1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam nên phát triển Vũ khí hạt nhân và tăng cường phát triển quân sự là cách để bảo vệ mình trướ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi antishino, 23/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nó có cần nuke để lấy mấy cái bãi đá ấy không
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Ai biết được , thấy mấy bác trên này nghĩ về nuke cứ như 1 món đồ chơi, hay là vũ khí siêu việt gì gì ấy, có thể giải quyết mọi vấn đề, có thể dùng bất cứ lúc nào thấy thích . Nên mình mới giả sử vậy.
    Siêu cường như Mỹ chết cả chục nghìn lính ở VN mà cũng không dám giở bài nuke ra, gần đây thì có Afga, Iraq tuyên chiến hẳn hòi triển khai cả trăm nghìn lính đánh nhau mà cũng toàn chơi vũ khí quy ước thôi. Đố anh nào dám vác nuke ra dùng trước đấy, siêu cường cũng như chí phèo. Hiện bọn to đầu đang cố tìm cách khống chế sức hủy diệt của nuke để đem nó dùng như là 1 quả bom hạng nặng, bom phá hầm.... Tại sao VN lại đi nghiên cứu chế tạo mấy trái hủy diệt hàng loạt ấy ? Đó là vũ khí của chiến tranh tổng lực mày sống tao chết, và cái thời mày sống tao chết qua rồi, bây giờ thế kỷ 21, thế kỷ của chiến tranh cục bộ, giành ảnh hưởng.
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 23:25 ngày 31/07/2008
  3. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    Đến lúc đó thì chả kịp hỏi ý kiến nhân dân đâu. Mà tình hình đã đẩy đến mức đấy rồi thì Việt nam luôn là kẻ bất lợi có quyết định dọa thôi có khi cũng phải chịu trận trước
  4. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Nuke chiến lược - huỷ diệt sự sống.
    Nuke chiến thuật - huỷ diệt mục tiêu quân sự, ví dụ như hạm đội, các mũi tiến quân xâm lược ồ ạt trên bộ... Cái này khả năng sử dụng khá chắc chắn, nhưng bàn về nó vẫn là điều cấm kỵ.
    Kiểu lý thuyết trò chơi bất xứng: " fuk 1 eye for 1eye, if you destroy my bicycle, i''ll kill you, your familly and all your kins", luật chơi hoàn toàn áp đặt do bên có nuke mạnh hơn, bắt đầu ở chỗ, nếu thua to về chiến tranh thông thường, khả năng cao sẽ dùng đến nuke chiến thuật. Nếu đã dùng mà đối phương ko có khả năng trả đũa thì chẳng gì cấm đc nó ko dùng tiếp. Từ đó đặt ra vấn đề là, một thằng xâm lược thằng khác, bị đánh cho thua bét, thằng kia đem quân trả đũa lại tao dập nuke chết sạch. Chỉ thằng có nuke mới có quyền đi xâm lược. Nếu thằng kia cũng có nuke chiến thuật, chiến tranh xâm lược tổng lực trở thành vô nghĩa, vì quân lực 2 bên đều có khả năng quét sach lực lượng đối phương đang xâm phạm và đe doạ nghiêm trọng đến nhà nước chủ quyền. (1)
    Lấy Iran làm ví dụ nhân cách hoá, nếu Iran muốn có nuke và trước hết đc dùng như lực lượng chiến thuật, sẽ ko thằng nào dám mở một cuộc tấn công tổng lực trên bộ hay trên biển. Đánh nuke chiến thuật đâu có giết dân.
    Nhưng vẫn có một chỗ yếu, nếu tấn công đường ko, việc phòng tránh/trả đũa sẽ là dùng nuke chiến thuật dọn sạch các sân bay quân sự. Nếu như vậy, sao ko tiện thể dọn nốt căn cứ quân sự của đối phương? Tức là từ phòng thủ hạt nhân đến phòng thủ chủ động hạt nhân - mà ranh giới giữa nó và tấn công hạt nhân chỉ cách biệt ở tên gọi.
    Về quân sự, chuyện này bình thường, nhưng về chính trị, mày dùng nuke bắn sang đất tao - thế là hỏng. Quá mong manh để ngăn chặn chiến tranh đơn thuần có dùng nuke trở thành chiến tranh huỷ diệt.
    Luật chơi sòng phẳng sẽ là, mày dùng tactical nuke, tao cũng dùng, chỉ giết quân nhưng ko giết dân, ko ai huỷ diệt lẫn nhau, như vậy đối địch quân sự là vô nghĩa.
    Vấn đề lại ở tình huống bất can xứng, Mẽo có đủ phương tiện hạt nhân, giờ tuyên bố rằng cứ dò thấy phóng xạ là tao huỷ diệt luôn, vì nó biết rằng đối phương có tactic nuke nhưng ko có khả năng huỷ diệt. Nếu trường hợp thằng Búsờ lên cơn, nó đánh Iran ko hạt nhân thì như đã nói trên, nó đánh Iran có nuke hạn chế thì Iran sẽ bị huỷ diệt, hoặc tệ hơn là mở cửa cho khả năng huỷ diệt, từ đó có thể dùng nuke ko hạn chế để đánh cho Iran thương tật vĩnh viễn, ép buộc Iran phải tuân theo nó. Đây gọi là chiến lược đe doạ chắc chắn. (2)
    Như vậy tương quan nuke sẽ quyết định trong trường hợp cực đoan như trên. Mẽo có thể hy sinh 50000 quân để lấy cớ dùng nuke ko? Cái này ko biết, nếu 50000 quân đó là quân Ănglê chẳng hạn thì sao lại ko.
    Từ trường hợp bất cân xứng nêu trên, điều rút ra là để đảm bảo khả năng dùng nuke chiến thuật phải có khả năng dùng nuke huỷ diệt. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Một thằng có lá chắn hạt nhân, thằng kia có nuke bất toàn diện, trong trường hợp siêu cực đoan, thằng kia sẽ dụ chiến tranh, chấp nhận bị huỷ diệt một phần để huỷ diệt hoàn toàn đối phương. (3)
    Tóm lại, để "có thể" dùng nuke an toàn phải có lá chắn hạt nhân toàn diện.
    Nghiên cứu tình huống thời chiến tranh lạnh :
    - Ban đầu, Mẽo độc quyền nuke, tình huống chiến lược trở thành bất cân xứng như phân tích (1)
    - Khi LX có nuke hạn chế, châu âu lúc đó quá yếu để đối đầu chiến tranh tổng lực với LX, nên phương tiện đe doạ duy nhất là sẽ áp dụng chiến tranh huỷ diệt bất cứ trường hợp nào.
    Mẽo lợi dụng đồng minh làm mồi để áp dụng chiến lược đe doạ chắc chắn dành lợi thế quyết định với LX như phân tích (2)
    - Mẽo vượt trội về hạt nhân, có căn cứ hạt nhất bao vây Soviet, nó đe doạ sẽ áp dụng trường hợp siêu cực đoan (3) như trên, gọi là "chiến lược bên miệng hố chiến tranh". Trò này rất nguy hiểm, nhưng nó ép LX phải chạy đua hạt nhân hộc hơi với Mẽo.
    - Khi 2 bên có lực lượng hạt nhân tương đối toàn diện, thế giới bỗng quá nguy hiểm, bất cứ lúc nào cũng có thể nổ ra tình huống dẫn đến chiến tranh huỷ diệt, bắt đầu từ những xung đột quân sự thông thường. Có lực lượng rồi, giờ lại phải lo sử dụng an toàn.
    Châu âu đưa ra cách tiếp cận là phát triển lực lượng thông thường đủ sức chống LX, khỏi phải dùng đến nuke. LX vỗ tay hoan nghênh, đồng thời phát triển lực lượng thông thường sao cho mạnh hơn lực lượng ở châu âu một tí, để khi có đánh thì dành đc tí lợi thế, đất dai, chiến thắng tí tí nào đó mà ko dùng nuke, trong trường hợp có thắng quá đà thì cũng dừng lại.
    Mẽo hà hơi cho toàn khối, sao cho lực lượng thông thường khối phải mạnh hơn LX, từ đó dẫn đến chạy đua võ trang. (4)
    LX dành đc lợi thế về lực lượng thông thường phải trả giá bằng sụp đổ về KT.
    Kết luận, chạy đua hạt nhân tối hậu sẽ dẫn đến chạy đua thông thường. Khi cân bằng hạt nhân, tương quan lực lượng thông thường sẽ dùng để tranh dành. Đây là kết quả từ trò chơi lớn.
    Ở trò chơi nhỏ hơn, một nước nhỏ, ko ham hố tranh dành ảnh hưởng ở đâu, nhưng nhất quyết ko chịu nhún nhường bất cứ đe doạ nào của hàng xóm có nuke. Vậy, đối phó với đe doạ huỷ diệt phải là khả năng huỷ diệt tương đối. Đối phó với khả năng chiến tranh tổng lực phải là khả năng hạt nhân chiến thuật. Đối phó với nguy cơ xung đột nguy hiểm cao phải là lực lượng thường trực phòng thủ mạnh. Đây là chiến lược " small agressive" hay còn gọi là Chó con (puppy), so với Mẽo dùng chiến lược "large agressive" hay còn gọi là Chó dữ (top dog), LX thì dùng chiến lược "large passive" hay còn gọi là Mèo lười (fat cat).
    Chó con này nằm ở chỗ chấp nhận thua kém nhưng dành quyền chủ động về mặt chiến lược, ngược lại với Mèo lười là chiến lược thích ứng, nhưng cạnh tranh mạnh về tưong quan lực lượng.
    Chiến lược kiểu gì thì kết quả vẫn là chạy đua vũ trang hạn chế. Mục tiêu là duy trì sức mạnh phòng thủ thông thường mức hợp lý, đồng thời phát triển tấn công hạt nhân, kết quả thực tế của Pakistan.
    Các suy luận trên hoàn toàn là game theory, có lẽ bổ sung một tí cho bài của bác Ăn hành tây trước kia ( nói j'' chứ game theory toàn rút ra từ Cold war cả )
    Trong mớ chó mèo trên còn một trường hợp nữa gọi là Mèo con (kitty) - đó là chiến lược Nhỏ và Thụ động, chiến lược chung thích ứng theo chiến lược đối thủ, lực lượng nhỏ ko gây đe doạ sinh tồn đến đối thủ, chỉ để bảo vệ mình. Đối thủ có lựa chọn là vùi dập nó với một thiệt hại nhất định, hoặc để yên cho nó, chẳng hại gì.
    Nghe chiến lược này thấy quen quen
    ---------------------------------------
    Xem xét ********* con Pakistan, lần này ko phải Trò chơi gì hết, chỉ thuần về CN QP, thấy rằng nó rất vất vả: tăng pháo máy bay tên lửa phải tự lực tất, nếu ko có Chệt nó thổi cho thì khó có khả năng.
    Nói chung bao h một nước có khả năng quốc phòng tự túc cao như Iran chẳng hạn, thì mới nên mơ đến nuke.
    Quay lại game, trò chơi lớn thì giả định là cắn xé nhau tự do vô CP, trò chơi nhỏ thì giả định là môi trường quốc tế có tác động và phản ứng có tính luật lệ hơn, tác động đó là trừng phạt chiến lược gây hấn (chó) bằng những ảnh hưởng KT và đe doạ về lực lượng.
    Giả định về trò chơi nhỏ có vững hay ko thì hiện nay vẫn phải xét.
    Cạp cạp có nuke về lâu dài chưa hẳn là ngoài khả năng lựa chọn.
    Để ngồi sáng tác thêm tí nữa rồi viết tiếp.
  5. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Chiến thuật xem ra cực đơn giản thôi bác Vịt-giời ah "trò chơi hạt nhân phi đối xứng":
    i> Ta có hoặc đang phát triển tên lửa đạn đạo chiến thuật (cứ cho là tự sản xuất với CEP = 10.000)
    ii> Ta bá cáo thiên hạ trữ lượng U và đống rác thải U chưa kịp xử lý hoặc chưa biết cách xử lý, hay thỉnh thoảng lại lọt rào phóng xạ cho nó phê
    iii> Một nguồn tin giấu tên kiểu bác Nắng (sorry bác trước nhá!) ám chỉ khả năng dùng bã hạt nhân làm bom bẩn nếu bị tấn công bằng quân sự trong một chính sách "trò chơi hạt nhân phi đối xứng"
    iv> Báo chí nhà nước đưa tin về việc phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình, etc, nhưng báo mạng, diễn đàn đồng loạt í éo bình luận, thêm mắm dặm muối về mục tiêu, cách thức sử dụng bom bẩn theo nguồn tin rò rỉ nêu trên
    v> Bác Lê Dũng khi được hỏi về việc này thì cứ nói kiểu chẳng nhận-chẳng chối: "Chúng tôi phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình và trong khuôn khổ giám sát chặt chẽ của IAEA. Chúng tôi ko có ý kiến bình luận về các thông tin không chính thức đang lan truyền trên diễn đàn, v.v và v.v".
    Đến đây, một kịch bản "trò chơi hạt nhân phi đối xứng" sẽ tự động được cập nhật vào dữ liệu của Hoa Nam TW tình báo cục để giúp các bác mặt béo bụng phệ khó ra các quyết định manh động.
    Trò này là phiên bản của bọn Dai Thó. Có điều, người ta bảo nó có nuke thật mới ghê Còn ta, chịu khó són thông tin cho anh em diễn đàn bình loạn, còn tiền tươi thì để cứu mấy vụ chứng khoán và tỷ giá có hay hơn ko!!!
  6. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Hị hị, lần đầu tiên trên đời em thấy khoái cái...bửn bửn
    Lỡ 3 cái đó lọt xuống sông ko biết ruộng vườn hay nước ăn còn xài đc ko nhỉ?
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Không chơi đồ nổ to nữa mà chuyển qua chơi đồ bẩn à ? Thứ này chỉ có dân khủng bố chơi thôi , vì nó không phải là vũ khí giết chết người ngay lập tức mà nó để lại hậu quả nghiêm trọng, lâu dài. Vác thứ này ra chơi thì còn ai dám bạn bè với VN nữa chứ, cả thế giới bu lại đánh hội đồng vì chơi dơ ấy chứ , tớ phản đối.
    Phát triển mấy thứ như bom nhiệt hạch, bom chân không chẳng hạn; dùng không khác gì Tac. nuke mà lại không phạm hiệp định, hiệp ước gì.
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 10:17 ngày 01/08/2008
  8. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    Em thấy bọn Khựa ngày càng gấu, sau Olympic tình hình chắc còn xấu hơn bây giờ nhiều
    TTXVN - 1/8/2008
    Mạng ?oSina? (Trung Quốc ) :
    ?oMôi trường xung quanh đã thuận lợi để Trung Quốc tiến hành chiến tranh lớn trừng phạt để Việt Nam không bao giờ quên và các nước Đông Nam Á khác không dám xâm phạm lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông? .
    TTXVN (Hồng Công 29/7)?
    Với đầu đề trên mạng ?oSina? của Trung Quốc ngày 29/7 nhận định rằng gần đây Việt Nam liên tiếp khiêu khích Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Chính phủ Việt Nam đã từng bước quy hoạch một bộ phận Trường Sa thành các lô kêu gọi đầu thầu thăm dò khai thác dầu khí, còn tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân ở Trường Sa. Việt Nam còn cùng các công ty phương Tây như Mỹ .... tiến hành thăm dò và lắp đặt đường ống dẫn khí ở Trường Sa. Không chỉ như vậy Việt Nam còn đưa ra những lời lẽ cứng rắn, thậm chí tuyên bố ?oquyết không vứt bỏ một tấc đất? và ?oquyết chiến cùng Trung Quốc?. Trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông đạt gần 50 tỷ tấn, trữ lượng khí thiên nhiên khoảng 15.000 tỷ m3, được gọi là ?ovùng Vịnh thứ hai?. Hiện nay các nước chung quanh Biển Đông đã khoan hơn 1000 giếng ở quần đảo Trường Sa, hơn 200 công ty dầu khí của các nước đã tham gia thăm dò khai thác. Cho đến nay, Việt Nam đã khai thác hơn 100 triệu tấn dầu, 1500 tỷ m3 khí tại các giếng dầu ở Trường Sa, thu được hơn 25 tỷ USD.
    Hiện nay tình hình Biển Đông rất nghiêm trọng. Bắt đầu từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20, các nước xung quanh đã xâm chiếm các đảo và vùng biển phụ cận ở quần đảo Trường Sa. Ngoài 6 đảo do Trung Quốc kiểm soát và đảo Thái Bình do Đài Loan kiểm soát ra, 44 đảo khác do Việt Nam , Philippin và Malaixia chiếm giữ. Ba nước này cùng Brunei và Inđônêxia đều tuyên bố có chủ quyền một phần hoặc toàn bộ đối với quần đảo Trường Sa. Về an ninh, việc các nước xung quanh xâm chiếm các đảo của Trung Quốc khiến chiều sâu chiến lược của Trung Quốc thu hẹp đi. Tuyến phòng thủ biển của Trung Quốc buộc phải rút về tuyến Hoàng Sa-Hải Nam , trực tiếp đe dọa đến an ninh ở khu vực ven biển Trung Quốc. Còn các ngư dân Trung Quốc--chủ nhân đích thực của Trường Sa luôn bị quân đội Việt Nam và Philippin giết hại dã man ở khu vực biển Trường Sa. Điều này khiến người dân trong nước đau lòng. Về kinh tế, mối nguy hại đối với Trung Quốc càng sâu sắc hơn. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu khí chủ yếu trên thế giới. Hàng năm phải bỏ ra nhiều tiền của để nhập dầu khí cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do các đảo bị xâm chiếm, khiến Trung Quốc mất đi quyền lợi khai thác tài nguyên trên biển. Khu vực rất giàu tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên dầu khí, nhưng lại không thể khai thác lợi dụng, điều này đưa tới hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
    Các chuyên gia về an ninh cho rằng hiện nay vấn đề Biển Đông rất phức tạp, đồng thời tồn tại hiểm họa đọ sức giữa các nước lớn. Vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp bởi những nhân tố dưới đây:
    - Nhân tố Đài Loan: Trong khu vực tranh chấp thực tế ở Biển Đông , nhiều khu vực do Đài Loan thực tế kiểm soát. Để tìm kiếm độc lập và mở rộng ?okhông gian quốc tế?, nhà cầm quyền Đài Loan đã bán rẻ lợi ích ở Biển Đông. Điều này tạo nên phiền phức lớn cho Trung Quốc trong khi xử lý vấn đề Biển Đông .
    -Nhân tố Mỹ-Nhật: Mỹ và Nhật Bản luôn có ý đồ chiến lược bao vây Trung Quốc, vì thế Mỹ-Nhật đều tìm cách lợi dụng các nước ASEAN để kiềm chế Trung Quốc, hòng tìm cách mở rộng ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản trong khu vực.
    -Nhân tố ASEAN: Sau khi ASEAN nhất thể hoá, các nước ASEAN có thái độ nhất trí với nhau trong vấn đề Biển Đông , khiến Trung Quốc trong khi xử lý vấn đề Biển Đông, từ chỗ đối phó với từng nước nhỏ đã chuyển sang phải đối phó với một tập đoàn quốc gia. Điều này tạo nên sự bất lợi đối với Trung Quốc về chính trị. Chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là nhằm kiềm chế Trung Quốc, hoạt động của Mỹ tại khu vực này ngày càng tăng lên, tăng thêm nhân tố bất ổn định trong khu vực.
    -Nhân tố tài nguyên phong phú của Biển Đông : Biển Đônglà lãnh thổ biển lớn nhất của Trung Quốc. Khu vực Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km2. Dựa theo quy định luật biển quốc tế, diện tích Trung Quốc quản lý là 2,1 triệu km2, tương đương với 2.3 diện tích lãnh thổ biển của Trung Quốc. Trữ lượng dầu mỏ đã được phát hiện là 640 triệu tấn, khí thiên nhiên là 980 tỷ m3. Một số chuyên gia nước ngoài cho rằng tài nguyên dầu mỏ ở Biển Đông có thể đạt 41,8 tỷ tấn. Ngoài ra tại Biển Đông còn có 116 loại khoáng sản khác nhau, có 89 loại khoáng sản đã thăm dò được trữ lượng, có tới hơn 1400 vị trí có thể khai thác. Biển Đông không chỉ tài nguyên phong phú, mà còn có vị trí địa lý chiến lược và là tuyến vận chuyển huyết mạch của thế giới.
    Biển Đông án ngữ tuyến đường vận chuyển dầu mỏ huyết mạch của Mỹ và Nhật Bản. Biển Đôngcũng là một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất trên biển quốc tế, cũng là tuyến đường vận chuyển đối ngoại quan trọng của Trung Quốc. Biển Đông là bộ phận hợp thành quan trọng của tuyến đường vận chuyển Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông. Biển Đông là khu vực để Trung Quốc có thể liên hệ với Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, châu Phi và châu Âu. Đặc biệt quần đảo Trường Sa ở vào vị trí xung yếu trên tuyến đường từ Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương, không chỉ án ngữ tuyến đường vận chuyển ở khu vực Biển Đông , mà còn nẩy sinh ảnh hưởng lớn đối với eo biển Malắcca. Quá nửa số tàu chở dầu cỡ lớn trên thế giới đều đi qua Biển Đông . Lượng tàu chở dầu đi qua Biển Đông nhiều gấp 5 lần so với đi qua kênh đào Xuyê, nhiều gấp 15 lần so với đi qua kênh đào Panama . 90% dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc, 98% dầu mỏ nhập khẩu của Đài Loan phải đi qua Biển Đông . 88% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc cũng đi qua khu vực này; trong đó 48% là từ Trung Đông, 22% từ các nước châu Á-TBD, 18% từ châu Phi. Vì vậy Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng đối với an ninh năng lượng của Trung Quốc. Biển Đông cũng là tuyến đường vận tải hàng không quan trọng. Các tuyến đường vận tải hàng không của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á đều phải bay qua khu vực này. Tuyến đường bay Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông, một trong những tuyến đường bay nhộn nhịp nhất thế giới cũng bay qua khu vực Biển Đông . Tuyến đường bay Tây Âu- Đông Nam Á-Ôxtrâylia cũng phải bay quan khu vực này. Cho nên có thể nói Biển Đông là cơ sở để kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững, là cơ sở để con cháu dân tộc Trung Hoa sinh tồn. Chúng ta không thể vứt bỏ, cũng không dám vứt bỏ.
    Hiện nay, Việt Nam là nước gây phiền phức nhất ở Biển Đông , cũng là nước tranh giành được nhiều lợi ích nhất. Trung Quốc cần phải trừng phạt Việt Nam để răn đe các nước Đông Nam Á khác tranh cướp Biển Đông của chúng ta, để các nước khác biết rằng nước nào dám xâm phạm lợi ích của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiến hành ngăn chặn răn đe chiến lược, đánh nhỏ đối với Việt Nam không có hiệu quả lớn, phải đánh để cho Việt Nam không bao giờ quên.
    Chúng ta phải chuẩn bị tốt chiến tranh cục bộ, tìm cách kiểm soát Biển Đông , bao gồm cả Việt Nam . Sức mạnh của hải quân Trung Quốc trong mấy năm gần đây đã có bước phát triển nhanh, cộng thêm sự giúp đỡ của lực lượng không quân thuộc hải quân có thể tiến hành cuộc tiến công lớn đối với các đảo bị Việt Nam chiếm giữ, tiêu diệt toàn bộ các trạm tiền tiêu của Việt Nam ở Biển Đông . Nếu đuổi Việt Nam ra khỏi Biển Đông , các nước khác không cần đánh cũng phải trao trả Trung Quốc các đảo.
    Việc tiến hành cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là có tính khả thi. Môi trường chung quanh Trung Quốc hiện nay tương đối ổn định. Phía Đông, đã hòa dịu quan hệ với Nhật Bản; phía Bắc đã cùng Nga hoàn thành việc ký kết hiệp định biên giới; phía Tây Tạng đã bố trí lực lượng mạnh hình thành sự răn đe đối với Ấn Độ; quan hệ với Đài Loan cũng đang phát triển một cách lý tính, khi cần thiết sẽ dùng Đài Loan để kiềm chế Nhật Bản. Đánh Việt Nam để nâng cao ý chí của quân đội Trung Quốc, để cho người Hàn Quốc thấy quân đội Trung Quốc liệu có phải là đội quân chỉ ở tầm thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai như người Hàn Quốc nghĩ hay không? Để cho các chuyên gia quân sự Mỹ thấy quân đội Trung Quốc liệu có phải là đội quân không có ý chí chiến đấu như họ đánh giá hay không? Để cho Nhật Bản thấy nếu không ngồi xuống đàm phán thì Trung Quốc cũng có thể tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ lợi ích của mình. Cuộc chiến tranh này đáng đánh, có thể đánh được. Phải nhằm thẳng vào Việt Nam đánh mạnh. Vì sự ngông cuồng tự cao tự đại của Việt Nam đã đưa tới sự bất mãn trong nội bộ các nước ASEAN, nhân đà này có thể phân hoá sự đoàn kết trong nội bộ ASEAN./.
  9. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Dù phát triển và sử dụng với chiến thuật gì, lực lượng hạt nhân cũng chỉ là công cụ khủng bố cấp nhà nước: răn đe/tấn công hạt nhân chiến lược là khủng bố dân sự đối phương, còn răn đe/tấn công hạt nhân chiến thuật là khủng bố quân sự đối phương.
    Trong vụ ... bửn bửn, giả sử ta có thì cứ xác định khi có biến ta gửi tặng mỗi thành phố cỡ triệu dân trở lên của đối phương 1 quả, thủ đô thì vài 3 quả để chúng giữ hộ cũng hay mà!
  10. huuthanh81

    huuthanh81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Cách đây một vài năm em có hỏi chuyện sao nhà mình không có Nuke với một bác tiến sỹ Vật lý thuộc Viện Khoa học công nghệ Việt Nam, bác ấy nói rằng để làm Nuke thì nhà mình chỉ thiếu tiền thôi, chứ kỹ thuật thì các nhà khoa học của mình đủ sức làm. Theo em biết thì ngay cả những thanh nhiên liệu được làm giàu Uranium đủ sức chế tạo Nuke sẽ được giao trả về Nga, đổi lại là những thanh nhiên liệu chỉ đủ khả năng dùng cho các nhà máy điện nguyên tử , cộng thêm đó là sự trợ giúp từ Hoa Kỳ ... để xây dựng nhà máy điện nguyên tử ...
    Không có Nuke thì ức quá, nhưng để có Nuke thì tốn tiền quá, thế giới nó mà biết mình làm Nuke thì có mà teo với chúng nó. Chắc là quân nhà ta sẽ không làm Nuke đâu. Thôi, không có nuke thì ta chơi cái trò vũ khí Sinh - Hóa vậy, em là em rất khoái vũ khí Sinh - Hóa ^^
    Được huuthanh81 sửa chữa / chuyển vào 11:17 ngày 01/08/2008
    Được huuthanh81 sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 01/08/2008

Chia sẻ trang này