1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam sắp xây nhà máy lọc dầu! Xăng pha chì tiếp tục xuất hiện hay không?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi heou, 11/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. heou

    heou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam sắp xây nhà máy lọc dầu! Xăng pha chì tiếp tục xuất hiện hay không?

    em nghe thông tin là VN sắp xây nhà máy lọc dầu ở Dung Quất, không biết là xăng mình lọc ra có chì không nhỉ và mình đã có chính sách nào ứng phó với việc này không nhỉ?
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Nước ta định xây cái nhà máy lọc dầu ấy từ 10 năm nay rồi bạn ạ. Ý định vẫn còn tiếp diễn trong vòng 5 năm nữa sẽ xây xong, nhưng hiện tại thì thời điểm khởi công vẫn còn mù tăm tít. Khu Dung Quất đã được xây dựng thành khu công nghiệp, thay vì chờ đợi nhà máy lọc dầu.
    Còn vấn đề xăng pha chì thì đã có lệnh cấm, chẳng có nhà máy nào dại mà sản xuất ra cái loại xăng ấy nữa đâu. Bạn làm cái tít của chủ đề giật gân quá, khéo lại mắc vào tội ?ocâu bài? thì khổ lắm đấy ...
  3. heou

    heou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cái này thật sự mình cũng không rõ lắm. Nhưng mà theo mình được biết thì trước đây mình xài xăng không chì là do nhập của singapo. giá xăng của mình không cao là do được nhà nước tài trợ. mình chỉ muốn hiểu rõ về việc này thôi vì mình nghe nói ngay trong dầu khai thác lên đã có chứa hàm lượng chì pha tạp rồi không biết là trong đây có ai có thông tin chính xác về việc này có thể cho mình rõ hơn không. tại vì đây cũng chỉ là ý tưởng thoảng qua của mình thôi.
  4. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Oto-Xe-may/2005/01/3B9DA605/

    Sự phát triển của xăng pha chì
    Xăng pha chì ra đời giúp ngành công nghiệp ôtô chuyển sang một bước phát triển mới nhưng nó đã bị cấm sử dụng do gây tác động xấu đến sức khoẻ con người.
    Phát hiện của Charles F. Kettering, trưởng phòng nghiên cứu, sáng chế viên cao cấp hãng General Motors và đồng nghiệp Thomas Midgley về nguyên nhân của hiện tượng kích nổ vào những năm đầu của thập niên 1910 đã đưa ra thách thức mới cho ngành công nghiệp ôtô thời kỳ đó: Tìm kiếm giải pháp nâng cao tính chất chống kích nổ của nhiên liệu.
    Trong suốt khoảng thời gian gần 10 năm sau đó, các hãng xe hơi, các công ty dầu khí, công ty hoá chất đã huy động rất nhiều nhà nghiên cứu, chi những khoản tiền khổng lồ để giúp họ tập trung vào nghiên cứu, thử nghiệm hàng loạt các đề án nhằm loại bỏ hiện tượng kích nổ. Lịch sử ngành công nghiệp ôtô lại một lần nữa ghi tên những nghiên cứu viên xuất sắc của hãng General Motor. Thomas Midgley, ngày 9/12/1921, đã khám phá ra tính chất chống kích nổ đặc biệt của hợp chất cơ kim chứa chì mang tên ?ochì tetra-ethyl?. Một thành công ngoài sức tưởng tượng của Thomas Midgley sau hơn 5 năm tiến hành thử nghiệm với hàng trăm chất phụ gia khác nhau.
    Tuy nhiên, Thomas Midgley không chỉ khám phá ra ?ochì tetra-ethyl?, trước đó ông còn phát hiện ra rằng cồn cũng là một chất có những khả năng tương tự. Năm 1921, trong thư gửi cho Charles F. Kettering, lúc đó là Phó chủ tịch General Motors, Thomas Midgley viết ?ocồn là nhiên liệu của tương lai?. Lý do ông đưa ra là hợp chất đó cực kỳ phổ biến và đồng thời nó được điều chế dễ dàng từ hợp chất cũng phổ biến không kém: tinh bột.
    Thomas Midgley coi đó như là sự thay thế hoàn hảo cho nhiên liệu động cơ khi nguồn tài nguyên dầu cạn kiệt. Nhưng vào thời kỳ đó, người ta không thể điều chế được cồn hoàn toàn tinh khiết để làm nhiên liệu vì trong cồn luôn luôn tồn tại một tỷ lệ nước nhất định, chúng tạo thành một hỗn hợp đẳng phí và thành phần đó không bị phá vỡ dưới mọi dạng chưng cất và mọi công nghệ tinh chế.
    Ý tưởng về nguồn nhiên liệu dùng cồn bị phá sản, Detroit (nơi đặt trụ sở chính của General Motors cũng như hai hãng xe lớn khác của nước Mỹ là Ford và Chrysler) lựa chọn ?ochì tetra-ethyl? làm giải pháp cho hiện tượng kích nổ. Chỉ cần 3-4 cc hợp chất này trong một gallon nhiên liệu (3,79 lít), hiện tượng kích nổ hoàn toàn biến mất. Detroit không cần biết nguyên lý hoạt động của ?ochì tetra-ethyl? và cũng không quan tâm đến việc Thomas Midgley vẫn bảo vệ cho quan điểm dùng cồn làm nhiên liệu. General Motor đã nâng ngành công nghiệp ôtô lên tầm cao mới, một thời kỳ phát triển mới với những động cơ có tỷ số nén cao hơn, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
    Năm 1923, song song với việc cải tiến động cơ, thiết kế những mẫu xe mới, General Motor bắt đầu sản xuất ?ochì tetra-ethyl? thương mại và sau khi liên kết với hãng dầu khí Standard Oil (Exxon Mobil ngày nay) vào năm 1924 để thành lập lên công ty Ethyl Corp. Hàng loạt công ty hoá chất khác tham gia vào liên minh này với tư cách là thành viên thứ 3. Xăng pha chì bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, sản lượng ?ochì tetra-ethyl? không ngừng tăng và chỉ một thời gian ngắn sau đó tất cả các loại xăng trên thế giới đều pha ?ochì tetra-ethyl?. Nó mang về cho General Motors lợi nhuận khổng lồ, đến nỗi Charles F. Kettering đã phải thốt lên: ?oĐó là món quà từ thiên đường!?.
    Sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô gắn liền với ?ochì tetra-ethyl? trong suốt một thời gian dài. Nhưng, như bao hoá chất thông dụng khác, bên cạnh những tính năng vượt trội, ?ochì tetra-ethyl? bắt đầu có những ảnh hưởng đến sức khoẻ con người trên diện rộng. Không phải đến tận khi có những số liệu thống kê về số người bị chết, bị thương do hít phải quá nhiều khí thải từ xăng pha chì người ta mới biết đến những tính chất độc hại của nó. Ngay từ những năm 1925, trong cuộc hội thảo về ?ochì tetra-ethyl? do Cục sức khoẻ cộng đồng Mỹ tổ chức, Hamilton đã gọi General Motors và Charles F. Kettering là ?onhững kẻ giết người không hơn, không kém? khi cho phổ biến ?ochì tetra-ethyl?.
    Năm 1975, Mỹ chính thức phê chuẩn quyết định cắt giảm hàm lượng ?ochì tetra-ethyl? trong xăng, và đến năm 1986 cấm hoàn toàn việc sử dụng xăng pha chì. Ở châu Âu, xăng pha chì bị cấm sử dụng vào những năm 1990. Còn ở Việt Nam, ngày 1/11/2001, Thủ tướng cũng đã ra quyết định cấm sử dụng xăng pha chì trên phạm vi toàn quốc.
    Quyết định khai tử ?ochì tetra-ethyl? mang lại cho chúng ta sự yên tâm về sức khoẻ, nhưng lại đặt ra cho các nhà phát triển năng lượng một câu hỏi hóc búa: dùng chất gì để nâng cao chỉ số octan của nhiên liệu mà không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người? Thế giới một lần nữa quay lại với nhận định của Thomas Midgley ?oCồn: nhiên liệu của tương lai?.
    Trọng Nghiệp
  5. ha_10D2

    ha_10D2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta bít rằng VŨng Tàu là nơi mà trữ lượng dầu mỏ khai thác được nhiều nhất, tuy chỉ là dầu chưa trải qua bất kỳ công đoạn xử lí thô nào cả, nhưng nếu như phải xây dựng một nhà máy để chế biến dầu thì tại sao lại phải xây dựng ở Quảng Ngãi_một nơi cách xa Vũng Tàu rất nhiều
    Để làm một dự án, chúng ta phải tính toán làm sao để sau khi hoạt động phải có lãi. Nếu như dự án này hoạt động thì chi phí để chuyên chở dầu từ VT ra QN, một quãng đường rất xa như vậy thì không bít rằng còn lời lãi được bi nhiêu
    Các bạn có ý gì ko?
  6. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Bài báo này của phóng viên Trọng Nghiệp có vẻ giống kiểu "đau bụng uống nhân sâm.....................
    .......tắc tử".
    Săng pha chì hiện vẫn được đang sản xuất và sử dụng trên thế giới, cho các xe sản xuất năm 1985 và về trước. Các lệnh cấm ở Mỹ và các nước khác nói trong bài báo này thực chất là "cấm sản xuất động cơ dùng săng pha chì".
    Ở các nước, săng pha chì được ghi rõ là "leaded petrol" và thường đắt hơn săng không pha chì "unleaded" một ít. Còn ở VN, chỉ có A83 va A92! chẳng cần biết có chì hay không!
    ------------------------------------------------------------------------------​
    Tại sao lọc dầu ở QN
    Kinh tế, trính trị và xã hội phải đi liền với nhau. QN là một tình nghèo ở miền trung và việc cải thiện đời sống nhân dân ở QN có ý nghía trính trị va xã hội rất quan trọng. Theo tôi quyết định này của nhà nước là rất sâu sắc.
  7. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Xăng pha chì rất độc hại, không đùa đâu bạn à!
    - Nguy hiểm nhất là ảnh hưởng của nó đến với sự phát triển hệ thần kinh (trí tuệ) của trẻ em.
    http://www.vnanet.vn/html/special1_tv/special1_tv.asp?NewsID=130630
    - Đúng là trữ lượng dầu ở Vũng Tàu lớn, nhưng VN không chỉ có mỏ dầu ở Vũng Tàu. Tính toán từ cả 3 miền, thì miền Trung, khúc giữa là phù hợp rồi đúng không.
    Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất có ý nghĩa như thế nào đối với Quảng Ngãi và chính sách của địa phương nhằm phát huy lợi thế từ dự án này?

    Trả lời: Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất có ý nghĩa rất to lớn không chỉ riêng đối với Quảng Ngãi mà còn đối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Đó là trọng điểm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là động lực, là đòn bẩy vực dậy những tiềm năng kinh tế vốn lâu nay chưa có điều kiện phát triển. Nhà máy lọc dầu sẽ khai thông mọi khó khăn, ách tắc để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của khu vực miền Trung. Vì vậy, trong những năm qua các cấp, các ngành và nhân dân Quảng Ngãi đã dành hết tâm huyết cho sự ra đời của nhà máy lọc dầu. Hàng nghìn hộ gia đình đã phải di dời để giải phóng mặt bằng cho việc triển khai xây dựng nhà máy lọc dầu cũng như các dự án khác mà không hề thắc mắc, chậm trễ. Nhiều chủ trương phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh cũng tập trung cho việc nâng đỡ, đón bắt nhà máy lọc dầu.
    Tiềm năng phát triển kinh tế nổi trội của Quảng Ngãi, ngoài lao động, đất đai và tài nguyên khoáng sản khá phong phú là biển và bờ biển. Với chiều dài trên 130km, bờ biển Quảng Ngãi có nhiều cửa sông thuận lợi cho việc tàu bè cập bến như cửa Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy, Mỹ Á, Sa Huỳnh... Cửa Sa Cần nằm ở phía đông bắc của tỉnh gắn liền với vũng Dung Quất đã được đánh dấu như là một cảng nước sâu đa chức năng lớn nhất Việt Nam gồm khu cảng dầu khí, khu cảng chuyên dụng và khu cảng tổng hợp có thể tiếp nhận tàu xuất sản phẩm dầu đến 50.000 DWT, tàu hàng 30.000 đến 50.000 DWT.

    Xuất phát từ tiềm năng to lớn này, Chính phủ đã quyết định xây dựng khu kinh tế Dung Quất với định hướng là một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa miền Trung và cả nước. Khu kinh tế này được quy hoạch trên diện tích 10.300 ha có nhiệm vụ đảm bảo vận hành hiệu quả tổ hợp lọc hóa dầu, từng bước phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng và sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container, sản xuất hàng tiêu dùng... Gắn với khu kinh tế Dung Quất là tuyến đường cao tốc Đà Nẵng-Chu Lai-Quảng Ngãi; tuyến đường ngang nối từ đường Hồ Chí Minh xuống quốc lộ 1A đến khu kinh tế Dung Quất; tuyến đường ven biển từ Đà Nẵng qua Hội An, khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất đến Sa Huỳnh; Sân bay Chu Lai với hướng phát triển lâu dài trở thành sân bay quốc tế trung chuyển của vùng và khu vực.

    http://www.vnn.vn/kinhte/toancanh/2003/1/2167/
    Cơ sở để các nhà hoạch định vẽ nên viễn cảnh Dung Quất là công nghệ lọc hoá dầu. Theo số liệu của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, năm 2002, Việt Nam xuất 16 triệu tấn dầu thô, thu về 3,2 tỷ USD ( đã được làm tròn). Trong khi đó, hàng năm, chúng ta vẫn phải bỏ ra một lượng ngoại tệ khoảng 4,5 tỷ USD để nhập xăng dầu và các phụ phẩm dầu mỏ.
    Bán nguyên liệu, nhập thành phẩm là cách làm hoang phí nhất mà đến những quốc gia ''''''''ngồi trên mỏ dầu'''''''' như Arab Saudi, Kuwait, Iran? cũng cảm thấy xót ruột, huống hồ là Việt Nam. Một tấn dầu thô giá hiện tại tương đương 200USD, ngoài việc chưng cất lấy xăng, lấy dầu, lấy nhựa đường, còn có thể chế biến ra hàng trăm phụ phẩm khác. Một tấn xăng đang được nhập với giá xấp xỉ 300USD. Không còn nghi ngờ gì nữa, lọc dầu đang là một trong số ít các ngành công nghiệp có khả năng sinh lời cao. Bài toán kinh tế đã rõ, chưa kể đến chuyện thiên hạ đang đảo điên dưới sự thao túng của Mỹ, hết chuyện cấm vận nước này đến thanh sát nước kia, khiến thị trường thế giới chao đảo. Mỗi một sự đỏng đảnh của các nhà chính trị bên kia bán cầu cũng đủ cho giá cả phập phù lên xuống, Ban vật giá Chính phủ lại phải bù đầu tính toán xem điều chỉnh giá này, bình ổn giá kia?
    Nhà máy lọc dầu hẳn là cần kíp lắm rồi, vậy thì đặt ở đâu, để vừa mang lại lợi ích cho quốc gia lại vừa cải thiện được tình trạng mất cân đối giữa ba miền. Dung Quất đã vượt qua nhiều ứng cử viên khác để chọn xây dựng Nhà máy lọc dầu trong hoàn cảnh đó. Với công suất giai đoạn 1,6 triệu tấn dầu thô/năm, số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, Nhà máy lọc dầu Dung Quất là niềm hy vọng của khu kinh tế phức hợp Dung Quất.
    Được Khoai lang sửa chữa / chuyển vào 00:57 ngày 24/03/2005
  8. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Tôi đâu có đùa. Nhưng thông tin không chính xác cần phải được nghiêm túc đính chính lại. Tôi không phủ nhận bụi chì là có hại cho sức khoẻ, nhưng đưa tin về việc cấm sử dụng xăng pha chì như thế này là còn rất mơ hồ.
  9. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Hi longto
    Năm ngoái mình có làm 1 report về Unleaded gasoline policy in Vietnam nên cũng biết được rõ hơn về những tác hại của xăng pha chì đến sức khoẻ con người và những lợi ích của việc áp dụng xăng không chì đối với nước ta. Hôm nào rảnh, mình sẽ post những số liệu cụ thể của bài report cho bạn.
    Lần cập nhật cuối: 23/03/2014
  10. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Bạn có lòng tốt post tài liệu bổ ích cho bà con thì quí hoá quá. Tôi rất mong đợi tài liệu của bạn.
    Đáng tiếng bạn đã LẠC ĐỀ. hay nói đúng hơn đang cố tình lảng tránh sang một vấn đề khác. Xăng pha chì có ảnh hưởng không tốt đến môi trường nói chung và sức khoẻ con người nói riêng. Cái này ai cũng biết. Nhưng việc cấm sử dụng xăng pha chì là hoàn toàn không có. Nếu quả thật VN có lệnh cấm sử dụng xăng pha chì thì tôi xẽ rất tò mò để được xem cụ thể văn bản này.
    Vấn đề ở đây là xăng pha chì đã bị cấm sử dụng hay chưa, chứ không phải là tác hại của xăng pha chì. Trên thực tế, do lệnh cấm sản xuất động cơ dùng xăng pha chì (năm 1985), lượng tiêu thụ xăng pha chì hiện nay ở các nước phát triển là không đáng kể. Xăng pha chì sẽ tự động biến mất mà không cần CẤM.

Chia sẻ trang này