Hiệp ước Hữu nghị với Liên sô và dồn Khơme đỏ vào rừng sống bị coi là những hành động khiêu khích thêm, buộc Bắc kinh phải trả đũa.
    Ngày 15-12-1978, Hoa kỳ công nhận Trung Hoạ Ðặng Tiểu Bình liền bay qua Hoa Thịnh Ðốn hội kiến với Tổng thống Carter, báo tin riêng sẽ tấn công VN và trấn an Mỹ rằng nhà cầm quyền nước ông biết tự chế. Ngày 1-1-1979, hai nước bang giao chính thức. Ðặng cũng viếng Nhật và một số quốc gia Ðông Á để dò xét phản ứng. Trở về Bắc Kinh, Ðặng điều chỉnh kế hoạch. Thay vì gởi quân qua Campuchia, chia vui với Khơ Me Ðỏ và để tránh mang tiếng với thế giới là "mưu đồ bành trướng", Trung quốc quyết đánh thẳng vào VN dưới hình thức "phản công tự vệ", không dùng hải lực không quân, trong một thời gian giới hạn và chỉ nhắm vào vùng biên giới. Ðặng muốn dạy cho VN "một bài học quân sự đich đáng".
    Mục phiêu thật của "sự trừng phạt" là gì? Tiêu hủy vài sư đoàn, căn cứ chiến lược hay chiếm một giải đất biên phòng của đối phương? Ðặng không cho biết thâm ý. Dù sao, theo học giả King C. Chen, "chiến tranh trừng phạt, the Punitive War" tượng trưng cho chính sách đối ngoại của Bắc Kinh tại Á châu từ 1949. Hành quân năm 1979 chống VN được chuẩn bị chu đáo như cuộc đụng độ Hoa-Ấn năm 1962 và không hấp tấp như trường hợp TQ tham chiến ở Triều tiên hay vụ Lien Xo can thiệp ở Tiệp khắc và Hung.
    Bài học quân sự 1979
    Năm 1938, Mao giải thích như sau quan điểm của Lê nin về chiến tranh: Khi chính trị mở rộng đến mức không còn tiến tới được bằng đường lối thông thường thì chiến tranh bùng nổ để san bằng các trở ngại gặp phải". Lê nin từng viết:"Chiến tranh chỉ là chính trị nối tiếp bằng những phương tiện khác". Câu này dựa vào ý kiến của Karl Von Clausewitz:"Chiến tranh không phãi là hành vi đơn giản của chính sách mà là một lợi khí chính trị đích thực, một sự tiếp tục của hoạt động chính trị với phương thức khác". Cuộc chiến để tấn công VN, dù núp dưới danh xưng phản công tự vệ, được khởi xướng đúng theo chủ trương trên đây.
    Sau này, nhân lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Cộng hòa Nhân Dân Trung quốc, Tổng trưởng Quốc Phòng Xu Xiangqian trình bày quan điểm trong tạp chí "Quân Đội": "Như chúng ta biết, trong lịch sử chiến tranh, có nhiều cuộc thất trận không vì nhân lực yếu hay võ khí kém, nhưng bởi tư tưởng quân sự lạc hậu và chỉ huy sai lầm". Một kết luận thực tế là năm 1979, tại Việt Nam, các lãnh tụ Trung Hoa thay vì dạy đối phương lại thu thập một bài học hữu ích: Quân đội Trung Hoa không thể thắng một cuộc chiến tân tiến trước khi được hiện đại hóa về võ khí và chiến lược.
    Trong khi đó Hội Đồng An ninh LHQ rốt cuộc không có ra quyết nghị nào. Một nhà ngoại giao chua chát phê bình: "Khi tranh chấp xẩy ra giữa các đại cường, Liên Hiệp Quốc biến mất !".
    MTH@
    Được mth sửa chữa / chuyển vào 05:04 ngày 16/11/2002
  2. tarzan

    tarzan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/06/2001
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác là trong kế hoạch của Đặng không có chuyện sẽ ăn thịt Việt Nam như cha ông của bon Tàu khựa đã làm(chuyện này có muốn cũng không được) nhưng nếu không vấp phải sự chống cự mãnh liệt và hoả lực mạnh của ta thì chúng chẳng ngại gì mà không vô Hà Nội thậm chí xa hơn nữa phá tanh bành.Nói chung là cả 2 đều có bài học của mình. Việt Nam nhận ra là khi cần thì bon Tầu, dân tộc nêu ra hình ảnh Người quân tử cùng vô số lễ nghĩa, sẽ chơi những đòn thâm nhất, bẩn nhất
  3. tarzan

    tarzan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/06/2001
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác là trong kế hoạch của Đặng không có chuyện sẽ ăn thịt Việt Nam như cha ông của bon Tàu khựa đã làm(chuyện này có muốn cũng không được) nhưng nếu không vấp phải sự chống cự mãnh liệt và hoả lực mạnh của ta thì chúng chẳng ngại gì mà không vô Hà Nội thậm chí xa hơn nữa phá tanh bành.Nói chung là cả 2 đều có bài học của mình. Việt Nam nhận ra là khi cần thì bon Tầu, dân tộc nêu ra hình ảnh Người quân tử cùng vô số lễ nghĩa, sẽ chơi những đòn thâm nhất, bẩn nhất
  4. thenguyen

    thenguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ Lỗ Tấn khi nói về con người TQ trong lịch sử qua cuốn Nhật kí người điên (Cuồng nhân nhật kí) đã mô tả một nhân vật bị "coi là điên" khi giở sử sách Tầu ra đọc mới chợt thấy là "lịch sử Trung Hoa 4000 năm qua là lịch sử ăn thịt người". Bá Dương cũng nói điều tương tự, trong đó có một câu về sự dân chủ của người TQ khá hay: mày là dân, tao là chủ. Khi vào đây tôi mới thấy điều đó đúng lắm. Các Admin và mod cũng chỉ là những người nói như Mác "những công cụ vô ý thức của lịch sử thôi" khi kiểm duyệt các bài của chúng ta. Chỉ có điều là họ không nhận ra điều đó.
  5. thenguyen

    thenguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ Lỗ Tấn khi nói về con người TQ trong lịch sử qua cuốn Nhật kí người điên (Cuồng nhân nhật kí) đã mô tả một nhân vật bị "coi là điên" khi giở sử sách Tầu ra đọc mới chợt thấy là "lịch sử Trung Hoa 4000 năm qua là lịch sử ăn thịt người". Bá Dương cũng nói điều tương tự, trong đó có một câu về sự dân chủ của người TQ khá hay: mày là dân, tao là chủ. Khi vào đây tôi mới thấy điều đó đúng lắm. Các Admin và mod cũng chỉ là những người nói như Mác "những công cụ vô ý thức của lịch sử thôi" khi kiểm duyệt các bài của chúng ta. Chỉ có điều là họ không nhận ra điều đó.
  6. tarzan

    tarzan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/06/2001
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    China launched a massive attack along their common border. Vietnam's border troops put up a very good defense, causing major casualties to the Chinese People's Liberation Army (PLA). Within a month of the invasion, China basically declared that it had taught Hanoi a lesson and withdrew. Results of this war include: moving Hanoi closer to the Soviet Union, which was a rival of China; a modernization of the PLA as and the beginning of a long-lasting but low-level border conflict with between Vietnam and China
  7. tarzan

    tarzan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/06/2001
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    China launched a massive attack along their common border. Vietnam's border troops put up a very good defense, causing major casualties to the Chinese People's Liberation Army (PLA). Within a month of the invasion, China basically declared that it had taught Hanoi a lesson and withdrew. Results of this war include: moving Hanoi closer to the Soviet Union, which was a rival of China; a modernization of the PLA as and the beginning of a long-lasting but low-level border conflict with between Vietnam and China
  8. thenguyen

    thenguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Ồ, xin cống hiến cho các bạn mấy thông tin mà tôi thu lượm được khi đọc lại giai đoạn 78-79 qua nhân dân và KTVĐông. Mấy chú Pốt muốn thôn tính Sgòn trong một thời gian dù BK biết là không thể nhưng BK cho rằng uy hiếp từ hai mặt thì hoàn toàn sẽ khiến VN lúc đó đang hết sức khó khăn, có thể sẽ bị thiệt hại nặng về kinh tế và mất uy tín vì dòng người ra đi ồ ạt, một chiến thuật sau này người ta gọi là "chảy máu chất xám" như Kissinger suy nghĩ và BK cùng mấy anh ASEAN muốn. Vụ đầu tiên là Hoa Kiều được Tổ quốc Trung Hoa thương xót vì bị đàn áp cho lên biên giới rồi bắt nằm ì ra đấy rồi lu loa lên với thế giới (xin nhớ là Khmer đỏ đã giết hại và xua đuổi 26.000 Hoa Kiều mà BK im lặng) rằng VN bài xích người Hoa. Còn vấn đề Khmer đỏ thì có chuyện anh Khiêu Samphon nói với các nhà báo Nam Tư (thân TQ) rằng "Chúng tôi đang làm cuộc cách mạng lớn nhất chống lại kẻ thù của nhân dân", và năm 1981 buộc thừa nhận không dưới 100000 người bị giết hại, một con số tức cười (em Khiêu Samphon thì may thoát chết trên các cánh đồng vì có nói với lính Khmer đỏ là 'tôi có ông anh làm chức chủ tịch' dù ông anh tất nhiên có bao giờ đoái hoài tới. Tệ nhất là Iêng Xary kêu gọi trí thức nước ngoài (vài nghìn người) về rồi còn sót lại vài trăm người. Còn anh cả Pôn Pốt thì đến cuối đời vẫn nhận là "lương tâm tôi trong sạch", trước khi chết còn kịp làm thịt Son Sen, bộ trưởng quốc phòng ngày trước rồi bị Tà mốc cho "cái chết không đau". Bắc Kinh hậu thuẫn vấn đề Khmer đỏ trong quá khứ hoàn toàn (kể cả Chu Ân Lai và MTĐ vì vài tháng trước khi chết, Pôn Pốt có sang thăm Bắc Kinh được họ Mao dù rất ốm yếu vẫn nói "tốt, tốt, các đồng chí làm thế là tốt. Đánh một trận mà quét được tất cả kẻ thù của giai cấp". Ảnh chụp cả ĐTB đứng sau đó cười toe toét, dù đã bị Mao ném vào sọt rác rồi. Thực ra thì năm 1955 MTĐ cũng đã nói "Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông tiến xuống ĐNA". Xem ra vụ 79 chắc chắn không thể tránh khỏi rồi.
  9. thenguyen

    thenguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Ồ, xin cống hiến cho các bạn mấy thông tin mà tôi thu lượm được khi đọc lại giai đoạn 78-79 qua nhân dân và KTVĐông. Mấy chú Pốt muốn thôn tính Sgòn trong một thời gian dù BK biết là không thể nhưng BK cho rằng uy hiếp từ hai mặt thì hoàn toàn sẽ khiến VN lúc đó đang hết sức khó khăn, có thể sẽ bị thiệt hại nặng về kinh tế và mất uy tín vì dòng người ra đi ồ ạt, một chiến thuật sau này người ta gọi là "chảy máu chất xám" như Kissinger suy nghĩ và BK cùng mấy anh ASEAN muốn. Vụ đầu tiên là Hoa Kiều được Tổ quốc Trung Hoa thương xót vì bị đàn áp cho lên biên giới rồi bắt nằm ì ra đấy rồi lu loa lên với thế giới (xin nhớ là Khmer đỏ đã giết hại và xua đuổi 26.000 Hoa Kiều mà BK im lặng) rằng VN bài xích người Hoa. Còn vấn đề Khmer đỏ thì có chuyện anh Khiêu Samphon nói với các nhà báo Nam Tư (thân TQ) rằng "Chúng tôi đang làm cuộc cách mạng lớn nhất chống lại kẻ thù của nhân dân", và năm 1981 buộc thừa nhận không dưới 100000 người bị giết hại, một con số tức cười (em Khiêu Samphon thì may thoát chết trên các cánh đồng vì có nói với lính Khmer đỏ là 'tôi có ông anh làm chức chủ tịch' dù ông anh tất nhiên có bao giờ đoái hoài tới. Tệ nhất là Iêng Xary kêu gọi trí thức nước ngoài (vài nghìn người) về rồi còn sót lại vài trăm người. Còn anh cả Pôn Pốt thì đến cuối đời vẫn nhận là "lương tâm tôi trong sạch", trước khi chết còn kịp làm thịt Son Sen, bộ trưởng quốc phòng ngày trước rồi bị Tà mốc cho "cái chết không đau". Bắc Kinh hậu thuẫn vấn đề Khmer đỏ trong quá khứ hoàn toàn (kể cả Chu Ân Lai và MTĐ vì vài tháng trước khi chết, Pôn Pốt có sang thăm Bắc Kinh được họ Mao dù rất ốm yếu vẫn nói "tốt, tốt, các đồng chí làm thế là tốt. Đánh một trận mà quét được tất cả kẻ thù của giai cấp". Ảnh chụp cả ĐTB đứng sau đó cười toe toét, dù đã bị Mao ném vào sọt rác rồi. Thực ra thì năm 1955 MTĐ cũng đã nói "Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông tiến xuống ĐNA". Xem ra vụ 79 chắc chắn không thể tránh khỏi rồi.
  10. thenguyen

    thenguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Tôi vừa có một chuyến công du Sài Gòn và phát hiện được khá nhiều điều lạ. Con người ở đây rất chân thật, không giấu diếm và khách sáo như người Bắc (tôi cũng ra Hà Nội rồi). Và đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao VNCH sụp đổ. Vì họ quá tin vào Mỹ và Bắc Việt. Đến tận 29/4 mà trại David vẫn họp tìm giải pháp cho chính trị thì đủ biết thế nào rồi.

Chia sẻ trang này