1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam sắp xây nhà máy lọc dầu! Xăng pha chì tiếp tục xuất hiện hay không?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi heou, 11/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sutuden

    sutuden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    0
    Tớ biết mấy nhà máy lọc dầu bên Nga toàn ở nơi hẻo lánh( xa mỏ dầu), còn Nhật ko có mỏ chẳng nhẽ họ ko xây nhà máy lọc dầu. Nước ta cứ có nhà máy lọc dầu là tốt rồi ,ở đâu ko phải việc của mình đâu. Cứ có nhà máy đi đã để công nghệ của mình có lọc dầu, chứ cứ tính mãi đặt ở đâu thì VN chỉ thấy nhà máy lọc dầu và công nghệ hóa dầu trên giấy thôi.
  2. derick

    derick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Dự án Dung Quất: Mấy điều cần cân nhắc
    1) Khả năng cạnh tranh toàn cầu phải là tiêu chí tối cao:
    Trong xu thế toàn cầu hoá nhanh chóng, mọi dự án đầu tư lớn, đặc biệt trong ngành dầu khí, khả năng cạnh tranh toàn cầu phải là tiêu chí tối cao cho mọi quyết định. Hai điều kiện quan trọng nhất cho cạnh tranh đối với sản phẩm lọc dầu là giá thành hạ và độ ô nhiễm môi trường thấp (hướng tới tiêu chuẩn Euro III).
    Để giá thành hạ, nhà đầu tư chú ý đến ba điều kiện: gần nguồn nguyên liệu, gần thị trường, và qui mô sản xuất. Các nước thành công đặc sắc trong phát triển ngành dầu khí đều hết sức coi trọng các điều kiện cạnh tranh này. Đặc biệt, Hàn Quốc và Singapore xây dựng những nhà máy lọc dầu công suất rất lớn dể giảm suất đầu tư trên một tấn sản phẩm.
    Các dự án lọc dầu mới của Trung quốc đều có công suất khá lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật cao, và đặt sát thị trường tiêu thụ; chẳng hạn, dự án lọc dầu 12 triệu tấn/năm với tông đầu tư 1,93 tỷ USD của công ty dầu khí CNOOC đặt ở vịnh Daya có vị trí lý tưởng trong tiếp cận thi trường tiêu thụ và nằm sát các tổ hợp hoá dầu khác.
    Dự án lọc dầu Dung Quất của ta nằm xa nguồn nguyên liệu (1000 km từ mỏ dầu Bạch hổ), gần gấp đôi so với các vị trí lựa chọn khác như Vạn Phong hoặc Thành Tuy Hạ (Bà Rịa-Vũng Tàu). Nhà máy lọc dầu lại nằm rất xa thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP Hồ chí Minh và khu vực lân cận. Công suất chúng ta lựa chọn là loại trung bình (6.5 triệu tấn/năm, với tổng đầu tư ban đầu là 1,3-1,5 tỷ USD).
    Theo tính toán của công ty TOTAL, việc đặt nhà máy ở Dung Quất làm tăng giá thành sản xuất lên ít nhất 5%, nghĩa là từ 10-15 USD trên một tấn sản phẩm. Do đó, lọc dầu tại Dung Quất sẽ làm nền kinh tế nước ta mất đi tối thiểu 60-100 triệu USD mỗi năm. Công ty dầu khí của Nga, Zarubezhnet cho rằng, dự án phải mất nhất 18 năm mới thu hồi được vốn và khả năng lỗ rất tiềm tàng. Do vậy cả TOTAL và Zarubezhnet, cũng như một số công ty nước ngoài khác đã kiên quyết từ chối tham gia dự án.
    Theo tính toán của chúng ta, dự án có mức hoàn vốn tối đa là 5-6%. Theo thông lệ chung cho đầu tư vào Việt Nam, mức hoàn vốn cho một dự án trung bình tối thiểu phải là 12-15%. Như vậy, đầu tư 1,3 tỷ USD vào Dung Quất, theo cách tính này, cũng làm mất đi tối thiểu 75-100 triệu USD.
    2) Chiến lược phát triển kinh tế xã hội chỉ có thể được thực hiện vững chắc trên cơ sở tôn trọng qui luật thị trường và quyết tâm hội nhập quốc tế.
    Cả nước có nghĩa vụ rất lớn trong việc giúp các tỉnh miền Trung phát triển kinh tế. Thế nhưng, giải pháp xây dựng nhà may lọc dầu Dung Quất không thể mang lại cho các tỉnh này lợi ích dài hạn. Kinh nghiệm trong việc phát triển mía đường đã là một bài học quí. Nếu dự án đầu tư không có sức sống kinh tế thực sự, không thể đem lại lợi ích thực sự cho địa phương.
    Chúng ta sẽ vào WTO, chúng ta không thể bảo hộ giá xăng dầu để dự án Dung Quất có thể tiêu thụ được sản phẩm. Hơn nữa, nếu chúng ta có thể kéo dài được thời gian bảo hộ thì tình trạng buôn lậu qua biên giới và qua các cảng biển sẽ bùng phát tới mức không thể kiểm soát được.
    Nên chăng, ta nên chọn vị trí cho nhà máy lọc dầu đầu tiên có điều kiện cạnh tranh cao nhất. Khoản tiền lãi có thêm được từ cách lựa chọn mới này (có thể tới hàng trăm triệu USD) sẽ được giành cho quĩ phát triển miền Trung, đặc biệt để đầu tư vào giáo dục và hạ tầng cơ sở.
    Đôi nét về tiến sĩ Vũ Minh Khương "Một trong những nghiên cứu sinh Ph.D xuất sắc nhất của Havard", "một tiến sĩ đẳng cấp thế giới trong lĩnh vực kinh tế học phát triển". Ít ai ngờ lời khen ngợi của một trong những nhà kinh tế học nổi danh nhất thế giới, G.S Dale Jorgenson, lại dành cho một nghiên cứu sinh đến từ VN: TS. Vũ Minh Khương.

    Nguồn: VietNamNet
    Được derick sửa chữa / chuyển vào 00:13 ngày 12/06/2005
  3. ReadOnlyMemory

    ReadOnlyMemory Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Nguồn : http://www.vnn.vn/chinhtri/doinoi/2005/06/450427/
    Phó Thủ tướng *************** cho biết, kỳ họp này, Chính phủ nhận được 133 chất vấn, trong đó 3 chất vấn Thủ tướng, 2 chất vấn Phó Thủ tướng, 9 chất vấn Chính phủ, còn lại chất vấn các thành viên Chính phủ.
    "Chủ trương xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất là đúng"
    Theo khẳng định của Phó Thủ tướng ***************, việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất là chủ trương đúng đắn, đã được Bộ Chính trị, Chính phủ (lúc đó đứng đầu là Thủ tướng Võ Văn Kiệt) và QH khoá X thảo luận cẩn thận trước khi quyết định, kể cả lắng nghe ý kiến đóng góp nghiêm túc của các chuyên gia trong và ngoài nước. Ngay cả một số tập đoàn dầu khí lớn nước ngoài cũng đề nghị được đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu tại 3 địa điểm cả nước, trong đó có Dung Quất.
    Phó Thủ tướng phân tích: Trước khi phê duyệt đầu tư nhà máy, chúng ta đã tính đến hiệu quả phân phối sản phẩm sản xuất ra từ nhà máy này. TCT Dầu khí VN lúc đó trình với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ 4 phương án, tất cả các phương án đưa ra đều cho thấy lợi nhuận từ phân phối sản phẩm mang lại từ giá bán buôn. Lợi nhuận trực tiếp từ nhà máy và phân phối đem lại cao hơn 15% chứ không chỉ là 15%.
    Một vấn đề khác là các mặt hàng xăng dầu sản xuất tại nhà máy này có công suất khoảng 5,4 triệu tấn, còn lại là sản phẩm khác. Tuy vậy, sản lượng này vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xăng dầu cho miền Trung vào năm 2009, trong khi nhu cầu thực tế là 6 triệu tấn. Để bảo đảm nguyên liệu xăng dầu cho cả nước trong mọi điều kiện, chúng ta phải tiếp tục xây dựng thêm 2 nhà máy, 2 khu CN lọc dầu.
    Kể cả công suất cả 3 nhà máy cộng lại, đến năm 2010, chúng ta vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của nước ta. Trong tương lai không xa, chúng ta cũng sẽ phải nhập khẩu dầu thô từ nước ngoài về. Nhiều nước trên thế giới không có dầu thô, họ cũng xây dựng nhà máy.
    "Nói như vậy để khẳng định chủ trương đầu tư nhà máy lọc dầu Dung Quất là có tính toán thận trọng, cả về hiệu quả kinh tế và các hiệu quả tổng hợp về kinh tế, chính trị, xã hội khác" - Phó Thủ tướng *************** nhấn mạnh.
    Phó Thủ tướng cũng cho biết, không phải chờ đến hôm nay, Chính phủ mới tự phê bình, kiểm điểm trước QH mà việc phê bình, kiểm điểm đã làm từ những năm trước. Chính phủ quyết tâm không để lặp lại khuyết điểm ngay với dự án này và các dự án đầu tư trọng điểm khác.
    Ý kiến cá nhân:
    Nhưng tôi vẫn tin rằng sự lựa chọn Dung Quất là sai lầm và hoàn toàn duy ý chí, có lẽ đó là tàn dư của tư duy quản lý thời bao cấp vì nếu đúng kinh tế thị trường thì nên chọn Vũng Tàu: vừa có thuận lợi về mặt địa lý, vừa giảm được chi phí (vận chuyển đi), vừa phục vụ được cho thị trường đang phát triền nhất nước (TP.HCM), vừa có được đội ngũ nhân viên+kỹ thuật viên đông đảo và chất lượng cao (đa số sinh viên ra trường là ở lại TP chứ có mấy ai về quê đâu, những người giỏi ở nơi khác cũng tìm đường vào TP)
    Kỳ họp Quốc Hội vừa rồi có đại biểu nói: thà mất mấy tỷ đã đầu tư còn hơn về sau lại mất thêm nữa, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Trong phát biểu của PTT có nói là có ý kiến của chuyên gia nhưng chẳng đưa ra được là của ai và như thế nào (link đến bài cua cựu TT VVK thì thấy rõ là duy ý chí) ai có các số liệu thì đưa lên cho mọi người cùng biết với
  4. Need_a_Place

    Need_a_Place Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Quái thật đấy, trước đây mình cứ đinh ninh là nước mình đã cấm hoàn toàn việc sử dụng xăng pha chì, vậy mà xem lại thì ... hình như không phải vậy. Tất cả các văn bản, nghị định của chính phủ từ trước đến này chỉ có 1 thông tư cấm nhập khẩu xe và phương tiện sử dụng xăng pha chì thôi là Thông tư 05/2001/TT-BTM ngày 23-02-2001:Hướng dẫn việc cấm nhập khẩu xe và phương tiện sử dụng xăng pha chì theo Chỉ thị số 24/2000/CT-TTg ngày 23.11.2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai sử dụng xăng không pha chì tại Việt Nam. Chuối thật...
    Nhưng tất cả các cửa hàng xăng hiện nay đều bán xăng A90 và A92 là loại xăng không pha chì.
    Lọc dầu Dung Quất:
    Ngày 17/5/2005, tại Hà Nội Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam Trần Ngọc Cảnh đã ký kết hợp đồng gói thầu số 1 và số 4 Nhà máy lọc dầu Dung Quất với đại diện tổ hợp các đối tác nước ngoài, gồm Technip của Pháp, JGC Nhật Bản, Technikas của Tây Ban Nha. Tổng trị giá cả 2 gói thầu là 1,5 tỷ USD.
    Được biết ngay sau lễ ký kết, các nhà thầu sẽ hình thành 1 tổ hợp quốc tế để thực hiện dự án với thời gian thi công dự kiến là 44 tháng. Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất được chính phủ giao Petro Việt Nam làm chủ đầu tư đã chậm khoảng 8 năm so với luận chứng khả thi ban đầu.

Chia sẻ trang này