1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam nhỏ hay không nhỏ

Chủ đề trong 'ĐH Dân lập Hải Phòng - DHP Club' bởi hahuyduonghp20012002, 06/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    Oài, đó là để chứng mình mình nhỏ bé nhưng trí mình nhớn. hỉu chứ.
  2. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    ờ nhỉ?anh chỉ được cái.................nói đúng
  3. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    Vậy thì chiến tiếp đi. Theo các bác nhỏ hay không nhỏ nèo
  4. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    ............................
    Các bạn thân mến, các bạn hãy bắt đầu từ ngay bây giờ; hãy xông xáo vào các vấn đề quan trọng của đất nước Việt Nam trong khi bạn còn đang là một người sinh viên. Hãy tu tập tinh thần lãnh đạo và thực tập các phương pháp lãnh đạo từ trong nhà trường, ngoài xã hội và ngay tại cộng đồng bạn đang sống.
    Tất cả hoạt động sinh viên của các trường đại học Hoa Kỳ và các nước phương Tây không do ban giám hiệu hoặc ban bí thư điều hành mà là do chính sinh viên của trường đó, có ngân sách hàng năm, có tổ chức. Tổ chức sinh viên đó là Chính Quyền Sinh Viên (Student Government or Student Body). Chính Quyền Sinh Viên không chỉ họat động trong khuôn viên đại học mà luôn đóng góp trí tuệ và tiếng nói vào tất cả các chính sách của chính phủ.
    Đừng nghĩ là bạn còn quá trẻ, chưa đến tuổi làm chính trị hay chưa nên có thái độ chính trị.
    Ông Alexander Hamilton ?" phụ tá cho Tướng Washington trong thời chiến, Tổng trưởng ngân khố cho Tổng thống Washington trong thời bình ?" đã diễn thuyết trước toàn dân thành phố Nữu-ước (New York) về vấn đề chính trị của cuộc Cách Mạng Hoa-kỳ (American Revolution) khi ông ta chỉ mới mười bảy tuổi và còn là sinh viên của trường đại học King, nay là trường đại học Columbia.
    Nói gần hơn thì ngay Việt Nam ta cũng có biết bao nhiêu nhân tài khi tuổi còn rất trẻ. Lý Công Uẩn khi còn là chú tiểu ở chùa Cổ Pháp đã mang nhiều ưu tư về đất nước. Một lần bị phạt quỳ dưới bệ thờ, chú tiểu Lý Công Uẩn xuất khẩu hai câu thơ khí phách:
    ?oĐêm khuya chân mỏi không dám duỗi
    Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng?

    Khi chưa tròn ba mươi tuổi đã lên ngôi vua, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, mở đầu triều đại nhà Lý suốt hơn hai trăm năm.
    Vua Duy Tân khi mới mười ba tuổi đã tự thay thảo lá thư trách cứ chính phủ Pháp không thi hành đúng hòa ước 1884; mười lăm tuổi đã can đảm liên lạc với các nhà cách mạng trong Việt Nam Quang Phục Hội với ước mong lật đổ ách thống trị của ngọai xâm; giặc Pháp lo sợ nên đã đê hèn đầy vua Duy Tân sang đảo Réunion bên Phi Châu. Khi ấy nhà vua mới tròn mười bảy tuổi!
    Các bạn hãy giở lại các trang sử Việt sẽ thấy nhân tài trẻ tuổi luôn xuất hiện ở mọi thời kỳ, luôn dấn thân khi đất nước cần. Thời nay cũng vậy thôi.
    Tôi tha thiết mong muốn là các bạn sẽ khơi lại được lòng yêu nước, hâm nóng lại bầu nhiệt huyết và luôn gìn giữ cho mình cái tâm trong sáng của tuổi trẻ.
    Ngày nay trên đất nước thân yêu của chúng ta không có bóng giặc ngọai xâm nhưng bọn giặc tham nhũng, bọn cướp ngày, bọn quan tham, quan ác khắp nơi, chúng cũng đầy đọa dân lành, cướp của, vơ vét tài nguyên quốc gia rồi ăn chơi trác táng, đồi trụy bất kể luân thường đạo lý,? chúng làm cho xã hội điên đảo, con người thì đảo điên. Hành vi này có khác chi của bọn quan lại, thái thú Tầu cai trị Việt Nam ta từ hơn ngàn năm trước.
    Ông Cha ta đã vì Dân vì Nước đánh đuổi quân Tầu ra khỏi bờ cõi, đem lại an vui thái bình cho Dân Tộc. Ngày nay các bạn không thể vì Dân vì Nước mà dẹp bọn giặc nội xâm này hay sao?
    Các bạn sinh viên thân mến,
    Đôi khi bạn có chút băn khoăn là hiền tài chưa xuất hiện, chưa tìm ra được một ?ominh chủ? để theo sau bóng cờ.
    Thế kỷ 21 này là thế kỷ của văn minh, trí tuệ và tri thức. Các bạn không cần một vị ?ovua?, một ?olãnh tụ? nào để tôn thờ, để rồi răm rắp làm theo những lời truyền bảo ?" bất kể đúng sai ?" các bạn cũng không cần một ?oông Tây bà Tầu? nào chỉ bảo cho đâu là con đường sống. Các bạn không u tối để cần ai ?osoi sáng? và các bạn cũng không mê muội để cần ai ?odẫn dắt?. Hành trang trên vai các bạn là trí tuệ và tri thức. Các bạn hãy tự tin vào chính mình và mạnh dạn nhận lấy trách nhiệm cho bản thân và cho Dân Tộc.
    Lợi ích bản thân và lòng yêu nước là hai người bạn đồng hành.
    Thành tựu của đất nước đâu phải do một cá nhân nào làm nên. Bạn thử nhìn vào các nước văn minh tiên tiến nhất trên hành tinh này xem có đất nước nào tôn thờ một lãnh tụ và cho rằng ?ođất nước tôi được như ngày nay là nhờ ơn lãnh tụ?.
    Vị Tổng thống đầu tiên của Hoa-kỳ, George Washington (1732-1799), luôn được người dân yêu mến nhưng có bao giờ tự nhận công lao là do mình làm nên mà cho rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là do toàn dân lập nên và là của toàn dân. Sau Thế chiến thứ II (1945), nước Nhật từ một nước bại trận hoang tàn đổ nát trở thành con rồng Châu Á sau ba mươi năm xây dựng. Thủ tướng Nhật lúc đó là ông Yoshida Shigeru (1878-1967) chính là người có công rất lớn đưa nước Nhật trở thành cường quốc thế giới; ông làm Thủ tướng năm nhiệm kỳ từ 1946 đến 1954. Nhật Bản là một nước có rất nhiều đầu tư ở Việt Nam bao gồm cả các chương trình nhân đạo. Có lẽ các bạn đã từng tiếp xúc với người Nhật. Bạn có bao giờ nghe người Nhật tôn sùng ông Yoshida Shigeru là ?othánh? hay bạn chỉ biết một điều rằng nước Nhật được như ngày nay là do sự đóng góp trí tuệ, công sức và óc sáng tạo của toàn dân Nhật ?" xin đừng quên có cả lòng yêu nước nữa đấy.
    Lợi ích bản thân và lòng yêu nước là hai người bạn đồng hành.
    Thật vậy, các bạn hãy tiếp tục cố gắng trao dồi học tập cho thật giỏi, tu tập và bồi dưỡng trí tuệ và tri thức. Các bạn hãy tâm niệm rằng, ?okhi tôi làm một việc có lợi cho bản thân, tôi cũng sẽ làm một việc có ích cho Dân cho Nước?. Các bạn không cần nghị quyết, không cần báo cáo và cũng không cần ai dẫn dắt. Tâm niệm của các bạn xuất phát từ nhiệt huyết của tuổi trẻ, từ lòng yêu nước của sinh viên. Từ tâm niệm này các bạn sẽ đến với nhau như một định luật tự nhiên, như mọi dòng sông sẽ cùng đổ vào một biển cả.
    Chính các bạn, chứ không phải ai, sẽ thay đổi vận mệnh của Đất Nước.
    Hơn bao giờ hết, Đất Nước và Dân Tộc đang cần các bạn. Các bạn hãy chung vai gánh vác sứ mạng của lịch sử.
    Tôi không nói quá đâu vì tôi tin rằng sinh viên luôn là tương lai của Dân Tộc, là rường cột của Đất Nước.
    ------------------------------------------------------------------------------------
  5. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    Tôi đọc được bài viết naỳ trên VNN-NET. thực sự đã khiến tôi suy nghĩ. Còn các bạn,... những người bạn của tôi. Bạn nghĩ gì.. (Không biết các bạn có đọc hết nó hay không)
    ============================================================================
    Phạm Phú Đức
    (VNN)
    Thưa các bạn,
    Sau 30 năm định cư, hội nhập và phát triển trên quê hương thứ hai, ngoài những thành công vượt bực của thế hệ thứ nhất, thế hệ một rưỡi và thế hệ thứ hai, nhiều bậc cha mẹ Việt Nam hôm nay có một nỗi lo canh cánh bên lòng. Các bạn có biết đó là gì không?
    Riêng chúng tôi, qua các dịp tiếp xúc với nhiều vị trưởng thượng, thân hào nhân sĩ cũng như các bậc cha mẹ của bạn bè mình, phần lớn cho rằng giới trẻ lớn lên ở hải ngoại (kể cả con cháu họ) Tây quá, chịu ảnh hưởng chủ nghĩa cá nhân quá: "Tôi trước, rồi tới ai thì tới!" Họ đều kết luận: "Mình không cần chúng nó giống mình hoàn toàn mà chỉ cần nó giữ chút gì Việt Nam thôi!"
    Nhưng còn một chút gì Việt Nam nghĩa là sao? Khó hiểu và trừu tượng quá phải không các bạn?
    Các bạn thân mến,
    Theo chúng tôi thì ước ao còn một chút gì Việt nam là muốn duy trì và phát huy ít nhiều một số đặc tính văn hoá Việt Nam. Nhưng nói về văn hoá thì bao quát quá phải không ạ? Hay là chúng ta thử thu gọn lại trong phạm vi một gia đình Việt Nam nhé.
    Có lẽ chúng ta đều biết nếp sống gia đình là một phần của văn hoá Việt Nam. Người Việt Nam chúng ta thời xưa có truyền thống đại gia đình, tức ba hay bốn thế hệ có thể chung sống với nhau. Nhiều bạn bây giờ chắc khó hình dung được cảnh sống chung đó. Nhưng để sống chung một cách hài hoà thì mỗi thành viên trong gia đình cần phải hy sinh một chút, phải nhường nhịn nhau, chấp nhận nhau và nhiều khi cố chịu đựng nhau. Cái tình cái nghĩa từ đó nó phát triển ra. Tất nhiên không phải gia đình nào cũng hạnh phúc khi sống chung như thế, nhưng nói chung thì người Việt Nam vốn quen chịu đựng trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội, nhất là khi đất nước lâm vào nội chiến và ngoại xâm.
    Edidted by Hahuyduonghp20012002
    Trở lại nếp sống gia đình, bữa cơm là lúc họp mặt cả nhà. Có nhiều gia đình rất im lặng lúc ăn nhưng ngồi chung chia sẻ những miếng ăn rất đạm bạc trong những lúc nghèo khổ là cả một cố gắng đầy mồ hôi nước mắt. Cái tình nó đậm đà như thế đó! Cũng có gia đình nói chuyện huyên náo trong bữa cơm làm rộn ràng cả hàng xóm. Nhưng phần lớn bữa cơm là cơ hội để cha mẹ gặp mặt con cái sau những buổi làm việc cực nhọc. Niềm hạnh phúc hay nỗi buồn lo được thể hiện rất rõ qua bữa cơm gia đình.
    Ở hải ngoại này, bữa ăn tối có lẽ là cơ hội tốt nhất để cha mẹ gặp gỡ con cái trong ngày. Nhưng hầu như cơ hội duy nhất này cũng là điều khó thực hiện. Với cuộc sống bận rộn của mỗi chúng ta, người thì đi học trung học hoặc đại học, người thì đi làm ban sáng ban chiều hoặc ban đêm, rồi khoảng cách đi làm xa nhà v.v... là một thực tế mà mỗi gia đình cũng cố vượt qua. Nhưng ngay cả khi có điều kiện dùng buổi cơm gia đình thì đến giờ cơm tối lại bật đài phát thanh lên nghe để biết chuyện gì xảy ra trong ngày, còn con cái nghe không quen tiếng Việt hoặc không thích thì ra mở truyền hình lên xem. Thế là buổi cơm gia đình truyền thống cũng không được mấy ai thực hiện. Vì thế, cha mẹ đã không thể hướng dẫn hay tìm hiểu con cái mỗi ngày.
    Trong cuộc sống trên quê hương thứ hai, cha mẹ Việt Nam có khả năng làm ra tiền nhưng đa số không chủ động được mọi mặt trong gia đình như lúc ở Việt Nam khi ngôn ngữ và văn hoá bản xứ không phải là sở trường của mình. Thêm vào đó, cái ước vọng cho con cái thành công đã khiến cha mẹ nói chung muốn con mình hội nhập sớm vào xã hội mới. Thành công đối với họ là học giỏi, làm giỏi, được thăng chức, được lương cao, được nể trọng v.v... Cho nên con em Việt Nam đứng hàng đầu các trường hay các kỳ thi tú tài cũng là điều dễ hiểu.
    Vì quan niệm như thế (mà nhiều người cho là cách duy nhất để thăng tiến) nên nói tiếng bản xứ như người bản xứ hay hơn là ưu tiên. Tiếng Việt dở cũng chẳng quan trọng lắm. Học giỏi mới quan trọng chứ không cần sinh hoạt xã hội, cộng đồng hay hội đoàn gì cho tốn thời gian. Văn hoá và lịch sử Việt Nam cũng không phải là điều kiện cần để con em mình tiến thân. Toán Lý Hoá là những môn người Việt mình vốn có khiếu, cứ thế mà học. Bác sĩ, nha sĩ, luật sư, kỹ sư... dễ kiếm việc, dễ kiếm tiền nên chắc ăn vẫn là hơn. Khoa học là thực dụng, nhân văn thì khó sống, nên thôi chọn cái gì chắc ăn vẫn tốt hơn... Nói chung qua bao nhiêu kinh nghiệm và bao nhiêu hy sinh mất mát của nhiều thế hệ trong đó chính họ đã từng trải, cái gì chắc chắn ổn định vẫn là hơn cái gì hiện thời chưa rõ lắm.
    Do thế, khoảng cách tâm lý lớn dần và khả năng đồng cảm nhỏ dần giữa cha mẹ và con cái ở hải ngoại.
    Đến ngày hôm nay, sau bao nhiêu năm nỗ lực để có được một đời sống ổn định và có được những người con thành tài trên quê hương thứ hai, có những cha mẹ bắt đầu hốt hoảng vì sợ "mất" con. Càng ngày càng thấy xa cách với con mình vì thứ nhất không có nhiều cơ hội nói chuyện, thứ hai ngôn ngữ là một giới hạn lớn và thứ ba là cái nền suy nghĩ khác biệt vì đã không truyền được cho con qua nếp sống gia đình truyền thống. Nói tiếng Việt để trao đổi những vấn đề sâu xa thì con cái không hiểu. Dùng tiếng Anh hay tiếng bản xứ trong những vấn đề này thì không làm được. Chưa kể đến tuổi trưởng thành thì con cái ít khi nào ở nhà. Nhiều bạn trẻ dọn ra ở riêng khi đến tuổi 21 hay sớm hơn. Một vấn đề lớn nữa là người yêu của con mình là người bản xứ chứ không phải Việt Nam. Mà cha mẹ Việt Nam thì thường lo xa: Nếu có cháu thì làm sao gần nó và dạy nó? Chẳng lẽ nói tiếng Anh tiếng U khi gặp con cháu mình? Chẳng lẽ đánh để dạy bảo khi nó không ngoan? v.v... Biết bao nhiêu những sự khác biệt khó thể nào dung hoà được.
    Thêm vào đó, có nhiều bậc cha mẹ suy tư rất nhiều đến các vấn đề Việt Nam. Đại đa số người Việt ở hải ngoại mang gốc tị nạn. Có thể nói không có mấy ai muốn rời ra quê hương nhưng vì không thể nào sống nổi và vì tương lai của con em mình nên họ đành chấp nhận ra đi. Khi con em mình học thành tài thành người thì nhiều cha mẹ không bao giờ quên tổ quốc, quên những người thân thương hay kém may mắn hơn mình còn chịu nhiều khổ nhục bất công tại quê nhà. Do đó nên họ muốn con em mình gần gũi cộng đồng Việt Nam hơn, tham gia vào các hội đoàn trẻ trong môi trường có thể giúp các em phát huy văn hoá Việt Nam, và lý tưởng hơn nữa là tham gia đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ và phú cường.
    Nói chung nhiều cha mẹ Việt Nam chỉ mong muốn con em mình không quên cội nguồn: Mình là ai? Từ đâu đến? Tại sao có mặt nơi đây? v.v... Một chút Việt Nam mà các bậc cha anh của chúng ta thường nhắc nhở chia sẻ là các đặc tính như lễ phép, hiếu thảo, trọng nghĩa, biết nói tiếng Việt và biết thương yêu con người và đất nước Việt Nam. Họ rất mong muốn sao cho con em mình biết cảm nhận và chia sẻ những nỗi niềm của chính họ đối với quê hương Việt Nam.
    Đây có phải là một mong ước chính đáng không các bạn?
    Mới đây chúng tôi có dịp tiếp chuyện với GS Nguyễn Ngọc Bích, ông cho biết là nhiều người ông quen biết cũng rất quan tâm rằng giới trẻ Việt Nam sẽ xa dần văn hoá Việt Nam. Nhưng theo ông thì thay vì ngồi đó lo lắng thì chúng ta hãy làm một cái gì đó, ví dụ như cá nhân ông thì đã viết sách về Tết Nguyên Đán bằng tiếng Anh với đầy đủ tranh ảnh để cho các em hiểu được các truyền thống của mình. Hiểu trước rồi yêu thích mới đến sau. Đó là tinh thần rất thực tiễn mà Việt Nam cần nhiều hơn hôm nay.
    Các bạn thân mến,
    Văn hoá Việt Nam khó hiểu đúng không bạn? Nó không có những công trình vật chất hay tư tưởng vĩ đại để chúng ta tự hào. Nhưng nó bàng bạc trong đời sống gia đình Việt Nam, từ buổi cơm gia đình cho đến sự tận tụy hy sinh của cha mẹ để chúng ta có một đời sống tốt hơn. Nó hoàn toàn xoay quanh con người, từ lời nói, cử chỉ, ánh mắt cho đến cách đối xử đôi khi rất khó hiểu như thế. Nó bàng bạc trong triết lý giải thoát khổ đau của Phật, Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của Khổng, hay sự an nhiên tự tại của Lão. Nó hoàn toàn là đạo làm người. Nói cho cùng thì một chút gì Việt Nam cũng có nghĩa rất trừu tượng như thế.
    Nào, bạn có muốn một chút gì Việt Nam để làm thăng hoa đời sống tinh thần mà chính bạn thấy vừa huyền diệu vừa bí ẩn nơi cha mẹ mình không?
    Được hahuyduonghp20012002 sửa chữa / chuyển vào 16:41 ngày 30/04/2006
  6. hahuyduonghp20012002

    hahuyduonghp20012002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    3.459
    Đã được thích:
    3
    Một Việt Nam ?ophẳng?


    Người Việt ở nước ngoài về quê hương.
    Tôi muốn dùng khái niệm ?omột VN phẳng?, với ý nghĩa VN cũng nằm trong tiến trình toàn cầu hóa, phải biết chơi luật chơi chung; một VN phẳng xóa bỏ được những ranh giới hữu hình hay vô hình, tạo cơ hội cho mọi người VN đóng góp xây dựng Tổ quốc, để chúng ta đã rửa được cái nhục mất nước, giờ phải rửa cho được sự nghèo hèn.
    Việt Nam là một dân tộc
    ?oViệt Nam không phải là chiến tranh. Việt Nam là một dân tộc?. Câu nói nổi tiếng đó của cố Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Mai trong những lần thương thảo đầu tiên để thiết lập quan hệ Việt - Mỹ, được người Mỹ rất khâm phục. Chính Tổng thống Bill Clinton cũng nhắc lại câu này trong phát biểu của mình tại ĐH Quốc gia Hà Nội trong chuyến thăm VN năm 2000. Rồi đến chuyến thăm VN của kiến trúc sư trưởng tập đoàn Microsoft vào ngày 22/4/2006, Bill Gates đã đến thăm xóm Tự thuộc xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
    Chắc rằng ông rất bất ngờ trước những làn quan họ trữ tình, lạ lẫm, thú vị khi nếm thử miếng trầu cay từ đôi tay nồng ấm, đôi mắt lá răm của các liền chị mời trao. Bill Gates đứng trên tầng 2 của bưu điện xã đến 20 phút. Ở đó ông ngắm được đồng quê VN trong khung cảnh làng quê trữ tình với cây đa, bến nước, sân đình. Tôi tin rằng Bill Gates đã thấy một dân tộc VN mến khách, yêu chuộng hòa bình, muốn hòa nhập và cầu thị để phát triển.
    Một ý nghĩa khác của ?othế giới phẳng? khi mà máy tính nối mạng toàn cầu đến tận xóm Tự. Thế giới là ?ophẳng? và VN cũng phải ?ophẳng?. Tâm thức Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: ?oQuan sơn muôn dặm một nhà/ Vì trong bốn bể đều là anh em?. ?oPhẳng? ở ngay trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng: ?oVN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế?. VN gia nhập ASEAN, tham gia Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), nỗ lực gia nhập WTO đã chứng minh đường lối đúng đắn của Đảng.
    Vận nước thôi thúc
    Trong dịp kỷ niệm 30 năm thống nhất đất nước vào năm ngoái có 2 bài viết rất ấn tượng: một là bài phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải; hai là bài báo Tuổi 30 của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh: ?oVận nước vừa thôi thúc vừa tạo cơ hội tập hợp mọi người VN yêu nước trong khối đại đoàn kết dân tộc, chung lòng và dốc sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phân biệt quá khứ và vượt lên trên những sự khác biệt về dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế... và cả sự khác nhau về chính kiến?.
    Một thống kê khác rất ấn tượng cũng trong bài phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải: ?o30 năm qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng và thống nhất. Trong dân số nước ta hiện nay, 60% là những người sinh sau ngày 30/4/1975?. Con số thống kê ấy cho thấy quá khứ đó đã thuộc về quá khứ và hãy hướng về tương lai. Còn trong bài báo của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông kể chuyện một lần cùng cố Đức ************* Nguyễn Văn Bình đến thăm các cháu thiếu nhi đang vui chơi trong vườn Tao Đàn, và nói với Đức cha: ?oNhìn những cháu bé đang chơi với nhau ấy, làm sao có thể phân biệt được cháu nào có đạo, cháu nào không, cháu nào là ?ocon quốc gia?, cháu nào là con cộng sản?.
    Đức cha Nguyễn Văn Bình đồng tình: ?oChỉ người lớn mới phải chịu trách nhiệm về những sự phân biệt đó?. Một vị chính khách, một vị tu hành hoàn toàn gặp nhau ở ý nghĩa trách nhiệm đó. Vậy mà cho đến hôm nay, ở đâu đó vẫn còn những định kiến hẹp hòi. Buồn thay.
    Và những cuộc trở về
    Vài năm gần đây, một số nhân vật nổi tiếng từ nước ngoài trở về, chính sách đại đoàn kết dân tộc của chúng ta đã được phát huy. Tôi muốn nói đến sự trở về của ông Nguyễn Cao Kỳ và nhạc sĩ Phạm Duy. Trong 2 nhân vật này, ai là người trở về nhẹ nhàng hơn? Khó định ảnh hưởng của từng người, nhưng cả hai đều ?otự làm lành vết thương? để trở về, dù ở bên kia Thái Bình Dương vẫn có những người cực đoan gọi họ là những kẻ ?ochiêu hồi?. Tết vừa rồi người ta nhìn thấy ông Kỳ ung dung dạo phố Sài Gòn. Còn nhạc sĩ Phạm Duy thì đứng chung sân khấu với nhạc sĩ cách mạng Nguyễn Văn Tý, với GS-TS Trần Văn Khê, với giáo sư - nhạc sĩ Tô Vũ; và trong đêm ra mắt chính thức, vòng tay của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ôm chặt nhạc sĩ Phạm Duy.
    ?oTự làm lành vết thương? là chữ dùng của TS Nguyễn Xuân Thu, nguyên giảng viên chính ĐH Công nghệ Hoàng gia Melbourne (ĐH RMIT - Úc), người từ tháng 3/1997 đã tự nguyện rời giảng đường RMIT để trở về làm việc tại VN- ?omột quyết định dũng cảm và đầy đau đớn?- như một đồng nghiệp của ông ở ĐH RMIT nói.
    TS Nguyễn Xuân Thu đã từng phải tập trung cải tạo 5 năm sau 1975. Ông tâm sự rằng, ông là một đứa trẻ mồ côi lớn lên ở một tỉnh miền Trung, giờ đây ông muốn được làm điều gì đó cho quê hương. Và để thực hiện mong muốn đó, ông đã phải tìm cách tự làm lành vết thương trong quá khứ. TS Nguyễn Xuân Thu viết trên Journal of Vietnamese: ?oBạn không thể làm lành vết thương của mình bằng cách nhìn lại quá khứ và bạn cũng không thể tạo dựng được một tương lai tốt đẹp cho con cái mình bằng thù hận. Quá khứ cần thuộc về quá khứ. Tương lai là cách duy nhất để đem lại sự an bình và hạnh phúc?.
    Còn ai nữa đã ?otự làm lành vết thương? quá khứ? Đó là TS Nguyễn Văn Tuấn - một chuyên gia cao cấp của Viện Y khoa Garvan - Sydney, Úc, người mà tôi đã tìm cách khắc họa chân dung ông trong một bài báo như là ?ongười đi đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam?. Với công trình nghiên cứu Chất độc da cam/dioxin và hệ quả (NXB Trẻ, 2004), ông xứng đáng được gọi như vậy.
    Tôi biết ông có một lý lịch đặc biệt: Con trai của một chiến sĩ - thương binh nặng thuộc Tiểu đoàn 307 anh hùng. Năm 1980 khi đang là sinh viên ĐH Tổng hợp TPHCM, ông đã vượt biên để tìm kiếm một môi trường khác thuận lợi hơn cho việc học tập. Tôi đã được đọc một phần hồi ký Một lần đi cho bình minh đến sớm của ông và hiểu điều đó. Còn giờ đây, qua nhiều lần nói chuyện với ông, tôi hiểu ông là một người VN đích thực.
    Còn ai nữa? Tôi muốn nói đến nhà thiên văn học, nhà văn, nhà văn hóa có quốc tịch Mỹ, gốc Việt Trịnh Xuân Thuận. Ông là con trai một quan chức cỡ lớn làm việc ở Tối cao Pháp viện chính quyền Sài Gòn. Xong tú tài, ông du học từ năm 1968. Sau 1975, cha ông phải đi học tập cải tạo và bị bệnh. Lo bố có mệnh hệ nào, qua một chính khách người Pháp, ông viết một bức thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, xin cho bố ông được tự do. Và kỳ diệu thay, vài tháng sau bố ông được tự do, đoàn tụ cùng gia đình ở Pháp.
    Duyên kỳ ngộ, năm 1993 ông có mặt trong phái đoàn của Tổng thống Pháp Francois Mitterand sang thăm VN với tư cách là một nhà khoa học, nhà văn viết tiếng Pháp. Và sau đó ông về VN giảng dạy. Giờ đây, những tác phẩm best-seller của ông được ưu tiên dịch ra tiếng Việt. Trong tác phẩm mới nhất của ông có tựa đề: Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu (NXB Trẻ 3/2006), đoạn mở đầu ông viết: ?oỞ đất nước tôi, phía mặt trời mọc, và là nơi ngày xưa đã từng sinh ra biết bao hoàng đế và công chúa, mục đồng và nhà thơ, người ta gọi các dải sáng này là sông Ngân?. Và ông trích nguyên câu chuyện lãng mạn đượm buồn về vợ chồng chàng Ngâu của nhà văn Phạm Duy Khiêm.
    Điều gì đã khiến nhà khoa học tài năng cỡ Trịnh Xuân Thuận, con người của quốc tế, đã đặt bút viết: ?oỞ đất nước tôi...?? Đó chẳng phải là sức mạnh cội nguồn, sức mạnh dân tộc? Tôi nhớ, trong một lần nói chuyện với TS Nguyễn Văn Tuấn, ông có hỏi tôi: ?oAi đã kéo Trịnh Xuân Thuận trở lại VN??. Tôi đã trả lời ông: ?oChính chính sách đổi mới của VN đã kéo Trịnh Xuân Thuận và cả ông về với quê cha đất tổ?.
    Vậy thì ?omột VN phẳng?- tại sao không? Thomas L. Friedman viết ?othế giới phẳng?, cho ta thấy, bộ mặt muôn vẻ thống nhất và cũng đầy mâu thuẫn nhưng đều thống nhất trong một thế giới phẳng. Và VN cũng không loại trừ, nhưng một VN ?ophẳng? còn có một sức mạnh nội tại, một lực nội tại 4.000 năm lịch sử.
    Sức mạnh ấy đưa chúng ta vượt qua mọi thử thách để đi tìm một gương mặt VN mới trong ?othế giới phẳng? toàn cầu.
    (ST)
  7. nhim20

    nhim20 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    2.019
    Đã được thích:
    0
    Con người của Đảng thì phải nói chuyện chính trị chứ sao. Tớ không phải nên không bàn gì cả.
  8. bcpamphu1

    bcpamphu1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    hay
  9. saochoi81

    saochoi81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/11/2002
    Bài viết:
    740
    Đã được thích:
    0
    Một minh chứng đơn giản. Tôi ở trên HN làm việc với một số đối tác. Sau một thời gian tiếp xúc công việc tôi phát hiện là cũng là dân HP, có người lại cùng trường. Có khi phỏng vấn nhân viên xong họ quay ra hỏi mình. Có phải chị học ở ....... Khi vào trong HCM rồi mình vẫn bất ngờ lại gặp những người bạn đã lâu rồi không gặp trên một con đường nhộn nhịp, náo nhiệt tối Giao thừa. Việt Nam thật nhỏ nhưng lòng người thật rộng.

Chia sẻ trang này