1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam nên phát triển Vũ khí hạt nhân và tăng cường phát triển quân sự là cách để bảo vệ mình trướ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi antishino, 23/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Patriotxx

    Patriotxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Hồi năm 78 mình cũng đinh làm rồi, định là năm 92-93 xong và đem 1 quả 25 kT sang liên xô thử nhưng không hiểu sau đến năm 82 các bác trên cao lại cho phanh gấp, hổng làm nữa .
  2. ms710

    ms710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    1
    được có 4 năm, chắc lúc đấy các vị ở trển mới hiểu làm Nuke khó đến thế nào, dân thì đói kiết xác, tiền ko có, kể cả anh Ngố có đặt bản vẽ sẵn ra rồi bẩu "làm đi" thì mình cũng chịu, thôi ko làm nữa
  3. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Bảo VK gửi về ... , ko đọc bài đầu tiên à??? họ giầu lắm ...
  4. Patriotxx

    Patriotxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    @ms710 : bác nói thế không chừng mấy cha sô vanh đại việt nhảy vào làm thịt đấy.
    Em cũng có 1 câu chuyện nghe từ mồm chú em, ổng sang LX học về vật lý nguyến tử, đến năm 70 thì tốt nghiệp nhưng nhà được nhà nước cho ở lại. ( Lưu ý: Đây chilả thông tin mang tính chất truyền miệng, độ tin cậy dưới 50%)
    Năm 77, ĐSQ của ta ở LX gửi giấy cho chú em, bảo ổng chuẩn bị về nước có "công tác". ".Sau 1 thời gian chuẩn bị, đến cuối năm 77 ông về đến HN. Lúc đó, quan hệ của ta và TQ vẫn chưa căng thẳng lắm, ít ra thì cũng ở mức "hoá giải được", không nhiều nguời nghĩ đến khả năng giao tranh quân sự, chúng ta vẫn đang nín thở chờ tình hình TQ. Trong 1 buổi họp mặt với hơn 200 người học về nguyên tử ở LX và Đông Âu về, bác giáp và bác duẩn cũng có đề cập về việc "sẽ nhanh chóng sắp xếp công tác phù hợp" cho các đồng chí, ở đấy toàn người học về vật lý nguyên tử,phóng xạ học, kim loại hiếm, xyz.... các bác ấy không nói ra nhưng ai ai cũng hiểu "công tác" ở đây là gì và đều rất hăm hở vì. Đến năm 78 thì quan hệ giữa ta và tàu + K rất căng thẳng, và kế hoạch được xúc tiến, dự định sẽ mất ~15 năm, với sự giúp đỡ của LX, sẽ hoàn thành 1 quả bom nguyên tử 25kT để đem sang thử ở LX.
    Các giai đoạn tiếp theo của dự án diễn ra đều đạt hoặc vượt tiến độ. Từ việc khai thác mỏ Uranium, đến tinh chế, làm giàu U235 cũng không gặp nhiều khó khăn, vì ta được sự giúp đỡ của LX. Các nhà bác học của Đức và Nhật trong WW2 chế tạo bom thường đi sai hướng, nhưng chúng ta biết rất rõ phải bắt đầu từ đâu, đi theo hướng nào. Chúng ta biết rõ rằng cần bao nhiêu kg U235 để chế tạo được 1 quả bom, cơ chế kích nổ làm sao, mẫu lò ly tâm, nước nặng .......trong khi Nhật và Đức ước lượng đều sai. Và các kỹ sư của ta hồi đó đều rất giỏi, có không ít người đạt bằng đỏ tại tường họ học
    Quá trình xây dựng cũng diễn ra bí mật, dự định là các lò phản ứng sẽ được đặt ngầm hoặc nguỵ trang dưới dạng các nhà máy để tránh sự do thám của HK & TQ. Nhưng đến cuôi năm 82 thì dự án tự nhiên bị đình lại trong khi đang rất thuận buồm xuôi gió, không ai biết chính xác nguyên nhân vì sao.
    Em hỏi chú em thì được những lí do rất chung chung. Nhưng theo ý kiến cảu em có lẽ chúng ta dừng dự án này vì :
    + Hồi đó nước ta quá khó khăn, dự án này yêu cầu chúng ta hơn 950 triệu USD, với giá $ lúc đó. Và không kể nếu bị lộ sẽ bị quốc tế lên án, bị cô lập, và ta sẽ không chịu nổi.
    + Bom nguyên tử nếu có chế tạo ra thì chúng ta cũng không có khả năng phát huy nó.
    + Ít có khả năng đụng đầu với TQ hoặc HK trong CT hạt nhân, nếu, kể cả khi chúng xâm lược ta, và nếu đã dùng hạt nhân thì ta cũng không phải đối thủ của chúng. Tóm lại, BNT chỉ là 1 biểu tượng.
    + Lúc này LX cũng không còn hăng hái chống tầu nữa, các bác trên chắc cũng rõ điều này. TBT LX lúc đó là andropov có thái độ khả ngập ngừng, chủ hoà. Tuy những cái cơ bản LX đã cung cấp cho ta rồi nhưng vẫn còn nhiều ziczac trong quá trình thực hiện, nếu không có LX, ta sẽ chậm 5 năm so với kế hoạch.
    Bây giờ, mỗi khi nhìn thấy thằng nọ thằng kia cầm nuke, em đều thấy ngưỡng mộ, ước gì vịt mình cũng như anh ấy. Nhưng nếu dự án tiếp tục thì không biết ta đã đi về đâu, có thể đã "đi" theo LX, hoặc tương tự như BTT bây giờ.
  5. huntinghunter

    huntinghunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    1.873
    Đã được thích:
    866
    Các bác đọc đây này.....
    TQ nó muốn đè mình lắm rồi đấy!
    link: http://my.opera.com/maimaivietnam/blog/index.dml/tag
    Trong lịch sử của nước Trung Hoa mới, chỉ có hai lần tiến hành hải chiến đều là đánh nhau với VN, một lần hải chiến ở Hoàng Sa năm 1974, tuy là đánh quân Nam VN, nhưng Bắc Việt chắc cũng cảm thấy đau, nhưng nỗi đau này chỉ có thể dấu trong tim. Năm 1988 lại xảy ra cuộc hải chiến lần thứ hai với quy mô nhỏ. Phân tích kỹ hai cuộc hải chiến sẽ phát hiện ra một điều lý thú, đó là từ cuộc hải chiến lần thứ nhất dùng lựu đạn đánh chìm tàu chiến đối phương, đến cuộc hải chiến lần thứ hai trực tiếp dùng pháo hạm bắn chìm tàu chiến của VN, điều này đã chứng minh hải quân TQ đã có sự biến đổi về chất. Thế thì nếu như giữa TQ và VN nổ ra cuộc hải chiến lần thứ ba, thì TQ sẽ dùng thủ đoạn gì? Việc dùng công nghệ tin học để tiến công có thể trở thành sự tượng trưng thực sự cho sức mạnh của hải quân TQ.
    Sau cuộc hải chiến lần thứ hai năm 1988, VN đã thay đổi thái độ cứng rắn trước đây, một mặt khôi phục quan hệ với TQ, nhưng mặt khác lại ngấm ngầm chiếm lĩnh một cách phi pháp các đảo ở Nam Hải, lôi kéo các Cty có thực lực của phương Tây, dính líu vào tranh chấp Trung-Việt ở Nam Hải. VN nhiều lần tuyên bố có chủ quyền đối với Nam Hải của TQ, không chỉ coi thường thiện chí của TQ muốn hoà bình giải quyết vấn đề Nam Hải, mà còn tìm cách dựa vào sự ủng hộ của thế lực bên ngoài, nhân lúc TQ còn phải bận đối phó với vấn đề Đài Loan, để tranh thủ tranh giành lợi ích.
    Sự phản đối của VN đối với chính sách ?oNam tiến? của TQ là một vấn đề quan trọng. Những ý đồ của VN đối với Nam Hải cũng chính là một khâu quan trọng đe dọa đến an ninh của tuyến đường vận chuyển dầu mỏ trên biển của TQ. Gần đây VN lại mấy lần khuyến khích dân chúng biểu tình phản đối TQ, kháng nghị việc quản lý hành chính của TQ đối với khu vực Trường Sa. Điều đáng chú ý là khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Tần Cương cảnh cáo VN ?okhông nên làm những việc tổn hại đến lợi ích hai nước?, thì phía Mỹ lại nói rằng một khi VN xảy ra xung đột với TQ ở Hoàng Sa và Trường Sa, phía Mỹ sẽ ?ohỗ trợ VN", việc hỗ trợ như thế nào, phía Mỹ không nói cụ thể. Nhưng chúng ta (tức là Khựa) có thể thấy, ngoài thế lực quân Mỹ ra, Ấn Độ cũng là đối tượng mà VN lôi kéo, cộng thêm không quân VN được trang bị máy bay chiến đấu SU-30, VN tự tin có thể đánh cho TQ một đòn chí mạng, mà về mặt đạo nghĩa lại được bạn bè quốc tế ủng hộ.
    Từ những tin tức gần đây, có thể thấy rõ hai điểm: Thứ nhất, Mỹ hy vọng xảy ra xung đột Trung-Việt trên biển, qua đó quân Mỹ có thể thăm dò được thực lực của hải quân TQ; Thứ hai, xung đột lợi ích giữa TQ và Mỹ tại Nam Hải sẽ tăng lên, Mỹ hy vọng xung đột Trung-Việt sẽ tạo nên một tấm gương cho các nước ASEAN khác - TQ là mối đe dọa đối với các nước ASEAN. Ý đồ của Mỹ thực ra rất là thâm độc. Mỹ liệu có thể cung cấp sự ?ohỗ trợ? gì cho VN, dự tính ngoài tin tức tình báo chiến trường, vật tư hậu cần chiến lược và trang bị vũ khí ra, ít có khả năng quân Mỹ nhảy vào.
    Nhưng một khi xung đột Trung-Việt nổ ra, sẽ ảnh hưởng đến chiến lược ?oNam tiến? của TQ. Trên mức độ nhất định sẽ để lại ấn tượng về một TQ bá quyền đối với các nước ASEAN, sẽ khiến gần 20 năm cố gắng của TQ trở nên uổng công vô ích. Phân tích sâu một chút có thể thấy xung đột Trung-Việt nổ ra ở Nam Hải sẽ làm TQ bị phân tán lực lượng đối phó với thế lực gây chia cắt đất nước ở Đài Loan, làm rối loạn bố cục chiến lược của TQ. Hiển nhiên, TQ cũng xem xét đến điều này. Tiến xuống phía Nam sẽ mở thông tuyến đường vận chuyển trên biển của TQ. TQ có thể cắm chốt ở phía Tây từ Pakistan, ở phía Đông từ Malaysia và ở khu vực giữa là Mianma, lấy điểm phá diện, phân hoá phạm vi thế lực của Mỹ và phá vỡ ý đồ chiến lược của các nước nhỏ trong khu vực. Trong các nước ASEAN, Thái Lan, Singapore, Philippine là ?ohàng rào thép? của Mỹ; VN, Lào, Indonesia luôn hoài nghi TQ. Cho nên chiến lược ?o Nam tiến? của TQ không thuận lợi chút nào. Trong số những nước này VN, Singapore và Indonesia là hận TQ nhất. Nhìn từ khả năng chiến lược của TQ cho thấy đánh VN có thể là sự lựa chọn tốt nhất.
    Trong tình hình nếu VN cứ làm theo ý mình thì khả năng nổ ra xung đột Trung-Việt ở Nam Hải không phải là không có. Liên tưởng đến việc các tàu chiến tàng hình mới của TQ tiến hành tập trận ở khu vực Nam Hải, thì việc TQ dạy cho VN một bài học ở ?omức độ nhất định? cũng là chuyện bình thường. ?oMức độ nhất định? này phải đảm bảo được 3 yếu tố ?onhanh, chuẩn xác và mạnh?. Với bài học này VN đau cũng không dám nói ra, không kịp có thời gian phản ứng, cũng để Mỹ không có cơ hội tìm hiểu được sức mạnh của hải quân TQ. Đánh nhanh đánh tốt một trận ở Nam Hải không chỉ có tác dụng răn đe những hoang tưởng của các nước xung quanh đối với quần đảo Trường Sa của TQ, mà trên mức độ nhất định cũng răn đe quyết tâm của Mỹ-Nhật dính líu vào xung đột ở eo biển Đài Loan. Cho nên đánh trận này phải đánh thật hay, phải thể hiện đặc điểm của chiến tranh kỹ thuật cao và những tinh tuý về mặt chiến thuật của quân đội TQ.
    cũng trên mạng shina cho đăng bài:
    Việt Nam đang thăm dò "vạch đỏ chiến tranh" của Trung Quốc
    Bài báo viết gần đây trong nước VN dấy lên các cuộc biểu tình của dân chúng chống TQ trước Đại sứ quán TQ, kháng nghị TQ thiết lập thành phố cấp huyện Tam Sa bao gồm quần đảo Trung Sa, Hoàng Sa và Trường Sa. Đây rõ ràng là phản ứng tâm lý của phía VN. TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa. Trong lịch sử, quần đảo Trường Sa luôn là lãnh thổ thiêng liêng không thể bị chia cắt của TQ. Từ thời nhà Thanh đến thời kỳ Dân Quốc, chính phủ nước ta (tức là chúng nó) đã từng 3 lần đặt tên cho các đảo ở Nam Hải. Lần thứ nhất là năm 1909, khi Lý Chuẩn đi tuần tra biển đã đặt tên cho 15 hòn đảo ở quần đảo Hoàng Sa. Lần thứ hai vào năm 1935, Uỷ ban thẩm tra bản đồ thuỷ lục đã công bố ?oBiểu đối chiếu tên tiếng Trung-Anh của các đảo ở Nam Hải (Trung Quốc)?, trong đó công bố tên 136 đảo ở Nam Hải. Lần thứ ba vào năm 1947 sau khi kháng chiến thắng lợi, Bộ Nội chính đã công bố ?oBiểu đối chiếu tên cũ và tên mới đối với các đảo ở Nam Hải (Trung Quốc)?, trong đó bao gồm tên của 172 hòn đảo. Mỗi lần đặt tên đều vẽ trên bản đồ.Những tin tức gần đây cho thấy mức độ chống TQ của VN đã đến mức không thể chịu đựng nổi, đã đến lúc TQ lại phải dạy cho VN một bài học.
    VN hiện đang thăm dò ?ovạch đỏ? chiến tranh của TQ. Bước sang thế kỷ mới, TQ đã đề xuất chiến lược ngoại giao ?othế giới hài hoà?, cho nên VN đã đưa ra sự lựa chọn giữa chiến tranh và hoà bình với TQ (chiến lược lãnh thổ và ngoại giao); hòng lợi dụng ảnh hưởng quốc tế để gây sức ép với TQ, đặc biệt vào lúc vấn đề Đài Loan đang nóng lên và Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh sắp diễn ra, VN càng liều lĩnh, muốn liên hợp với Mỹ kiềm chế ảnh hưởng của TQ ở khu vực châu Á-TBD. Nam Hải nằm trên tuyên đường vận chuyển trên biển từ eo biển Malắcca đến Đông Bắc Á, tầm quan trọng địa-chiến lược không thể phủ nhận. Nếu kiểm soát khu vực này có thể ngăn cản việc nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nhật Bản (NB), làm rối loạn việc điều hành tuyến vận chuyển và chỉ huy lực lượng hải quân của Mỹ và đồng minh. Ngược lại, nếu Mỹ kiểm soát khu vực này thì có thể răn đe có hiệu quả TQ. Mặc dù TQ đã sớm tuyên bố ?oMỹ không có liên quan gì đến tranh chấp ở Nam Hải, vì thế không nên can thiệp vào?, nhưng Mỹ muốn duy trì quyền đi lại tự do trên biển Nam Hải, nên khó tránh khỏi sự can thiệp của Mỹ. Những biểu hiện thiện chí của Mỹ rõ ràng đã làm tăng thêm dũng khí cho VN, mới khiến VN dám đương đầu với TQ.
    VN là nước vong ơn bội nghĩa, trong thời kỳ Mỹ xâm lược VN, TQ đã giúp VN tài lực và vật lực để đánh đuổi Mỹ. Nhưng không ngờ cuối cùng VN trở mặt đối với TQ: Bắt đầu từ năm 1977, đã tiến hành bài Hoa chống Hoa, trục xuất người Hoa, thậm chí đưa ra yêu cầu lãnh thổ đối với TQ, gây mâu thuẫn ở khu vực biên giới, không ngừng gậm nhấm lãnh thổ của nước ta, phá hoại mốc cắm giữa biên giới hai nước, thay đổi dòng chảy trên các dòng sông, thậm chí có lúc bắn súng qua biên giới.
    Ngay từ cuối năm 1978, khoảng 22 vạn quân TQ đã tập kết với quy mô lớn ở khu vực biên giới Trung-Việt ở tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Bắc Kinh bắn tin muốn VN rút quân khỏi Campuchia, nếu không sẽ dạy cho VN một bài học. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh biên giới, bộ máy tuyên truyền của VN rêu rao VN là ?ocường quốc quân sự thứ 3 thế giới?, một lính VN có thể đối phó được 30 lính TQ, còn nói sẽ đánh đến Nam Ninh rồi ăn điểm tâm sáng, nơi nào có cây hoa gạo thì đều là lãnh thổ của VN, mục đích là muốn kích động quyết chiến một trận với TQ. Nhưng VN không biết rằng trong thời kỳ ?okháng Mỹ viện Việt?, TQ đã nắm rất rõ mọi địa hình, công sự trên biên giới của phía VN. Quân đội TQ đã dùng pháo, tên lửa, súng phóng hoả để đối phó khiến các công sự kiên cố không có tác dụng gì, không thể ngăn cản được đại quân TQ
    Sau khi bị mất Lạng Sơn, Hà Nội lập tức động viên chiến tranh toàn dân. Tại Hà Nội người già trẻ con thì đi sơ tán, thanh niên trai tráng thì đào công sự. Cùng ngày, TQ tuyên bố rút quân. Hà Nội vẫn phòng bị, lo lắng quân đội TQ quay trở lại.
    Quần đảo Trường Sa từ trước đến nay luôn là lãnh thổ thiêng liêng của TQ. TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa. Bắt đầu từ thập kỷ 60, đặc biệt từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 đến nay, các đảo nổi lên mặt biển và khu vực biển phụ cận của quần đảo Trường Sa đã bị các nước xung quanh xâm chiếm. cướp đoạt tài nguyên. Trong đó bao gồm VN, Philippine, Malaysia và Brunei; VN, Malaysia và Philippine còn chiếm đóng quân sự đối với các đảo; Indonesia thì chiếm một phần khu vực biển; cộng thêm TQ và Đài Loan, hình thành nên thế đối đầu ở quần đảo Trường Sa giữa 6 nước và 7 bên. Đến cuối năm 1991, ngoài 6 đảo mà quân ta kiểm soát và Đài Loan kiểm soát đảo Thái Bình ra, 44 đảo khác bị VN, Philippine và Malaysia xâm chiếm, trong đó VN là nước duy nhất đưa ra yêu cầu chủ quyền toàn bộ đối với quần đảo Trường Sa, cũng là nước hiện đang có lợi ích lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, cũng là mối đe dọa lớn nhất đối với nước ta. Trong thế kỷ trước TQ và VN (Bắc và Nam) đã từng 2 lần hải chiến ở quần đảo Trường Sa, đều kết thúc với chiến thắng của TQ. Hiện nay trong vấn đề lãnh thổ TQ vận dụng sách lược ?ogiấu mình chờ thời?, ?ogác tranh chấp cùng khai thác?, chú trọng ?ogác tranh chấp?. Trên thực tế là chú ý đến nhân tố quốc tế phức tạp, chú ý đến ảnh hưởng của cuộc chiến tranh khu vực có thể xẩy ra đối với sự phát triển của đất nước ta. Nhưng VN đã coi sự khoan dung của TQ như là sự mềm yếu, lấn dần từng bước. Tháng 4 năm nay, bất chấp sự phản đối của phía TQ VN đã quyết định hợp tác với hãng dầu BP của Anh khai thác dầu khí ở Trường Sa. Điều này đã công khai thách thức chủ quyền lãnh thổ của TQ, thăm dò dây thần kinh chiến tranh của TQ.
    VN là nước xâm chiếm nhiều đảo nhất ỏ quần đảo Trường Sa, chiếm tới một nửa toàn bộ quần đảo Trường Sa, cho nên TQ phải giải quyết vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa. Trước hết việc giải quyết các đảo VN chiếm đóng là việc làm cấp bách. Trong hải chiến hiện đại, muốn kiểm soát biển trước hết phải kiểm soát trên không, tuy quần đảo Trường Sa cách lục địa nước ta mấy trăm hải lý, nhưng máy bay chiến đấu của nước ta hoàn toàn có thể đối với được với mối đe dọa ở mức độ hạn chế của không quân VN. Hiện nay hải quân VN có tàu tốc hạm mang tên lửa ?oCon nhện? với số lượng không nhiều, quả thực là mối đe dọa không nhỏ đối với hải quân nước ta. Nhưng tin rằng quân đội TQ tuyệt đối có khả năng một lần nữa lại có thể nhấn chìm hải quân VN xuống Thái Bình Dương. Chỉ cần giải quyết xong VN, các tranh chấp lãnh thổ với các nước khác cũng sẽ được giải quyết.VN chủ định muốn làm ?ocon gà?, cho nên TQ phải chuẩn bị tốt cho việc ?ogiết gà dọa khỉ?.

  6. Ghettau

    Ghettau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    1
    Nghe giọng văn đầy tính khiêu khích chiến tranh, giọng điệu của mấy thằng Tàu con đây mà.Chính phủ nó rất muốn chiến tranh cứop đảo Truờng sa của mình nhưng còn lâu mới dám manh động.
  7. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    200 con Su 30 lợi hơn vì nếu đối phương phản kích cùng lắm cũng chỉ 500 con Su 30 là hay.
    Còn 10 con Su 30 và 1 Nuke thì đối phương sẽ phản kích bằng 1 Su 30 và 10 Nuke (Su đi xem hiệu quả thế nào).
    Tôi tán đồng ý kiến bạn gì về việc có nike là một chuyện, làm cách nào táng nó vào nhà người ta là chuyện khác.
    Có nuke phải có máy bay chiến lược, tên lửa đạn đạo, tàu ngầm hạt nhân...chưa kể những thứ đi kèm.
    Và trên thực tế, dù có sử dụng nó thì cũng chỉ là loại trả thù cho đỡ tức. TQ chiếm nước chúng ta thì sao? Chẳng phải nó từng chiếm 1000 năm đó sao. Nếu mất nước, lúc đó, chúng ta, còn em chúng ta, cháu chắt chúng ta sẽ chiến đấu giành độc lập. Thế hệ này không được thì thế hệ sau.
    Còn nếu bảo là giữ gìn tổ quốc nên dùng Nuke thì yên tâm là sau đó cũng chẳng còn nhân dân và Tổ quốc để bảo vệ, giữ gìn. Ngàn năm sau lịch sử sẽ ghi là từng có một dân tộc có tên là Việt Nam nhưng đã bị diệt chủng. Vui he!
    Còn bảo là có Nuke để nắn gân nhau thì cũng được, như Triều Tiên bây giờ vậy, đố thằng Mỹ hay Hàn dám đánh nó. Nhỡ nó cùi chơi một phát thì Hàn, Nhật, TQ tiêu chắc (nếu thật sự BTT có nuke). Nhưng đó là cách chơi của thằng Chí Phèo. Đúng là người ta ngán đụng vào anh nhưng người ta cũng chẳng thèm chơi với anh. Chắc chưa ai quên thời cấm vận chứ,. Kết quả là chưa biết bảo vệ tổ quốc đến đâu nhưng chắc chắn là dân chết đói trước rồi.
    Mà biết đâu chính cái bọn đang xúi Việt Nam có Nuke này là bọn đang muốn đất nước loạn nhất. Loạn để phục vụ mục đích của chúng bất cần biết nhân dân sẽ chết chóc đói khổ thế nào. Tôi tin rằng chẳng có một người VN chân chính nào mong nhân dân mình như vậy trừ một số kẻ không ở trên đất nước Việt Nam.
  8. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Thời 80''s bị thế giới cô lập cấm vận không chịu làm nuke mà thời nay lại nghĩ tới chuyện đó có buồn cười lắm không ?
    Cứ thử nghĩ bây giờ ngọai tệ thu từ nguồn xuất khẩu và FDI cỡ $70 tỉ usd/năm . Làm bom không những tốn tiền còn mất luôn $70 tỉ usd xuất khẩu và FDI nữa . Cứ cho bị cấm vận 5 năm thôi là mất ngay $350 tỉ usd .
    Nếu có ý định vất đi $350 tỉ usd thì thà bỏ ra $50 tỉ usd mà mua một lô tên lữa phòng không, chống tăng, đối hạm, máy bay còn hơn à ? Cứ thử nghĩ VN mà có một lô vũ khí trị giá $50 tỉ coi TQ nó có nể không ?
  9. antishino

    antishino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Bác này nói hay nhỉ? Việt nam xuất khẩu 70tỷ USD thì tiền nằm trong túi hết chắc? nên nhớ là Việt Nam đang là nước nhập siêu, nếu không có tiền của Việt Kiều gởi về hàng năm từ 6-8tỷ USD và nguồn vốn FDI thì khủng hoảng tài chính là cái chắc, đừng nói gì đến chuyện đầu tư mua bán gì ở đây.
  10. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Vịt Kìu nào gửi về 6-8tỷ thế .... ko biết kiều hối bao gồm những khoản tiền gì à???

Chia sẻ trang này