1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt Nam sẽ trở thành nhà nước liên bang ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi littlesmile, 13/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam sẽ trở thành nhà nước liên bang ?

    Người ta cho rằng xu hướng chung của Việt Nam là giao quyền nhiều hơn hơn cho các địa phương.

    Thực tế, có sự khác biệt giữa các khu vực trong cả nước về kinh tế, văn hoá .v.v.. và với tình trạng hiện nay, nó đã làm hạn chế sự phát triển của một số địa phương cũng như tạo ra sự trông chờ, ỷ lại của một số địa phương khác. Một số trường hợp có sự phán ứng không tích cực của địa phương đối với các quyết định của trung ương.

    Ngoài ra, việc giải quyết những vấn đề dân tộc, tôn giáo bằng các biện pháp cứng rắn chỉ có thể là biện pháp tình thế, cần có những giải pháp lâu dài cho vấn đề này.

    Trong lịch sử, hình thức cấu trúc của nhà nước Việt Nam cũng có nhiều điểm khác nhau, tuỳ mỗi thời kỳ.

    Xin mời đóng góp ý kiến góp phần xây dựng lý luận pháp lý về hình thức cấu trúc nhà nước phù hợp nhất cho Việt Nam.



    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 19:56 ngày 13/01/2005
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Khiếp, bạn đặt tên cho topic " kêu " quá làm mình đã tưởng giấc mộng vàng về một " liên bang Đông Dương " đã thành hình !
    Việc giao quyền thêm cho các địa phương rất cần thiết cho việc cải cách hành chánh , nên gọi là " tản quyền " .
    Nhưng mà cũng phải cẩn thận để khỏi sai " định hướng " .
    Các địa phương cần được bồi dưỡng nghiệp vụ hành chánh cho vững đã .
  3. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Bác ạ, chủ đề của topic này không phải đặt lên cho ?okêu? đâu.
    Việc có hay không trên thực tế một nhà nước liên bang (hoặc một cấu trúc khác) áp dụng cho Việt Nam phải chờ đợi kết quả ở tương lai.
    Trong quá trình bình thường, xu hướng giao quyền mạnh hơn cho địa phương cũng có vấn đề pháp lý cần trao đổi.
    Những yếu tố bất thường - được ghi nhận là có xác suất cao ?" cũng đặt ra vấn đề tổ chức bộ máy trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đó. Nên topic cũng có ý nghĩa tương tự như dự báo "sóng thần".
    Bởi vậy, tương lai sẽ tốt hơn nếu bây giờ chúng ta có sẵn nhiều ?obản thiết kế? về bộ máy nhà nước.
    Topic mong muốn nhận được các ý kiến hay, đặc sắc của luật gia - những người được xem là khôn ngoan và biết dự liệu trước vấn đề.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 13:20 ngày 15/01/2005
  4. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Một câu hỏi hay, tuy nhiên, như bạn nêu ra một vài lý do, bạn có sự cắt khúc lịch sử và xem xét vấn đề phiến diện.
    Khi đánh giá bất kỳ vấn đề nào cần có cái nhìn lịch sử và toàn diện.
    Trong lịch sử, tuy VN được chi ra thành các kỳ khác nhau (Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ) nhưng thời gian ngắn và thực tế, tuy mỗi kỳ có một chính phủ riêng nhưng chưa bao giờ thực sự là một bang riêng cả.
    Về mối quan hệ cộng đồng, VN từ trước đến nay, không thể hình thành các bang độc lập, mặc dù từng có khu tự trị (khu tự trị Việt Bắc) nhưng đó là do lịch sử tạo nên và phù hợp trong điều kiện đó mà thôi. Khu tự trị cũng không có nghĩa là một bang độc lập.
    Việc phân chia quyền lực cho chính quyền địa phương là tất yếu đối với một nhà nước thống nhất và ở đâu cũng vậy, chúng ta không thể lấy lý do đó để thành lập 64 bang từ 64 tỉnh, thành phố hiện nay.
    Cũng có người cho rằng lấy mỗi kỳ thành lập một bang, nhưng đó là điều không khả thi, vì nhìn chung, ý chí của nhân dân luôn mong muốn một nhà nước thống nhất, bao nhiêu năm nay, nhân dân VN đã đổ máu xương để đấu tranh cho một nhà nước thống nhất rồi, vì vậy khó có thể thành lập các bang độc lập.
    Các địa phương chưa thấy được lợi ích của việc thành lập các bang là gì. cần biết rằng chỉ có khoảng 10 tỉnh, thành phố là tự chủ về thu chi, còn lại là dựa vào ngân sách trung ương, mà nguồn thu rất lớn từ dầu khí và từ TP Hồ Chí Minh, do vậy, hầu hết các địa phương không tách khỏi bầu sữa mẹ.
    Nhiều địa phương không muốn có thêm một bộ máy trung gian giữa mình và nhà nước trung ương,như vậy, quyềnlực sẽ giảm.
    Việc có thành lập bang hay không dựa nhiều vào yếu tố văn hoá chung của khu vực và tách biệt với khu vực khác. Ở VN không có yếu tố này, vì vậy, tư tưởng thành lập NN Liên bang sẽ khó (không) thể trở thành hiện thực.
  5. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Tính địa phương chủ nghĩa của người Việt Nam rất lớn . Hơn nữa bên trong xã hội Việt Nam vẫn tồn tại những sự chia rẽ do lịch sử để lại . Mặt khác Việt Nam là nơi tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn . Vì thế ý tưởng Nhà nước Liên bang là một ý tưởng bất khả thi hàm chứa nhiều yếu tố tiêu cực .
    Nhìn lại các nước Liên bang điển hình như Liên bang Mỹ hoặc Liên bang Đức , Liên bang Nga ... Hình thức nhà nước Liên bang hình thành tại các quốc gia đó không do ý chí chủ quan của lực lượng cầm quyền mà nó là sự tiến triển tự nhiên của lịch sử .

Chia sẻ trang này