1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam - Những điểm đến trong đời

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi wu_min, 23/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wu_min

    wu_min Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    2 tấm cuối cùng cho ngày hôm nay.
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. wu_min

    wu_min Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Sáng hôm nay, tranh thủ là lượt, thăm lại...chiến trường tối qua.
    [​IMG]
    Con đường trước cổng đồn 317, đang thi công dở dang, con đường này tương lai sẽ mở ra 1 cửa khẩu hoành tráng tại Cực Tây.
    [​IMG]
    Xe bị sạt
    [​IMG]
    Và cơn ác mộng hôm trước
    [​IMG]
    Cảnh tuy không đẹp nhưng cũng đủ làm thơ
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. wu_min

    wu_min Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Trình ảnh có hạn, máy cũng lởm nên ảnh không ngon lành, rất mong bà con thông cảm. Cũng đú theo anh em mà không tới nơi chốn. Thêm một số hoa hoét cho đủ chủ đề.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. wu_min

    wu_min Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Người Tá Miếu, họ có cách khuân vác giống người Sherpa ở Nepal và Tây Tạng.
    [​IMG]
    Tá Miếu, nghe phong phanh thì trước kia do ba nhà: Tàu, Lào và Ta định xây lên và đặt tên là Đại Miếu, đọc theo tiếng Tàu là Ta Miu, Tá Miếu là nhà ta đọc lệch đi, đọc tiếng Trung kiểu tiếng Việt - Nghĩa là 1 miếu lớn dùng làm miếu thờ cho cả ba nước, miếu này cho tới nay vẫn chưa được xây. Người ở Tá Miếu chủ yếu từ Sín Thầu, Chung Chải di cư lên, dân tộc sinh sống tại Tá Miếu, bản cuối cùng của Cực Tây có tên là Hà Nhì.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. wu_min

    wu_min Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Trên Tá Miếu, giờ người ta nấu rượu chủ yếu bằng men của bạn Tàu
    [​IMG]
    Đồn 317, cả đồn rộn lên vào mỗi buổi trưa khi chuẩn bị nấu nướng. Đôi lúc không khí có trùng lại
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhưng nụ cười thì lúc nào cũng như thế này
    [​IMG]
    Và cũng không thiếu sự lãng mạn, yêu đời
    [​IMG]
    Của tuổi trẻ
    [​IMG]
    Bền lâu
    [​IMG]
  6. wu_min

    wu_min Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
  7. congaituthan

    congaituthan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Một thời gian không gặp sao chân bác lại ngắn thế
  8. wu_min

    wu_min Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Dạo ni già nên xương nó ngắn lại.
  9. Ha_Bim

    Ha_Bim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    @ Mày: Sao không C&P cái topic leo Everest lên đầu tìên í, cho trình tự.
    Mà post bài thì chèn vài cái ảnh vào, đọc cho đỡ đau mắt. Đoạn trên thì dài dằng dặc, văn dốt võ rát, khó nhằn quá, hehê. Sau thì toàn ảnh, chả thấy bài đâu
    Tiếp tục đi nào, đang mạch cảm xúc tràn trề thế kia mà

  10. wu_min

    wu_min Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Fanxipan, Nóc nhà Đông Dương
    Chuyện về những người "chân đạp gió núi, tóc vờn mây bay"
    Fanxipan. Tảng đá cheo leo vẽ lên bức tranh muôn màu đã trở thành một biểu tượng đầy tự hào của người làm du lịch Sapa cũng như anh em hướng dẫn trên núi. Fanxipan, chỉ đơn giản là một cái tên những hàm chứa trong nó cả một truyền thuyết huyền kì và những câu chuyện kể cả đời cũng không hết. Và, Fan mùa đông là một trong những câu chuyện đó. Dù rằng, cái tít của câu chuyện này thuôc về các bạn biên phòng. Tuy nhiên, với anh em trên núi thì nó còn phù hợp hơn.
    Ngày 20/11/2004, năm thứ 2 tôi vào Sài Gòn làm việc. Mọi thứ dường như quá bận rộn khiến tôi bẵng đi những chuyến đi dài và hóc búa của mình. Đã quen với ăn mặc bảnh bao, thơm phưng phức và những đôi giày lố bịch. Trại, túi ngủ, chai nước, giày trek, tất cả đã như đi vào lãng quên. Tôi làm việc quần quật từ sáng tới tối đêm, và một mình trong mọi thứ là một sở bản thân phải thích khi công việc quá bề bộn để sắp những cuộc hẹn gặp hoặc tẩu tán, ăn cắp thời gian công ty để đi chơi. Ngày đấy là sát sinh nhật nên tôi muốn làm một cái gì đó cho mình. Thông thường, tôi có thể mua một cái áo mới, một đôi giày hoặc đôi khi chỉ là tự cho mình nghỉ nửa ngày để lang thang khắp các con phố Sài Gòn, những con đường rợp cây, se lạnh buổi sớm. Nhưng lần này tôi tự thưởng cho mình nhiều hơn, một chuyến ra Bắc và thăm lại bạn bè trên núi. Không lịch trước và cũng chẳng chuẩn bị, với chỉ 2 bộ quần áo, tôi đi thẳng ra sân bay, mua vé trực tiếp dù biết...sẽ bị hớ giá. Chờ hơn 2 tiếng tại Tân Sơn Nhất và 2 tiếng trên máy bay tôi đã có mặt ở Nội Bài, tha hồ hít hà không khí và suýt xoa trong cái lạnh của Hà Nội đầu đông. Tôi gọi cho một người bạn có văn phòng du lịch tại HN để có 1 vé đi Sapa ngay trong tối nay. Và tranh thủ làm công việc tôi luôn làm khi về Hà Nội hoặc đi khỏi Hà Nội, cafe tại số 4 Lý Thường Kiệt.
    Buổi tối, ga ồn ã gấp 9 lần ban ngày. Lúc này, đồ đạc của tôi đã được trang bị thêm từ nhiều cuộc điện thoại cho anh em ở Hà Nôi. Người cho mượn áo, người cho mượn balô, người vứt cho giày trek và đủ thứ lỉnh kỉnh khác. Tôi gọi cho anh bạn làm bên Green Bamboo, giọng bắt, cười mừng khi đã rất lâu mới nghe thấy tiếng nhau. Giấc ngủ không trọn vẹn trong tiếng ầm ì của khoang tàu SP3, cảm giác hồi hộp, háo hức như được về nhà khi nghĩ về Fanxipan. Và, thoang thoảng vị táo mèo đâu đó trong tiếng cười ròn tan và đôi mắt chân chim của anh bạn thân, một người yêu Fanxipan hơn chính bản thân mình.
    6h sáng, tôi đã làm xong hết thủ tục buổi sáng: ăn sáng, chè đá và tám chuyện với ông cụ bán nước trước cửa ga, ông cụ vẫn nhớ tôi khi bất chợt hỏi:"dạo này không ở Bắc à?", tôi giật mình và bất ngờ vì đã quá lâu tôi không ghé quán. Cậu bạn phi xe máy từ Sapa xuống đón tôi, hôm trước tôi đã bảo sẽ đi ô tô lên cho đỡ lạnh và an toàn, nhưng cậu nhất quyết xuống đón. Bữa sáng lần thứ ...2 dài nửa ngày, nào rượu, nào tiết canh và những câu chuyện như dài bất tận. 2h chiều, tôi có mặt tại Sapa và bắt đầu lên núi.
    Trong chuyến này, tất cả anh em của tôi trên sapa đều đi cùng, vì để tìm được những người thực sự yêu Fan, hiểu về Fan và có thể đi bất kì lúc nào thì thật khó. Huống chi chúng tôi đã cùng lang thang 3 tuần trên Hoàng Liên.
    Fan mùa đông, những con suối hầu như không còn nước nên trang phục cũng đơn giản hơn. Vào các mùa khác, nếu anh em đi hầu hết mặc quần ngắn và áo thun cho tiện. Dù đôi khi gặp Vắt, nhưng bây giờ đi Fan mà gặp vắt đúng là may mắn. Vì trừ đường Than Uyên - Lai Châu thì các đường du lịch của Fan đều dễ đi và chân của khách cũng làm quằn các bạn vắt, chẳng đứa nào đủ dũng cảm bò ra mà xét nghiệm máu của khách lên núi. Tuy nhiên, lần này thì lại lạnh hơn bình thường, tôi để đồng hồ ra ngoài trời 5'', và 6 độ là nhiệt độ buổi chiều tối. Với xu hướng này thì buổi tối sẽ xuống ít nhất 3 độ. Trời tối sớm nên chúng tôi sớm hạ trại. Lần này anh bạn tôi mang trại lớn, đủ cho 4 người nằm ngang, dọc kiểu gì cũng được. Chuyến này đi, hầu như mọi người không có khái niệm về thời gian, đồng hồ chỉ để đo nhiệt độ. 4 anh em cứ tung tẩy, vừa đi vừa tán phét và mắt thì không ngừng đảo quanh để may mắn tìm thêm được vài loài phong lan nở mùa này và thảo quả, một loại đặc sản quý của Hoàng Liên. Thảo quả ở Hoàng Liên có nhiều loại, thường dùng để làm thuốc, thứ này hay được các anh em Mèo lên lấy, bán với giá 120 - 150k/kg, rất có giá trị. Dù vậy, nhưng càng ngày người lên núi càng nhiều nên thảo quả cũng như phong lan ở đa số khu vực xung quanh đường đi đều cạn kiệt. Việc kiếm thảo quả ngày càng khó khăn hơn vì phải đi vào các đường ngạch, đôi khi không tìm thấy đường vì cây phủ kín lối. Chúng tôi mới đi được 300m chiều cao trong 3 tiếng, bình thường với thời gian này 1 hướng dẫn trên núi như anh em chúng tôi đã lên tới 2600 hoặc nhanh hơn thì 2900m. Chuyến này anh em đi chỉ vì được đi cùng nhau, ngày và giờ không tính mà thích nghỉ chỗ nào thì nghỉ, tạt ngang, rẽ dọc thoải mái. Lần mò chẳng khác nào lũ ma xó. Bữa cơm được chuẩn bị khá nhanh và chắc chẳng thể có bữa nào trên núi mà đầy đủ và ngon như thế. Để tiết kiệm thời gian, tất cả các đồ ăn mặn như gà rang, thịt lợn kho.v. đều được anh em nấu từ sáng. Chỉ việc thêm rau, cơm và rượu là thịnh soạn. Trời càng đêm càng lạnh hơn, chúng tôi đã phải đốt một đống lửa lớn ngoài trại để vừa cho sáng sủa, vừa làm ấm cho trại. Rượu vào, nhời ra, những câu chuyện chỉ xung quanh Fanxipan, về bước đầu bỡ ngỡ và những hoàn cảnh vào nghề.
    Chúng tôi hầu hết đều từ "quê" lên, có người chẳng liên quan gì tới du lịch và cũng chưa bao giờ có ý định làm du lịch. Anh Thành (tên nhật vật đã được thay đổi), dân buôn gỗ, nói trắng ra là chuyên chặt gỗ trộm trên Hoàng Liên đem bán uống rượu, ngoài ra thì anh cũng kiêm luôn thu mua thảo quả của anh em người Mèo. Đến tận năm 30 tuổi, sau 6 năm trên núi, lần ấy như thường lệ anh lại vào rừng để tìm một số đường tiểu ngạch đưa gỗ ra rừng tránh kiểm lâm. Tại khu vực dốc Cô Tây, anh gặp một đoàn khách Úc bị mắc kẹt, một đồng chí bị ngã trật mắt cá, sưng vù. Đội này đi lại không thuê porter mà đi kèm với 1 đồng chí hướng dẫn mới đi Fan 3 lần. Trời lúc này đã gần tối và nếu không bị sao thì chỉ 3 tiếng nữa là đoàn đã xuống chân núi. Tuy nhiên, cu cậu hướng dẫn này lại quá yếu về kỹ năng nên chẳng biết làm thế nào với trường hợp này, điện thoại thì không có sóng, mà đi xuống bỏ khách lại thì không thể trong khi tất cả đều đói và mệt. Đám khoai Tây mặt mũi xanh lét như cha chết khi trời càng ngày càng tối. Cu cậu hướng dẫn kia thì tha hồ bấm điện thoại, giải thích những thứ không bao giờ xảy ra dưới mặt đất nhưng trên rừng thì như cơm bữa. Đám khách đứng ì ra, trời lạnh và thân nhiệt thì giảm một cách nhanh chóng. Đồng chí Thành gặp đoàn này khi đang lết xuống với tốc độ 20m/giờ do phải dìu cậu khoai tây bị hà kia, trong khi đường này tương đối khó thời đó. Định bụng, đồng chí Thành chỉ đi qua chứ không muốn hỏi han gì vì vốn ghét mấy thằng hướng dẫn ít tuổi trên Fan. Nhưng không hiểu sao lần này cậu lại động lòng trắc ẩn, ra tay cứu giúp đám kia. Tuy không biết tiếng Anh nhưng tay chân loằng ngoằng bọn kia cũng hiểu, thế là cả đoàn đành nghỉ lại qua đêm, lương thực của đồng chí Thành cũng mất hút. Lửa nổi lên, cả đoàn ngủ lại giữa rừng, cậu khoai tây hà thì được băng bó cẩn thận và lần đầu tiên được thấy thuốc lá của đám Mèo công hiệu tới mức nào, dù rằng khi nhìn thấy màu và ngửi mùi thì không chịu nổi, mặt cậu nhăn như bi rách. Đêm đó giữa rừng, đồng chí thành lại được thể huyên thuyên đủ thứ về Hoàng Liên và Fan, một vài câu chuyện liên quan tới ma khiến cậu chàng hướng dẫn và đám khách cứ gọi là mắt chớp chớp, miệng đớp đớp liên hồi. Một thằng khách bảo:"tao thấy mày hay đấy, sao không đi làm hướng dẫn trên Fanxipan?", Cậu chàng Thành cười khẩy, nghĩ bụng:"1 cân gỗ của tao bằng cả tháng bọn hướng dẫn?". Sáng hôm sau, bọn khách khi thức dậy đã thấy 4 đồng chí Mèo chờ sẵn ở ngoài. Vụ gọi này do đồng chí Thành dậy từ lúc 5h sáng, phi xuống núi và thuê lên, không quên mang theo đủ thứ đồ ăn để nấu ăn sáng cho bọn khoai tây. Thành còn tận tình đưa về tận nơi, tận khách sạn, đám kia mắt như ngấn lệ rúi vào tay 50 usd nhưng cu cậu không lấy, còn chửi một tràng bằng tiếng ...Việt + Mông. Bố thằng hướng dẫn cũng không hiểu chứ nói gì bọn khoai tây. Bọn Tây áy náy vì anh chàng không lấy tiền cảm ơn nên đành đứt ruột tặng lại 1 cái túi ngủ với 1 cái trại đôi mang từ Úc sang. Sau chuyến này, cu cậu ngồi nhà mân mê cái trại xịn của bọn kia, mang túi ngủ ra...đắp thay chăn, rồi bắt đầu thích, rồi lao đi học trung cấp du lịch, tiếng Anh (dù rằng bây giờ vẫn be be), bây giờ tuy đã làm "xếp" nhưng cái máu của hắn vẫn chảy tồ tồ. 1 tháng đi từ 3 - 5 chuyến, lần nào tôi gọi điện cũng thấy không trên đỉnh thì 2900, 2200, 2600. Đôi khi buồn chẳng có việc gì làm cũng lên núi.

Chia sẻ trang này