1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam nhỏ hay không nhỏ

Chủ đề trong 'ĐH Dân lập Hải Phòng - DHP Club' bởi hahuyduonghp20012002, 06/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    Việt Nam nhỏ hay không nhỏ

    1 câu hỏi mà vô tình Dương đọc được trong 1 báo Thanh niênDương vẫn thường mua. Câu hỏi đã gây nên 1 cơn "địa chấn" nho nhỏ (không biết dùng từ này đúng không nữa) trong mọi tầng lớp nhân dân.

    Hum nay Dương đưa chủ đề naỳ lên DHP, hy vọng các bạn sẽ cùng Dương tranh luận và đưa ra ý kiến. Vậy tóm lại:

    Việt Nam nhỏ hay không nhỏ​
  2. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    Thứ bảy tuần trước, tôi và nhiều người khác được gặp và nghe ông cựu thủ tướng danh tiếng của CHLB Đức Gerhart Schroeder tâm sự. Ông nói rằng đây là lần thứ ba ông sang Việt Nam. Hai lần trước với tư cách là người đứng đầu chính phủ, ông thực hiện sứ mệnh ngoại giao. Giờ thì ông sang với tư cách cố vấn cho một tập đoàn công nghệ truyền thông của Thụy Sĩ đã có 15 năm hoạt động tại Việt Nam. Lần này ông đến vì "tình yêu đối với Việt Nam". Ông cho biết tình yêu ấy nảy sinh trong thực tiễn hoạt động của một chính khách và từ ký ức một thời trai trẻ khi chịu tác động của sự kiện Việt Nam, biểu trưng cho một lịch sử giải phóng hào hùng và một nền văn hóa đặc sắc.
    Tương tự như điều ông G.Schroeder nói, tôi cũng từng nghe một phó thị trưởng thành Venice (Italia) tự giới thiệu khi tiếp đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An: "Tôi thuộc thế hệ Việt Nam". Cũng một lời tương tự như vậy từ một nhà lãnh đạo Quốc hội châu Âu tại Bruxelles (Bỉ)... và rất nhiều người khác, kể cả nhiều người Mỹ mà tôi đã gặp...
  3. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    Hãy đọc lại Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi: "Xét như nước Đại Việt ta - Thật là một nước văn hiến - Bờ cõi sông núi đã chia - Phong tục Bắc Nam cũng khác - Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương - Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau - Mà hào kiệt đời nào cũng có". Nhà bác học Lê Quý Đôn khi viết về dân tộc của mình luôn nói tới niềm tự hào "Nước Nam ta nổi tiếng là văn hiến...", "văn vật điển chương rất đẹp, không kém gì Trung Quốc".
    Ngô Thời Nhậm đi sứ phương Bắc, lúc trở về làm bài thơ Hoản nhĩ ngâm (Mỉm cười mà ngâm ngợi) thốt lên niềm tự hào "May mắn thay ! Chúng ta được sinh ra ở nước Nam... chớ bảo rằng ta kém văn minh...". Phan Thanh Giản đi sứ Tây kinh, tàu đến một cảng biển ngoại quốc, theo thông lệ phải giương quốc kỳ của sứ đoàn, Phan bèn lấy tấm lụa rồi dùng son mà viết 2 chữ lớn là "Đại Nam" treo lên mũi tàu mà biểu trưng niềm tự hào dân tộc nơi đất khách quê người...
    Những chuyện như thế trong sử sách nhiều lắm. Không có niềm tự hào ấy chúng ta không tồn tại được, và chính sự phấn đấu để tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đã làm nên niềm tự hào đó.
  4. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    Ngót trăm năm đô hộ của thực dân Pháp là một nỗi nhục lớn của dân tộc Việt Nam sau hơn một thiên niên kỷ tự chủ, hơn mười lần đánh thắng mọi thế lực ngoại xâm. Đến thế kỷ XIX, chỉ vài trăm tên lính đánh thuê đã hạ nổi thành Hà Nội có những người anh hùng như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu cầm quân rồi phải tự vẫn cho khỏi thẹn với núi sông. Những bài học trên ghế học trò "Tổ tiên ta là người Gô-loa" mà thực dân nhồi sọ. Thảm cảnh của những người cu li Việt phải tha phương cầu thực ở những đồn điền hải ngoại và của những trai tráng người Việt sang làm bia đỡ đạn bên trời Âu trong hai cuộc đại chiến cũng như sự khốn cùng của nhân dân dưới ách áp bức của thực dân và phong kiến... đã dồn nén lòng tự ái dân tộc thành một sức mạnh phi thường khi có được ngọn cờ tụ nghĩa. Từ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học... đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đều thấm cái nỗi nhục mất nước để tạo nên sức vùng dậy của cả một dân tộc giành quyền làm chủ của mình.
    Dân tộc ấy đã công khai tuyên bố quyền tự chủ của mình trên những nguyên lý phổ quát của nhân loại. Và dân tộc ấy đã tự chứng minh sức mạnh của mình bằng ba cuộc chiến tranh vệ quốc liên tiếp trong hơn 4 thập kỷ với biết bao nhiêu xương máu khi đã không còn con đường lựa chọn nào khác ngoài ý chí "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh
  5. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    Nhưng điều gì khiến cho công cuộc 20 năm Đổi mới được biểu dương như những thành tựu to lớn mà có người còn sánh với những chiến công của lịch sử giữ nước, mà cuối cùng chúng ta vẫn không tránh được nguy cơ tụt hậu? Ai cũng biết giữ được mức tăng GDP thuộc loại nhất nhì khu vực, đặc biệt là giữ được sự ổn định về an ninh là một cố gắng rất lớn. Nhưng mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa vời. Phải tìm cho ra những lý do của sự tụt hậu mới mong thoát được nguy cơ tụt hậu.
    Đương nhiên, chiến tranh luôn được viện dẫn làm lý do hàng đầu. Chiến tranh tàn phá của cải vật chất để lại những hậu quả rất nặng nề. Chiến tranh mang lại nhiều đau thương mất mát, kể cả những di chứng lâu dài cho con người... Những lý do ấy đều thấy được, cân đong đo đếm được và trên thực tế ta đã có nhiều thập kỷ khắc phục. Nhưng còn có một lý do mà không phải là khó thấy. Đó chính là nếp nghĩ và hành xử.
    Vì sao đứng trước hiện tượng hàng vạn người phụ nữ phải rời quê hương đi làm dâu xứ người trong một hy vọng thoát khỏi cảnh nghèo và cả nạn bạo hành trong gia đình mà không ai nghĩ đến một giải pháp để ngăn chặn ngoài nỗi bức xúc được phản ánh trên báo chí và liệu những người có trách nhiệm với đất nước có ai cảm thấy đó là nỗi nhục để tìm cách chấm dứt. Mời được càng đông người nước ngoài đầu tư vào nước ta, vay được càng nhiều tiền của thiên hạ được coi là thước đo của sự tín nhiệm của thế giới đối với Việt Nam. Nó mang lại những nguồn lực cần thiết nhưng mấy ai quan tâm đến tỷ trọng lợi nhuận rơi vào túi ai mà vẫn được tính vào một phần thành tựu GDP của đất nước và ai sẽ phải gánh vác để trang trải những món nợ đáo hạn? Và những cuộc đình công, bãi công của thợ thuyền giờ đây có còn làm nên một phần của truyền thống giai cấp hay không? Những vụ bê bối, tham nhũng bạc triệu đô la gây nên sự ồn ào trên dư luận và sự bận bịu của các cơ quan điều tra và xét xử mà chưa làm nên sự xúc động đến mức chẳng có một ai từ chức vì sự xấu hổ về trách nhiệm của mình, v.v và v.v...
    Cách hành xử và tâm thế của chúng ta dường như luôn mặc cảm Việt Nam giờ đây là nước nhỏ. Không ít những phát biểu của các quan chức luôn khiến ta nghĩ rằng Tổ quốc của mình giống như những địa phương mong được xếp vào diện nghèo hay vùng sâu vùng xa của thế giới để được hưởng những ưu tiên được trợ giúp, mà không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và tụt hậu.
    Lại nhớ đến điều mà vị Đại tướng góp phần đánh thắng hai đế quốc to nhắc nhở: Có một thế hệ hàng ngày nhìn vết đạn của ngoại xâm trên thành Cửa Bắc để nuôi chí rửa sạch nỗi nhục mất nước. Bây giờ, nếu mỗi ngày, cùng với dự báo thời tiết chúng ta công bố thứ hạng về trình độ phát triển cùng những món tiền nợ nước ngoài để thấm được cái nỗi nhục tụt hậu, chúng ta mới chiến thắng nghèo hèn để vươn lên cho xứng đáng với dân tộc của mình...
  6. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    Tôi đã gặp hai con người, hai nhà doanh nghiệp quyết định đặt tên cho những công trình và thương hiệu của mình bằng những quốc danh thời xa xưa. Một người đặt cho cái không gian tâm linh của một khu công viên văn hóa rất rộng lớn ở Bình Dương là "Đại Nam quốc tự". Còn một người là chủ một hãng bia mang tên "Đại Việt", cơ sở nộp ngân sách lớn nhất của tỉnh Thái Bình. Hỏi vì sao lại đặt tên như vậy, cả hai đều nhắc đến tâm thế của người xưa về niềm tự hào dân tộc, rằng chính vì niềm tự hào ấy mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ chúng ta cả một cơ đồ, một giang sơn gấm vóc. Cả hai đều chất vấn tôi bằng một câu hỏi: "Vậy thì Việt Nam có phải là một nước nhỏ hay không?". Và cả hai đều cho rằng nếu tâm thế của ta nhỏ thì đáng là nước ta nhỏ, nếu chỉ bó mình trong những ước vọng chật hẹp thì mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu là vô vọng. Còn như tâm thế ta lớn thì dám làm cái lớn và sẽ làm cho nước ta lớn, như cha ông ta đã tư duy và hành xử.
    Tôi muốn bạn đọc cùng chia sẻ với cái câu hỏi sâu sắc:
    "Việt Nam là nước nhỏ hay không nhỏ?".
  7. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    Việt Nam nhỏ... một quốc gia nhỏ bé với diện tích khiêm tốn.
    Việt Nam nhỏ... một quốc gia có dân số chưa bằng 1/20 dân số Trung Quốc
    Nhưng
    Việt Nam lớn: Chúng ta có 4000 năm văn hiến
    Việt Nam lớn: Chúng ta đã dành chiến thắng chấn động địa cầu trước Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ
    Việt Nam lớn: Vì chúng ta có Hồ Chí Minh - Vị cha già dân tộc
    Việt Nam lớn: Vì chúng ta có 2 tướng được ghi nhận là 2 trong 10 vị tướng tài nhất thế giới
    Việt Nam lớn: Vì Triong các cuộc thi Toán, Tin, ... chúng ta luôn có huy chương
    Việt Nam lớn: vì có các bạn, những thanh niên luôn rực lửa trái tim hồng.
    ==> Việt Nam lớn, không hề nhỏ
  8. Thang_nghien

    Thang_nghien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam lớn . . . Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu.
    Việt Nam lớn . . . Tất cả các khẩu hiệu mà chúng ta biết đều hoành tráng, các báo cáo tổng kết năm của các ngành đều có thành tích không hề khiêm tốn. ..
    Nhưng:
    Việt Nam nhỏ . . . Theo thống kê thì Việt Nam đang đi sau các nước phát triển hơn 100 năm, đi sau các nước trong khu vực vài . . . chục năm phát triển (Trong khi đó sau năm 1975, một nhà kinh tế người Pháp đã nói rằng: Phải 20 năm nữa các bạn mới có thể xây dựng và phát triển bằng với các nước phát triển - giờ lại thêm nhiều nữa đấy nhỉ???).
    Việt Nam nhỏ . . . Đại bộ phận Thanh niên hiện nay không mắc tật xấu này thì cũng mắc tật xấu khác, không tham gia tệ nạn này cũng có tệ nạn khác. Chẳng qua chưa hề thống kê mà thôi????
    ===> Việt Nam vừa lớn, lại vừa nhỏ!

  9. emgaibuon

    emgaibuon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    3.361
    Đã được thích:
    1
    nói nhỏ hay lớn về diện tích?
    nói nhỏ hay lớn về tiềm năng kinh tế?
    nói nhỏ hay lớn về bề dày lịch sử?
    nói nhỏ hay lớn về kích thước con người Việt?
    nói nhỏ hay lớn về caí gì chứ anh?
  10. soidemvn

    soidemvn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    2.784
    Đã được thích:
    696
    Việt Nam ta rừng vàng biển bạc vì thế các cháu thế hệ tương lai sau này cứ chặt rừng vàng,tát biển bạc mà phát triển.....Như vậy là Việt Nam mình là to rồi.............

Chia sẻ trang này